Đây là entry cũ của tôi đã đăng trên blog này vào ngày 2/10/2011.
Tôi chưa bao giờ đăng lại bài cũ của mình trên blog. Nhưng hôm nay, sau khi đọc báo mạng thấy có những dư luận liên quan đến quân đội nhân dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tôi bỗng nhớ ra rằng mình đã có viết một bài liên quan đến việc này. Nên lấy ra, đăng lại, xem như góp tay một phần vào việc góp ý sửa đổi hiến pháp như chủ trương của Đảng và Nhà nước và lời kêu gọi của Quốc hội.
Nhân tiện nói thêm: Mới đây dư luận hơi ồn ào về những phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng về chỉ đạo của các ông rằng phải quan tâm lãnh đạo việc góp ý Hiến pháp, và xử lý những trường hợp lợi dụng góp ý Hiến pháp để đòi hỏi dân chủ, chống phá Nhà nước gì gì đấy. Tôi thấy hơi thất vọng về những phát biểu này, vì nó thật dở và tạo ra thêm chứng cứ để báo chí nước ngoài tiếp tục kêu ầm lên là chúng ta không có tự do dân chủ. Tôi nghĩ, có lẽ ông TBT khi phát biểu ở Vĩnh Phúc thì quên mất là mình đang phát biểu trước ống kính truyền hình cho toàn dân xem, mà vẫn nghĩ là mình chỉ đang nói với riêng các Đảng viên mà thôi.
Điều này thỉnh thoảng tôi vẫn thấy xảy ra trong các kỳ họp mà ngày xưa khi còn làm ở trường công tôi vẫn hay dự. Chả là tôi không phải là Đảng viên, nhưng lúc ấy lại là "cốt cán" (tức là có chức vụ), một trường hợp hiếm (nói thêm: tôi hết sức kính trọng người sếp cũ đã dám bổ nhiệm tôi vào chức vụ khi chưa/không là Đảng viên). Trong các cuộc họp cán bộ chủ chốt ấy, tuyệt đại đa số cán bộ chủ chốt là Đảng viên, nên các vị lãnh đạo ở trên cứ thoải mái nói về quần chúng có thái độ thế này, có dư luận nọ kia, cần phải chấn chỉnh như thế, như thế. Ngồi ở đó nghe những phát biểu như thế nhưng không phải là Đảng viên, tôi ý thức rất rõ cái thân phận của tôi mà bọn "không thân thiện" (hình như lời của ông nghị HHP) thường gọi là "công dân hạng hai", một người ngoài Đảng. Thậm chí đôi khi tôi còn có cảm giác Đảng vẫn đang tiếp tục tiến hành một cuộc chiến tranh giữa 2 bên, một bên là ta (Đảng), còn lại là địch (tất cả những người ngoài Đảng), nghe đôi khi rất khó chịu và chạnh lòng.
Tôi nghĩ, đây là một lối suy nghĩ đã thấm quá sâu vào dầu các vị lãnh đạo Đảng từ thời còn chiến tranh, Đảng còn hoạt động bí mật, còn bị đàn áp nên luôn phải có thái độ cảnh giác với mọi người xung quanh mình, kể cả các thường dân, và luôn phải có tư duy "ta, địch" rõ ràng. Nhưng ngày nay thì Đảng đã nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện từ mấy chục năm nay rồi mà vẫn còn như thế thì rất dở, thưa Đảng, vì nó không làm cho nhân dân thấy mình có quyền dân, quyền bình đẳng trước pháp luật giữa những người ngoài Đảng và trong Đảng, và - suy rộng ra - là quyền con người. Là những điều mà Hiến pháp Việt Nam đều khẳng định (tôi nghĩ thế?), tức là những quyền hiến định như người ta thường nói. Có lẽ Đảng cũng nên chú ý đến điều này để cho dân tin yêu hơn (và không nhao nhao đòi bỏ Điều 4 nữa, dù tôi biết có đòi thì Đảng cũng chẳng chịu đâu mà).
Tản mạn vài (chục) dòng như thế, còn dưới đây là bài cũ, xin đăng lại cho mọi người đọc, xem như là góp ý Hiến pháp cho đúng chủ trương và lời kêu gọi nhé. Chỉ còn có 1 tháng nữa thôi, hôm nay 1/3 rồi còn gì!
----------------
Tôi chưa bao giờ đăng lại bài cũ của mình trên blog. Nhưng hôm nay, sau khi đọc báo mạng thấy có những dư luận liên quan đến quân đội nhân dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tôi bỗng nhớ ra rằng mình đã có viết một bài liên quan đến việc này. Nên lấy ra, đăng lại, xem như góp tay một phần vào việc góp ý sửa đổi hiến pháp như chủ trương của Đảng và Nhà nước và lời kêu gọi của Quốc hội.
Nhân tiện nói thêm: Mới đây dư luận hơi ồn ào về những phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng về chỉ đạo của các ông rằng phải quan tâm lãnh đạo việc góp ý Hiến pháp, và xử lý những trường hợp lợi dụng góp ý Hiến pháp để đòi hỏi dân chủ, chống phá Nhà nước gì gì đấy. Tôi thấy hơi thất vọng về những phát biểu này, vì nó thật dở và tạo ra thêm chứng cứ để báo chí nước ngoài tiếp tục kêu ầm lên là chúng ta không có tự do dân chủ. Tôi nghĩ, có lẽ ông TBT khi phát biểu ở Vĩnh Phúc thì quên mất là mình đang phát biểu trước ống kính truyền hình cho toàn dân xem, mà vẫn nghĩ là mình chỉ đang nói với riêng các Đảng viên mà thôi.
Điều này thỉnh thoảng tôi vẫn thấy xảy ra trong các kỳ họp mà ngày xưa khi còn làm ở trường công tôi vẫn hay dự. Chả là tôi không phải là Đảng viên, nhưng lúc ấy lại là "cốt cán" (tức là có chức vụ), một trường hợp hiếm (nói thêm: tôi hết sức kính trọng người sếp cũ đã dám bổ nhiệm tôi vào chức vụ khi chưa/không là Đảng viên). Trong các cuộc họp cán bộ chủ chốt ấy, tuyệt đại đa số cán bộ chủ chốt là Đảng viên, nên các vị lãnh đạo ở trên cứ thoải mái nói về quần chúng có thái độ thế này, có dư luận nọ kia, cần phải chấn chỉnh như thế, như thế. Ngồi ở đó nghe những phát biểu như thế nhưng không phải là Đảng viên, tôi ý thức rất rõ cái thân phận của tôi mà bọn "không thân thiện" (hình như lời của ông nghị HHP) thường gọi là "công dân hạng hai", một người ngoài Đảng. Thậm chí đôi khi tôi còn có cảm giác Đảng vẫn đang tiếp tục tiến hành một cuộc chiến tranh giữa 2 bên, một bên là ta (Đảng), còn lại là địch (tất cả những người ngoài Đảng), nghe đôi khi rất khó chịu và chạnh lòng.
Tôi nghĩ, đây là một lối suy nghĩ đã thấm quá sâu vào dầu các vị lãnh đạo Đảng từ thời còn chiến tranh, Đảng còn hoạt động bí mật, còn bị đàn áp nên luôn phải có thái độ cảnh giác với mọi người xung quanh mình, kể cả các thường dân, và luôn phải có tư duy "ta, địch" rõ ràng. Nhưng ngày nay thì Đảng đã nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện từ mấy chục năm nay rồi mà vẫn còn như thế thì rất dở, thưa Đảng, vì nó không làm cho nhân dân thấy mình có quyền dân, quyền bình đẳng trước pháp luật giữa những người ngoài Đảng và trong Đảng, và - suy rộng ra - là quyền con người. Là những điều mà Hiến pháp Việt Nam đều khẳng định (tôi nghĩ thế?), tức là những quyền hiến định như người ta thường nói. Có lẽ Đảng cũng nên chú ý đến điều này để cho dân tin yêu hơn (và không nhao nhao đòi bỏ Điều 4 nữa, dù tôi biết có đòi thì Đảng cũng chẳng chịu đâu mà).
Tản mạn vài (chục) dòng như thế, còn dưới đây là bài cũ, xin đăng lại cho mọi người đọc, xem như là góp ý Hiến pháp cho đúng chủ trương và lời kêu gọi nhé. Chỉ còn có 1 tháng nữa thôi, hôm nay 1/3 rồi còn gì!
----------------
Đảng hay là nước?
Entry này xuất phát từ một tranh cãi nho nhỏ của bạn bè (người biết mặt, người không, người thân, người sơ) trên facebook. Đại khái, có một người nói rằng Hồ Chủ tịch đã dạy quân đội ta rằng phải “trung với Đảng, hiếu với dân”. Thế rồi có những người khác cãi, nói rằng cụ Hồ không có dạy như vậy, mà dạy là “trung với nước, hiếu với dân”.
Chỉ có thế thôi, thế là thành một cuộc tranh cãi. Mọi người ra sức chứng minh rằng mình đúng, và đi tìm nguồn dẫn chứng để cho “phe kia” thấy rằng mình đúng.
Tôi cũng tò mò muốn biết, vì tôi có nghe cả 2 phiên bản trung với Đảng và trung với nước. Mà này, các bạn chú ý, Đảng thì phải viết hoa nhé, vì người ta bảo, đấy là viết tắt của một tên riêng, tên "Đảng Cộng Sản VN”. Còn nước thì không thấy ai viết hoa bao giờ cả, mặc dù suy cho cùng thì nó cũng là một tên riêng, vì khi nói tôi yêu nước tức là thực ra đang nói một nước xác định, nước Việt Nam ấy. Và cả dân cũng thế chứ nhỉ, dân Việt Nam, chứ không phải, ví dụ, nước Tàu, dân Tàu đâu nhé.
Và kết cục là như thế này:
1. Bên ủng hộ “trung với Đảng” thì đưa ra dẫn chứng bằng bài viết trên trang web của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, link ở đây: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30234&cn_id=172539.
Trong phần đầu của bài đó, viết năm 2004, có viết rõ mồn một như sau (xin lỗi trích hơi dài tí, nhưng cần thiết, với lại lâu quá rồi tôi không học chính trị, nay cũng cần ôn lại):
Rõ rồi nhé, vì đây là bài viết đăng trên báo Đảng đàng hoàng, mà theo tiêu chuẩn VN thì cái gì Đảng nói ra là cũng phải đúng hết, thì “dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng” mà lại. Chẳng gì thời đi học tôi cũng được 9 điểm môn Kinh tế chính trị, là người duy nhất đạt điểm này trong khi cả lớp thi lại đến 50% (ai không tin, cứ hỏi ở ĐH Tổng hợp năm học 80-81 ắt sẽ rõ, lúc ấy tôi học môn KTCT năm thứ ba đấy).
Thế nhưng phe kia cũng chẳng vừa. Họ cũng trưng ra bằng chứng, có hình chụp cụ Hồ nữa nhé, mặc dù link của họ thì không nặng ký bằng, vì không phải của Đảng hay Nhà nước gì ráo, mà hình như là của dân,
ở đây: http://bee.net.vn/channel/1984/201105/Nhung-chuyen-it-biet-ve-Truong-Vo-bi-Tran-Quoc-Tuan-1800013/
Và phần mở đầu của bài viết (năm 2011) cũng rất oách, viết như vầy:
Không chỉ có thế, phe “bênh nước” (khác với phe “bênh Đảng”) còn đưa một link khác, trong đó có hình chụp lá cờ truyền thống với 6 (không phải 16) chữ vàng rõ mồn một chẳng lẫn vào đâu được, ấy là “trung với nước, hiếu với dân”, trên trang của nhà văn Trần Nhương ở đây này: http://trannhuong.com/news_detail/9347/TRUNG-V%C6%A0%CC%81I-N%C6%AF%C6%A0%CC%81C-HI%C3%8A%CC%81U-V%C6%A0%CC%81I-D%C3%82N.
Đến đây thì tôi thua. Đầu tôi giống hệt như cái máy tính bị nhận nhiều lệnh quá cùng một lúc, treo luôn.
Vì tôi không sao trả lời được những thắc mắc này: Nếu phe bênh Đảng mà đúng, thì hóa ra có người dám bịa ra chuyện Hồ Chủ tịch với lá cờ kia á? Có mà tù mọt gông đấy, dám bịa đặt thông tin liên quan vị lãnh tụ cao nhất, đáng tôn kính nhất, cha già của dân tộc cơ mà? Chắc là không có ai dám làm thế đâu.
Nhưng nếu phe ấy đúng, thì không lẽ phe kia sai? Cũng thế, ai dám sửa lời dạy của HCT, vị cha già kính yêu của dân tộc, người đã khai sinh ra quân đội nhân dân Việt Nam? Không lẽ lại còn có ai to hơn vị lãnh tụ vĩ đại mà cả nước đang cố gắng học tập theo gương à? Hay là … báo Đảng … sai - ấy quên, đánh máy nhầm? Lỗi tại anh đánh máy?
Không sao trả lời được, thực vậy. Nên đầu của tôi lúc này mới như máy tính bị treo, là như thế.
Có ai trả lời giúp tôi với, được không?
----------
Cập nhật lúc 6:30 sáng cùng ngày:
Bài viết của tôi vừa được đăng lên thì có một bạn đọc mail cho tôi mà bảo rằng: Hãy kiểm tra lại các link tôi đưa trong bài, vì chúng không tồn tại!!!!
Tôi làm theo, và, ôi trời, quả là chúng đã mất rồi! Chẳng biết ai lấy đi thế nhỉ, mà lấy đi để làm gì cơ chứ?
Và rồi tôi bỗng nhớ câu: "Trăm năm bia đá thì mòn/Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ"!
Chỉ có thế thôi, thế là thành một cuộc tranh cãi. Mọi người ra sức chứng minh rằng mình đúng, và đi tìm nguồn dẫn chứng để cho “phe kia” thấy rằng mình đúng.
Tôi cũng tò mò muốn biết, vì tôi có nghe cả 2 phiên bản trung với Đảng và trung với nước. Mà này, các bạn chú ý, Đảng thì phải viết hoa nhé, vì người ta bảo, đấy là viết tắt của một tên riêng, tên "Đảng Cộng Sản VN”. Còn nước thì không thấy ai viết hoa bao giờ cả, mặc dù suy cho cùng thì nó cũng là một tên riêng, vì khi nói tôi yêu nước tức là thực ra đang nói một nước xác định, nước Việt Nam ấy. Và cả dân cũng thế chứ nhỉ, dân Việt Nam, chứ không phải, ví dụ, nước Tàu, dân Tàu đâu nhé.
Và kết cục là như thế này:
1. Bên ủng hộ “trung với Đảng” thì đưa ra dẫn chứng bằng bài viết trên trang web của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, link ở đây: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30234&cn_id=172539.
Trong phần đầu của bài đó, viết năm 2004, có viết rõ mồn một như sau (xin lỗi trích hơi dài tí, nhưng cần thiết, với lại lâu quá rồi tôi không học chính trị, nay cũng cần ôn lại):
Nâng cao phẩm chất, truyền thống “Trung với Đảng, hiếu với dân”
15:04 | 17/12/2004
Được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện theo nguyên lý xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, Quân đội nhân dân Việt Nam từ ngày đầu thành lập đến nay luôn mang trong mình bản chất tốt đẹp của giai cấp công nhân, thể hiện sâu sắc tính nhân dân và tính dân tộc. Sáu mươi năm qua, quân đội luôn vững vàng trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, hy sinh phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xứng đáng với vai trò công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị đặc biệt tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trên mỗi chặng đường cách mạng, quân đội đã viết nên những trang sử vàng chói lọi, xây đắp nên những phẩm chất, truyền thống cách mạng vẻ vang, xứng đáng với lời ngợi khen của Bác Hồ: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Rõ rồi nhé, vì đây là bài viết đăng trên báo Đảng đàng hoàng, mà theo tiêu chuẩn VN thì cái gì Đảng nói ra là cũng phải đúng hết, thì “dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng” mà lại. Chẳng gì thời đi học tôi cũng được 9 điểm môn Kinh tế chính trị, là người duy nhất đạt điểm này trong khi cả lớp thi lại đến 50% (ai không tin, cứ hỏi ở ĐH Tổng hợp năm học 80-81 ắt sẽ rõ, lúc ấy tôi học môn KTCT năm thứ ba đấy).
Thế nhưng phe kia cũng chẳng vừa. Họ cũng trưng ra bằng chứng, có hình chụp cụ Hồ nữa nhé, mặc dù link của họ thì không nặng ký bằng, vì không phải của Đảng hay Nhà nước gì ráo, mà hình như là của dân,
ở đây: http://bee.net.vn/channel/1984/201105/Nhung-chuyen-it-biet-ve-Truong-Vo-bi-Tran-Quoc-Tuan-1800013/
Và phần mở đầu của bài viết (năm 2011) cũng rất oách, viết như vầy:
Những chuyện ít biết về Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn
23/05/2011 14:37:11
Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn - tiền thân của trường Sĩ quan Lục quân 1 (Đại học Trần Quốc Tuấn) – là đơn vị đầu tiên vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng lá cờ thêu 6 chữ vàng “Trung với nước hiếu với dân”. Nhân kỷ niệm 65 năm lễ khai giảng khóa 1 của ngôi trường đào tạo cán bộ chính quy đầu tiên của nước Việt Nam mới (26-5-1946 – 26-5-2011), xin giới thiệu với bạn đọc bài viết về những chuyện ít biết của đơn vị này.
Không chỉ có thế, phe “bênh nước” (khác với phe “bênh Đảng”) còn đưa một link khác, trong đó có hình chụp lá cờ truyền thống với 6 (không phải 16) chữ vàng rõ mồn một chẳng lẫn vào đâu được, ấy là “trung với nước, hiếu với dân”, trên trang của nhà văn Trần Nhương ở đây này: http://trannhuong.com/news_detail/9347/TRUNG-V%C6%A0%CC%81I-N%C6%AF%C6%A0%CC%81C-HI%C3%8A%CC%81U-V%C6%A0%CC%81I-D%C3%82N.
Đến đây thì tôi thua. Đầu tôi giống hệt như cái máy tính bị nhận nhiều lệnh quá cùng một lúc, treo luôn.
Vì tôi không sao trả lời được những thắc mắc này: Nếu phe bênh Đảng mà đúng, thì hóa ra có người dám bịa ra chuyện Hồ Chủ tịch với lá cờ kia á? Có mà tù mọt gông đấy, dám bịa đặt thông tin liên quan vị lãnh tụ cao nhất, đáng tôn kính nhất, cha già của dân tộc cơ mà? Chắc là không có ai dám làm thế đâu.
Nhưng nếu phe ấy đúng, thì không lẽ phe kia sai? Cũng thế, ai dám sửa lời dạy của HCT, vị cha già kính yêu của dân tộc, người đã khai sinh ra quân đội nhân dân Việt Nam? Không lẽ lại còn có ai to hơn vị lãnh tụ vĩ đại mà cả nước đang cố gắng học tập theo gương à? Hay là … báo Đảng … sai - ấy quên, đánh máy nhầm? Lỗi tại anh đánh máy?
Không sao trả lời được, thực vậy. Nên đầu của tôi lúc này mới như máy tính bị treo, là như thế.
Có ai trả lời giúp tôi với, được không?
----------
Cập nhật lúc 6:30 sáng cùng ngày:
Bài viết của tôi vừa được đăng lên thì có một bạn đọc mail cho tôi mà bảo rằng: Hãy kiểm tra lại các link tôi đưa trong bài, vì chúng không tồn tại!!!!
Tôi làm theo, và, ôi trời, quả là chúng đã mất rồi! Chẳng biết ai lấy đi thế nhỉ, mà lấy đi để làm gì cơ chứ?
Và rồi tôi bỗng nhớ câu: "Trăm năm bia đá thì mòn/Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ"!
Lá cờ 6 chữ còn lưu ở bảo tàng đây bạn:
Trả lờiXóahttp://vmhm.org.vn/showid.php?id=2642
Đây nữa, trên báo Đảng: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30254&cn_id=195519
XóaDi chúc của Bác Hồ mà chúng còn sửa lại nữa là ...vậy nên mọi chuyện đối với đảng CS đều nhỏ như con thỏ.
Xóa" Công dân hạng hai " như cô PA thì mới thắc mắc, mới phân biệt, chứ với đảng và đảng viên cs thì đảng và nước là một ( 2 trong 1?). Mà có khi đảng còn ở trên nước: "Đảng" thì viết hoa, còn "nước" thì không ( trong bài viết); dịp Tết vừa qua khẩu hiệu treo đầy đường, cả ở cổng trường đại học ( hiện vẫn còn): "Mừng Đảng quang vinh, mừng đất nước đổi mới."
Trả lờiXóaBáo CAND online:PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng (Viện KHXH Nhân văn Quân sự - Bộ Quốc phòng):Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Điều 70 có ghi: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân…”. Điều này là đúng thể hiện sự phát triển mới, phù hợp với tinh thần trong Cương lĩnh xây dựng nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), và đầy đủ hơn so với Điều 45 trong Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001): “Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân…”.
Rõ ràng rồi nhé : “Đảng” trước “ Tổ quốc” và “nhân dân”, ngược với Mạnh Tử “ Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. ( mà “nhân dân” hình như không có cô PA, nếu tôi nhớ không lầm, theo một entry của Cô).
Tú Gàn.
Anh Tú Gàn nói thật đúng quá!
XóaNếu có tranh luận "Trung với Nước" hay "Trung với Đảng" thì tại sao?
Trả lờiXóahttp://phongchongthamnhungvietnam2012.blogspot.com/2013/02/neu-co-tranh-luan-trung-voi-nuoc-hay.html
Tại sao lại phải có sự tranh luận và tranh giành là "Trung với Nước", với Nhân dân hay "Trung với Đảng"?
Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là Nước (Dân) và Đảng là hai chứ không phải là một, cũng không phải là "Đảng là của đất nước, của Nhân Dân" như Đảng đã từng hô hào?!?