“Heo TQ, mạng VN” là cái quái gì thế nhỉ?
À, là thế này. Hôm trước tôi đọc báo trên mạng, thấy đâu đó có cái tin là thịt heo TQ đã vào đầy thị trường VN lâu nay. Tức là thêm một thứ hàng hóa TQ cho người VN dùng, với giá rẻ, hẳn là thế.
Hàng TQ có chất lượng như thế nào thì chắc là bây giờ chẳng ai cần giải thích nữa. Thế nhưng trong các loại hàng hóa kém chất lượng của TQ, thì thực phẩm kém chất lượng là đáng lo ngại nhất. Vì nó là những thứ chúng ta ăn vào người, nếu nó kém chất lượng, nói cách khác là nếu nó chứa những chất độc hại, thì xem như là chúng ta tự đưa chất độc vào người, nói cách khác là tự tử đấy (hoặc nói theo kiểu giang hồ hơn thì là “tự xử”!)
Nói về thực phẩm, thì thịt heo là một trong những loại thực phẩm rất phổ biến ở VN. Hầu như ngày nào trong các bữa cơm của VN cũng đều có sử dụng thịt heo cả. Nếu không phải là thịt kho (nhiều kiểu khác nhau), thì cũng là thịt heo xào (trong các món rau xào có thịt), hoặc thịt heo bằm để nấu canh, hoặc ở trong nhân các loại bánh mặn như patechaud, bánh quai vạt, bánh chưng, bánh giò, bánh xèo, bánh cuốn…
Thịt heo TQ có đảm bảo được về chất lượng không? Dường như trong một bài báo nào đó trên báo lề phải, một vị quan chức đã nói rằng nếu nói thịt heo TQ (đang được bán ở VN, tất nhiên) là kém chất lượng thì cũng chưa có chứng cớ gì. Nhưng thực ra trên thế giới thì ai cũng biết về một loạt những sự cố có liên quan đến sự an toàn của thực phẩm TQ, đến nỗi trong cuốn sách Death by China có một câu nói đùa, đó là “Đố biết ở TQ người ta gọi ‘thực phẩm TQ’ là gì? Là ‘thức ăn’ đấy!” Điều đáng cười ở đây là người ta phân biệt ‘thức ăn’ (thông thường) với ‘thực phẩm TQ’, vì thực phẩm TQ không đáng xem là thức ăn, do nó rất có hại cho sức khỏe.
Thịt heo TQ không an toàn như thế nào? Đây này: Thịt heo phát sáng do nhiễm vi khuẩn có chứa phosphore, ở đây. Không chỉ có thế, từ lâu nay những nhà chăn nuôi TQ vẫn dùng chất “bột heo nạc”, một hóa chất có tên là tonyred hay còn gọi là ractopamine, để cho ra loại thịt heo nhiều nạc, ít mỡ, trông rất ngon và phù hợp với sức khỏe, nhưng thực ra rất nguy hiểm cho con người, có thể làm tử vong đối với những người huyết áp cao, tiểu đường, hoặc bị bệnh glaucoma tức bệnh cao nhãn áp. Thông tin có thể tìm ở đây.
Thực phẩm nhiễm độc ở TQ phổ biến đến nỗi chính quyền TQ đã phải ra tay. Từ tháng 3/2011 họ đã đề ra kế hoạch trong vòng một năm sẽ ‘đập tan âm mưu’ của những nhà chăn nuôi sử dụng thức ăn gia súc có trộn các hóa chất độc hại, theo thông tin của trang An toàn thực phẩm, ở đây. Những vụ scandals về an toàn thực phẩm của TQ đã làm cho người tiêu dùng toàn thế giới cảnh giác và tẩy chay thực phẩm TQ (vốn không thể được xem là thức ăn, vì thiếu an toàn cho người, theo tác giả của Death by China).
Chỉ riêng ở VN thì thịt heo TQ vẫn được nhập vào thoải mái, nhất là theo các đường tiểu ngạch. Không những thế, cách đây vài ngày tôi đọc báo còn thấy một công ty thức ăn gia súc nào đó của VN, theo báo nói là lớn nhất nước, nay đã bị một công ty TQ nắm cổ phần áp đảo (hình như là trên 70%), tức trên thực tế công ty này giờ đây thuộc quyền điều hành của TQ. Vậy là giờ đây họ toàn quyền quyết định xem chúng ta nên ăn loại thịt heo nào, thịt nhiều nạc (bằng cách sử dụng bột heo nạc), hay thịt tự phát sáng (để tiết kiệm điện, dành cho … trí thức hay làm việc vào ban đêm, ví dụ thế?), hoặc một loại thịt mới có đặc điểm kỳ quái nào đó mà đến nay ta chưa thể nghĩ ra. Trời ơi, chỉ nghĩ đến đã sợ rồi!
Nên entry của tôi mới có cái tựa là “heo Trung Quốc, mạng VN” là như thế đấy!
-----
Nhân tiện, tình cờ sao hôm nay trên báo Thanh Niên lại có bài viết này của Thanh Thảo, cũng chủ đề hàng TQ, với câu mở đầu rất đắt: Của rẻ, của ôi. Đọc ở đây. Nếu tôi không nhầm, thì hình như Thanh Thảo là một người đồng nghiệp của tôi, trước đây dạy ở ĐHSP hay sao ấy. Xin hoan hô sự lên tiếng của những người trí thức!
Blog này là hậu thân của BlogAnhVu đã bị tôi xóa do một số vấn đề kỹ thuật. Như tên gọi của blog, Just for myself, nó chỉ là nhật ký cá nhân, dù ở dạng mở, nhằm ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của chính tôi về những vấn đề xung quanh mình. Vì là nhật ký mở, tôi cũng chia sẻ đến những người đồng cảm, nhưng không chịu trách nhiệm nếu ai đó lấy bài đi và sử dụng ở nơi khác với những mục đích riêng. Nếu có comment, xin sử dụng ngôn từ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng những quan điểm khác biệt.
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
van de ban neu ra cuc ky nghiem trong /nen gui cho cac dong chi hung dung sang trong doc /
Trả lờiXóaKhông chỉ đến bi giờ ,những thông tin như thế này mới đến với dư luận xã hội.Không thể nói rằng những người trên cao không biết một là họ cam tâm bán rẻ sức khỏe và tính mạng người dân vì đồng tiền dơ bẩn,hai là họ sợ...
Trả lờiXóaVề vấn đề thịt heo phát sáng lân tinh (tức là tự phát ra một màu sáng mờ mờ màu xanh khi để miếng thịt vào trong bóng tối; tiếng Anh gọi là phosphorescence)thì có lẽ miếng thịt này bị nhiểm một vài loại vi trùng nào đó (thí dụ vi trùng thuộc về họ Pseudomonas) trên bề mặt của nó và chính những vi trùng này tự phát sáng lân tinh. Nếu nấu chín thì những vi trùng này cũng không độc hại gì (xem vào đây http://oddculture.com/weird-stuff/glowing-bacteria-and-you/ ). Vấn đề thịt bị nhiểm vi trùng bởi cách mình rờ, cầm v. v. là chuyện bình thường, cho nên mình phải nấu chín thịt trước khi ăn để diệt vi trùng .
Trả lờiXóaRiêng về chuyện trộn chất ractopamine vào trong thức ăn gia súc để làm cho thịt heo có nhiều nạc và ít mở-- các nước như Mỹ, Úc, Canada, Thailand cho phép xử dụng; nhưng các nước TQ, Taiwan, Malaysia, Liên Hiệp Âu Châu và 150 nước khác không cho phép xử dụng (http://en.wikipedia.org/wiki/Ractopamine )
Thực hư như thế nào? Chất Rectopamine thực sự không độc, không gây ung thư theo như một nghiên cứu của Liên Hiệp Âu Châu (http://www.efsa.europa.eu/en/efsajournal/pub/1041.htm )
Ở Mỹ thịt heo bán trong các siêu thị hầu như có rất ít mở, hầu như là thịt nạc 100%. Bởi vậy nếu muốn nấu những món như Bún Bò Huế, thịt heo kho trứng v.v. thì mình phải đi chợ của người TQ mới mua được thịt heo có mở thì nấu mới ngon được.
Sở dĩ các nước như TQ, Taiwan "cấm" xữ dụng Rectopamine là vì họ muốn dùng cách này để hạn chế nhập cảng thịt heo từ Mỹ (xin xem bài đã dẫn chứng ở trên).
Có thể thịt heo của TQ hay nói chung đồ ăn của TQ còn có những chất độc hay những vấn đề khác, nhưng về những chuyện vừa nói ở trên thì không nên lo lắng cho lắm.
Có lẽ Thanh Thảo là nhà thơ (có tập thơ Khối vuông Rubic) nhà báo, không thể dạy ĐHSP được đâu.
Trả lờiXóaNgày xưa khi báo Thanh Niên còn oanh oanh liệt liệt với TBT Nguyễn Công Khế, Thanh Thảo viết bình luận xã hội hay lắm,sắc sảo tuy có điều hơi cứng...Bây giờ cả hai cùng ỉu xìu .
Giang Nam lãng tử ghi ý kiến trên. Có thể nhầm, nữ sĩ Phương Anh xem lại giùm.
Trả lờiXóaĐồng bào ơi, tẩy chay hàng TQ ! Đừng ham của rẻ!
Trả lờiXóaGiang Nam lãng tử