Đấy là cái tựa do tôi dịch thoát tựa một bài báo đăng trên trang Thời báo Trung Quốc (China Times) ngày hôm nay, 23/8 theo giờ của phương Tây, còn nếu tính theo giờ VN thì đã ngày 24/8 rồi. Bài báo ấy có thể đọc ở đây.
Đấy là những ai có thời gian, và có thể đọc bằng tiếng Anh (bài viết cũng ngắn thôi, nhưng các nghiên cứu kèm theo thì dài). Còn những ai không có thời gian (tức là đa số), hoặc không đọc tiếng Anh (chắc cũng là đa số), thì xin dịch hầu một vài đoạn đáng quan tâm như dưới đây:
The NGO has revealed yesterday the presence of toxic substances in the products of 14 brands of clothing, manufactured in China and Southeast Asia. These substances can threaten the growth and fertility of the people in contact with these products.
Tổ chức phi chính phủ với tên gọi Hòa Bình Xanh hôm qua vừa đưa tin về sự tồn tại của các chất độc hại trong sản phẩm của 14 thương hiệu y phục được sản xuất tại TQ và Đông Nam Á. Những chất độc này có thể gây nguy hại cho sự tăng trưởng và khả năng sinh sản của những ai có tiếp xúc với các sản phẩm này.
Trời ơi, đọc đến đây là tôi đã cảm thấy … rất lo, không đọc được nữa. Chứ gì nữa, làm gì mà tôi chẳng đã sử dụng vài món hàng (y phục) TQ trong nhà rồi, thì hàng TQ đầy ra đấy, có một số mặt hàng ở VN có khi còn tìm khó hơn hàng TQ ấy chứ. Mà đấy là tôi cũng đã rất có ý thức “Người VN dùng hàng VN” rồi đấy nhé.
Chợt nhớ thời trước năm 1975 có khẩu hiệu “Người VN dùng hàng nội hóa” (khoảng đâu những năm 73, 74 gì đó); thời ấy tôi đi học ở Gia Long toàn mặc áo dài tơ (nhân tạo) của VN thôi, áo dài tơ trắng có hình lá trúc, hoa cúc hoặc hình chữ thọ chìm trên vải ấy, nhẹ nhàng và đẹp lắm, đến nỗi mà nhà thơ Nguyên Sa đã phải thốt lên hai câu thơ: Chẳng biết mưa hay là nắng đây/ Một đàn bướm trắng nhởn nhơ bay khi thấy các tà áo trắng từ trong lớp ùa ra sân trường trong giờ ra chơi ở trường Gia Long – cảnh tượng thơ mộng ấy tôi cũng đã từng nhiều lần ngắm nhìn, và quả thật là đẹp.
Nhưng tôi mơ mộng gì thế nhỉ, viết tiếp về y phục sản xuất tại TQ đi chứ. Ừ, thì mặc quần áo do TQ sản xuất, coi chừng bị độc hại, không phát triển được, hoặc không có con. Tôi thì không sao, dù gì cũng đã già, chẳng thể phát triển được nữa, con cái thì cũng đủ chỉ tiêu 2 đứa rồi. Nhưng con cái tôi, liệu chúng nó có bị gì không? Nguy quá, lo quá đi mất.
Nhưng chưa hết đâu. Còn nữa này:
The ecological impact is also alarming. On 13 July, Greenpeace (Dirty Laundry 1) on the Chinese river pollution caused by the use of NPEs in two Chinese factories partner of most major brands at issue. Puma and Nike had committed, after publication, to eliminate these toxic products of their production by 2020. But the problem is not limited only to China, Greenpeace said. When clothes are washed in the machine in our country, NPE contaminate the water and rivers, before reaching the fish and landed on our plates.
Tác hại đối với môi trường cũng rất đáng báo động. Ngày 13/7, tổ chức Hòa Bình Xanh đã đưa ra một báo cáo sơ bộ (Y phục bẩn số 1) về ô nhiễm sông ngòi tại TQ do chất NPE [một chất độc hại có trên y phục sản xuất tại TQ] trong hai xưởng sản xuất gia công cho các thương hiệu có liên quan nói trên. Hai hãng Puma và Nike đã cam kết (sau khi đọc được báo cáo nói trên) là sẽ loại trừ hoàn toàn các chất độc ra khỏi sản phẩm vào năm 2020. Nhưng khi những y phục đó được nhập vào đất nước chúng ta [tức các nước phương tây, nhưng nếu nói cho VN thì cũng đúng] thì chất độc đó sẽ theo nước giặt quần áo mà đổ ra sông biển làm ô nhiễm nguồn nước, rồi sẽ gây hại cho các loài cá sống trong nguồn nước ấy, và cuối cùng sẽ theo chúng lên đến tận bàn ăn của chúng ta.
Sợ chưa? Hôm trước trong một bài viết khác tôi đã nhắc đến việc người VN ta ăn phải đũa của TQ rồi. Nay lại mặc quần áo sản xuất từ TQ, thì sẽ tự đầu độc chính mình (kém tăng trưởng, vô sinh), rồi đầu độc môi trường của mình (ô nhiễm nguồn nước), và lại còn truyền lại cho đời sau nữa chứ (cá bị ô nhiễm, lên bàn ăn của chúng ta và con cháu chúng ta) …
Chừng hai mươi năm nữa (lúc ấy tôi ngoài 70 tuổi, chả biết có còn tồn tại không nhỉ), không hiểu lúc ấy ta có còn cần giữ gìn tình hữu nghị Việt – Trung nữa hay không, hay đã ... nên một với người đồng chí 16 chữ ấy rồi nhỉ? Chứ cứ ham của rẻ như thế này, mặc quần áo TQ, ăn bằng chén bát TQ, ăn phải đũa TQ, xỉa răng bằng tăm TQ, thôi thì nói quách tiếng Trung đi cho xong, cũng dễ học lắm mà (thì mình đã có sẵn vốn từ Hán – Việt rồi đó, đâu cũng đến 60, 70% từ vựng của mình rồi – thì, nào là công nhân, học đường, giáo dục, chính trị, văn hóa, … và cả thực phẩm và y phục nữa, chẳng phải đều là từ gốc Hán cả đó sao?)
Ừ, hèn gì mà có ai đó – vị nào ấy, cũng to lắm – đã bảo rằng, trước đây cha ông chúng ta cứ sau khi đánh nhau với TQ thì lại sang triều cống, xin thần phục, xin được phong vương, xin quốc hiệu, đủ cả; vậy thì chống làm gì, biểu tình làm chi, hỡi những kẻ lố lăng vừa mới bị các báo QĐND và ANTĐ vạch mặt sau khi biểu tình chỉ được có 30 phút vào ngày chủ nhật 21/8 vừa qua?
Thế còn vua Quang Trung trong cái tựa mới của bài viết này?
À, thì viết đến đoạn nói về biểu tình bên trên, với mục đích hô hào đồng bào ta (nhân dân ta, nói theo gu của báo chí lề phải) đừng bị bọn phản động nước ngoài xúi giục, bỗng tôi sực nhớ ra và tự hỏi mình, trong lịch sử VN đã từng có kẻ “phản động” nào thế nhỉ, đã hô hào “đánh cho để đen răng/ đánh cho để dài tóc/ đánh cho nó chích luân bất phản/ đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/ đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”????
Tôi tìm trên mạng, và được trả lời, đấy là mấy câu thơ Nôm của vua Quang Trung, một vị anh hùng dân tộc.
Và tôi cứ băn khoăn mãi, rồi trộm nghĩ: cũng may cho vua QT, vì ông sinh sống ở thời trước. Chứ nếu ông sống ở thời nay thì …?
Nghĩ đến đây tôi bỗng bị tắc tị, không nghĩ được nữa, các bạn ạ. Chả hiểu tại sao?
hì hì, tay Quang Trung này bị bọn phản động xui giục rồi
Trả lờiXóaNếu là thời nay: em "Quang Trung" cũng lên ...bảng!
Trả lờiXóaThay vì nhận xét, để thay đổi không khí, xin đố và trả lời ngay:
Trả lờiXóaCó một ông bị bịnh lạ thường: Chim bị tím. Ông ta đi bác sĩ. Bác sĩ cắt chim ông ta và thế vào một con chim giả bằng silicon. Mấy ngày sau ông ta tìm gặp bác sĩ nói:
-Bác sĩ chửa bệnh thế nào mà chim của tôi không hết bịnh, nó lại tím nữa
Đố tại sao?
Xin trả lời:
Ông ta mặc si-lip made in China
Cần phải nói cho rõ chất NPEs là gì, và tại sao nó là mối nguy hiểm cho môi trường và sức khoẻ. Chất NPEs (Nonyl Phenol Ethoxylates) là chất dùng để làm thuốc giặt quần áo. Khi TQ sản xuất quần áo, nếu họ xã không sạch xà phòng NPEs còn đọng lại trong quần áo, và người mua về mặc có thể bị dính chất này qua da và thâm nhập cơ thể. Nếu ta giặt sạch chừng vài lần, thì chất NPEs trong quần áo sẽ không đáng kể, và quần áo sẽ an toàn để mặc. Với số lượng NPEs trong quần áo rất nhỏ, vấn đề NPEs trong quần áo thực sự không đáng kể và không đáng quan tâm.
Trả lờiXóaĐiều đáng lo ngại nhất là vấn đề khác. Đó là các hãng sản xuất vải, khi họ phải giặt vải với một số lượng lớn, và họ xã thải những thuốc giặt vào trong sông ngòi, môi trường, trong đó có chất NPEs, nó sẽ tràn ngập trong môi trưòng và nhiếm vào thức ăn (thí dụ như cá, tôm, rau v.v.). Chất NPEs có hoạt tính như là một loại kích thích tố tăng trưởng (hormone) và nó làm xáo trộn sự trưởng thành cơ thể, làm rối loạn khả năng sinh đẻ, rối loạn nội tiết, và làm cho vô sinh v.v. Chất NPEs một khi vào trong cơ thể con người thì nằm trong cơ thể dai dẵn từ năm này sang năm khác và tiếp tục gây tác hại cho cơ thể. Vấn đề NPEs nằm trong môi trường là một vấn đề toàn cầu làm nhức nhối không những ở Á Châu, mà còn ở Âu châu và Mỹ châu nữa.
Kĩ nghệ sản xuất giày thể thao là một kĩ nghệ cực kì độc hại cho sức khoẻ của nhân công sản xuất. Sự độc hại này làm tàn hại các cơ quan trong cơ thể như mắt, khí quản, phổi, gan..của người sản xuất. Chính vì sự độc hại này mà các nước phương Tây đã mang qua các nước mớiphát triển như nước ta, khi cơ chế bảo vệ an toàn lao động còn lỏng lẽo để sản xuất. Nó độc hại như thế này:
Trả lờiXóaLoại keo dùng để dán giày với đế giày là một chất lõng, có dung môi hoá học cực kì mạnh. Nó phải làm tan những chất nhựa làm đế giày ( là những chất liệu rất bền chắc); có nghĩa là nó có thể làm tan và làm hư hại những mô/tế bào trong cơ thể người lao động nếu họ bị tiếp xúc với những dung môi này. Nếu người công nhân dùng tay không để thoa keo, phải hít những hơi độc của những dung môi cực mạnh này, ngày này qua ngày khác, 8 - 10 tiéng đồng hồ mổi ngày, thì chác chằn nó sẽ gây nguy hại cực kì cho người làm sản xuất. Với tiền lương còm cỏi mà người công nhân nhận được trước mắt không thể nào có thể so sánh được với những nguy hiểm tác hại lâu dài đối với sức khoẻ của họ. Mong sao những người có trách nhiệm và còn chút thương yêu giống nòi ý thức được vấn đề và cứu giúp những người công nhân này.
Nếu là thời nay: Đại úy Minh:'Quang Trung là tay nào thế? Nhẹ dạ, cả tin bị bọn phản động mua chuộc,xúi giục, gây rối trật tự công cộng, chống chính quyền. Ông chả ngán tay Quang Trung nào hết, ông đạp cho mấy dép vào mặt là câm ngay.'
Trả lờiXóa