Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Tất cả các dòng sông đều mất tích

"Tất cả các dòng sông đều chảy" là tựa một cuốn tiểu thuyết khá nổi tiếng của tác giả người Úc Nancy Cato. Cuốn tiểu thuyết này, vốn có tựa tiếng Anh là All the rivers run, đã được dịch sang tiếng Việt, và cũng khá ăn khách ở VN. Có thể đọc bài giới thiệu về cuốn sách này ở đây.

Nhưng hôm nay tại sao tôi lại quan tâm đến tiểu thuyết với sông ngòi như thế này nhỉ? Không, chủ đề của entry này của tôi chẳng liên quan gì đến sông ngòi hay tiểu thuyết gì đâu. Chẳng qua đấy là cái tựa rất mỉa mai của một bài báo đăng trên mạng, tất nhiên là của bọn tư bản phản động nước ngoài (không phải là mấy nước XHCN anh em như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, hay Cuba thân yêu của chúng ta đâu), viết về vụ đồn đoán liên quan đến nguyên chủ tịch TQ Giang Trạch Dân mà thôi.

Hừm, đúng là bọn nhà báo tư bản đểu giả, chuyên chống phá cách mạng ở các nước XHCN tươi đẹp. Chúng viết rất lếu láo như thế này đây: Sau những tin đồn đoán về cái chết của GTD, tất cả những con sông của TQ đều mất tích. Đây này.

Chúng viết cái gì trong bài ấy nhỉ? Các bạn thử đọc dưới đây nhé, những đoạn đáng chú ý:

Searches for the Yangtze River’s Chinese name – Chang Jiang —on Sina.com’s Weibo microblogging platform came up empty on Wednesday, as did searches for a number of other Chinese rivers. The likeliest explanation is a torrent of rumors circulating online since Tuesday that former president Jiang Zemin is either gravely ill or has already died. Mr. Jiang’s surname means “river.”

Chỉ vì tin đồn về cái chết của cựu chủ tịch Giang mà tất cả mọi thứ có dính đến chữ "giang" (nghĩa là sông) đều bị cấm sạch. Mệt thế đấy.

Mệt thì mệt, nhưng nhiệm vụ chính trị thì vẫn phải làm, tôi hình dung câu trả lời của chính phủ TQ là như thế. Để giữ vững sự ổn định chính trị, điều rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia.

Tôi hoàn toàn đồng ý. Ổn định mới phát triển được. Nhưng ổn định bằng cách nào mới là đáng nói chứ. Bằng cách trấn áp, hoặc bít mọi nguồn thông tin ư? Hừm, có lẽ không hiệu quả lắm, tôi tin thế.

"Trái cấm thì hấp dẫn, và nước uống trộm thật ngọt ngào", tôi nhớ có một câu danh ngôn tiếng Anh có nghĩa như thế mà.

Vậy chứ ở TQ, việc kiểm duyệt như vậy - hẳn là tốn kém lắm, vì cần phải nuôi dưỡng một đội quân "an ninh mạng" suốt ngày làm việc cần mẫn - liệu có mang lại hiệu quả như mong muốn không nhỉ?

Tôi không biết. Chỉ biết rằng theo bài viết của phóng viên báo đài tư bản phản động kia thì hình như hiệu quả không cao lắm thì phải.

Đây này:

As always, it remains unclear whether the censorship effort has managed to calm speculation about Mr. Jiang’s death or encouraged it further. Jiang-related rumors and commentary remained rife Wednesday night on Twitter, which is blocked in China but can be accessed by means of firewall circumvention software. And while Sina’s content police have gotten wise to the image of the empty suit of clothing, it remains available on Google+.

Thấy chưa!

Chẳng hiểu sao tốn kém thế mà hiệu quả không cao, nhưng người ta vẫn làm nhỉ?

Không ai biết cả, kể cả tôi, tất nhiên. Tôi chỉ biết kể từ mấy ngày qua, tất cả các con sông của Trung Quốc đều ngưng chảy. Không, nói đúng hơn, chúng không còn tồn tại nữa. Mất tích!

Chẳng biết đến bao giờ mới gặp lại những con sông của TQ trên mạng Internet đây? Chỉ biết, gần đây "hoa lài" cũng đã mất tích. Cậu em của tôi ở Mỹ, rất nghiện trà tàu, và rất thích uống trà lài, đã cho tôi biết như thế: tìm trà lài của TQ trên mạng thì lâu nay đã không tìm được nữa, từ ngày CM hoa lài ở châu Phi nổ ra.

Bó tay!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đây là blog cá nhân, mong các bạn chỉ đưa những nhận xét ôn hoà, không cực đoan, không kích động hận thù, và tôn trọng sự khác biệt, để không gây rắc rối, bất lợi cho chủ blog.