Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Heo TQ, mạng VN

“Heo TQ, mạng VN” là cái quái gì thế nhỉ?

À, là thế này. Hôm trước tôi đọc báo trên mạng, thấy đâu đó có cái tin là thịt heo TQ đã vào đầy thị trường VN lâu nay. Tức là thêm một thứ hàng hóa TQ cho người VN dùng, với giá rẻ, hẳn là thế.

Hàng TQ có chất lượng như thế nào thì chắc là bây giờ chẳng ai cần giải thích nữa. Thế nhưng trong các loại hàng hóa kém chất lượng của TQ, thì thực phẩm kém chất lượng là đáng lo ngại nhất. Vì nó là những thứ chúng ta ăn vào người, nếu nó kém chất lượng, nói cách khác là nếu nó chứa những chất độc hại, thì xem như là chúng ta tự đưa chất độc vào người, nói cách khác là tự tử đấy (hoặc nói theo kiểu giang hồ hơn thì là “tự xử”!)

Nói về thực phẩm, thì thịt heo là một trong những loại thực phẩm rất phổ biến ở VN. Hầu như ngày nào trong các bữa cơm của VN cũng đều có sử dụng thịt heo cả. Nếu không phải là thịt kho (nhiều kiểu khác nhau), thì cũng là thịt heo xào (trong các món rau xào có thịt), hoặc thịt heo bằm để nấu canh, hoặc ở trong nhân các loại bánh mặn như patechaud, bánh quai vạt, bánh chưng, bánh giò, bánh xèo, bánh cuốn…

Thịt heo TQ có đảm bảo được về chất lượng không? Dường như trong một bài báo nào đó trên báo lề phải, một vị quan chức đã nói rằng nếu nói thịt heo TQ (đang được bán ở VN, tất nhiên) là kém chất lượng thì cũng chưa có chứng cớ gì. Nhưng thực ra trên thế giới thì ai cũng biết về một loạt những sự cố có liên quan đến sự an toàn của thực phẩm TQ, đến nỗi trong cuốn sách Death by China có một câu nói đùa, đó là “Đố biết ở TQ người ta gọi ‘thực phẩm TQ’ là gì? Là ‘thức ăn’ đấy!” Điều đáng cười ở đây là người ta phân biệt ‘thức ăn’ (thông thường) với ‘thực phẩm TQ’, vì thực phẩm TQ không đáng xem là thức ăn, do nó rất có hại cho sức khỏe.

Thịt heo TQ không an toàn như thế nào? Đây này: Thịt heo phát sáng do nhiễm vi khuẩn có chứa phosphore, ở đây. Không chỉ có thế, từ lâu nay những nhà chăn nuôi TQ vẫn dùng chất “bột heo nạc”, một hóa chất có tên là tonyred hay còn gọi là ractopamine, để cho ra loại thịt heo nhiều nạc, ít mỡ, trông rất ngon và phù hợp với sức khỏe, nhưng thực ra rất nguy hiểm cho con người, có thể làm tử vong đối với những người huyết áp cao, tiểu đường, hoặc bị bệnh glaucoma tức bệnh cao nhãn áp. Thông tin có thể tìm ở đây.

Thực phẩm nhiễm độc ở TQ phổ biến đến nỗi chính quyền TQ đã phải ra tay. Từ tháng 3/2011 họ đã đề ra kế hoạch trong vòng một năm sẽ ‘đập tan âm mưu’ của những nhà chăn nuôi sử dụng thức ăn gia súc có trộn các hóa chất độc hại, theo thông tin của trang An toàn thực phẩm, ở đây. Những vụ scandals về an toàn thực phẩm của TQ đã làm cho người tiêu dùng toàn thế giới cảnh giác và tẩy chay thực phẩm TQ (vốn không thể được xem là thức ăn, vì thiếu an toàn cho người, theo tác giả của Death by China).

Chỉ riêng ở VN thì thịt heo TQ vẫn được nhập vào thoải mái, nhất là theo các đường tiểu ngạch. Không những thế, cách đây vài ngày tôi đọc báo còn thấy một công ty thức ăn gia súc nào đó của VN, theo báo nói là lớn nhất nước, nay đã bị một công ty TQ nắm cổ phần áp đảo (hình như là trên 70%), tức trên thực tế công ty này giờ đây thuộc quyền điều hành của TQ. Vậy là giờ đây họ toàn quyền quyết định xem chúng ta nên ăn loại thịt heo nào, thịt nhiều nạc (bằng cách sử dụng bột heo nạc), hay thịt tự phát sáng (để tiết kiệm điện, dành cho … trí thức hay làm việc vào ban đêm, ví dụ thế?), hoặc một loại thịt mới có đặc điểm kỳ quái nào đó mà đến nay ta chưa thể nghĩ ra. Trời ơi, chỉ nghĩ đến đã sợ rồi!

Nên entry của tôi mới có cái tựa là “heo Trung Quốc, mạng VN” là như thế đấy!
-----
Nhân tiện, tình cờ sao hôm nay trên báo Thanh Niên lại có bài viết này của Thanh Thảo, cũng chủ đề hàng TQ, với câu mở đầu rất đắt: Của rẻ, của ôi. Đọc ở đây. Nếu tôi không nhầm, thì hình như Thanh Thảo là một người đồng nghiệp của tôi, trước đây dạy ở ĐHSP hay sao ấy. Xin hoan hô sự lên tiếng của những người trí thức!

Bản tiếng Anh bài thơ “Khi Công an Việt đạp vào mặt …”

Một độc giả cúa blog này đã có một cử chỉ rất đẹp, đó là cho dịch bài thơ của tôi sang tiếng Anh và gửi lại cho tôi hôm qua trong một comment dưới entry cũ. E rằng sẽ có rất ít người đọc bản dịch ấy, nên tôi đăng lại thành một entry mới để chia sẻ với mọi người.

Và rất cám ơn người bạn từ thế giới ảo mà tôi không biết mặt đã dịch giúp tôi.

Các bạn đọc ở dưới đây nhé.

------------
WHEN THE VIETNAMESE POLICE KICKED ONTO THE FACE OF THE VIETNAMESE PATRIOT

Indeed he has kicked onto our face
When he kicked onto the face of that patriotic young man
Not just once
But four times
Each kick carried with it a message
The first kick was for patriotism
Loving your own country? Unworthy of even a penny!
The second kick was reserved for the enthusiasm spirit
Hot headed? You’d better learn to be fearful
The third kick was saved for the student
Elitism? A bunch of stupid sheep
The fourth kick was for the Vietnamese people
Self sovereignty? You no longer have independence

I sat in front of the computer screen
Watching the video clip not less than 10 times
Found it was hard to swallow; I was speechless
My mouth tasted bitter
My heart was wrenching
My beloved country! How does it come to this?
My people! My heart is dripping with blood
My country is in danger
Yet I do not move an inch?
The “honorable” Vietnamese plain-clothed policeman kicked onto the face of a patriotic youth
To whose order did he follow?

This morning in Saigon
The sky was still blue, the clouds white
The city still vast
But out over there, The Eastern sea
(Oh no, should it be the South China Sea?)
The fishermen no longer came home
The fishing boats no longer dared going out
We no longer eat the fish from the eastern sea
Nothing matters
Not worthy anymore, the patriotism
No longer existed, the enthusiasm
All are deaf-mutes, the elites
Existing anymore? Our sovereignty
When Vietnamese police kicked onto the face of Vietnamese patriots.
----
Nhan tien, ban tieng Viet cua bai tho ay o day.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Google, ngữ học dữ liệu, Hồ Chủ tịch, và “kẻ phi thường” (2)

(Xin doc tu bai 1, o day).

----------

Tôi đã tra “kẻ phi thường” trên google, và khá hồi hộp, vì khi nhận kết quả thì những trang đầu tiên thấy toàn là … chính cụm từ này trong bài thơ đã nêu của HCT. À, ngoài ra còn có một tên phim nữa chứ, phim “Kẻ phi thường”, dịch từ tựa The Prodigy trong tiếng Anh. Nhưng sau đó thì … trời ơi mừng quá, có rất nhiều nơi khác, văn mới, hiện đại đàng hoàng nhé, vẫn dùng “kẻ phi thường” thoải mái như thường. Đây này:



- Nói về Hillary Clinton, trong bài viết ở đây, như thế này:

Dĩ nhiên bà Hillary là kẻ phi thường trong nhóm phi thường. Nên bà kiêm cả hai: Vừa là đệ nhất phu nhân vừa là đàn chị tối cao của thiên hạ!


- Nói về nỗi sợ chết trên trang Y Dược ngày nay, bài viết năm 2008 đấy nhé, ở đây này:

Phàm ở đời không ai mà không sợ chết, ngoại trừ các vị chân tu, những kẻ phi thường, những người mang bệnh trầm kha chỉ nằm một chỗ, hoặc những người bất bình thường hay những người mang tâm trạng chán đời cực độ…


- Trên Thư viện Bình Định, nói về Nguyễn Huệ, ở đây

Phải là một kẻ phi thường mới có thể vượt khỏi những ràng buộc khắc nghiệt của hoàn cảnh! Huệ có đủ can đảm dứt bỏ hết, đạp lên trên thị phi ...


- Bài viết trên diễn đàn webtretho về “những điều làm trái tim tôi rung động”, ở đây, cũng năm 2008:

Bởi đó không phải là một kẻ phi thường. Đó đơn giản chỉ là người cho tôi CẢM NHẬN được rằng- anh luôn ở bên tôi, che chở cho tôi, …


- Trên trang Phật giáo VN, ở đây, có đoạn như thế này, mà viết năm 2011 nhé:

Con người bình thường không thể nào so sánh được với bậc Bồ Tát; chỉ có những kẻ phi thường xuất chúng mới tiến lên gần gũi đôi chút với trí huệ Bồ Tát.


- Bài thơ tặng vợ trên diễn đàn MBA, mới toanh nhé, ở đây, ngày 29/6/2011 cơ mà, có đoạn sau:

Anh thì chẳng phải kẻ phi thường…

Nhưng anh biết lắng nghe, biết đồng cảm…

Biết khỡi dậy những gì lãnh đạm…

Để tình yêu lại rực cháy tâm hồn…


Bạn đã được thuyết phục chưa? Rằng “kẻ phi thường” vẫn được dùng một cách bình thường trong mọi văn cảnh trong ngôn ngữ Việt hiện nay. Tôi chỉ mới đưa lên một số ví dụ, còn nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thì cứ tra google nhé.



Đấy, bây giờ thì bạn chấp nhận cái tựa của tôi chưa? Cũng hợp lý đấy chứ.



Chỉ còn một băn khoăn cuối cùng của tôi, mà cả Google, lẫn ngữ học dữ liệu, hay thậm chí cả … HCT cũng không giải đáp được, đó là:



Từ “kẻ” (trong “kẻ phi thường”) không phải là từ có nghĩa xấu. Như vậy, mọi người vẫn có quyền nghi vấn là tỉnh Nghệ An đã thay đổi nội dung của bia vì sợ ... "xúc phạm đến tình cảm của người yêu nước" ... Tàu! Không thể có lời giải thích nào khác.



Xin nói thêm, blog của Phạm Viết Đào hôm nay đã khẳng định chỉ là thay thế, không phải là đục bỏ, đọc ở đây này.



Trừ phi ta cố giải thích rằng người có trách nhiệm quản lý tại đền thờ vua QT không rành tiếng Việt.



Không rành tiếng Việt, có thể vì họ không phải người Việt.



Mà không phải là người Việt, thì là người gì vậy ta?



Người ngoại quốc hiện nay đang có mặt tại VN, làm ăn sinh sống và có nhiều ảnh hưởng nhất, cả tốt cả xấu (xấu nhiều hơn tốt?) đến tình hình kinh tế chính trị, xã hội, vv của VN là người …?



Chết cha, tôi không dám nghĩ nữa. Các bạn điền vào chỗ chấm chấm ở trên giúp tôi được không?

-----

Nhân tiện, các bạn đã đọc đến đây rồi thì nên đọc thêm entry này có liên quan trực tiếp đến vấn đề đang được bàn. Ở đây này.

Google, ngữ học dữ liệu, Hồ Chủ tịch, và “kẻ phi thường” (1)

Tựa của bài viết này có sẽ làm cho một số người khó chịu, vì các cụm từ trong cái tựa ấy chẳng ăn nhập gì với nhau cả, hình như thế. Thôi thì các bạn cứ chịu khó đọc đến cuối đi mà, năn nỉ đó ;-).

Bài viết này của tôi thực ra là ăn theo bài viết của anh Hoàng Dũng (hình như là ở Khoa Văn ĐHSP, nếu tôi không lầm), mà tôi đọc được trên mạng, sau khi dọc bài Cú điện thoại lúc 12 giờ trưa trên blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập, ở đây.

Nói vắn tắt, cả hai bài viết ấy đều có liên quan đến một sự kiện làm dư luận (mạng) xôn xao, ấy là sự kiện tấm bia khắc thơ Hồ Chủ tịch tại đền thờ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết ở TP Vinh đã bị thay thế (đục bỏ?). Bài viết ấy đã được đăng nhiều trên mạng, ví dụ như cũng trên trang của NQL, ở đây.

Thú thực, khi đọc về việc bài thơ của HCT bị đục bỏ (hay thay thế gì đấy) thì tôi cũng bức xúc lắm, hay nói như nhà văn NQL, là thấy thực đau xót và nhục nhã. Nên sau khi đọc bài về cú điện thoại lúc 12 giờ trưa, tôi bỗng băn khoăn tự nghĩ, biết đâu lời giải thích của người trả lời điện thoại, đại khái rằng bài thơ của HCT bị thay thế (đục bỏ) vì nó có vẻ nôm na, lại còn gọi vua Quang Trung là “kẻ” (nguyên văn là “kẻ phi thường”) thì có vẻ không được kính trọng lắm, nên mới thay bằng bài khác, chứ chẳng có liên quan gì đến việc bài thơ đó chống Tàu gì đâu.

Vâng, tôi muốn tin như thế. Nhưng để tin được, thì tôi phải xem thử là có đúng chữ “kẻ” chỉ dùng cho những người xấu thôi, hay không.

Về điều ấy, anh Hoàng Dũng trong bài viết “kẻ phi thường” của mình đã nói rõ rồi. Anh ấy bảo:

[P]phải chăng ngày nay “kẻ” đã chuyển từ sắc thái trung hoà sang sắc thái xấu nghĩa? Và như thế, đứng trên quan điểm ngày nay, phải viết “người phi thường”, chứ không thể “kẻ phi thường”?

Không hẳn! Ngày nay, “kẻ” vẫn còn có cách dùng trung hoà: có “kẻ cắp”, “kẻ cướp”, “kẻ thù”, “kẻ trộm”, … nhưng vẫn có “kẻ sĩ”, “kẻ đàn anh”, “kẻ ở người đi”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,… Và không hiếm người vẫn dùng “kẻ phi thường”: Mộng Bình Sơn trong bản dịch Hán Sở tranh hùng (nhà xuất bản Hương Hoa, 1962) viết: “Lời nói của Ðại vương theo thông thường thì cho là chí lý. Song đây là kẻ phi thường. Kẻ phi thường có thể có những hoàn cảnh phi thường”; Tràng Thiên trong Tiểu thuyết hiện đại (nhà xuất bản Thời mới, 1963) viết: “Nhân vật tiểu thuyết thuở đầu tiên là những kẻ phi thường, hành tung gây nên kinh ngạc”; Hoà thượng Thích Thanh Từ trong Nhặt lá bồ đề (nhà xuất bản Tôn giáo, 2003) viết: “Thật một kẻ phi thường. Việc kiến đạo giải thoát đâu phải chỉ dành cho kẻ trí thức đạo gia. Một tay thợ rèn, khi quăng búa tắt lò thì liền đó bể lửa hóa thanh lương, rảnh tay dạo khúc vô sanh”.

Vâng, viết như thế có lẽ là đã rõ. Nhưng … tôi vẫn băn khoăn một chút: có thể là mấy chỗ anh Dũng trích dẫn chỉ là ngoại lệ hiếm hoi, những người viết theo văn phong cổ, còn hiện nay thì “kẻ” chỉ có thể là kẻ xấu?

Muốn xác định điều này thì chỉ có cách dùng ngữ học dữ liệu (corpus linguistics). Đây là một thuật ngữ trong ngôn ngữ học (nghề của anh HD), nhưng tôi tạm giải thích nôm na thế này: nếu ta có được một cơ sở dữ liệu ngôn ngữ (có nơi gọi là ngữ liệu), ta có thể từ đó xác định xem một từ hoặc một cụm từ có phổ biến hay không, được dùng trong những văn cảnh nào, thời đại nào, ai dùng vv. Ứng dụng của ngữ học dữ liệu thì nhiều lắm, nhưng trong trường hợp cụ thể này thì nó giúp ta trả lời câu hỏi của tôi, cũng là của anh HD đặt ra, đó là: phải chăng thời nay từ “kẻ” chỉ còn nghĩa xấu, mặc dù thời xưa (thời HCT) nó có thể có nghĩa trung tính? Một sự biến đổi ngôn ngữ qua thời gian?

Thế cơ sở dữ liệu ngôn ngữ lấy ở đâu để mà xác định việc này nhỉ? Ôi, may quá, thời xưa cách đây 10 năm thì không thể lấy đâu ra cơ sở dữ liệu như thế (hồi ấy tôi còn ở khoa Anh ĐHKHXH-NV, là người đầu tiên giới thiệu khái niệm ngữ học dữ liệu ở VN, thật đấy!), nhưng ngày nay thì đã có google, một cơ sở dữ liệu ngôn ngữ miễn phí rồi, tha hồ mà dùng. Và tôi đã dùng google để tìm cụm từ “kẻ phi thường”.

Tìm, và đã thấy. Nhưng bài viết của tôi đã quá dài rồi, đêm thì đã khuya, nên … sorry các bạn nhé, tôi stop ở đây, mai viết tiếp! Ai mà sốt ruột thì … tự search google trước đi vậy! Thực ra, dừng lại ở đỉnh điểm cũng là một cách gây hồi hộp, một kiểu câu khách ý mà! ;-)

Hẹn gặp các bạn ở entry sau nhé! Nó ở đây này.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Truyền thông nước ngoài viết về ngày 24/7

Một giờ đêm rồi, nhưng tôi vừa đọc được mấy mẩu tin liên quan đến VN ngày 24/7 nên vẫn phải viết, kẻo mai đi làm rồi thì quên mất.

1. Trên báo của Indonesia, tờ Jakarta Globe, ở đây: VN biểu tình chống TQ kéo dài sang tháng thứ hai. Tin này lấy theo hãng thông tấn AP, và được đăng trên nhiều tờ báo khác nữa, ví dụ như tờ Sun Star của Philippines, tờ Manichi của Nhật, tờ Strait Times của Singapore, trang CTV của Canada, và cả trên trang Arabnews của Ả Rập nữa. Trời, thế là VN nổi tiếng khắp thế giới về vụ biểu tình này rồi!

Đặc biệt, phần kết luận của bài báo có nhắc đến chị Hằng, người cầm loa để hô các khẩu hiệu yêu nước, dù vừa bị bắt vào tuần trước. Hoan hô chị Hằng, người xứng đáng là con cháu Triệu-Trưng, chị nhé. Các đoạn đáng chú ý trong bài báo dưới đây:

About 200 Vietnamese protesters marched around the capital's landmark lake on Sunday demanding that China stay out of Vietnam's territory, despite a new plan for Beijing and its neighbors to work together to resolve disputed areas in the South China Sea.

The demonstration — the latest in a series of protests held on weekends for the past two months — went on despite a crackdown by police over the past two weeks in which protesters were detained and hauled away on buses, with some of the demonstrators beaten.

Tóm tắt: Khoảng 200 người đi biểu tình để đòi TQ không được xâm phạm lãnh thổ VN, mặc dù đang có kế hoạch để Bắc Kinh và các nước láng giềng cùng làm việc để giải quyết những vùng tranh chấp trên biển Hoa Nam! (Hừm, chỗ này nhà báo Indonesia viết bất lợi cho các nước nhỏ quá, như vậy mai mốt vùng lãnh thổ nào của nước khác mà TQ muốn chiếm thì cứ đến đó gây “tranh chấp” rồi đòi ngồi lại cùng giải quyết hay sao?)

Cuộc biểu tình này là một trong nhiều cuộc biểu tình liên tục vào mỗi cuối tuần kéo dài trong 2 tháng vừa qua, vẫn tiếp diễn dù hai tuần trước đó những người biểu tình đã bị bắt giữ và ném lên xe buýt để chở đi, một số còn bị đánh đập. (Chỗ này nhà báo Indo tỏ ra khách quan, không bình luận gì thêm, mà chỉ đưa sự kiện để người đọc tự rút ra kết luận. Theo tôi, thực ra chỉ cần đưa sự kiện là đủ rồi. Vì hình như chẳng có ở đâu trên trái đất này khi người dân biểu tình ôn hòa chống ngoại xâm lại thì bị chính nhà nước bắt bớ, đánh đập như thế này đâu nhỉ? Khi những nước bè bạn với VN, hoặc có thiện cảm, muốn giúp đỡ VN, mà đọc những tin tức như thế này thì họ nghĩ gì?)

2. Trên tờ Interaksyon, chẳng biết của nước nào, ở đây, có bài viết mang tựa đề Người Việt tổ chức biểu tình chống TQ ngay sau đàn áp. Tin lấy theo hang AFP của Pháp, có nhiều điểm khác với tin của AP ở trên. Cùng lấy tin theo hãng này còn có nhiều tờ báo khác của Mã Lai, Ấn Độ, Châu Âu (trang Europe News), Những đoạn đáng chú ý dưới đây:

Police in Vietnam allowed up to 300 peaceful anti-Chinese protesters to march in central Hanoi on Sunday after their suppression of earlier rallies sparked anger on the Internet.

It was the eighth consecutive Sunday that protesters have gathered over tensions in the South China Sea.

Authorities tolerated the first five small protests near the Chinese embassy, but then forcibly dispersed two demonstrations and briefly detained people after talks between Hanoi and Beijing in June.

Công an VN đã cho phép khoảng 300 người biểu tình ôn hòa chống TQ tuần hành ở trung tâm HN sau khi việc đàn áp đoàn biểu tình vào mấy tuần trước đó đã châm ngòi cho sự thịnh nộ [của người dân] trên Internet.

Đây là chủ nhật thứ 8 liên tiếp có biểu tình vì những căng thẳng ở biển Hoa Nam.

Nhà cầm quyền đã nhân nhượng cho 5 lần biểu tình đầu tiên diễn ra gần ĐSQ TQ, nhưng sau khi có những trao đổi giữa HN và Bắc Kinh vào tháng 6 thì đã dùng vũ lực giải tán 2 đoàn biểu tình và câu lưu những người tham gia biểu tình trong một thời gian ngắn.


(Đoạn dịch ở trên tự nó đã đủ, tôi thấy không cần bình luận nữa.)

3. Một mẩu tin rất ngắn trên báo Hồng Kông, ở đây. Trích dẫn dưới đây:

Authorities tolerated the first five small protests near the Chinese embassy, but then forcibly dispersed two demonstrations and briefly detained people after talks between Hanoi and Beijing in June. The latest protest took place at a different location -- around Hoan Kiem lake which is a popular meeting place for Hanoi residents and foreign tourists.

Nhà cầm quyền cho phép 5 cuộc biểu tình nhỏ trước đó ở gần ĐSQ TQ, nhưng sau đó đã dùng vũ lực đàn áp 2 đoàn biểu tình và câu lưu một số người trong một thời gian ngắn, sau khi có cuộc nói chuyện giữa HN và Bắc Kinh vào tháng 6. Cuộc biểu tình lần này diễn ra tại Hổ Hoàn Kiếm, là nơi mọi người trong và ngoài nước thường đến chơi và gặp gỡ nhau.

Cũng không cần bình luận cho đoạn này.

Nào, bây giờ là câu hỏi của tôi: Nếu bạn là người ngoại quốc, khi đọc những bài viết nói trên thì bạn sẽ nghĩ gì về VN nào? Cả về nhà nước, lẫn về nhân dân, các bạn nhé!

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Hoàng – Trường Sa với Việt Nam là một …

Tôi vừa đọc được bài này trên tờ báo mạng Tuần Việt Nam, và cảm thấy cần phải đem về đây để lưu, vì nó có nhiều tư liệu rất quan trọng trong cuộc “tranh chấp” chủ quyền giữa VN và TQ trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sẽ lưu trong entry sau.

“Tranh chấp” được bỏ trong ngoặc kép là vì tôi nghĩ, từ đúng ở đây phải là “chiếm đoạt”, và cả câu cần phải đọc là "TQ chiếm đoạt (dần) các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN".

Tôi không phải là nhà sử học, trước đây chẳng quan tâm gì đến Trường Sa, Hoàng Sa cả. Ngoại trừ một dạo vào năm 1974, khi Trung Quốc (lúc ấy miền Nam gọi là Trung Cộng) đánh chiếm Hoàng Sa của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Lúc ấy tôi mới có 14 tuổi, học lớp 8 ở trường Gia Long. Tôi vẫn nhớ, về sự kiện này, một cô giáo dạy tôi lúc ấy, hình như là cô Diệp dạy môn Hóa đã có một câu nói mà tôi không bao giờ quên, đó là “Trung Cộng chiếm của mình thì đã đành, vì từ xưa đến giờ nước Tàu vẫn luôn rình rập chiếm đất của ta, nhưng đáng trách là chính quyền miền Bắc lại không có bất kỳ một động thái hay ý kiến gì để phản đối điều này cả. Dù gì cũng là cùng một dân tộc, có thể bất đồng chính kiến, nhưng đều cùng phải quan tâm bảo vệ đất đai của tổ tiên trước ngoại bang chứ?”

Trận hải chiến năm 1974 hào hùng và khốc liệt, nghiệt ngã như thế nào, đã có nhiều người nói tới. Nhưng không thấy ai nhắc đến bài thơ mà tôi đã nghe ca sĩ Hồng Vân ngâm trên tivi thời ấy (vâng, chính là người ca sĩ gốc Huế tên Hồng Vân mà bây giờ chắc đã xấp xỉ 60 tuổi hoặc hơn kém một chút, vì năm tôi 14 tuổi thì chị đã đi hát rồi, trong ban tam ca gì đấy tôi quên rồi, chuyên hát dân ca Bắc – Trung – Nam).

Bài thơ tôi vẫn còn nhớ như in đến hôm nay, nên chép ra đây cho mọi người đọc:

Bạch Đằng Giang oai hùng chiến tích
Xác quân Tàu la liệt đầy sông
Hải quân ta nối chí tiền nhân
Thề diệt lũ giặc Tàu cướp nước
Hoàng – Trường Sa với Việt Nam là một
Đế quốc Tàu đừng dại dột xâm lăng!


Và một nhận xét cuối cùng của tôi: Hồi ấy, tôi rất thích môn Sử, vì các cô giảng rất hay, học xong thì thấy tự hào về truyền thống giữ nước của cha ông lắm. Các cô còn phân tích và bình luận về từng nhân vật trong lịch sử, ví dụ như tâm trạng của Phan Thanh Giản như thế nào khi phải ký hòa ước với Pháp – vì không muốn dân lành phải rơi vào cảnh máu đổ đầu rơi khi tương quan lực lượng hai bên quá chênh lệch, nhưng xét mình là một quan lớn (tể tướng?) trong triều mà phải ký hòa ước nhượng đất nên ông đã phải uống thuốc độc tự vẫn. Tôi nghe xong mà xúc động lắm, thương một con người “trung quân, ái quốc” và thương dân, nhưng gặp vào thời thế không may, nên đã phải chịu một số phận cay đắng.

Còn ngày nay, con cái tôi rất không thích học môn Sử, mà đành phải trả nợ quỷ thần cho xong. Và những việc thời sự như quan hệ VN-TQ hoàn toàn không bao giờ được các thầy cô giáo đề cập đến trong lớp học, vì chính các thầy cô có lẽ cũng có biết gì đâu mà nói. Nếu có biết gì, ấy là do đọc sách báo nước ngoài, hoặc là truyền thông lề trái mà thôi, nên đâu có dám phổ biến lại trong lớp cho học sinh?

Tại sao thế nhỉ? Có ai giúp tôi tìm câu trả lời được không?

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Khi Công an Việt đạp vào mặt người yêu nước Nam

Khi Công an Việt đạp vào mặt người yêu nước Nam
 

Họ đã đạp vào mặt chúng ta
Khi đạp vào mặt người thanh niên yêu nước
Không chỉ một lần
Mà đến lần thứ bốn
Mỗi cái đạp là một dòng thông điệp
Cái đạp đầu tiên dành cho lòng ái quốc
Yêu nước ư? Không đáng giá một xu!
Cái đạp thứ hai dành cho bầu nhiệt huyết
Máu nóng ư? Hãy biết sợ nghe con!
Cái đạp thứ ba dành cho người sinh viên
Trí thức ư? Một bầy cừu ngu ngốc!
Cái đạp thứ tư cho dân tộc Việt Nam
Chủ quyền ư? Chúng mày là thuộc quốc!

Tôi ngồi trước màn hình máy tính
Xem đoạn video không dưới chục lần
Uất nghẹn, lặng câm
Mà miệng tôi mặn đắng
Mà lòng tôi quặn thắt
Quê hương ơi sao đến nỗi này đây
Dân tộc ơi máu rỏ trái tim này
Tổ quốc tôi lâm nguy
Mà tôi không nhúc nhích?
Khi Công an Việt đạp vào mặt người thanh niên yêu nước
Họ đang làm theo lệnh của ai?

Sài Gòn sáng hôm nay
Trời vẫn xanh, mây vẫn trắng

Nắng vẫn vàng
Phố xá vẫn thênh thang
Còn ở ngoài kia, biển Đông
(Ồ không, biển Hoa Nam chứ nhỉ?)
Những ngư dân ra đi không về nữa
Những tàu cá không dám ra biển nữa
Cá biển Đông ta sẽ không ăn nữa
Có gì đâu
Đáng gì đâu, lòng ái quốc
Còn nữa đâu, bầu nhiệt huyết
Câm lặng hết rồi, người trí thức
Có còn không, chủ quyền đất nước
Khi Công an Việt đạp vào mặt người yêu nước Nam!


Phương Anh
Viết xong sáng 21/7 khi đọc tin Quốc hội họp về Biển Đông và xem lại đoạn video Công an Việt Nam trấn áp biểu tình tại Hà Nội ngày 17/7/2011. Một đoạn video sẽ mãi mãi là sử liệu về lòng yêu nước bị sỉ nhục của người Việt Nam.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Ngày 17/7 dưới ngòi bút của truyền thông nước ngoài

Những gì xảy ra vào ngày 17/7, có lẽ đến giờ thì ai cũng đã rõ, thông qua các trang mạng thuộc truyền thông lề trái (truyền thông lề phải tất nhiên tuyệt nhiên không nói gì, như mọi lần). Nhưng lần này hơi đặc biệt là báo chí nước ngoài đưa tin về sự kiện biểu tình rất tích cực.

Hãy xem họ viết gì nào? Này nhé, báo của Đài Loan, ở đây. Đây là một trong không nhiều những tờ báo có bài viết riêng về sự kiện này mà không lấy lại bài viết của phóng viên hãng AP. Đặc biệt, bài viết có một nhận định rất thú vị ở cuối bài về “định hướng dư luận”.

Around 50 demonstrators, greatly outnumbered by the security forces, were stopped and forced to disperse after they gathered close to the Chinese embassy in the capital Hanoi. […]

Authorities in Hanoi allowed the first five protests to proceed without incident, but briefly detained 10 people, including journalists, during the rally last Sunday after talks with China in Beijing on June 25.

At the meeting, both sides agreed to resolve their territorial disputes peacefully. Beijing and Hanoi "also laid stress on the need to steer public opinion in the correct direction", the official Vietnam News said.

Khoảng 50 người bị một lực lượng an ninh đông hơn rất nhiều chận lại và buộc phải giải tán sau khi họ tập hợp lại gần Đại sứ quán TQ. Những lần biểu tình trước đó đã được chính quyền để yên, nhưng lần này khoảng 10 người đã bị giữ lại, trong đó có cả các nhà báo, sau cuộc họp giữa TQ và VN tại Bắc Kinh vào ngày 25/6 vừa qua. Tại cuộc họp này hai bên đồng ý giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng các biện pháp hòa bình, và Hà Nội “nhấn mạnh việc cần thiết phải hướng dẫn dư luận theo đúng hướng”.

Những tờ báo và trang mạng còn lại – rất nhiều, Anh, Úc, Mỹ, Nhật, Canada, vv đủ cả – đa số chỉ đăng lại bài viết của phóng viên AP, và vì thế giống nhau đến từng chữ. Dưới đây là trích từ báo Nhật, ở đây.

A small group of Vietnamese marched Sunday to denounce China's actions in the South China Sea after about two dozen other protesters were rounded up by police, shoved onto buses and driven away.

Those permitted to rally were herded by police in riot gear away from an area near the Chinese Embassy. The others -- some who protested briefly and others who were detained before starting -- were hauled away on buses with dark windows. One man was kicked several times on the ground by police and carried away.

Vắn tắt những chỗ đáng chú ý: Vài chục người bị công an vây lại, đẩy lên xe buýt chở đi; những người được phép đi thì bị “lùa” sang hướng khác để tránh hướng Đại sứ quán TQ; số khác bị bắt giữ trước khi bắt đầu; một người ngã dưới đất, bị công an đá nhiều lần rồi đưa đi. (Chú thích của tôi: bị đối xử như súc vật!)

Một bài viết khác trên báo mạng của Mỹ, trang m&c (monstersandcritics.com) có phần kết luận rất đáng chú ý ở đây:

Rights groups slammed Vietnam over Sunday's arrests.
'The Vietnamese government is shamefully showing its true authoritarian colours with this second consecutive week of police cracking down and arresting peaceful protesters,' said Phil Robertson, Asian deputy director of Human Rights Watch.

Các nhóm hoạt động vì nhân quyền đã phản đối gay gắt về những vụ bắt giữ này. ‘Chính phủ VN đã để lộ rõ bộ mặt độc tài rất đáng hổ thẹn của mình qua việc đàn áp và bắt giữ những người biểu tình ôn hòa’, ông Phil Robertson, Phó GĐ phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi nhân quyền phát biểu như vậy.

Là người VN, đọc những bài viết này của báo chí nước ngoài quả thật tôi cảm thấy … nóng mặt vì xấu hổ. Tự hỏi, tại sao nhà nước VN lại làm như thế nhỉ, vì những người biểu tình chỉ muốn biểu lộ tình cảm yêu nước một cách ôn hòa thôi mà? Khó hiểu quá.

Chẳng hiểu nhà nước VN có đọc những bài như thế này không, và nếu có thì nghĩ gì?

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

"Giang Trạch Dân, truyền thông xã hội, tin đồn và ĐCSTQ"

Tựa của entry này là tôi dịch tựa một bài viết bằng tiếng Anh mà tôi tìm thấy trên mạng, có hơi thay đổi một chút. Tựa gốc là như thế này: "Jiang Zemin, social media, and how rumors threaten the CCP". Có thể đọc bài ấy ở đây.

Tin đồn về Giang Trạch Dân thì cho đến nay đã chẳng còn ai quan tâm nữa. Cụ Dân có lẽ vẫn còn sống; nhưng nếu chẳng may cụ đã qua đời, thì có lẽ cũng chẳng có gì quan trọng lắm, vì một cụ già 84 tuổi, dù có là cựu chủ tịch của TQ, thì cũng không còn đáng quan tâm gì mấy nữa, vì cụ đã là lịch sử rồi (buồn thế, nhưng đó là sự thật, dù có là sự thật đau lòng).

Điều đáng nói của vụ này nằm ở chỗ khác: nó chứng tỏ cho cả thế giới thấy phương pháp "quản lý thông tin" của TQ (và cả VN nữa) không những không có hiệu quả trong thời đại ngày nay, mà thậm chí còn có mặt trái. Mặt trái đó là: mọi người dân không còn niềm tin vào những thông tin chính thức (đã bị kiểm duyệt chặt chẽ) do truyền thông của nhà nước đưa ra nữa (dù nó có thể là thông tin đúng), mà sẵn sàng tin vào những thông tin không chính thống (truyền thông lề trái, nói theo kiểu VN), dù nó có thể hoàn toàn không đúng!

Một vài đoạn đáng trích dẫn từ bài viết nói trên:

But regardless of whether Jiang is alive or dead, this incident is only the latest in a line of wild rumors that illustrate how the Chinese government’s insistence on having total control over the media gives way to wild rumors that further undermine the media’s credibility, and with it, the government’s.

Dịch (thoát) đoạn in đậm:
... minh họa rằng việc kiểm soát toàn bộ báo chí truyền thông của TQ đã tạo ra mọi loại tin đồn làm giảm lòng tin vào báo chí và cùng với nó là miềm tin vào chính phủ.

The government now finds itself in a terrible position. Even if the rumors were completely false, as they claim, the tight media control has made people suspicious, and the end result is that regardless of what the government says, no one is going to believe they’re telling the whole truth. My guess is that even if a beaming, bright-eyed Jiang Zemin walked in front of the camera on the CCTV News tomorrow evening, many people would still be convinced that the government had been covering up something.

... việc kiểm soát báo chí nghiêm nhặt đã làm cho dân chúng nghi ngờ, và kết quả là chính quyền có nói gì đi nữa thì dân chúng cũng sẽ không ai tin rằng điều đó là sự thật hoàn toàn.

In the absence of any kind of real transparency, fake information and rumor are just as valuable as actual news. In fact, they’re even more valuable, because by the the time the real news comes out, everyone has been convinced by the rumor....

Do thiếu minh bạch, nên thông tin giả và tin đồn trở nên cũng quan trọng như thông tin thật.

Và đây là kết luận của bài viết:
What remains to be seen is whether the government will adapt its own movements to attempt to keep up with social media like Weibo (possible), whether they’ll just drop the hammer and ban social sites entirely (unlikely), or whether they’ll keep bumbling along in their current pattern, erasing another smidgen of credibility with each fumbled news item and rumor-gone-wild.

Tóm tắt đoạn kết nói trên:

Chẳng hiểu rồi CP TQ sẽ làm gì: thay đổi chính sách thông tin để có thể "cạnh tranh" với các trang mạng như Weibo, hay cấm sạch truyền thông xã hội, hay vẫn tiếp tục như bây giờ (đối phó, chạy theo "chấn chỉnh" dư luận).

Chà, bài viết này sao giống viết cho VN quá nhỉ? Nhà nước VN có nghĩ gì không?

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Người Trung Quốc tẩy chay hàng Trung Quốc?

Cái gì? Nói chơi hay nói thiệt vậy, bồ tèo?

Câu nói trên đây là của một người bạn khi thấy tôi đang viết entry này, và hỏi tôi viết cái gì đấy.

Thiệt, chứ chơi gì! Tôi lúc nào cũng nói có sách, mách có chứng mờ. Mà là sách Tây cẩn thận, chứ không phải là sách ... Tàu đâu nhé.

(Mở ngoặc chút: Tôi không có ý nói là Tây thì đương nhiên tốt hơn Tàu, nhưng gì thì gì, Tây nó cũng thẳng thắn hơn, minh bạch hơn, và dễ đoán hơn. Còn Tàu ư, nó dương Đông kích Tây, nói vậy mà không phải vậy, rồi bưng bít thông tin, toàn là chơi bài đánh úp, khó đoán lắm. Nên đọc báo chí, sách vở của Tàu xong thì không thể kết luận ngay. mà còn phải đoán non đoán già nữa, khổ lắm. Rất không phù hợp với phong cách của tôi.)

Thế sách, báo Tây nói gì? Đây này. "Làm thế nào để ăn uống an toàn tại TQ?", đăng trên CNN, ít lâu rồi, từ ngày 18/5/2011 lận. (Chà, đúng chóc ngày sinh nhật ông xã tôi. Chẳng nhớ là hôm ấy nhà tôi ăn cái gì, không biết có mua nhằm đồ TQ không nữa?)

Nhưng mà người TQ tẩy chay hàng TQ ở chỗ nào chứ? Có ngay:

With so many food safety scandals in China, everyone seems to have a philosophy on how best to eat. Avoid seafood. Never eat meat from the local market. Don't eat Chinese branded dairy products including cakes.

Thế đấy! Không ăn thực phẩm của TQ thì ắt phải ăn thực phẩm nhập. Hèn chi mà gần đây thương lái TQ đổ xô mua hàng nông sản của VN. Cho nó an toàn, chắc thế.

Nhưng lỡ người nghèo ở TQ không có tiền để mua hàng nhập, hoặc giả không có đủ hàng nhập để mua, thì làm gì? Lời khuyên đây:

Probably the best and most consistent piece of advice I have gotten is to diversify your diet. "Rotate your poisons," a food safety expert advised me. It's enough to make you paranoid about eating anything at all.

Rotate your poisons, dịch ra tiếng Việt là "hãy xoay vòng chất độc", tức là liên tục thay đổi món ăn có chất độc để bị mỗi thứ một chút thôi, không bị nhiễm độc một thứ quá cao, đến mức tử vong, ví dụ thế. Quả là khôn ngoan. Mà không biết chừng thay đổi chất độc còn giúp ta loại trừ bớt chất độc trong người ấy chứ, theo phương châm của TQ là "dĩ độc trị độc" mà!

Người TQ không sử dụng thực phẩm TQ, mà đi nhập nông sản nước khác, ví dụ như VN, về để ăn cho an toàn. Cho đảm bảo nòi giống đại Hán luôn được hùng mạnh!!!!!

Vậy chứ thực phẩm của TQ với đầy những chất độc hại như thế kia thì bán cho ai ăn?

Thì ... bán ra cho thế giới dùng. Cho Mỹ, cho châu Âu (cho chúng nó chết)! Và cho các nước nghèo nghèo trên thế giới, như châu Phi, như Pakistan, Bangladesh ....

And of course, bán cho VN! Nhiều năm nay rồi.

Nhiều năm nay, chúng ta đã ăn táo TQ, cam TQ, sử dụng phẩm màu của TQ để nấu nướng thức ăn, trứng gà (giả?) của TQ, mực khô (giả?) của TQ, sữa bột (nhiễm melamin?) của TQ, ăn xong thì xỉa răng bằng tăm TQ, vân vân và vân vân.

Và, quan trọng hơn, có ai nhớ ra không nhỉ, chúng ta đã "ăn phải đũa Trung Quốc"! Chứ gì nữa, không chỉ ăn thực phẩm TQ, chúng ta còn sử dụng nào tăm, nào chén bát, tô, nồi, ly, tách, mâm, ấm, muỗng, và tất nhiên là ... đũa!

Thế có ai còn nhớ thành ngữ "ăn phải đũa" trong tiếng Việt là gì không?

Ăn phải đũa của TQ thế, hèn gì mà giống TQ quá đi thôi.

Thế còn câu "núi sông bờ cõi đã chia/phong tục Bắc Nam cũng khác" của cha ông ta đâu rồi, chúng ta quên rồi sao?

Sợ quá!

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Tất cả các dòng sông đều mất tích

"Tất cả các dòng sông đều chảy" là tựa một cuốn tiểu thuyết khá nổi tiếng của tác giả người Úc Nancy Cato. Cuốn tiểu thuyết này, vốn có tựa tiếng Anh là All the rivers run, đã được dịch sang tiếng Việt, và cũng khá ăn khách ở VN. Có thể đọc bài giới thiệu về cuốn sách này ở đây.

Nhưng hôm nay tại sao tôi lại quan tâm đến tiểu thuyết với sông ngòi như thế này nhỉ? Không, chủ đề của entry này của tôi chẳng liên quan gì đến sông ngòi hay tiểu thuyết gì đâu. Chẳng qua đấy là cái tựa rất mỉa mai của một bài báo đăng trên mạng, tất nhiên là của bọn tư bản phản động nước ngoài (không phải là mấy nước XHCN anh em như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, hay Cuba thân yêu của chúng ta đâu), viết về vụ đồn đoán liên quan đến nguyên chủ tịch TQ Giang Trạch Dân mà thôi.

Hừm, đúng là bọn nhà báo tư bản đểu giả, chuyên chống phá cách mạng ở các nước XHCN tươi đẹp. Chúng viết rất lếu láo như thế này đây: Sau những tin đồn đoán về cái chết của GTD, tất cả những con sông của TQ đều mất tích. Đây này.

Chúng viết cái gì trong bài ấy nhỉ? Các bạn thử đọc dưới đây nhé, những đoạn đáng chú ý:

Searches for the Yangtze River’s Chinese name – Chang Jiang —on Sina.com’s Weibo microblogging platform came up empty on Wednesday, as did searches for a number of other Chinese rivers. The likeliest explanation is a torrent of rumors circulating online since Tuesday that former president Jiang Zemin is either gravely ill or has already died. Mr. Jiang’s surname means “river.”

Chỉ vì tin đồn về cái chết của cựu chủ tịch Giang mà tất cả mọi thứ có dính đến chữ "giang" (nghĩa là sông) đều bị cấm sạch. Mệt thế đấy.

Mệt thì mệt, nhưng nhiệm vụ chính trị thì vẫn phải làm, tôi hình dung câu trả lời của chính phủ TQ là như thế. Để giữ vững sự ổn định chính trị, điều rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia.

Tôi hoàn toàn đồng ý. Ổn định mới phát triển được. Nhưng ổn định bằng cách nào mới là đáng nói chứ. Bằng cách trấn áp, hoặc bít mọi nguồn thông tin ư? Hừm, có lẽ không hiệu quả lắm, tôi tin thế.

"Trái cấm thì hấp dẫn, và nước uống trộm thật ngọt ngào", tôi nhớ có một câu danh ngôn tiếng Anh có nghĩa như thế mà.

Vậy chứ ở TQ, việc kiểm duyệt như vậy - hẳn là tốn kém lắm, vì cần phải nuôi dưỡng một đội quân "an ninh mạng" suốt ngày làm việc cần mẫn - liệu có mang lại hiệu quả như mong muốn không nhỉ?

Tôi không biết. Chỉ biết rằng theo bài viết của phóng viên báo đài tư bản phản động kia thì hình như hiệu quả không cao lắm thì phải.

Đây này:

As always, it remains unclear whether the censorship effort has managed to calm speculation about Mr. Jiang’s death or encouraged it further. Jiang-related rumors and commentary remained rife Wednesday night on Twitter, which is blocked in China but can be accessed by means of firewall circumvention software. And while Sina’s content police have gotten wise to the image of the empty suit of clothing, it remains available on Google+.

Thấy chưa!

Chẳng hiểu sao tốn kém thế mà hiệu quả không cao, nhưng người ta vẫn làm nhỉ?

Không ai biết cả, kể cả tôi, tất nhiên. Tôi chỉ biết kể từ mấy ngày qua, tất cả các con sông của Trung Quốc đều ngưng chảy. Không, nói đúng hơn, chúng không còn tồn tại nữa. Mất tích!

Chẳng biết đến bao giờ mới gặp lại những con sông của TQ trên mạng Internet đây? Chỉ biết, gần đây "hoa lài" cũng đã mất tích. Cậu em của tôi ở Mỹ, rất nghiện trà tàu, và rất thích uống trà lài, đã cho tôi biết như thế: tìm trà lài của TQ trên mạng thì lâu nay đã không tìm được nữa, từ ngày CM hoa lài ở châu Phi nổ ra.

Bó tay!

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Tin lạ

Tin gì mà "lạ" thế nhỉ? Không phải là tin về "nước lạ" chứ?

A ha, đúng là tin về nước lạ đấy các bạn ạ! Và tôi đã định đặt tựa của entry này là "tin lạ về nước lạ" cơ, nhưng sau khi suy nghĩ thì tôi chỉ để lại 2 từ tin lạ thôi, vì không muốn entry này trở nên quá nóng. Gì chứ cứ hễ nói về nước lạ trong những ngày này là chắc chắn sẽ có nhiều người quan tâm mà.

Tôi đang ở Philippines, một quốc gia cũng đang có tranh chấp biển Đông (biển Đông Nam Á) với nước lạ TQ. Và trong buổi ăn tối với anh bạn Peter người Nhật nhưng có vợ Đài Loan và hiện đang sinh sống ở Đài Loan, thì câu chuyện đưa đẩy thế nào lại cũng dẫn đến việc tranh chấp biển Đông. Với một câu nói - một lời khen - của anh Peter làm tôi giật mình: "TQ quá to lớn so với chúng ta. Nhưng VN là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không sợ Trung Quốc!"

Chính vì vụ tranh chấp biển Đông này mà hình như tinh thần đoàn kết của ĐNA đang tăng lên thì phải, và theo cảm nhận của tôi thì các nước trong khu vực cũng đang trông chờ và theo dõi các động thái của VN. Như vậy, rõ ràng là VN không cô đơn trong cuộc đấu trí, đấu sức trên biển Đông này.

Nhưng tôi lạc đề rồi, tin lạ gì thế nhỉ? À, số là như thế này. Cuộc nói chuyện dông dài giữa tôi với anh bạn Peter đưa đẩy đến sức mạnh TQ, và sự chuyển giao thế hệ sắp đến, rồi các vị lãnh đạo TQ. Rồi nó dẫn đến một tin đồn rất lạ về sức khỏe của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) của TQ. Tin đồn lạ ấy bảo rằng: Cựu chủ tịch Giang Trạch Dân đã qua đời!

Tin ấy thì có gì đâu mà lạ nhỉ, vì "cụ" Dân năm nay đã 84 tuổi rồi. Nhưng ở những nước cộng sản như TQ và cả VN nữa, những tin như vậy thuộc loại tin tức được kiểm duyệt, mới là lạ chứ!

Và đấy mới là điều lạ, bị báo chí nước ngoài (phản động phương Tây) chế giễu. Ví dụ như bài này: "Sống chết gì không biết, nhưng Giang Trạch Dân trở thành đối tượng của kiểm duyệt". Có thể đọc bài ấy ở đây.

Lạ thật ấy chứ! Tại sao tin tức về sức khỏe của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân lại bí mật đến thế nhỉ? Riêng đối với VN thì việc "cụ Dân" sống hay qua đời không hiểu sẽ có ảnh hưởng gì không? "Cụ Dân" này là tác giả của 16 chữ vàng đấy, và cũng là cha đẻ của thuyết 3 đại diện nữa. Khi cụ qua đời thì chẳng hiểu thế hệ sau sẽ thay đổi như thế nào đây?

Vì những thay đổi ở TQ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến VN mà, dù xấu dù tốt!

Sẽ tìm hiểu thêm và cập nhật thông tin cho các bạn sớm về vụ "cụ Dân" nhé! Nhớ đón xem!

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Kỷ niệm 90 năm thành lập ĐCSTQ, truyền thông thế giới viết gì? (2)

Đọc xong báo Tàu, quay sang đọc báo Tây, thấy ngay sự khác biệt về quan điểm. Thì đã hẳn, cộng sản với tư bản là kẻ thù không đội trời chung mà lại.

Thế báo Tây viết gì nào? Xem dưới đây.

1. Trang CBC của Canada: ĐCSTQ kỷ niệm 90 năm thành lập , ở đây.

Đáng chú ý ở đoạn kết này:

Chinese leaders have called corruption a life-and-death struggle for over a decade. Hu also sounded the alarm.

[...]

Like his predecessors and in keeping with his own nine years in power, Hu, however, did not call for institutional reforms, like creating an investigating entity independent from the party, that many experts say are necessary to rooting out endemic graft.

Similarly, though Hu several times mentioned the need for political reform, he did so in formulaic language that so far has not heralded a loosening of the party's grip on almost all public institutions.

Lược dịch: Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chống tham nhũng để củng cố vị trí lãnh đạo của ĐCSTQ, nhưng không nhắc gì đến việc thay đổi thiết chế, ví dụ tạo ra một cơ quan giám sát độc lập với đảng. Ngoài ra, mặc dù có nhiều lần nói đến việc cần thiết phải cải cách chính trị nhưng ông cũng nói theo công thức và không có chỗ nào lộ ra ý định là sẽ làm giảm quyền lực của ĐCSTQ trên bất kỳ lãnh vực nào.

Chời, thế lày thì chít em dzồi! TQ mà chưa thay đổi thì VN chắc chắn cũng vẫn thế này thôi!

2. Huffington Post (Hoa Kỳ): 90 năm thành lập ĐCSTQ, nhạc đỏ trở thành hiện tượng trước ngày 1/7. Ở đây.

Bài viết này rất độc đáo, viết về hiện tượng TQ đang lăng-xê nhạc đỏ (= nhạc ca ngợi ĐCSTQ) trong giới thanh thiếu niên. Xin trích vài đoạn:

China Daily quotes several Chinese residents, including several youngsters, as saying they are especially fond of the songs. "When I sing red songs with my classmates in a chorus, I feel my heart vibrating and feel deeply touched," said Bao Lan, a 14-year-old middle school student in Hangzhou, capital of Zhejiang province. "I sing loudly, and the songs make me more curious about what happened in those days." Meanwhile, others say the campaign is a cruel throwback to a dark period in Chinese history.

The unusual campaign is just the latest phase of the "red culture movement" begun by Bo Xilai, who started promoting the singing of red songs soon after he became Party chief of Chongqing at the end of 2007. "Red songs won public support because they depicted China's development path in a simple, sincere and vivid way," Bo said.

Nguy quá, dường như chủ nghĩa Mao đang sống lại?

3. The Street (Hoa Kỳ): 90 năm tuyên truyền (90th anniversary of propaganda),ở đây. Một cái tựa độc đáo, và bài viết cũng rất độc. Đọc một số đoạn trích dưới đây.

If propaganda were music, the Chinese Communist Party (CCP) would be a symphony. But it's not. If CCP hype and censorship were peeled back, behind flattering copy would be disturbing trends rooted in CCP policies that are demotivating or motivating the wrong behaviors needed for healthy economic growth.

Growth comes easy when it's fueled by cheap labor and investments, especially when they are measured in billions and trillions, as they have been in China. Unfortunately for the CCP, those salad days are numbered. The next leg of growth requires increasing productivity and innovation to support increasing wages that will drive domestic demand and create attractive products for export. This new formula won't be easy to execute, particularly in a Socialist system with unique Chinese characteristics.

Dịch chỗ in đậm nghiêng:
Nếu tuyên truyền là âm nhạc, thì ĐCSTQ chính là một bản giao hưởng! Quá hay luôn, không thể nói gì hơn.

Tóm tắt ý chính của bài viết: Những thành tựu của TQ dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ cho đến nay, đặc biệt là sự phát triển KT trong thời gian qua là đáng kể, vì nó có lao động rẻ mạt của hằng tỷ con người, nhưng bây giờ bắt đầu khó rồi! Xã hội TQ hiện nay đang có rất nhiều bất ổn. Và cách cai trị của ĐCSTQ là dựa trên sự sợ hãi.

4. Irish Times (Hoa Kỳ): ĐCSTQ mừng thọ 90, nhưng liệu có phải là một ngày sinh nhật vui vẻ? Ở đây.

As the Communist Party marks its 90th anniversary with lavish events, there are signs of increasing public annoyance about corruption allegations.

[...]

The hardcore Marxist-Leninist principles of the heady early days have transformed into socialism with Chinese characteristics, which is how the party describes its ideology of freewheeling capitalism matched with iron authoritarian rule.

Tương tự như bài trên, với một cách viết khác. Đoạn in đậm ở trên làm cho tôi rùng mình: dù có thay đổi đến mấy, TQ vẫn là TQ!

Nào, đã đọc xong báo Tàu, báo Tây đủ cả, vậy điều có thể rút ra cho VN là gì? Đây là kết luận của tôi:

Trong thời gian tới, sự phát triển của TQ sẽ chậm lại và khó khăn hơn. Bất ổn sẽ bộc lộ, bạo loạn sẽ xảy ra ngày càng nhiều. TQ sẽ tăng cường trấn áp, và gây chiến tranh ở nước ngoài, tạo ra tình trạng "thiên hạ đại loạn" để hướng sự phẫn nộ của người dân ra khỏi ĐCSTQ. Và vì thế, biển Đông sẽ có sóng lớn!!!! Cho dù VN có nhân nhượng đến đâu, thì cũng sẽ tiếp tục bị bắt nạt.

Mà VN mình hiện nay lại đang chỉ chơi với mỗi một ông anh lớn ấy thôi (vì chơi với ông khác thì sợ ông này giận!). Tóm lại, kiểu nào thì chơi với ông anh TQ này rồi thì VN cũng chết. Giải pháp: Bỏ ông này đi, kiếm ông anh nào tử tế mà chơi, cho chắc ăn (tất nhiên ông này thì vẫn phải kiêng dè, nhưng mà "kính nhi viễn chi" thôi!)

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Kỷ niệm 90 năm thành lập ĐCSTQ, truyền thông thế giới viết gì? (1)

Về các dịp kỷ niệm lớn như thế này, báo chí viết gì nhỉ? Hừm, chắc thế nào cũng điểm qua một chút lịch sử, rồi nhấn mạnh một số thành tựu, một số sai lầm, và có thể có một chút dự đoán tương lai sắp đến. Riêng đối với mấy nước theo chế độ cộng sản, tức các nước có đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo (vì không có nhu cầu đa đảng mà lại) giống như TQ và VN, và hiện nay trên thế giới ngoài 2 nước láng giềng môi hở răng lạnh này thì còn 2 nước nữa là Bắc Triều Tiên và Cuba, thì thế nào cũng phải có trích dẫn những phát biểu của các lãnh đạo nữa.

Đã thành chuẩn mực (norm) rồi, cứ thế mà làm, người viết chẳng cần phải nghĩ, và độc giả cũng khỏi cần đọc!

Cho nên lẽ ra thì tôi cũng chẳng đọc về kỷ niệm thành lập ĐCSTQ làm gì, vì bản thân không phải là đảng viên, cũng chưa bao giờ có ý định vào, lại càng không phải là người Trung Quốc mặc dù lâu lâu cũng có người bảo trông cũng giống (!!!). Nhưng do hiện nay tình hình biển Đông đang căng thẳng, nên tôi tò mò lên mạng tìm thử xem trên các bài viết về dịp quan trọng này có cái gì đó liên quan đến tình hình biển Đông hay không, vậy thôi.

Và để khách quan, tôi tìm hai nguồn thông tin (chỉ bằng tiếng Anh, vì tôi không đọc được tiếng khác ngoài tiếng Việt, tất nhiên). Trước hết, những bài của truyền thông TQ như Nhân dân nhật báo, Tân Hoa xã, Hoàn cầu thời báo, vv. Rồi đến những bài của truyền thông phương Tây như BBC, VOA, CNN, đại khái thế. Xem thử tình hình thế nào, cho biết.

Và đây là những gì tôi tìm được, xin giới thiệu tóm tắt ở đây kèm nhận xét của tôi (chủ quan, tất nhiên, và chỉ đại diện cho quan điểm của chính tôi thôi, không liên lụy gì đến ai nhé!!!!).

Trước hết, từ báo Tàu (ý quên, sorry, TQ!):

1. Tân Hoa Xã: Các lãnh đạo, đảng phái nước ngoài chúc mừng ĐCSTQ nhân dịp 90 năm thành lập. Cái này giống cách đưa tin của VN quá đi thôi, cứ y như hai anh em sinh đôi ấy! Ở đây này.

À mà này, tôi đọc đi đọc lại bài viết này của Tân Hoa Xã, thấy họ không hề nhắc đến lời chúc mừng của lãnh đạo VN dù chỉ một chữ nhé, thề có Chúa đấy! Trong khi nhiều nước khác nhỏ hơn hoặc ít quan trọng hơn rất nhiều cũng được nhắc đến, ví dụ như Kenya ở châu Phi hoặc Campuchea ngay sát nách ta. Các thử bạn đọc kỹ đi mà xem nào. Trong khi VN và TQ không chỉ có 16 chữ vàng, 4 tốt, rồi sông liền sông, núi liền núi, rồi môi hở răng lạnh, rồi đồng chủng đồng văn, và gì gì nữa đấy.

(Mở ngoặc: mấy tờ nhật báo của VN mà tôi vẫn đọc như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, SGTT vv cũng không thấy nhắc đến dù chỉ một giòng về dịp kỷ niệm lớn này).

Phải hiểu điều này thế nào nhỉ?

2. Tân Hoa Xã: ĐCSTQ ca ngợi những thành tựu trong 90 năm qua. Ở đây. Lại giống kiểu VN rồi. À mà quên, ĐCSTQ có trước ĐCSVN đến 9 năm, vậy tức là ta bắt chước họ chứ nhỉ? Hừm...

Nhưng thử xem họ ca ngợi những gì nào? Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của họ đã nói đây này, các bạn xem nhé (trích từ Tân Hoa Xã):

The first is the new-democratic revolution winning national independence and liberation of the people. [...] The second is the socialist revolution and establishment of the basic socialist system. The third is the great new revolution of reform and opening up and the creation and development of socialism with Chinese characteristics [...]

Tóm lại là có 3 thành tựu: giành độc lập và giải phóng dân tộc; thực hiện cuộc CM XHCN và thiết lập hệ thống XHCN cơ bản (ý nói thời Mao chủ tịch); và cuộc CM mới nhằm cải cách và mở cửa đất nước, và thiết lập CNXH mang màu sắc TQ.

Nghe quen quen, cũng giông giống kiểu VN (ý quên, bản quyền của họ!)

Bài này chưa hết ở đây, mà còn khá dài, theo kiểu nói về những khó khăn, thách thức hiện nay, rồi một lô một lốc các định hướng, chỉ đạo vv. Để toàn đảng, toàn dân, toàn quân đồng lòng thực hiện ấy mà (cái câu toàn ... toàn ... toàn này là do tôi thêm vào đấy, không phải của Tân Hoa Xã đâu!)

3. Nhân dân nhật báo: "Mô hình Trung Quốc" và vai trò của Đàng (tức là ĐCSTQ, tất nhiên). Đây là một bài viết dạng Ý kiến (opinion) đăng trên tờ NDNB nhân dịp thành lập ĐCSTQ, với tác giả được giới thiệu là một giáo sư đại học tại Peru. Nội dung của bài viết, như có thể đoán được, chủ yếu là sự ca ngợi đối với ĐCSTQ trong việc lãnh đạo đất nước Trung Hoa với tư cách một đảng chính trị duy nhất.

Dưới đây là một đoạn ca ngợi bằng cách so sánh TQ với Ấn Độ, một cách ca ngợi rất thành công cho mô hình chính trị kiểu TQ (độc đảng):

The advantages China has with the CPC leading it can be seen, for example, when it is compared to India, another fast emerging country. Because India has a multi-party political system, it takes time to make a decision and gets bogged down in fruitless debates at times when quick decisions are needed. But the CPC's dominant role in China's political system assures that decisions are speedy. The result is that things get done faster in China than in India. China thus enjoys an advantage over India in terms of higher economic growth and political stability.

Tóm tắt hai chỗ tô đậm: Do Ấn Độ đa dảng nên có những lúc cần quyết định nhanh thì lại mất thì giờ vào việc tranh cãi. Còn TQ chỉ có một đảng nên mới hơn hẳn Ấn Độ về phát triển kinh tế và ổn định chính trị.

Nghe mê chưa? Ưu thế của "độc đảng" hơn hẳn "đa đảng" như thế thì ai cần đa đảng làm gì nữa? Nhưng sao bọn tư bản phương tây lại ngu đến vậy nhỉ? Mà đã ngu đến thế, nhưng sao chúng lại phát triển đến thế nhỉ? Khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hóa nghệ thuật, tất thảy đều hơn ta hết.

Khó hiểu thật!

5. Nhân dân nhật báo: Toàn văn Diễn văn nhân dịp 90 năm ĐCSTQ của Hồ Cẩm Đào đã dịch sang tiếng Anh có thể tìm ở đây.

Tạm thời dừng ở đây đã, xem như là hết phần 1. Phần 2 về báo chí phương Tây đến mai viết tiếp, buồn ngủ rồi!