Tin đồn về Giang Trạch Dân thì cho đến nay đã chẳng còn ai quan tâm nữa. Cụ Dân có lẽ vẫn còn sống; nhưng nếu chẳng may cụ đã qua đời, thì có lẽ cũng chẳng có gì quan trọng lắm, vì một cụ già 84 tuổi, dù có là cựu chủ tịch của TQ, thì cũng không còn đáng quan tâm gì mấy nữa, vì cụ đã là lịch sử rồi (buồn thế, nhưng đó là sự thật, dù có là sự thật đau lòng).
Điều đáng nói của vụ này nằm ở chỗ khác: nó chứng tỏ cho cả thế giới thấy phương pháp "quản lý thông tin" của TQ (và cả VN nữa) không những không có hiệu quả trong thời đại ngày nay, mà thậm chí còn có mặt trái. Mặt trái đó là: mọi người dân không còn niềm tin vào những thông tin chính thức (đã bị kiểm duyệt chặt chẽ) do truyền thông của nhà nước đưa ra nữa (dù nó có thể là thông tin đúng), mà sẵn sàng tin vào những thông tin không chính thống (truyền thông lề trái, nói theo kiểu VN), dù nó có thể hoàn toàn không đúng!
Một vài đoạn đáng trích dẫn từ bài viết nói trên:
But regardless of whether Jiang is alive or dead, this incident is only the latest in a line of wild rumors that illustrate how the Chinese government’s insistence on having total control over the media gives way to wild rumors that further undermine the media’s credibility, and with it, the government’s.
Dịch (thoát) đoạn in đậm:
... minh họa rằng việc kiểm soát toàn bộ báo chí truyền thông của TQ đã tạo ra mọi loại tin đồn làm giảm lòng tin vào báo chí và cùng với nó là miềm tin vào chính phủ.
The government now finds itself in a terrible position. Even if the rumors were completely false, as they claim, the tight media control has made people suspicious, and the end result is that regardless of what the government says, no one is going to believe they’re telling the whole truth. My guess is that even if a beaming, bright-eyed Jiang Zemin walked in front of the camera on the CCTV News tomorrow evening, many people would still be convinced that the government had been covering up something.
... việc kiểm soát báo chí nghiêm nhặt đã làm cho dân chúng nghi ngờ, và kết quả là chính quyền có nói gì đi nữa thì dân chúng cũng sẽ không ai tin rằng điều đó là sự thật hoàn toàn.
In the absence of any kind of real transparency, fake information and rumor are just as valuable as actual news. In fact, they’re even more valuable, because by the the time the real news comes out, everyone has been convinced by the rumor....
Do thiếu minh bạch, nên thông tin giả và tin đồn trở nên cũng quan trọng như thông tin thật.
Và đây là kết luận của bài viết:
What remains to be seen is whether the government will adapt its own movements to attempt to keep up with social media like Weibo (possible), whether they’ll just drop the hammer and ban social sites entirely (unlikely), or whether they’ll keep bumbling along in their current pattern, erasing another smidgen of credibility with each fumbled news item and rumor-gone-wild.
Tóm tắt đoạn kết nói trên:
Chẳng hiểu rồi CP TQ sẽ làm gì: thay đổi chính sách thông tin để có thể "cạnh tranh" với các trang mạng như Weibo, hay cấm sạch truyền thông xã hội, hay vẫn tiếp tục như bây giờ (đối phó, chạy theo "chấn chỉnh" dư luận).
Chà, bài viết này sao giống viết cho VN quá nhỉ? Nhà nước VN có nghĩ gì không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đây là blog cá nhân, mong các bạn chỉ đưa những nhận xét ôn hoà, không cực đoan, không kích động hận thù, và tôn trọng sự khác biệt, để không gây rắc rối, bất lợi cho chủ blog.