Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Kỷ niệm 90 năm thành lập ĐCSTQ, truyền thông thế giới viết gì? (1)

Về các dịp kỷ niệm lớn như thế này, báo chí viết gì nhỉ? Hừm, chắc thế nào cũng điểm qua một chút lịch sử, rồi nhấn mạnh một số thành tựu, một số sai lầm, và có thể có một chút dự đoán tương lai sắp đến. Riêng đối với mấy nước theo chế độ cộng sản, tức các nước có đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo (vì không có nhu cầu đa đảng mà lại) giống như TQ và VN, và hiện nay trên thế giới ngoài 2 nước láng giềng môi hở răng lạnh này thì còn 2 nước nữa là Bắc Triều Tiên và Cuba, thì thế nào cũng phải có trích dẫn những phát biểu của các lãnh đạo nữa.

Đã thành chuẩn mực (norm) rồi, cứ thế mà làm, người viết chẳng cần phải nghĩ, và độc giả cũng khỏi cần đọc!

Cho nên lẽ ra thì tôi cũng chẳng đọc về kỷ niệm thành lập ĐCSTQ làm gì, vì bản thân không phải là đảng viên, cũng chưa bao giờ có ý định vào, lại càng không phải là người Trung Quốc mặc dù lâu lâu cũng có người bảo trông cũng giống (!!!). Nhưng do hiện nay tình hình biển Đông đang căng thẳng, nên tôi tò mò lên mạng tìm thử xem trên các bài viết về dịp quan trọng này có cái gì đó liên quan đến tình hình biển Đông hay không, vậy thôi.

Và để khách quan, tôi tìm hai nguồn thông tin (chỉ bằng tiếng Anh, vì tôi không đọc được tiếng khác ngoài tiếng Việt, tất nhiên). Trước hết, những bài của truyền thông TQ như Nhân dân nhật báo, Tân Hoa xã, Hoàn cầu thời báo, vv. Rồi đến những bài của truyền thông phương Tây như BBC, VOA, CNN, đại khái thế. Xem thử tình hình thế nào, cho biết.

Và đây là những gì tôi tìm được, xin giới thiệu tóm tắt ở đây kèm nhận xét của tôi (chủ quan, tất nhiên, và chỉ đại diện cho quan điểm của chính tôi thôi, không liên lụy gì đến ai nhé!!!!).

Trước hết, từ báo Tàu (ý quên, sorry, TQ!):

1. Tân Hoa Xã: Các lãnh đạo, đảng phái nước ngoài chúc mừng ĐCSTQ nhân dịp 90 năm thành lập. Cái này giống cách đưa tin của VN quá đi thôi, cứ y như hai anh em sinh đôi ấy! Ở đây này.

À mà này, tôi đọc đi đọc lại bài viết này của Tân Hoa Xã, thấy họ không hề nhắc đến lời chúc mừng của lãnh đạo VN dù chỉ một chữ nhé, thề có Chúa đấy! Trong khi nhiều nước khác nhỏ hơn hoặc ít quan trọng hơn rất nhiều cũng được nhắc đến, ví dụ như Kenya ở châu Phi hoặc Campuchea ngay sát nách ta. Các thử bạn đọc kỹ đi mà xem nào. Trong khi VN và TQ không chỉ có 16 chữ vàng, 4 tốt, rồi sông liền sông, núi liền núi, rồi môi hở răng lạnh, rồi đồng chủng đồng văn, và gì gì nữa đấy.

(Mở ngoặc: mấy tờ nhật báo của VN mà tôi vẫn đọc như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, SGTT vv cũng không thấy nhắc đến dù chỉ một giòng về dịp kỷ niệm lớn này).

Phải hiểu điều này thế nào nhỉ?

2. Tân Hoa Xã: ĐCSTQ ca ngợi những thành tựu trong 90 năm qua. Ở đây. Lại giống kiểu VN rồi. À mà quên, ĐCSTQ có trước ĐCSVN đến 9 năm, vậy tức là ta bắt chước họ chứ nhỉ? Hừm...

Nhưng thử xem họ ca ngợi những gì nào? Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của họ đã nói đây này, các bạn xem nhé (trích từ Tân Hoa Xã):

The first is the new-democratic revolution winning national independence and liberation of the people. [...] The second is the socialist revolution and establishment of the basic socialist system. The third is the great new revolution of reform and opening up and the creation and development of socialism with Chinese characteristics [...]

Tóm lại là có 3 thành tựu: giành độc lập và giải phóng dân tộc; thực hiện cuộc CM XHCN và thiết lập hệ thống XHCN cơ bản (ý nói thời Mao chủ tịch); và cuộc CM mới nhằm cải cách và mở cửa đất nước, và thiết lập CNXH mang màu sắc TQ.

Nghe quen quen, cũng giông giống kiểu VN (ý quên, bản quyền của họ!)

Bài này chưa hết ở đây, mà còn khá dài, theo kiểu nói về những khó khăn, thách thức hiện nay, rồi một lô một lốc các định hướng, chỉ đạo vv. Để toàn đảng, toàn dân, toàn quân đồng lòng thực hiện ấy mà (cái câu toàn ... toàn ... toàn này là do tôi thêm vào đấy, không phải của Tân Hoa Xã đâu!)

3. Nhân dân nhật báo: "Mô hình Trung Quốc" và vai trò của Đàng (tức là ĐCSTQ, tất nhiên). Đây là một bài viết dạng Ý kiến (opinion) đăng trên tờ NDNB nhân dịp thành lập ĐCSTQ, với tác giả được giới thiệu là một giáo sư đại học tại Peru. Nội dung của bài viết, như có thể đoán được, chủ yếu là sự ca ngợi đối với ĐCSTQ trong việc lãnh đạo đất nước Trung Hoa với tư cách một đảng chính trị duy nhất.

Dưới đây là một đoạn ca ngợi bằng cách so sánh TQ với Ấn Độ, một cách ca ngợi rất thành công cho mô hình chính trị kiểu TQ (độc đảng):

The advantages China has with the CPC leading it can be seen, for example, when it is compared to India, another fast emerging country. Because India has a multi-party political system, it takes time to make a decision and gets bogged down in fruitless debates at times when quick decisions are needed. But the CPC's dominant role in China's political system assures that decisions are speedy. The result is that things get done faster in China than in India. China thus enjoys an advantage over India in terms of higher economic growth and political stability.

Tóm tắt hai chỗ tô đậm: Do Ấn Độ đa dảng nên có những lúc cần quyết định nhanh thì lại mất thì giờ vào việc tranh cãi. Còn TQ chỉ có một đảng nên mới hơn hẳn Ấn Độ về phát triển kinh tế và ổn định chính trị.

Nghe mê chưa? Ưu thế của "độc đảng" hơn hẳn "đa đảng" như thế thì ai cần đa đảng làm gì nữa? Nhưng sao bọn tư bản phương tây lại ngu đến vậy nhỉ? Mà đã ngu đến thế, nhưng sao chúng lại phát triển đến thế nhỉ? Khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hóa nghệ thuật, tất thảy đều hơn ta hết.

Khó hiểu thật!

5. Nhân dân nhật báo: Toàn văn Diễn văn nhân dịp 90 năm ĐCSTQ của Hồ Cẩm Đào đã dịch sang tiếng Anh có thể tìm ở đây.

Tạm thời dừng ở đây đã, xem như là hết phần 1. Phần 2 về báo chí phương Tây đến mai viết tiếp, buồn ngủ rồi!

3 nhận xét:

  1. The advantages China has with the CPC leading it can be seen, for example, when it is compared to India, another fast emerging country. Because India has a multi-party political system, it takes time to make a decision and gets bogged down in fruitless debates at times when quick decisions are needed. But the CPC's dominant role in China's political system assures that decisions are speedy. The result is that things get done faster in China than in India. China thus enjoys an advantage over India in terms of higher economic growth and political stability.

    hè hè, lý luận kiểu này là lý luận cùn, sặc mùi bào chữa, mị dân. Lý thuyết về quản trị đã chỉ rõ, phong cách lãnh đạo độc đoán chỉ phù hợp khi tổ chức còn nhỏ, và cần những quyết sách tức thời, còn khi tổ chức đã lớn, phải dựa trên dân chủ. Đất nước TQ vĩ đại nhưng tiềm ẩn đầy mâu thuẫn. Với phong cách lãnh đạo độc tài của Trung Cộng như hiện nay, chắc chẳng còn xa nữa TQ sẽ tanh bành chia năm sẻ bảy như Liên Xô thôi.

    Mong sao sớm có ngày đó.

    Trả lờiXóa
  2. Tại phương Tây họ "ngu" nên mới "cần" phát triển,... >:D

    Kotaro Wu

    Trả lờiXóa

Đây là blog cá nhân, mong các bạn chỉ đưa những nhận xét ôn hoà, không cực đoan, không kích động hận thù, và tôn trọng sự khác biệt, để không gây rắc rối, bất lợi cho chủ blog.