Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

"Vì sao Mác (đã) đúng", phần 3: Minh oan cho Mác

Trong bài trước (phần 2, ở đây: http://bloganhvu.blogspot.com/2013/01/vi-sao-mac-ung-phan-2.html) tôi đã dịch phần kết luận của cuốn sách, trong đó tác giả tóm tắt những đặc điểm của chủ nghĩa Mác vốn thường bị hiểu sai. Đó cũng là toàn bộ nội dung của cuốn sách của tác giả. Trong 10 chương (không kể chương kết luận), Terry Eagleton đã đưa ra 10 điểm mà những kẻ phê phán chủ nghĩa Mác thường nêu ra để đả phá tư tưởng của Mác, rồi sau đó chứng minh rằng 10 điểm ấy thực ra chỉ là những điều ngộ nhận. Nói cách khác, mục đích chính của tác giả Terry Eagleton là nhằm vào việc "minh oan" cho Mác. Và điều này không giống với việc tung hô, bái phục, xem là chân lý vĩnh cửu vv như ông Hoàng Hữu Phước đã gợi ý trong bài viết trên blog của ông ấy.

Nhưng biết đâu đó chỉ là cảm nhận của tôi khi đọc lướt qua cuốn sách, và có thể tôi đã hiểu sai chăng mục đích của Terry Eagleton chăng? Để trả lời, có lẽ tốt nhất là đọc lời nói đầu của cuốn sách. Xin xem đoạn trích dịch dưới đây:

This book had its origin in a single, striking thought: What if all the most familiar objections to Marx’s work are mistaken? Or at least, if not totally wrongheaded, mostly so?

This is not to suggest that Marx never put a foot wrong. I am not of that leftist breed that piously proclaims that everything is open to criticism, and then, when asked to produce three major criticisms of Marx, lapses into truculent silence.

That I have my own doubts about some of his ideas should be clear enough from this book. But he was right enough of the time about enough important issues to make calling oneself a Marxist a reasonable self-description. No Freudian imagines that Freud never blundered, just as no fan of Alfred Hitchcock defends the master’s every shot and line of screenplay. I am out to present Marx’s ideas not as perfect but as plausible.

To demonstrate this, I take in this book ten of the most standard criticisms of Marx, in no particular order of importance, and try to refute them one by one. In the process, I also aim to provide a clear, accessible introduction to his thought for those unfamiliar with his work.

The Communist Manifesto has been described as ‘‘without doubt the single most influential text written in the nineteenth century.’’∞ Very few thinkers, as opposed to statesmen, scientists, soldiers, religious figures and the like, have changed the course of actual history as decisively as its author. There are no Cartesian governments, Platonist guerilla fighters or Hegelian trade unions. Not even Marx’s most implacable critics would deny that he transformed our understanding of human history. The antisocialist thinker Ludwig von Mises described socialism as ‘‘the most powerful reform movement that history has ever known, the first ideological trend not limited to a section of mankind but supported by people of all races, nations, religions and civilisations.’’≤ Yet there is a curious notion abroad that Marx and his theories can now be safely buried—and this in the wake of one of the most devastating crises of capitalism on historical record. Marxism, for long the most theoretically rich, politically uncompromising critique of that system, is now complacently consigned to the primeval past.

That crisis has at least meant that the word ‘‘capitalism,’’ usually disguised under some such coy pseudonym as ‘‘the modern age,’’ ‘‘industrialism’’ or ‘‘the West,’’ has become current once more. You can tell that the capitalist system is in trouble when people start talking about capitalism. It indicates that the system has ceased to be as natural as the air we breathe, and can be seen instead as the historically rather recent phenomenon that it is. Moreover, whatever was born can always die, which is why social systems like to present themselves as immortal. Rather as a bout of dengue fever makes you newly aware of your body, so a form of social life can be perceived for what it is when it begins to break down. Marx was the first to identify the historical object known as capitalism—to show how it arose, by what laws it worked, and how it might be brought to an end. Rather as Newton discovered the invisible forces known as the laws of gravity, and Freud laid bare the workings of an invisible phenomenon known as the unconscious, so Marx unmasked our everyday life to reveal an imperceptible entity known as the capitalist mode of production.

I say very little in this book about Marxism as a moral and cultural critique. This is because it is not generally raised as an objection to Marxism, and so does not fit my format. In my view, however, the extraordinarily rich, fertile body of Marxist writing in this vein is reason in itself to align oneself with the Marxist legacy. Alienation, the ‘‘commodification’’ of social life, a culture of greed, aggression, mindless hedonism and growing nihilism, the steady hemorrhage of meaning and value from human existence: it is hard to find an intelligent discussion of these questions that is not seriously indebted to the Marxist tradition.
 

I am grateful to Alex Callinicos, Philip Carpenter and Ellen Meiksins Wood, who read a draft of this book and made some invaluable criticisms and suggestions.
-------------------

Cuốn sách này bắt nguồn chỉ từ một ý tưởng độc đáo: Nếu như tất cả các lời chỉ trích quen thuộc đối với các tác phẩm của Mác đều sai thì sao nhỉ? Hoặc nếu không phải là sai toàn bộ, thì ít ra cũng sai đa số?

Tôi không có ý nói rằng Mác không bao giờ sai. Tôi không phải thuộc loại người tả khuynh luôn tuyên bố một cách long trọng rằng tất cả mọi điều đều có chỗ sai sót, và khi được yêu cầu chỉ ra 3 điểm sai sót chính của Mác thì bỗng lặng thinh không thốt lên được lời nào.

Đọc cuốn sách này các bạn sẽ thấy rõ rằng tôi cũng có những nghi ngờ về một số tư tưởng của Mác. Nhưng trong thời của mình Mác cũng đã đúng về khá nhiều vấn đề quan trọng để nếu ai đó có gọi mình là một người Mác-xít thì điều đó cũng có thể là một lời tự mô tả có ý nghĩa. Không có môn đồ nào của Freud lại nghĩ rằng Freud không bao giờ sai sót, cũng như chẳng có kẻ hâm mộ Alfred Hicthcock lại đi bênh vực từng cảnh quay cũng như lời thoại trong phim của nhà làm phim bậc thầy này.

Để chứng tỏ rằng Mác nhìn chung là đúng, trong cuốn sách này tôi sẽ nêu ra 10 điểm mà người ta thường phê phán về chủ nghĩa Mác - những điểm này không được sắp xếp theo một trật tự nào về tầm quan trọng cả; và từ đó sẽ cố gắng phản bác từng điểm một. Trong quá trình phản bác, tôi cũng nhắm đến việc giới thiệu tư tưởng của Mác đến những ai chưa biết về các tác phẩm của ông.

Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã được mô tả như thế này: "Đây hiển nhiên là một cuốn sách có ảnh hưởng rộng lớn nhất đã từng được viết ra vào thế kỷ thứ 19". Có rất ít các nhà tư tưởng - chứ không phải là các chính khách, nhà khoa học, binh sĩ, các lãnh đạo tôn giáo hoặc những nhân vật tương tự - đã thực sự tạo ra những thay đổi có tính quyết định về hướng đi của lịch sử  như tác giả của cuốn sách này. Tác phẩm này không nhắc đến chính quyền theo tinh thần của Decartes, hoặc các chiến binh du kích theo kiểu Platon, hoặc các nghiệp đoàn theo kiểu Hegel. Ngay cả những người phê phán Mác triệt để nhất (impeccable critics) cũng không thể nào chối cãi được rằng Mác đã thay đổi cả cách hiểu của chúng ta về lịch sử. Nhà tư tưởng chống chủ nghĩa xã hội Ludwig von Mises đã mô tả chủ nghĩa xã hội như "một phong trào cải cách xã hội mạnh mẽ nhất mà lịch sử đã từng biết đến, một trào lưu tư tưởng không chỉ hạn chế trong một bộ phận của nhân loại mà đã được ủng hộ bởi những con người thuộc các chủng tộc, các quốc gia, các tôn giáo và các nền văn minh khác nhau." Tuy nhiên hiện nay trên thế giới người ta đang có một suy nghĩ lạ lùng rằng Mác và các lý thuyết của ông giờ đây đã hoàn toàn lỗi thời, ngay trong thời điểm mà chủ nghĩa tư bản đang trải qua những cuộc khủng hoảng có sức tàn phá mạnh nhất trong lịch sử. Chủ nghĩa Mác, vốn vẫn được xem là phong phú nhất về mặt lý luận và phê phán hệ thống tư bản một cách không khoan nhượng, giờ đây được người ta thản nhiên xem như chỉ là chuyện đời xưa.

Nhưng cuộc khủng hoảng đó ít ra cũng có nghĩa là cái khái niệm "chủ nghĩa tư bản", thường được ngụy trang bằng những tên gọi như "thời hiện đại", "chủ nghĩa công nghiệp", hoặc "phương Tây", giờ đây lại trở thành một vấn đề đương đại. Cứ khi nào người ta bắt đầu nói về chủ nghĩa tư bản thì ta có thể biết ngay rằng hệ thống chính trị tư bản đang gặp khó khăn. Nó cho ta thấy rằng hệ thống ấy không còn tự nhiên như khí trời ta vẫn thở, và có thể nhìn nhận nó như một hiện tượng lịch sử vẫn còn khá gần gũi với chúng ta. Hơn nữa, cái gì đã sinh ra thì đều có thể chết đi, và đó là lý do tại sao mà các hệ thống xã hội thường tự cho rằng mình là vĩnh cửu. Tương tự như một cơn sốt xuất huyết làm cho ta bỗng trở nên ý thức về cơ thể của mình, một hình thái xã hội mới cũng có thể được cảm nhận rõ về bản chất khi nó sắp bị sụp đổ. Mác chính là người đầu tiên xác định cái vật thể lịch sử có tên gọi là chủ nghĩa tư bản. Tương tự như Newton phát hiện ra những sức mạnh vô hình có tên gọi là luật vạn vật hấp dẫn, và tương tự như Freud đã chỉ rõ quy luật hoạt động của hiện tượng vô hình gọi là tiềm thức, thì Mác cũng đã gỡ mặt nạ cuộc sống hàng ngày của chúng ta để làm lộ ra một thực thể vô hình được biết đến dưới tên gọi là phương thức sản xuất tư bản.

Trong cuốn sách này tôi hầu như không nhắc đến chủ nghĩa Mác như một sự phê phán về văn hóa và đạo đức. Điều này là do khía cạnh này của chủ nghĩa Mác hầu như ít bị chỉ trích, và vì thế không phù hợp với mục đích của cuốn sách này. Tuy nhiên, theo tôi thì riêng phần trước tác của Mác liên quan đến những nội dung này cũng đủ là lý do quan trọng để một người có thể nhận mình là kẻ thừa kế di sản của Mác. Hiện tượng tha hóa, quá trình thương mại hóa đời sống xã hội, nền văn hóa tham lam, hung hăng, chủ nghĩa khoái lạc mù quáng và chủ nghĩa hư vô ngày càng tăng tiến, sự băng hoại ý nghĩa và giá trị của cuộc sống con người: khi cần thảo luận về những vấn đề trên một cách nghiêm chỉnh thì hầu như rất khó để tránh không dựa vào truyền thống tư tưởng của Mác.

Vào buổi đầu của chủ nghĩa nữ quyền, một số tác giả nam hơi ngờ nghệch dù có ý tốt thường viết như sau: "Khi tôi nói 'các ông' thì lúc ấy tôi có ý muốn nói là 'các ông, các bà' đấy nhé." Tôi muốn nêu rõ rằng cũng theo cách tương tự như vậy, khi tôi nói 'Mác' thì thường là tôi muốn nói 'Mác và Engels' đấy.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các ông Alex Callinicos, Philip Carpenter và bà Ellen Meiksins Wood, người đã đọc bản thảo cuốn cách này và đưa ra những nhận xét và góp ý vô cùng quý báu.
 

(còn tiếp)

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Trăng – Nước & Tình Yêu

Xin giới thiệu đến các bạn một đoản văn của anh Hoàng Anh Dũng bạn tôi, viết để tưởng nhớ Phạm Duy.
------------------------
Trăng – Nước & Tình Yêu

Đối với nhiều người trong thế hệ của tôi Phạm Duy có tên thật là Việt Nam – và ông cũng chẳng phải là người. Ông là một ông trăng . Và ánh trăng vằng vặc ấy sẽ còn sáng soi nhiều đời nữa. Ông thì ở xa nhưng nhạc của ông thì nằm trong lòng chúng tôi. Ông nổi tiếng đến mức trở nên bình thường, nhưng nhạc ông thì không bao giờ bình thường. Khó tìm được bài nào bình thường. Thành ra cũng khó tìm ra bài nào đỉnh cao nhất. Thành ra cũng khó tìm ra người nào hát hay nhất . Kể cả Thái Thanh. Bài hát thành công là bài hát gây xúc động khi nhạc trỗi lên và người ca sĩ cất tiếng. Thế nhưng ông trăng có những bài hát khủng khiếp hơn nhiều. Đó là những bài hát không cần hát, chỉ cần nhẩm đọc thôi là đã thấy rưng rưng :

Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui

Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi …

Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi

Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi …

( Tình ca )

Tôi chưa bao giờ nghe ai kêu Việt Nam bằng hai tiếng nước ơi . Sống động và yêu thương quá. Và chính vì thế nó chứa đầy nước mắt của bao thế hệ người Việt, vì hai chữ đó họ sẽ sống và chết với quê hương.

Còn tình yêu của ông thì chẳng bao giờ có thể gọi là đẹp, bởi nó quá đẹp và quá bụi :

Ôi giấc mơ qua

Mộng đời phiêu lãng giang hồ

Sống trong lòng người đẹp Tô Châu

Hay là chết bên dòng sông Danube

Những đêm sáng sao

( Bên cầu biên giới )

Tôi nhớ hồi đó tôi có thằng bạn nói rằng : Lạy Chúa! Cả đời con chỉ mong làm được mấy câu như thế này thôi ! Và tôi tin là nó nói thật !

Ông trăng đã đi rồi.

HOÀNG ANH DŨNG

01/2013

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Đưa nhau vào chốn không tên ...

Đang dạo chơi trên facebook, tôi bỗng giật mình vì liên tục mấy cái status của bạn bè trên tường của mình: Vĩnh biệt người nhạc sĩ tài hoa./ Cây đại thụ của nền âm nhạc VN vừa qua đời./ Sự mất mát lớn lao cho nền âm nhạc VN. Và rồi Vĩnh biệt nhạc sĩ Phạm Duy.

Vâng, không còn nghi ngờ gì nữa, Phạm Duy đã qua đời. Tin đã được đưa chính thức trên tờ Thanh Niên online, ở đây: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130127/nhac-si-pham-duy-qua-doi.aspx. Một cái tin không mấy bất ngờ, vì năm nay ông đã 93 tuổi, và cũng không phải là ít bệnh tật. Nhưng chắc chắn cái tin về sự ra đi của nhạc sĩ PD - giờ đã trở thành cố nhạc sĩ - vẫn sẽ makes news đối với tất cả mọi người VN, từ Bắc chí Nam, từ trong nước đến hải ngoại, từ già như thế hệ của tôi trở lên đến trẻ như thế hệ của các con tôi.

Riêng thế hệ của tôi - sau ông đến 2 thế hệ, nếu tính một thế hệ là khoảng 20 năm - thì Phạm Duy thấm đẫm trong cảm thức âm nhạc của chúng tôi. Tôi nhớ ngay từ năm 11 tuổi, khi học lớp 6 trường Gia Long (Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay) thì bọn tôi đã được học đến mấy bài hát của Phạm Duy trong giờ Nhạc lý. Cô giáo dạy nhạc của chúng tôi, cô Túy An, là một cô giáo trẻ, xinh xắn, tóc dài, rất dễ thương, và có vẻ rất thích Phạm Duy thì phải, nên cô mới cho chúng tôi học nhiều bài của PD như thế, vì tôi nghĩ những bài hát ấy không dễ hát và có những ý tứ khá người lớn. Trong số những bài học từ năm lớp 6, đến nay tôi còn nhớ rõ đến từng lời của bài Tình ca (Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời ...), Xuân ca (Xuân trong tôi đã khơi trong một đêm vui/ một đêm một đếm gối chăn phòng the đón cha mẹ về ...), và Cành hoa trắng (Một đàn chim tóc trắng bay về qua trần gian báo tin rằng có nàng Giáng Hương ...).

Nhưng không chỉ có những bài hát được học ở trong lớp, nhạc Phạm Duy còn đến với tôi qua hàng ngàn cách khác. Tôi nhớ năm lớp 8, 14 tuổi, khi tập văn nghệ để diễn vào dịp Tết, lớp tôi cũng đã chọn một bài hát của Phạm Duy để tập múa (hình như là Tuổi mộng mơ hay Tuổi ngọc ngà gì đó, bài hát bắt đầu bằng câu Em ước mơ mơ gì tuổi 12 tuổi 13 ...).

Ở nhà thì ba tôi mở cassette player nghe nhạc tiền chiến, cũng toàn là nhạc Phạm Duy (Khối tình Trương Chi, Tiếng đàn tôi, Đêm Xuân ...). Và chị tôi mở radio (khi chưa có TV) cũng vẫn Phạm Duy, với Bên cầu biên giới, Nghìn trùng xa cách, Trả lại em yêu, Ta yêu em lầm lỡ, Ngậm ngùi, Mộ khúc ....

Quả là một nhạc sĩ đa tài, vì ông viết cho đủ mọi lứa tuổi, phong cách rất đa dạng, mà bài nào cũng hay, từ hay đến rất hay đến xuất sắc chứ không thể có bài nào có thể xem là không hay cả.

Và hôm nay, khi nghe tin Phạm Duy mất, tự nhiên tôi lại nhớ đến bài Thương tình ca của ông. Một bài tôi rất thích, dù có vẻ không nổi tiếng bằng nhiều bài khác. Một bài hát có lời nhẹ nhàng và điệu buồn buồn, chầm chậm. Bài hát diễn tả một cặp tình nhân đang trong dìu nhau trong bóng trăng mơ màng, dường như là ảo ảnh hơn là cảnh thực ... 

Dìu nhau đi trên phố vắng
Dìu nhau đi trong ánh sáng
Dắt hồn về giấc mơ vàng, nhẹ nhàng
Dìu nhau đi chung một niềm thương.


Nhịp chân êm êm thánh thót
Đừng cho trăng tan dưới gót
Chớ để mộng vỡ mơ tàn, dịu dàng
Đừng cho không gian đụng thời gian.


Đưa nhau vào cõi vô biên
Có chim uyên tình thiêng
Hát ru êm triền miên
Đưa nhau vào chốn không tên, mặc đời quên
Không bến, không thuyền, hết câu nguyền.


Dìu nhau sang bên kia thế giới
Dìu nhau nương thân ven chín suối
Dắt dìu về tới xa vời, đời đời
Dìu nhau đưa nhau vào ngàn thu.


Các bạn có thể thưởng thức bài này qua giọng ca Duy Quang, con trai của Phạm Duy, ở đây: http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=dUJeVGFCyYjr.

Bài hát này giờ đã trở thành hiện thực đối với hai cha con Phạm Duy rồi đó. Xin cúi đầu tiễn biệt một nhạc sĩ tài hoa, một niềm tự hào của người Việt Nam. Và với những bạn trẻ chưa biết nhiều về Phạm Duy, xin đọc thêm bài viết này của Bùi Bảo Trúc, viết từ năm 2002: http://mdc68-75.thanghanh.com/ThoGuiBan/2004/3/phamDuyNguoiVietNhacTinh.html.

Xin hương hồn của ông nghỉ yên bên kia thế giới. Nơi "có chim uyên tình thiêng hát ru êm triền miên". Xin được cùng những người hâm mộ "dìu anh, đưa anh vào ngàn thu".

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

"Vì sao Mác (đã) đúng", phần 2

Xin mở ngoặc một chút để giải thích cái tựa: Bài này là phần 2 của bài viết có lẽ là sẽ dài mà tôi mới bắt đầu hôm trước, liên quan đến cuốn sách Why Marx was right của Terry Eagleton. Nếu ai chưa đọc bài ấy thì xin bỏ chút thời gian để đọc, ở đây này: http://bloganhvu.blogspot.com/2013/01/ve-cuon-vi-sao-marx-ung-why-marx-was.html . Lẽ ra tôi phải đặt tựa giống bài trước, nhưng do tựa cũ dài quá, nên tôi đặt tựa gọn lại như thế này thôi, cho tiện.

Việc tôi quan tâm đến cuốn sách chỉ là tình cờ, vì đọc được bài viết từ trang blog của ông Hoàng Hữu Phước có nhắc đến cuốn sách ấy. Do lời lẽ của ông Phước hùng hồn quá nên tôi mới đi tìm cuốn sách đó về để xem. Ông Phước ca ngợi cuốn sách cũng như ca ngợi chủ nghĩa cộng sản (bách chiến bách thắng) ghê quá, mà tôi thì thấy mình cũng đã được học về Mác nhiều nhưng không thấy chủ nghĩa Mác có gì là đáng chú ý cả. Nếu tôi hiểu đúng thì lập luận chủ yếu của chủ nghĩa Mác là: đấu tranh giai cấp là động lực của phát triển xã hội. Có thể đọc thêm về đấu tranh giai cấp và quan điểm chính thống của những người cộng sản theo chủ nghĩa Mác-Lê nin ở đây: http://www.vientriethoc.com.vn/?vientriet=articles_deltails&id=1322&cat=52&pcat=.

Khi đọc vào cuốn sách ấy rồi thì tôi mới thấy cuốn sách này cũng đáng đọc vì nó giúp tôi hiểu ra/ biết ra thêm được nhiều điều, có thể đúng hoặc sai vì đây là quan điểm của một giáo sư của phương tây (dù là một người ủng hộ chủ nghĩa Mác) nhưng rất đáng chú ý, nên thấy cần ghi lại ở đây để lưu lại cho mình, và chia sẻ (để có cơ hội trao đổi) với những người bạn đọc của blog này. Vì chỉ có chia sẻ, trao đổi, chấp nhận nghe các ý kiến khác biệt thì mới có hy vọng tiếp cận được chân lý.

Xin điểm qua vài điểm mà theo tôi là đáng lưu ý trong cuốn sách của Terry Eagleton. Để cho nhanh, xin bắt đầu từ chương kết luận. Dưới đây là phần dịch nguyên văn:

So there we have it. Marx had a passionate faith in the individual and a deep suspicion of abstract dogma. He had no time for the concept of a perfect society, was wary of the notion of equality, and did not dream of a future in which we would all wear boiler suits with our National Insurance numbers stamped on our backs. It was diversity, not uniformity, that he hoped to see. Nor did he teach that men and women were the helpless playthings of history. He was even more hostile to the state than right-wing conservatives are, and saw socialism as a deepening of democracy, not as the enemy of it. His model of the good life was based on the idea of artistic self-expression. He believed that some revolutions might be peacefully accomplished, and was in no sense opposed to social reform. He did not focus narrowly on the manual working class. Nor did he see society in terms of two starkly polarized classes.

He did not make a fetish of material production. On the contrary, he thought it should be done away with as far as possible. His ideal was leisure, not labour. If he paid such unflagging attention to the economic, it was in order to diminish its power over humanity. His materialism was fully compatible with deeply held moral and spiritual convictions. He lavished praise on the middle class, and saw socialism as the inheritor of its great legacies of liberty, civil rights and material prosperity. His views on Nature and the environment were for the most part startlingly in advance of his time. There has been no more staunch champion of women’s emancipation, world peace, the fight against fascism or the struggle for colonial freedom than the political movement to which his work gave birth.
 

Was ever a thinker so travestied?.

Như thế đó. Mác có niềm tin mãnh liệt vào cá nhân và sự nghi ngờ sâu sắc về chủ nghĩa giáo điều. Mác không có thời gian để phát triển khái niệm về một xã hội hoàn hảo, ông ngờ vực khái niệm bình đẳng, và không hề mơ ước về một tương lai trong đó tất cả chúng ta đều mặc bộ quần áo xanh công nhân có đóng mã số an ninh quốc gia ở sau lưng. Mác mong đợi được nhìn thấy sự đa dạng chứ không phải là sự đồng nhất. Mác cũng không dạy chúng ta rằng mọi người chỉ là những con cờ thụ động trên bàn cờ lịch sử. Mác thậm chí có ác cảm với [sự can thiệp của] nhà nước [vào đời sống] còn hơn cả những người bảo thủ hữu khuynh, và quan niệm rằng chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với một nền dân chủ sâu sắc hơn, chứ không phải là kẻ thù của dân chủ. Mô hình về một cuộc sống tốt đẹp của Mác dựa trên sự tự thể hiện mang tính nghệ sĩ [của từng cá nhân]. Ông tin rằng một số cuộc cách mạng có thể thực hiện một cách hòa bình, và hoàn toàn không chống lại cải cách xã hội. Mác không chỉ tập trung mối quan tâm của mình vào những người lao động chân tay. Ông cũng không hề quan niệm xã hội như là hai giai cấp mâu thuẫn đối kháng [tức giai cấp bị trị và thống trị].

Mác không hề tôn sùng sản xuất vật chất. Ngược lại, ông cho rằng cần phải chấm dứt nó càng sớm càng tốt. Lý tưởng của Mác là nghỉ ngơi giải trí chứ không phải là lao động. Nếu Mác tỏ ra rất quan tâm đến những vấn đề kinh tế đến như vậy thì chỉ vì mục đích muốn giảm thiểu ảnh hưởng của nó đối với loài người mà thôi. Chủ nghĩa duy vật của Mác hoàn toàn tương thích với những niềm tin đạo đức và tinh thần sâu sắc. Mác không tiếc lời ca ngợi giai cấp trung lưu, và có quan niệm chủ nghĩa xã hội phải là người thừa kế những di sản lớn lao về tự do, quyền công dân và sự thịnh vượng về vật chất. Quan điểm về thiên nhiên và môi trường của Mác nói chung là rất tiên tiến so với thời đại của ông. Chưa từng có ai tiên phong hơn trong việc ủng hộ giải phóng phụ nữ, hòa bình thế giới, cuộc chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát xít, hoặc ủng hộ cuộc đấu tranh cho tự do tại các nước thuộc địa so với phong trào chính trị do Mác khởi xướng.

Liệu có nhà tư tưởng nào bị chế nhạo đến thế này chăng?
 
Và đây là câu hỏi đầu tiên của tôi khi đọc cuốn sách này: Nếu quả thật Terry Eagleton nói đúng thì chủ nghĩa Mác khá giống những gì đang diễn ra hiện nay ở các nước "xã hội chủ nghĩa" theo kiểu  Bắc Âu, hoặc nhiều nước tư bản phát triển khác, chứ không giống với những gì đã/đang xảy ra ở những nước cộng sản là những nước cho rằng họ lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin làm kim chỉ nam cho mọi hành động.

Có phải tác giả Terry Eagleton nói rằng "Mác đã đúng" là theo nghĩa này không? Và câu kết thúc độc đáo "Liệu có nhà tư tưởng nào bị chế nhạo đến thế này chăng?" phải chăng là nói về các nước đang tuyên bố lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm ngọn đuốc soi đường?

(còn tiếp)

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Về cuốn sách "Vì sao Marx đúng" của Terry Eagleton (1)

Trước hết, xin có vài dòng giải thích tại sao tôi lại đọc cuốn sách này, khi tôi chưa bao giờ - và có lẽ sẽ không bao giờ - quan tâm đến chủ nghĩa Marx. Mặc dù, cũng giống như bất kỳ ai có học đại học tại Việt Nam, tôi đã được học không ít về chủ nghĩa Mác-Lênin, và tất nhiên là đã thi đạt tất cả các học kỳ triết học Mác-Lê (chứ nếu không thì làm sao mà tốt nghiệp được!).

Vâng, tôi không tự nhiên mà tìm đọc cuốn sách này đâu ạ, nếu tôi không tình cờ đọc được tên cuốn sách và tác giả trong một bài viết của một người rất nổi tiếng hiện nay. Người này là một đồng môn cùng tốt nghiệp Khoa Ngữ văn nước ngoài thuộc trường ĐH Tổng hợp TP HCM (nay là Khoa Ngữ văn Anh thuộc trường ĐH KHXH-NV) dù trước tôi đến 2, 3 khóa, hiện là đại biểu quốc hội với những phát biểu nổi tiếng liên quan đến luật biểu tình và sự ô danh gì gì đó cách đây ít lâu. Vâng, đúng ạ, chính là anh Hoàng Hữu Phước mà báo chí mạng lề trái dám gọi một cách lếu láo, tếu táo là "hotboy" đấy ạ.

Lần này, anh Phước đồng môn của tôi (dù có lẽ anh không biết tôi là ai, thì bây giờ người ta nổi tiếng như vậy rồi còn gì) lại đang có loạt bài nổi đình đám trên blog cá nhân về một cuốn sách còn nổi tiếng hơn là cuốn Bên Thắng Cuộc. Và trong phần mở đầu của bài viết mở đầu trong loạt bài ấy, anh Phước - người có bằng Thạc sĩ về QTKD của một trường đại học của Úc (chương trình liên kết tại VN) gì đấy - đã nhắc đến cuốn sách của Terry Eagleton, với những lời lẽ đao to búa lớn như đập thẳng vào mặt người đọc vậy.

Xin trích lại nguyên văn như sau (xin nói trước, đoạn trích rất dài nhưng chi là một câu thôi, đọc lên khá rối rắm khó hiểu nhưng đó là phong cách cá nhân của anh Phước nên chúng ta cần tôn trọng ạ):

 Trong khi tất cả những nhà trí thức hàn lâm trên toàn thế giới biết rất rõ là chính Karl Marx “đẻ” ra … “chủ nghĩa tư bản” với nội hàm một hệ thống, một phương thức sản xuất, một…”chủ nghĩa”, tức là trước Marx chưa hề có cái gọi là “chủ nghĩa tư bản”, và dương nhiên là chưa hề có bất kỳ thứ gì liên quan đến triết thuyết về “chủ nghĩa tư bản”, nên khi xuất hiện “chủ nghĩa cộng sản” như một hệ thống triết học thì các nhà trí thức hàn lâm mới ra sức nghiên cứu, và tất nhiên dẫn đến việc hoàn toàn tự nhiên là rất nhiều người cho rằng mình đã nhận ra các yếu điểm hoặc các vô lý của triết thuyết “chủ nghĩa cộng sản” nên viết các công trình hàn lâm vĩ đại để bài bác triết thuyết ấy, và cũng là việc hoàn toàn tự nhiên khi rất nhiều người cho rằng mình đã nhận ra các ưu điểm hoặc các hữu lý của triết thuyết “chủ nghĩa cộng sản” nên viết các công trình hàn lâm vĩ đại để ủng hộ triết thuyết ấy, mà gần đây nhất là công trình nghiên cứu mang tên “Tại Sao Marx Đúng?” của Giáo sư Đại học Lancaster Anh Quốc Terry Eagleton do Đại học Yale lừng danh của Hoa Kỳ xuất bản năm 2011 vẫn đang gây cơn sốt chấn động thế giới trí thức hàn lâm chốn trời Âu Mỹ; thì những người Việt chống cộng lại rất cô đơn vì họ không thuộc giới học giả hàn lâm từng có nghiên cứu về (và hiểu) chủ nghĩa cộng sản, không có viết các tác phẩm vĩ đại về kết quả nghiên cứu trừ những bài viết bằng tiếng Việt “hù” người Việt về chủ nghĩa cộng sản chứ chưa hề có “công trình” nào bằng tiếng Anh được giới học thuật Âu Mỹ cho phép đứng vào vị trí “công trình nghiên cứu” có “giá trị”, nên do đó chỉ là thiểu số vô học (về triết thuyết “chủ nghĩa cộng sản”), bất hàn lâm (về triết thuyết “chủ nghĩa cộng sản”), phản học thuật (về triết thuyết “chủ nghĩa cộng sản”), không có khả năng chống lại một triết lý mà chỉ hành động như đám lưu manh chưởi bới đe dọa và chống lại những người tin vào chủ nghĩa cộng sản, mà như thế là vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng, chà đạp tự do của người khác một cách thô bạo, hủy hoại ngôn ngữ (gọi người cộng sản là “khát máu”) một cách bỉ ổi, phơi trần tấm thân tệ hại với chiếc mồm quỷ biện xảo biện ngụy biện về cái gọi là “Việt Nam điêu linh” một cách đáng thương hại, đứng trên và ngập ngụa trong đống phân mà hùng hổ chỉ tay chưởi bới cái hôi thối nào đó của Cộng sản Việt Nam mà trong những kẻ đứng trong phân ấy có cả những “nhà tu hành” Mỹ gốc Việt, tức đám người ngợm không phải là công dân Việt.

Nguồn: http://www.emotino.com/bai-viet/hoanghuuphuoc/ca-nhan.

Chính vì những lời lẽ như "sấm động Nam bang" (!) của HHP mà tôi mới biết rằng có cuốn sách này (vì, như đã nói ở trên, tôi không hề quan tâm đến CN Marx), và trong thời đại cách mạng thông tin và Internet như thế này, tôi đã lên mạng và tìm được, không chỉ là những bài giới thiệu về cuốn sách này, mà còn cả bản .pdf của toàn bộ cuốn sách, tha hồ nghiên cứu. (Nhân tiện, bạn nào quan tâm thì có thể vào đây lấy đem về đọc nhé, đã được lưu và share trong Google Drive của tôi:  https://docs.google.com/file/d/0B23GcuCxvQVBaFRrcHdHTFluYjA/edit).

Tôi cũng đã đọc, well, đọc sơ sơ thôi chứ không đọc kỹ vì cuốn sách không dễ đọc, và còn vì tôi không có nhiều hiểu biết nền tảng về chủ nghĩa Marx (mặc dù đã được học không ít hồi đại học, và còn được điểm rất cao nữa cơ; về chuyện này tôi cũng đã có viết mấy bài trên blog này rồi, các bạn nào hay đọc blog của tôi chắc hẳn vẫn còn nhớ). Và tuy không được giỏi giang, uyên bác như ông nghị đồng môn của tôi là Lăng Tần Hoàng Hữu Phước, tôi nghĩ mình cũng đủ trình độ để nhận ra rằng những gì ông Phước nói ở trên có lẽ không hoàn toàn chính xác.

Thậm chí, tôi nghi ngờ rằng ông Phước có lẽ chưa thực sự đọc cuốn sách của Eagleton nữa cơ, còn nếu đã đọc rồi thì chẳng lẽ ông Phước đọc mà không hiểu (!) hay sao nhỉ?

Tôi đang bận quá, mà cuốn sách lại khá dài và khó đọc, nên tạm thời xin kết thúc entry đầu tiên về cuốn sách này bằng một vài câu hỏi dành cho ông Phước, như sau:

1. Ông Phước dịch tựa tiếng Anh của cuốn sách sang tiếng Việt thành: Tại sao Marx đúng. Không rõ ông có chú ý rằng tựa tiếng Anh của cuốn sách là thì quá khứ (Why Marx was right) không ạ?

Nếu có ai đó nói rằng cái tựa sách này có nghĩa là Marx chỉ đúng trong quá khứ, chứ hiện nay giá trị tư tưởng của Marx cũng đã lỗi thời rồi (nói cách khác, tựa cuốn sách phải dịch là Tại sao hồi đó Marx đúng -  ý nói bây giờ không còn đúng nữa) thì ông sẽ trả lời ra sao? (Nói thêm, việc chỉ ra thì quá khứ trong cái tựa này là do công của anh PHN Giang Nam Lãng Tử, xin cám ơn anh!)

2. Ông nghĩ gì về nhận định sau đây của tác giả bài điểm sách của tác giả Tristam Hunt đăng trên tờ Guardian (UK) vào tháng 5/2011 nói về cuốn "Why Marx was right"?  Bài điểm sách ấy ở đây: http://www.guardian.co.uk/books/2011/may/29/why-marx-was-right-eagleton-review.

"Marx is more diminished than enhanced by Terry Eagleton's defence of him" (Giá trị của Marx càng giảm đi thay vì tăng lên với sự bênh vực của tác giả Terry Eagleton).

Tạm thời mới là 2 câu hỏi như thế đã, ông Phước nhé. Tôi còn nhiều câu hỏi khác về cuốn sách này dành cho ông, nhưng thôi để dành đến khi có thêm chút thời gian. Chỉ một nhận xét ngắn: Cuốn sách này có làm chấn động dư luận gì như ông nói đâu ạ? Các bài điểm sách đều chỉ ra những sơ hở, sai sót, mơ hồ trong lập luận của cuốn sách quá dễ dàng và thuyết phục cơ mà. Có đúng là ông Phước đã đọc cuốn sách này không nhỉ?
 

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Lời bình tác phẩm "Có 500 năm như thế" của một giáo sư Mỹ

Cuốn "Có 500 năm như thế" có lẽ đã quá nổi tiếng và không cần dựa vào danh tiếng của bất cứ ai để quảng cáo cho nó nữa. Nhưng việc một GS Sử học của Mỹ, Liam Kelly thuộc ĐH Hawaii (tiểu sử ở đây: http://manoa.hawaii.edu/history/node/44) viết lời bình cho cuốn sách vốn đã được giải thưởng Sách Hay năm 2012 của Hồ Trung Tú cũng vẫn cứ là một "sự kiện" đáng quan tâm, phải không các bạn?

Mở ngoặc một chút: Liam Kelly còn là một blogger với tên Việt là Lê Minh Khai, địa chỉ leminhkhai.wordpress.com, nhưng các entry trên blog này chỉ được viết bằng tiếng Anh thôi. Và bài viết bình tác phẩm "Có 500 năm ..." mới vừa được đăng trên blog này vào ngày hôm qua, còn nóng hổi.

Các bạn đọc bản dịch bài viết này của tôi dưới đây nhé. Tôi trình bày dạng song ngữ để mọi người dễ theo dõi. Bản gốc ở đây: http://leminhkhai.wordpress.com/2013/01/19/the-cham-viet-frontier-as-a-middle-ground/.

--------------------------------------

The Cham-Việt Frontier as a “Middle Ground”

Biên giới Chăm-Việt với tư cách là "vùng chuyển tiếp"

One of the most important books written about the history of North America in recent decades is Richard White’s The Middle Ground: Indians, Empires, and Republics in the Great Lakes Region, 1650-1815. What this book did that was so important is that it examined the contact between Native Americans (or “Indians”) and white settlers (French, British, etc.) in one area of North America over a period of a couple of centuries, and explained that interaction in much more complex and sophisticated terms than anyone had before.

Một trong những cuốn sách quan trọng nhất được viết về lịch sử Bắc Mỹ trong những thập niên gần đây là cuốn Vùng chuyển tiếp: Thổ dân Mỹ, các đế chế, và các nền cộng hòa trong khu vực Ngũ Đại Hồ, 1650-1815. Cuốn sách này đã làm được một điều rất quan trọng, đó là xem xét lại sự tiếp xúc giữa những người Mỹ bản địa (mà ta hay gọi là thổ dân Mỹ - Indians) và những người da trắng (người Pháp, người Anh vv) tại một khu vực ở Bắc Mỹ trong suốt thời gian vài thế kỷ, và giải thích sự tương tác này dưới cái nhìn tổng hợp và sâu sắc hơn bất cứ tác giả nào đã làm trước đó.

To quote from the back cover, the book “seeks to step outside the simple stories of Indian/white relations – stories of conquest and assimilation and stories of cultural persistence. It is, instead, about a search for accommodation and common meaning.”

“It tells how Europeans and Indians met, regarding each other as alien, as virtually nonhuman, and how between 1650 and 1815 they constructed a common, mutually comprehensible world in the region around the Great Lakes. . . Here the older worlds of the Algonquins and various Europeans overlapped, and their mixture created new systems of meaning and of exchange.”

Dẫn lại đoạn trích ở bìa sau, cuốn sách này "nhằm thoát ra khỏi những câu chuyện đơn giản về mối quan hệ giữa thổ dân Mỹ và dân da trắng - những câu chuyện nói về sự chinh phục, đồng hóa cũng như những câu chuyện nói về sự bền bỉ của những giá trị văn hóa. Thay vì làm như vậy, cuốn sách này tìm hiểu sự thích nghi và chia sẻ những giá trị chung."

"Cuốn sách kể về việc người châu Âu và thổ dân Mỹ đã gặp nhau ra sao, đã xem nhau như những kẻ xa lạ đến từ hành tinh khác, thậm chí dường như không phải là con người, và rồi trong khoảng thời gian từ năm 1650 đến 1815 đã tạo ra được một thế giới khả ngộ [tức thế giới mà người ta có thể hiểu được*] chung cho cả hai bên tại khu vực xung quanh vùng Ngũ Đại Hồ... Nơi đây những thế giới cổ xưa của người Algonquins [thổ dân sinh sống ở khu vực phía Đông Bắc Mỹ*] và nhiều người Âu khác đã chồng lấn lên nhau, và sự pha trộn này tạo ra các hệ thống giá trị và sự giao lưu mới".

“Finally, the book tells of the breakdown of accommodation and common meanings and the re-creation of the Indians as alien and exotic.”

In other words, White depicts a time when Native Americans and white settlers didn’t really understand or like each other, but nonetheless found ways to live with each other (although plenty of problems and violence persisted), and created a shared world.

"Cuối cùng, cuốn sách kể về sự chấm dứt của quá trình thích nghi và chia sẻ các giá trị chung, và sự tái tạo lại hình ảnh của người thổ dân Mỹ như những kẻ kỳ quặc từ hành tinh khác đến."

Nói cách khác, White [tác giả của cuốn sách*] đã kể lại một giai đoạn mà người Mỹ bản địa và những người nhập cư da trắng thực sự không hiểu về nhau và cũng chẳng thích nhau, nhưng vẫn tìm được phương cách nào đó để chung sống (dù cũng có rất nhiều vấn đề và rất nhiều bạo lực), và tạo ra một thế giới chung.

I’ve been reminded of White’s book recently as I have been reading a work by Hồ Trung Tú called Có 500 năm như thế: hình dung sự hình thành bản sắc Quảng Nam [There Were 500 Years Like That: Picturing the Formation of the Characteristics of Quảng Nam].

This book covers a lot of ground. It looks in detail, for instance, at the “Southern Advance” (Nam tiến), or southward migration of Việt-speaking peoples over the centuries, and points out that it was really much more complex than a smooth southward movement like that term implies.

This critique of the Nam tiến is one that many people are familiar with. What people will find that is refreshing in this book is its effort to keep the Cham in the picture of the Nam tiến.

Tôi nhớ đến cuốn sách của White vì gần đây tôi đang đọc một tác phẩm của Hồ Trung Tú có tựa là Có 500 năm như thế: hình dung sự hình thành bản sắc Quảng Nam.

Cuốn sách đề cập đến rất nhiều vấn đề. Chẳng hạn, tác giả đã xem xét kỹ lưỡng về vấn đề "Nam tiến", tức là quá trình di chuyển về phía Nam của những nhóm người nói tiếng Việt trong suốt nhiều thế kỷ, và chỉ ra rằng mọi việc phức tạp hơn rất nhiều chứ không phải chỉ là một sự di chuyển dễ dàng về phía Nam, như cụm từ này đã gợi ra.

There are some scholars outside of Vietnam who have written about the southward movement of Việt peoples and have talked about how the Việt changed as they adopted cultural practices from people like the Cham and the Khmer. In making this argument, however, these writers have focused on the Việt. We never really see the Cham very clearly. They are simply there somewhere for the Việt to assimilate things from.

On the other extreme, Hồ Trung Tú criticizes scholars in Vietnam who make the same argument about Việt adoption of the cultural practices of others, but who describe a process where Việt migrate into areas that people like the Cham have abandoned (after a war, for instance). Here again, the Cham are acknowledged, but they are still not really there in the story.

Đã có những tác giả nước ngoài viết về quá trình tiến về phía Nam của các dân tộc Việt và họ cũng đã nói về những thay đổi khi người Việt tiếp thu các nền văn hóa Chăm và Khmer. Tuy nhiên, khi đưa ra lập luận này, các tác giả chỉ chú trọng vào người Việt. Chúng ta hầu như ít khi thấy được rõ ràng về hình ảnh của người Chăm. Họ chỉ đơn giản là đã tồn tại ở đâu đó để cho người Việt có thể tiếp thu điều này điều khác.

Với quan điểm hoàn toàn trái ngược, HTT phê phán các học giả VN có lập luận tương tự về việc người Việt tiếp thu văn hóa của các dân tộc khác, mà lại đi mô tả quá trình này như thể người Việt đã di dân đến những vùng mà người dân ở đó, ví dụ như người Chăm, đã bỏ hoang (chẳng hạn như sau một cuộc chiến tranh). Cũng vậy, ở đây sự tồn tại người Chăm có được thừa nhận, nhưng họ không thực sự có mặt trong câu chuyện ấy.

Hồ Trung Tú, by contrast, tries to keep the Cham in the picture, and tries to document their continued presence in areas that Việt migrated into/occupied. He also points out, for instance, that there were periods of time when in Quảng Nam the Việt were a minority living amidst a Cham majority, and that we therefore have to think about what kind of interactions took place in such locations at such times.

In a long section on language, one intriguing argument that Hồ Trung Tú makes is that the reason why the version of Vietnamese spoken in the Quảng Nam region is so different from the Vietnamese just on the other side of the Hải Vân Pass might be because the Vietnamese in Quảng Nam is “Chamicized” (I’m inventing this term here), namely, that it resembles the Vietnamese that was spoken by people whose native language was Cham.

Ngược lại với các tác giả trước đó, HTT cố gắng đưa người Chăm vào bức tranh này, và cố gắng đưa các cứ liệu về sự hiện diện liên tục của người Chăm tại những khu vực mà người Việt di dân đến và cư trú. Tác giả cũng chỉ ra rằng, chẳng hạn, đã có những giai đoạn mà tại Quảng Nam người Việt chỉ là một thiểu số sinh sống giữa đa số người Chăm, và vì vậy chúng ta cần phải suy nghĩ xem những tương tác như thế nào đã diễn ra tại những khu vực như vậy trong thời gian ấy.

Trong một phần viết khá dài về ngôn ngữ, HTT đã đưa ra một lập luận khá thú vị để giải thích lý do tại sao tiếng Việt được sử dụng ở khu vực QN và phía bên kia đèo Hải Vân lại quá khác biệt nhau như vậy: điều đó là do tiếng Việt ở QN đã bị  Chăm hóa" (tôi mới sáng tác ra từ này ở đây thôi), tức là, ngôn ngữ ấy giống với thứ tiếng Việt của những người nói tiếng Chăm bản ngữ.

I’m not a linguist and have no way of verifying this view (for a positive review [in Vietnamese] of this work by a linguist, however, click here), but what I do like about this point is that it makes us think about Cham-Việt relations in complex ways. In what context would such a new version of a language appear? The explanations about the Nam tiến to date (where the Việt adopt Cham practices) cannot explain why the Việt would end up speaking Vietnamese the way that some Cham did.

To explain that we need a more complex understanding of the history of Cham-Việt relations than one that sees a uni-directional process of Việt moving southward and assimilating cultural elements from other peoples.

Tôi không phải là một nhà ngôn ngữ và không có cách nào để có thể kiểm chứng quan điểm này (tuy nhiên, có thể đọc những nhận xét tích cực (bằng tiếng Việt) về cuốn sách ấy ở đây [mở ngoặc: không có link kèm theo ở đây; ai muốn đọc thì vào trang leminhkhai.wordpress.com mà đọc nhé]), nhưng quan điểm ấy làm tôi thích vì nó cho phép ta suy nghĩ về quan hệ Chăm-Việt một cách phức tạp hơn. Trong những hoàn cảnh như thế nào thì người ta có thể tạo ra được một phương ngữ mới nhỉ? Những lời giải thích về cuộc Nam tiến cho đến nay (theo đó, người Việt đã bắt chước nhiều thói quen của người Chăm) không thể giải thích được tại sao người Việt cuối cùng lại nói tiếng Việt theo kiểu của người Chăm như thế.

Để giải thích điều này ta cần phải hiểu sâu sắc hơn về lịch sử mối quan hệ Chăm-Việt chứ không chỉ như là một quá trình đơn hướng trong đó người Việt di chuyển xuống phương Nam và tiếp nhận các yếu tố văn hóa từ những dân tộc khác.

Hồ Trung Tú’s Có 500 năm như thế thus does a good job of pointing out the need to think about the Nam tiến and Cham-Việt relations in more complex ways, and the ideas it offers get the reader thinking about these issues.

And as I reflect upon these issues while reading this book, I keep thinking of White’s Middle Ground. If you changed a few words on the back cover of that book, it could probably describe the history of Cham-Việt contact quite well:

Cuốn sách Có 500 năm như thế của HTT vì vậy đã làm rất tốt việc chỉ ra nhu cầu suy nghĩ về cuộc Nam tiến và mối quan hệ Chăm-Việt một cách đa chiều hơn, và những ý tưởng mà cuốn sách này đưa ra có thể giúp độc giả suy nghĩ về những vấn đề ấy.

Và khi tôi suy nghĩ về điều này khi đọc cuốn sách ấy, tôi cứ nghĩ mãi đến tác phẩm Vùng chuyển tiếp của White. Nếu bạn thay đổi một vài từ trong phần trích dẫn từ bìa sau của cuốn sách của White, thì đoạn trích dẫn ấy có thể sẽ mô tả rất tốt lịch sử cuộc tiếp xúc Chăm-Việt:

“It tells how Việt and Cham met, regarding each other as alien, as virtually nonhuman, and how between 1306 and 1471 they constructed a common, mutually comprehensible world in the region around Quảng Nam.”

“Finally, the book tells of the breakdown of accommodation and common meanings and the re-creation of the Cham as alien and exotic.”


"Cuốn sách kể về việc người Việt và người Chăm đã gặp nhau ra sao, đã xem nhau như những kẻ xa lạ đến từ hành tinh khác, thậm chí dường như không phải là con người, và rồi trong khoảng thời gian từ năm 1306 đến 1471 đã tạo ra được một thế giới khả ngộ [tức thế giới mà người ta có thể hiểu được*] chung cho cả hai bên tại khu vực xung quanh Quảng Nam."

"Cuối cùng, cuốn sách kể về sự chấm dứt của quá trình thích nghi và chia sẻ các giá trị chung, và sự tái tạo lại hình ảnh của người Chăm như những kẻ kỳ quặc từ hành tinh khác đến."


This is not exactly what Hồ Trung Tú does in his book, but he takes the discussion a long way in this direction. And it’s an enlightening direction to go.

HTT không thực sự làm điều này trong cuốn sách của mình, nhưng tác giả đã dẫn dắt độc giả đi theo hướng này suốt một đoạn đường dài. Và đó quả là một hướng đi sáng suốt.
-------
* = chú thích của PA

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Nghe lại Sông Trăng của Andy Williams

Entry này tôi bắt đầu đã lâu rồi, khi nghe Andy Williams mất, có lẽ cũng đã vài tháng. Với tôi, đây là một tin quan trọng, vì Andy Williams là một trong số không nhiều những ca sĩ mà tôi thích, nên muốn viết một cái gì đó để ghi lại sự kiện này. Nhưng bận quá nên viết dở dang rồi lưu vào nháp và quên đi. Hôm nay mới có chút thì giờ để tìm ra bài viết dở dang này và hoàn tất nó.

Nhắc đến Andy Williams thì không thể không nhắc đến bài hát Sông Trăng (Moon River). Một bài hát mà tôi nghe lần đầu (qua giọng hát của Andy Williams) là thích ngay lập tức, thích đến độ run rẩy. Một bài hát thật tuyệt, từ giai điệu đến ca từ. Và cảm xúc chứa trong những ca từ ấy.

Thực ra, cho đến tận bây giờ tôi cũng không thực sự hiểu hết lời của bài hát. Mà hình như tác giả của nó cũng không định làm cho ai hiểu. Nhưng có thể vì cảm xúc là những gì ta cảm nhận trực tiếp chứ không cần phải hiểu thông qua logic của ngôn ngữ, hoặc cũng có thể vì giai điệu của bài hát và những hình ảnh trong bài hát - dòng sông, ánh trăng, đứa trẻ lang thang, cầu vồng, ngã rẽ ... - đã giúp trí tưởng tượng của tôi "điền vào chỗ trống" những gì mà tôi không thể phân tích bằng ngôn ngữ, nên bài hát đối với tôi vẫn thật hay. Thật đẹp, thật mơ màng, và cũng thật buồn. Buồn, một cách mơ hồ, "tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn..."

Xin các bạn thưởng thức dưới đây. Nhưng trước hết, xin tặng các bạn bản dịch của tôi - vừa mới dịch, nóng hổi:

Dòng sông trăng, mênh mông một dặm xa
Một ngày ta sẽ băng qua giòng nước xiết
Ôi dòng sông mơ ước, bóp nát trái tim ta
Sông về đâu ta cũng theo về phương ấy
Hai đứa trẻ lang thang bước vào thế giới
Bỡ ngỡ nhìn trời đất bao la
Cầu vồng đưa ta tận cuối trời xa
Chờ nhau nơi ngã rẽ
Này tên bạn giang hồ tôi hỡi
Dòng sông trăng, cùng đi với tôi ...

Các bạn nghe bản Sông Trăng do Andy Williams hát ở đây nhé: http://www.youtube.com/watch?v=LK4pmJQ6zgM 
-----------
Cập nhật tối cùng ngày, 18/1/2013

Bài Sông Trăng này chắc chắn là đã có nhiều người dịch, có điều là tôi chưa đọc bản dịch của ai cả. Vì cảm thấy không có nhu cầu; chỉ là hôm nay cao hứng thì ngồi dịch nó ra thôi.

Bản dịch của tôi là dịch thô, khá trung thành với bản gốc. Bản đưa lên hồi chiều là nghĩ đến đâu dịch đến đó, không trau chuốt lại. Giờ nhìn lại, tôi có sửa vài chữ, cho nó có chút vần điệu và có vẻ thơ hơn.

Đây có lẽ cũng là thói quen của những người làm thơ hoặc dịch thơ. Thì, ý tứ ùa đến, thế là người ta viết luôn một lèo. Sau đó nhìn lại thì chăm chút thêm một chút, cho gọn gàng, đẹp đẽ hơn (ấy là theo ý mình nghĩ thế, chứ có đôi khi độc giả lại chê bản sau dở hơn bản trước). Nhưng lần này, tôi chỉnh sửa cũng còn vì người bạn thơ "bí ẩn" của tôi (bí ẩn vì chưa bao giờ gặp cả) lại mới gửi cho tôi bản dịch của anh, dịch từ cách đây hơn 2 năm, để góp vào bài viết này cho ... xôm tụ. Kèm thêm mấy lời nhận xét flattering làm cho tôi rất khoái chí như thế này:

So với mấy bản dịch MOON RIVER hiện có,thì bản dịch mới nhất của cô có chất và khẩu khí lắm, đặc biệt là câu : " Tên bạn giang hồ của tôi ơi " nghe bụi và hay kinh khủng!

(Hì hì, nhưng mà câu ấy tôi đã sửa lại chút ít rồi, cho nó hợp vần điệu với mấy câu trên hơn một chút, lỡ nó dở đi thì ráng chịu thôi anh Dũng nhé.)

Mời các bạn đọc bản dịch của anh Dũng ở dưới đây:


SÔNG TRĂNG
Sông Trăng ơi một dặm dài phía trước
Ước ngày nào sánh bước bên em
Em như một giấc mơ êm

Hay tàn phá trái tim ta tan nát
Dù em có đi cùng trời cuối đất

Ta sẽ theo em góc bể chân trời
Đôi kẻ phiêu du thế giới gọi mời
Đến và thấy những bến bờ cô lẻ
Ta sẽ đi cuối tận cầu vồng em nhé 
Đợi chờ nhau nơi ngã rẽ mênh mang
Rồi  như đôi bạn thuở Sông Trăng
Ta về lại bến sông ngày cũ ...
Hoàng Anh Dũng , 2010

Moon River
Moon River wider than a mile
I'm crossing you in style some day.
Oh, dream maker, you heart breaker,
wherever you're going I'm going your way.
Two drifters off to see the world.
There's such a lot of world to see.
We're after the same rainbow's end--
waiting 'round the bend,
my huckleberry friend,
Moon River ... and me

Lời Việt: Phạm Duy
Dưới trăng
Ngồi dưới trăng lắng im nghe lòng ta
Thổn thức bao chuyện ngày qua... sầu đau
Hỡi người dấu yêu, sao đành nỡ quên...
Sao đành tình ta vỡ tan như cánh chim lìa bay?
Lòng đắm say những khi ta gần nhau,
Ngồi dưới ánh trăng dịu êm cùng mơ...
Con thuyền trôi về đâu dưới trăng vàng?
Cớ sao một mình ta ngồi dưới ánh trăng lẻ loi
Buồn vấn vương... chán chường...

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Nhớ năm 1989

Một bạn trẻ (well, không trẻ lắm nhưng trẻ hơn tôi gần chục tuổi) vốn là cựu sinh viên ĐH Tổng hợp, Khoa Anh (khóa 1986-1990) mới gửi lên fb một tấm hình thời còn đi học, chụp từ năm 1989. Tôi nhìn vào, và giật mình, vì trong tấm hình đó có cả tôi của cách đây vài chục năm, lúc ấy còn là một cô giáo trẻ (well, trẻ tương đối, vì còn tuổi đôi mươi, mặc dù cũng sắp từ hăm sang băm rồi).  Với rất nhiều người đồng nghiệp và thầy cô cũ khác.

Và những ký ức cũ chợt ùa về. Năm 1989, đối với tôi là một mốc thời gian thật quan trọng, vì đó là năm đầu tiên tôi được ra nước ngoài (với tư cách là giảng viên), mà lại đi tận Mỹ cơ đấy, sau biết bao năm nước Mỹ được xem là thù địch của VN. Rất trùng hợp là cũng năm ấy Đông Âu lại đang có rất nhiều biến chuyển. Tôi nhớ một lúc nào đó vào khoảng cuối năm 88, đầu năm 89, tự nhiên toàn thể giảng viên được triệu tập để nghe nói chuyện - nói đúng hơn là nghe phổ biến quan điểm chính thức của Đảng và Nhà nước! - về sự kiện Ba Lan và Công đoàn Đoàn kết. Mọi người xôn xao, đặc biệt là những đảng viên; riêng tôi vẫn chẳng hiểu gì, nên vẫn dửng dưng. Không hiểu là đương nhiên, là vì thời ấy làm gì có thông tin nào khác ngoài những gì mà báo chí được phép phổ biến, hoặc những gì mà chúng tôi được "học tập" thông qua hệ thống chính quyền, đoàn thể (nào là công đoàn, rồi đoàn thanh niên, rồi hội phụ nữ - tôi vì không phải là đảng viên nên không phải/được đi học tập với tư cách là đảng viên).

Cũng năm ấy, tôi nhận được giấy mời của GS Ladinsky (bà vừa mất trong năm 2012) sang ĐH Wisonsin - Madison 3 tháng làm visiting scholar. Lúc ấy, khi đã xin được giấy tờ (rất nhiêu khê) và sắp đi, tôi đến chào cố GS Lê Văn Diệm (trong hình là người thứ ba từ bên phải sang ở hàng đứng, cao, đeo kiếng) thì ông cứ gặn hỏi mãi xem là tôi đi rồi có ý định gì nữa không (sau này tôi hiểu là ông muốn hỏi tôi có về lại VN không hay là tìm cách ở lại). Ông không nói thẳng ra, nhưng sau này nghĩ lại tôi hiểu là ông khuyên tôi tìm cách ở lại, rồi ông kể chuyện bạn bè của ông đang ở nước ngoài, ông nói năm 1975 trước khi SG bị "thất thủ" thì có cơ hội đi nhưng không đi vì nghĩ mọi việc không tệ đến thế, còn sau này thì vì ông nhát gan, "không có cái gan để vượt" (ý nói là vượt biên).

Đấy là chuyện hiểu ra sau này. Nhưng lúc nói chuyện với ông, tôi vẫn chẳng hiểu ông muốn nói gì. Và, với sự ngây thơ đến ngu ngốc (cố hữu), tôi đã rất ngạc nhiên vì câu hỏi đó; và trả lời rằng đương nhiên tôi sẽ về chứ! Tôi chỉ xin đi có 3 tháng thôi mà. (Hu hu, nghĩ lại thấy mình ... ngu quá! Năm ấy tôi chỉ mới 29 tuổi thôi, hoàn toàn có thể đi học lại để "làm lại" sự nghiệp. Nếu cố tình ở lại thì chắc cũng ở được, mà nếu thế thì bây giờ chắc chắn là đời mình đã khác!). Tôi đâu có ngờ rằng tôi chỉ sang Mỹ có vài ngày thì ở TQ xảy ra vụ Thiên An Môn; lúc ấy tôi còn được xem trên TV cảnh người sinh viên đứng trước xe tăng trong vụ đàn áp đẫm máu lúc ấy nữa. Rồi sau đó là Đông Âu sụp đổ, cũng trong khoảng thời gian tôi đang ở Mỹ hoặc sau đó chút ít. Nhiều người Việt ở Đông Âu lúc ấy nhân vụ này bỗng trở thành công dân của một nước tự do, ở lại luôn không về VN nữa (hoặc mãi sau này mới về, với tư cách công dân nước khác).

Nhưng tôi vẫn cứ về; tôi về, đúng đầu tháng 9/1989, không trễ hơn lấy 1 ngày! Khi tôi về đến VN, một người thầy khác của tôi, một đảng viên, tỏ ra vô cùng kinh ngạc khi thấy tôi, và thốt ra bằng lời: Thầy nghĩ em không về nữa. Tôi nghe như vậy thậm chí còn bị xúc phạm, vì như thế tức là thầy tôi không tin tôi, nghĩ rằng tôi lừa dối nhà trường (là điều tôi không bao giờ có thể làm; thà nói thật và bị thiệt thòi nhưng đầu óc nhẹ nhõm, còn hơn là nói dối mà cứ lo ngay ngáy không biết khi nào thì bị phát hiện). Sau này tôi còn nghe một người bạn đồng nghiệp kể lại, cũng xung quanh việc thay đổi chính trị ở Đông Âu, có một vài người ở trường tôi đang đi học tập, nghiên cứu ở Đông Âu như Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc vv cũng đã ở lại, mà những người này đa số là đảng viên, gia đình cách mạng, lý lịch trong sạch đấy nhé! Bạn ấy kể rằng chính người thầy đó còn hỏi rằng, ví dụ như nếu có gì thay đổi ở VN thì những đảng viên thường như ông sẽ phải đi học tập bao nhiêu năm nhỉ? Và chúng tôi đều thấy câu hỏi đó rất là kỳ lạ! Thì vẫn không hiểu tình hình thế giới mà lại. (Nhân tiện, cô bạn đồng nghiệp vừa nêu giờ cũng là công dân Mỹ rồi chứ đâu còn ở VN nữa!)

Tôi cũng còn khá nhiều kỷ niệm khác gắn với năm 1989, chủ yếu là liên quan đến việc "đi, ở" của những bạn bè, đồng nghiệp, học trò, người quen. Đa số những người tôi mà tôi quen biết ở khoa Anh thời đó đều đã sinh sống, học tập ở các nước nói tiếng Anh, và trong đó, có lẽ phải đến phân nửa là đã đi không về nữa. Những người ấy giờ đây đều thành đạt ở xứ lạ quê người. Nhìn vào trong bức hình chụp năm 89 ở trường ĐH Tổng hợp (cơ sở 2, tức Đại học Văn khoa cũ hoặc ĐH KHXH-NV thời nay), tôi thấy có đến gần 1/2 số người quen của tôi nay đã thành công dân nước ngoài rồi. Mà toàn là những người có tài, nếu có một cơ chế sử dụng tài năng của họ thì đây cũng là một nguồn nhân lực để đóng góp vào việc xây dựng đất nước.

Hôm nay, nhìn lại tấm hình chụp năm 89 và nhìn lại những khuôn mặt cũ, tôi chợt thấy buồn. Buồn, vì không còn tìm được những người bạn của thời ấy. Họ đã trở thành công dân của những nước khác, tự do và dân chủ hơn nhiều. Và còn buồn hơn vì đã hơn 20 năm rồi, một thế hệ đã qua, nhưng tình hình VN vẫn còn nhiều mặt chưa có gì thay đổi. Đôi khi tôi tự hỏi, cái gì đã khiến cho Việt Nam chậm thay đổi đến như vậy?

Tôi là người đứng thứ ba từ bên trái, đeo mắt kiếng, tay ôm bó hoa
Thôi thì thôi, để mặc mây trôi ...


Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Sài Gòn có mùa Đông không nhỉ?

Câu hỏi này chợt xuất hiện trong đầu tôi sáng nay khi chạy xe đến trường cho một buổi seminar ngày chủ nhật.

Buổi sáng ngày cuối tuần, đường vắng. Bầu trời Sài Gòn vốn thường ngày xanh ngắt và nắng vàng chói lọi đến nhức cả mắt, hôm nay lại có màu trắng xám u buồn. Và lạ hơn, trời có những hạt mưa, hạt thưa nhưng nặng và quất mạnh xuống thịt da những người đi đường, lạnh buốt. Và gió, thỉnh thoảng lại thổi đến, nhẹ thôi, nhưng không phải là làn gió mát hào sảng của phong cách Sài Gòn mà ta vẫn quen, mà là làn gió buốt, làm ta co người lại vì lạnh, và nghĩ đến cái rét mướt của mùa Đông miền Bắc.

Mùa Đông mà tôi đã biết đến từ rất lâu qua văn của Thạch Lam với Nhà mẹ Lê - một mùa Đông buốt giá, âm u, và rất nghiệt ngã với những phận nghèo. Và mùa Đông mà chính tôi đã trải qua, lần đầu tiên là vào năm 1991 khi tôi ở Hà Nội khoảng 1 tuần trước khi đi sang học ở Úc một năm, VN lúc ấy chỉ vừa mới mở cửa và Hà Nội trong vẫn còn vẻ nghèo nàn, tiều tụy của một thủ đô mới trải qua một cuộc chiến tranh tàn khốc và một nền kinh tế bao cấp. Tôi vẫn nhớ, lúc ấy là lần đầu tiên tôi thấy cả tuần lễ bầu trời cứ xam xám buồn bã như vậy, thỉnh thoảng lại mưa phùn rả rích, và không hề thấy ánh mặt trời. Đó là lần đầu tiên tôi cảm thấy nhớ và thực sự biết ơn về bầu trời xanh và ánh nắng vàng chói chang hào phóng của Sài Gòn, và mới thực sự hiểu được hết cái cảnh khổ của những người nông dân đói rét trong văn của Thạch Lam, Nam Cao và Ngô Tất Tố.

Sài Gòn có mùa Đông không nhỉ? Thực ra câu hỏi này đã được trả lời từ rất lâu rồi, với bài hát nổi tiếng mà một người bạn của tôi thời học Gia Long và sau đó cùng tiếp tục học với nhau thêm 4 năm đại học đã rất thích và hát rất hay: Anh ở trong này chưa thấy mùa Đông/Nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ .... Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó rằng tác giả của bài thơ rất hay và được nhạc sĩ Phạm Tuyên phổ nhạc ấy vốn là một anh bộ đội, năm đầu tiên 1976 ở trong Nam và hưởng mùa Đông đầu tiên ở Sài Gòn, đã thốt lên những lời ca ngợi rất thật lòng ấy: "Thật diệu kỳ là mùa Đông phương Nam"



Nhưng thật ra theo tôi nhớ thì chính mùa Đông năm 1976 ấy Sài Gòn rất lạnh - well, lạnh theo tiêu chuẩn của Sài Gòn.. Đến nỗi mọi người bảo, mấy anh bộ đội miền Bắc vào đây dường như đã đem theo cả cái lạnh vào. Hình như là nhiệt độ ở SG năm ấy xuống chỉ còn 16, 17 độ, một điều rất hiếm thấy- nên mọi người đều bất ngờ, chẳng ai có đủ quần áo lạnh để mặc và các cửa hàng bán đồ len bỗng đắt hàng khủng khiếp. Nhưng nếu so với cái lạnh của miền Bắc thì vẫn chưa thấm tháp vào đâu cả, vì chỉ mới bằng nhiệt độ thấp nhất của máy lạnh mà thôi. Và chắc chắn là những người nghèo của Sài Gòn khó lòng mà hiểu được đúng ý nghĩa đói rét của miền Bắc; nếu có thì người nghèo ở đây chỉ hiểu từ  đói khát mà thôi (thì trời nắng mà).

Vâng, Sài Gòn, thành phố phương Nam ấm áp đến diệu kỳ ấy, chắc là không thể có mùa Đông đúng nghĩa. Nhưng, thỉnh thoảng vẫn có một thoáng mùa Đông đến với Sài Gòn, như hôm nay. Để mọi người hiểu được tại sao một anh bộ đội miền Bắc chỉ hưởng một mùa Đông đầu tiên tại Sài Gòn là đã làm được một bài thơ xuất sắc như bài thơ đã được phổ nhạc ấy - bài Gửi nắng cho em. Và cũng để cho mọi người nhận ra cái hào phóng của khí hậu miền Nam, lúc nào cũng thừa nắng vàng và thừa những làn gió mát.



"Cây bàng mồ côi mùa Đông"?






Cây khế trĩu quả của nhà hàng xóm

Chùm hoa Sử quân tử trồng làm giàn cổng vẫn nở những chùm hoa hồng hồng xinh xắn

Và cây bông Trang trắng nhà tôi vẫn cứ um tùm, tỏa hương thơm ngát

Buổi trưa, trở về nhà giữa 12 giờ mà trời vẫn không hề có nắng. Tôi đi lang thang ở khu vực gần nhà, quanh khu Trần Bình Trọng, Lê Quang Định, chợ Bà Chiểu để chụp lại hình ảnh "mùa Đông Sài Gòn". Vì tôi nghĩ dường như khung cảnh cũng hơi giống mùa Đông đấy, trời giữa trưa mà âm u, đường vắng. Những cái cây trong sân nhà tôi đã rụng bớt lá, trông khá xác xơ.

Nhưng về nhà mở hình ra mới thấy dù lá đã rụng bớt, nhưng cây vẫn rất xanh tươi. Đặc biệt là cây bàng, bàng mùa Đông mà lá vẫn dày, xanh mướt. Và ôi kìa, lại còn có cả một cây Phượng với những chùm hoa nở muộn màng - muộn, hay là quá sớm nhỉ. Thế này thì làm sao mà bảo là mùa Đông được cơ chứ?

Đăng lên đây chia sẻ với các bạn. Và để biết rằng, Sài Gòn thực sự không thể có mùa Đông! Không có ở bên ngoài, mà chắc là cũng không có ở trong lòng nữa, phải không?

Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi!
---------
Đưa lên đây thêm hai tấm hình chụp vào ngày 23 Tết Nhâm Thìn 2012, cũng vào lúc giữa trưa, để thấy SG nắng vàng chói chang hào phóng như thế nào. Thật diệu kỳ là mùa Đông phương Nam, phải không các bạn?