1. Trên báo của Indonesia, tờ Jakarta Globe, ở đây: VN biểu tình chống TQ kéo dài sang tháng thứ hai. Tin này lấy theo hãng thông tấn AP, và được đăng trên nhiều tờ báo khác nữa, ví dụ như tờ Sun Star của Philippines, tờ Manichi của Nhật, tờ Strait Times của Singapore, trang CTV của Canada, và cả trên trang Arabnews của Ả Rập nữa. Trời, thế là VN nổi tiếng khắp thế giới về vụ biểu tình này rồi!
Đặc biệt, phần kết luận của bài báo có nhắc đến chị Hằng, người cầm loa để hô các khẩu hiệu yêu nước, dù vừa bị bắt vào tuần trước. Hoan hô chị Hằng, người xứng đáng là con cháu Triệu-Trưng, chị nhé. Các đoạn đáng chú ý trong bài báo dưới đây:
About 200 Vietnamese protesters marched around the capital's landmark lake on Sunday demanding that China stay out of Vietnam's territory, despite a new plan for Beijing and its neighbors to work together to resolve disputed areas in the South China Sea.
The demonstration — the latest in a series of protests held on weekends for the past two months — went on despite a crackdown by police over the past two weeks in which protesters were detained and hauled away on buses, with some of the demonstrators beaten.
Tóm tắt: Khoảng 200 người đi biểu tình để đòi TQ không được xâm phạm lãnh thổ VN, mặc dù đang có kế hoạch để Bắc Kinh và các nước láng giềng cùng làm việc để giải quyết những vùng tranh chấp trên biển Hoa Nam! (Hừm, chỗ này nhà báo Indonesia viết bất lợi cho các nước nhỏ quá, như vậy mai mốt vùng lãnh thổ nào của nước khác mà TQ muốn chiếm thì cứ đến đó gây “tranh chấp” rồi đòi ngồi lại cùng giải quyết hay sao?)
Cuộc biểu tình này là một trong nhiều cuộc biểu tình liên tục vào mỗi cuối tuần kéo dài trong 2 tháng vừa qua, vẫn tiếp diễn dù hai tuần trước đó những người biểu tình đã bị bắt giữ và ném lên xe buýt để chở đi, một số còn bị đánh đập. (Chỗ này nhà báo Indo tỏ ra khách quan, không bình luận gì thêm, mà chỉ đưa sự kiện để người đọc tự rút ra kết luận. Theo tôi, thực ra chỉ cần đưa sự kiện là đủ rồi. Vì hình như chẳng có ở đâu trên trái đất này khi người dân biểu tình ôn hòa chống ngoại xâm lại thì bị chính nhà nước bắt bớ, đánh đập như thế này đâu nhỉ? Khi những nước bè bạn với VN, hoặc có thiện cảm, muốn giúp đỡ VN, mà đọc những tin tức như thế này thì họ nghĩ gì?)
2. Trên tờ Interaksyon, chẳng biết của nước nào, ở đây, có bài viết mang tựa đề Người Việt tổ chức biểu tình chống TQ ngay sau đàn áp. Tin lấy theo hang AFP của Pháp, có nhiều điểm khác với tin của AP ở trên. Cùng lấy tin theo hãng này còn có nhiều tờ báo khác của Mã Lai, Ấn Độ, Châu Âu (trang Europe News), Những đoạn đáng chú ý dưới đây:
Police in Vietnam allowed up to 300 peaceful anti-Chinese protesters to march in central Hanoi on Sunday after their suppression of earlier rallies sparked anger on the Internet.
It was the eighth consecutive Sunday that protesters have gathered over tensions in the South China Sea.
Authorities tolerated the first five small protests near the Chinese embassy, but then forcibly dispersed two demonstrations and briefly detained people after talks between Hanoi and Beijing in June.
Công an VN đã cho phép khoảng 300 người biểu tình ôn hòa chống TQ tuần hành ở trung tâm HN sau khi việc đàn áp đoàn biểu tình vào mấy tuần trước đó đã châm ngòi cho sự thịnh nộ [của người dân] trên Internet.
Đây là chủ nhật thứ 8 liên tiếp có biểu tình vì những căng thẳng ở biển Hoa Nam.
Nhà cầm quyền đã nhân nhượng cho 5 lần biểu tình đầu tiên diễn ra gần ĐSQ TQ, nhưng sau khi có những trao đổi giữa HN và Bắc Kinh vào tháng 6 thì đã dùng vũ lực giải tán 2 đoàn biểu tình và câu lưu những người tham gia biểu tình trong một thời gian ngắn.
(Đoạn dịch ở trên tự nó đã đủ, tôi thấy không cần bình luận nữa.)
3. Một mẩu tin rất ngắn trên báo Hồng Kông, ở đây. Trích dẫn dưới đây:
Authorities tolerated the first five small protests near the Chinese embassy, but then forcibly dispersed two demonstrations and briefly detained people after talks between Hanoi and Beijing in June. The latest protest took place at a different location -- around Hoan Kiem lake which is a popular meeting place for Hanoi residents and foreign tourists.
Nhà cầm quyền cho phép 5 cuộc biểu tình nhỏ trước đó ở gần ĐSQ TQ, nhưng sau đó đã dùng vũ lực đàn áp 2 đoàn biểu tình và câu lưu một số người trong một thời gian ngắn, sau khi có cuộc nói chuyện giữa HN và Bắc Kinh vào tháng 6. Cuộc biểu tình lần này diễn ra tại Hổ Hoàn Kiếm, là nơi mọi người trong và ngoài nước thường đến chơi và gặp gỡ nhau.
Cũng không cần bình luận cho đoạn này.
Nào, bây giờ là câu hỏi của tôi: Nếu bạn là người ngoại quốc, khi đọc những bài viết nói trên thì bạn sẽ nghĩ gì về VN nào? Cả về nhà nước, lẫn về nhân dân, các bạn nhé!
Chào Cô Phương Anh!
Trả lờiXóaThực ra em có rất nhiều nhận xét nhưng chỉ xin chia sẻ với Cô và mọi người 02 điều:
1. Chính quyền Việt Nam không sợ Trung Quốc đâu, điều mà họ sợ nhất là nhân dân Việt Nam. Nếu cuộc biểu tình chống Trung Quốc thành công thì chắc chắn đó sẽ là tiền đề cho các cuộc biểu tình chống tham nhũng, bất bình đẳng, bất công, áp bức, bóc lột khác đã và đang diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Các công cụ quyền lực của Đảng đang bị chi phối bởi quá nhiều lực lượng. Do mất định hướng nên chúng thường có những phản ứng trái ngược và tiêu cực.
Cám ơn bạn đã thức khuya để viết một bài rất hay cho mọi người
Trả lờiXóaInterAksyon.com is the online news portal of TV5, a television and radio broadcasting network based in Quezon City, Philippines. News on InterAksyon.com is gathered from its own dedicated news team, from the news pool of News5, which includes TV5 and its affiliate radio station, Radyo Singko 92.3 FM, and from various news wire services.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaMình cũng có suy nghĩ giống bạn bình luận đầu tiên, nhưng bạn nói không sợ TQ thì mình không đồng ý, mà ý mình là sợ tất cả điều bạn nói và cả sợ TQ về rất nhiều vấn đề, trong đó có cả vấn đề đi đêm, khuất tất với nhau nếu khui ra cho toàn dân biết thì e rằng nó còn kinh tởm hơn cả vỡ bể phốt ở sân bay nội bài!
Trả lờiXóaBan Nac danh 11:53 ngay 25/7
Trả lờiXóaToi buoc long phai xoa comment cua ban vi no co the vi pham phap luat VN, nen mong ban thong cam va chu y can than hon trong nhung lan comment sau.
PA