Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

Sản xuất hàng dỏm tại TQ (2): Lời cuối của tác giả

Phần dưới đây là Lời cuối của tác giả cuốn sách, Midler, do tôi dịch, và đã đăng trên Tia Sáng (link trong entry trước). Tuy nhiên, do không đủ đất, hoặc do ... nhạy cảm (?), nên TS có cắt đi một số đoạn ngắn. Tôi đăng lại đây bản đầy đủ để các bạn thưởng thức nhé.
-------------------

Lời cuối

(Paul Midler, PA dịch)

Ngay sau khi cuốn sách Poorly made in China được xuất bản vào mùa Xuân năm 2009, tôi được WFAE mời phỏng vấn trong một tiếng đồng hồ trên radio. WFAE là chi nhánh phát thanh của NPR, truyền thanh từ thành phố Charlotte thuộc bang North Carolina. Trong cuộc phỏng vấn ấy, Mike Collins, người phụ trách chương trình đã hỏi tôi: Tại sao tôi lại viết cuốn sách này?

Lúc ấy bản thảo cuốn sách của tôi đã được nộp đến nhà xuất bản được nhiều tháng, và tôi mới trở lại nước Mỹ từ Đông Á. Tôi chưa quen với những cuộc phỏng vấn long trọng, và không hiểu sao tôi thấy mình thật lúng túng trước câu hỏi này. Để viết cuốn sách ấy tôi đã phải bỏ ra 2 năm trời ròng rã, vì vậy lẽ ra tôi phải trả lời được dễ dàng câu hỏi đó. Nhưng quả thật lúc ấy tôi hoàn toàn không biết trả lời như thế nào cả, nên đã nói lan man chẳng ra đâu vào đâu.

Sau cuộc phỏng vấn ấy, tôi đã có thêm thời gian để suy nghĩ về động cơ viết sách của mình. Có người viết sách để kiếm tiền, và người khác thì viết vì mong được chút danh. Riêng tôi, dù đã được nhận tiền trước để viết cuốn sách này, nhưng thời gian để viết cuốn sách đã kéo dài hơn tôi nghĩ nhiều, và tôi đã phải bù tiền túi của mình vào để hoàn tất cuốn sách. Tôi không phải lànhà báo, cuốn sách ấy đối với tôi không phải là một sự thăng tiến trong nghề nghiệp. Tôi đã phải ngưng công việc chính của mình trong suốt thời gian viết sách.

Nếu xét về danh tiếng thì những quan tâm của độc giả đến cuốn sách này chỉ làm cho tôi lo lắng. Do bản chất của cuốn sách – và nhất là do cái tựa gay gắt của nó – nên tôi đã sợ rằng sau khi xuất bản cuốn sách tôi có thể sẽ không được phép làm việc ở Trung Quốc nữa, hoặc nếu vẫn còn được phép trở lại đất nước này thì các đối tác phía TQ cũng sẽ nhìn tôi với cặp mắt thiếu thiện cảm. Thực ra lúc ấy một số lo lắng của tôi cũng đã trở thành hiện thực: tôi bắt đầu vấp phải cách đối xử lạnh nhạt và những bức thư điện tử không được trả lời.

Ngay sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, đứng trước cửa phòng thu của mình Mike cám ơn tôi đã đồng ý thực hiện cuộc phỏng vấn này, và tiếp tục nhắc lại câu hỏi ban nãy – chỉ có điều lần này câu trả lời của tôi sẽ không được thu và phát đến độc giả nữa. Rõ ràng là tôi chẳng có mấy lợi ích trong việc viết một cuốn sách như Poorly made in China, vì vậy Mike thực sự tò mò muốn biết tại sao tôi lại phải nhọc công đến thế?

Tôi thoáng ngập ngừng và suy nghĩ rất nhanh. Tôi hiểu anh ta muốn ám chỉ cái gì. Lúc này, vì không còn áp lực phỏng vấn nữa, nên tôi đã nở một nụ cười yếu ớt và đưa ra câu trả lời có chút riêng tư: “Ừ, nhưng chắc cũng phải có ai viết ra những điều ấy chứ!” Câu trả lời của tôi đã khiến Mike nhìn tôi với một vẻ tôi không thể nào quên, đầy thất vọng và tiếc rẻ, anh ta bảo tôi rằng anh ấy ước gì trong lúc phỏng vấn tôi đã nói đúng như thế.

Kỹ năng trả lời phỏng vấn của tôi hôm ấy thật kém, nhưng trong mấy tháng sau đó tôi cũng đã làm hết sức mình để cổ động cuốn sách của tôi. Tôi có thêm một số cuộc phỏng vấn khác, đa số là do các đài địa phương thực hiện, và cuốn sách của tôi có thêm một số nhận xét tích cực trong các bài điểm sách, cũng từ các tờ báo nho nhỏ. Rồi thì sau khi cuốn sách ra đời được khoảng 9 tháng, một vận may lớn đã xảy ra. Tạp chí The Economist và một số các nhà xuất bản liên bang khác đã chọn cuốn Poorly made in China làm cuốn sách hay nhất trong năm. Đó là một vinh dự, giúp thu hút sự chú ý của độc giả đến cái tựa sách này. Rồi tiếp theo đó là những nhà phê bình – hoặc ít ra là những nhà phê bình nghiệp dư.

Bất kể tôi đi đến đâu, người ta cũng đều có thái độ theo kiểu “ừ tôi có biết, nhưng cũng thường thôi” về cuốn sách này. Không ai nói là họ không thích cuốn sách, nhưng họ đều ám chỉ rằng cuốn sách này được chọn làm cuốn sách của năm chỉ vì nó có đúng chủ đề mọi người đang quan tâm. TQ lúc ấy đang dính rất nhiều vụ tai tiếng về chất lượng hàng hóa, vì thế mọi người muốn biết thêm về chủ đề này, có thế thôi. “Anh đã có mặt đúng chỗ vào đúng thời điểm”, người ta bảo tôi thế, hàm ý rằng nếu như trước đó đã có một vài cuốn sách nào khác về chủ đề này thì cuốn sách của tôi thậm chí chẳng ai buồn để ý đến.

Những nhận xét như trên đã làm cho tôi nhận ra một điều mà trước đó tôi hoàn toàn không nhận ra: cuốn sách của tôi hóa ra là cuốn sách duy nhất đã đưa ra những lý giải về sự yếu kém chất lượng của hàng hóa TQ. Điều này quả là lạ, tôi nghĩ thế. Trong vòng đời của các tin tức thời sự, thông thường khi một chủ đề được báo chí đề cập thật nhiều trong một thời gian, thì y như rằng trong khoảng từ 12 đến 18 tháng sau thế nào cũng có ít ra là một vài cuốn sách viết về chủ đề ấy. Trong khi đó, scandal lớn đầu về chất lượng hàng hóa TQ đã nổ ra tại Mỹ cho đến nay là đã gần 3 năm, chất lượng thì cứ tiếp tục tồi tệ, vậy mà cho đến giờ chỉ mới có một cuốn sách của tôi.

Tôi chẳng phiền giận gì với những nhận xét theo kiểu “có mặt đúng chỗ vào đúng thời điểm” về cuốn sách của tôi, vì điều đó là chính xác: Tôi có kinh nghiệm làm việc với các nhà sản xuất TQ, nên tôi có chất liệu để viết. Nhưng những nhận xét như tôi đã nêu ở trên tạo cho ta cái cảm giác rằng chỉ có một mình tôi mới có kinh nghiệm làm việc với các nhà sản xuất. Thế còn hàng ngàn người ngoại quốc khác đang làm việc tại TQ thì sao? Và còn một số lượng lớn hơn rất nhiều những người TQ – con số hẳn phải lên đến hàng chục triệu, theo nghĩa đen – cũng đang làm việc trong lãnh vực sản xuất? Rõ ràng là tất cả những người này đều phải có ít nhiều hiểu biết về những bí mật đen tối và sâu kín nhất của các ngành công nghiệp chứ nhỉ?

Lẽ ra tôi đã phải có cảm giác tự hào vì mình là người duy nhất xuất bản được cuốn sách về chủ đề ấy, nhưng tôi không hề cảm thấy thế. Trái lại là khác: tôi cảm thấy rất băn khoăn vì tại sao lại có quá ít người lên tiếng như vậy. Tôi có cảm giác là có nhiều người có thể viết được, nhưng chỉ rất ít người viết vì ở TQ nói chung là người ta khó chấp nhận sự phê phán. Có vẻ như mọi người đều tin vào giả định này, mà không phải là không có cơ sở, là không nên viết những điều phê phán về đất nước này; chính phủ TQ kiểm soát chặt chẽ và khá cứng rắn; ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra.

Từ khi cuốn sách được xuất bản, tôi thường bị người khác hỏi liệu tôi có còn được cho phép quay lại TQ nữa hay không. Câu trả lời đơn giản nhất là tôi vẫn được vào – tại sao lại không nhỉ? Tôi vẫn tiếp tục đóng vai trò trung gian giữa các công ty của Mỹ và các nhà sản xuất tại TQ. Công việc trung gian của tôi đã giúp tạo ra dòng chảy của đồng Mỹ kim vào một nền kinh tế đang rất cần ngoại tệ. Hàng triệu đô la Mỹ mà tôi giúp để đưa vào Trung Quốc cuối cùng sẽ đóng góp vào việc củng cố sức mạnh của Đảng Cộng sản TQ thôi.

Nhưng xin các bạn đừng nhầm lẫn: không hề có chuyện TQ đang trải thảm đỏ để đón rước tác giả của cuốn sách này. Nơi xuất bản cuốn sách của tôi đã phải mất nhiều tháng để xin phép nhập bản tiếng Anh của cuốn sách này vào TQ, và cho đến nay chúng tôi vẫn còn chưa tìm được nhà xuất bản nào ở TQ sẵn lòng mua tác quyền để dịch cuốn sách này ra cho thị trường nội địa.

Ở những nước châu Á khác, các nhà xuất bản đã rất nhiệt tình mua tác quyền của các tác phẩm nước ngoài. Nhiều hợp đồng đã được ký tại Việt Nam, Ấn Độ, và Indonesia. Ngay cả Hồng Kông và Đài Loan cũng đã mua lại tác quyền của nước ngoài để xuất bản bằng tiếng Hoa dạng phồn thể. Nhưng để xuất bản bằng tiếng Trung (giản thể) , chưa hề có một ai làm điều này cả.

Cá nhân tôi cũng có những nỗ lực tìm kiếm một nhà xuất bản tại TQ, và đã trao đổi với một nhà xuất bản mà một người bạn tôi là nhà văn đã giới thiệu cho tôi. Ban đầu họ cũng tỏ ra rất quan tâm vì đã đọc qua những bài điểm sách, nhưng sau đó họ lại tỏ ra lạnh nhạt. Họ nói thẳng cho tôi biết rằng cuốn sách của tôi đem lại quá nhiều rủi ro cho họ, bởi vì nó có thể sẽ tạo ra một sự quan tâm không đúng hướng.

Người biên tập viên chịu trách nhiệm xem xét nội dung cuốn sách rõ ràng là không đọc quá vài trang, tôi có cảm giác như thế. Tôi có nhận được một lời nhắn từ người biên tập viên này, trong đó có nhắc đến một số “vấn đề nhạy cảm” (chẳng hạn như tôi đã sử dụng từ “sweatshop”, tạm dịch sang tiếng Việt là “xưởng mồ hôi”, ở trang 2 của cuốn sách).

Trong những câu hỏi khó trả lời nhất mà tôi đã nhận được từ lúc cuốn sách được xuất bản, đặc biệt là liên quan đến vấn đề chất lượng hàng hóa, đó là: Mọi việc chắc phải khá hơn rồi chứ? Giá mà trả lời được rằng giai đoạn hoang sơ đã qua rồi thì tốt quá, nhưng với một quốc gia mà bất cứ ai và bất cứ lúc nào người ta cũng phải tự kiểm duyệt, thì ta biết nói gì về nó đây?

Khi được yêu cầu dự đoán xem trong tương lai liệu có còn những vụ tai tiếng về chất lượng hàng hóa TQ nữa hay không, tôi không ngần ngại gì cả mà trả lời rằng chắc chắn những scandal như vậy vẫn còn xảy ra nữa. Vì không thể có sự tiến bộ nào ở một đất nước nơi các nhà xuất bản thì e ngại không dám xuất bản, còn người dân thì sợ hãi đến nỗi không thể mở miệng ra./-

(còn tiếp nhiều kỳ)

5 nhận xét:

  1. Không những chỉ riêng tại TQ mà tại nhiều nước khác trên thế giới các nhà xuất bản sách rất ngại (có khi là sợ) ấn hành những sách có ảnh hưởng tiêu cực tới chính quyền (thí dụ như đã nêu trong bài viết trên) hay tới những thế lực mạnh nào đó trong xã hội. Ngay đến tại Mỹ, một nước tự hào về tự do dân chủ, mà vẫn còn tình trạng này khi nó liên quan đến những vấn đề "nhạy cảm". BẠn không tin ư? Một thí dụ điển hình và vẫn còn "nóng bỏng" đây nè:
    Nhà đại văn hào Nga Aleksandr Solzhenitsyn (được giải Nobel về văn chương đó bạn!) có cho xuất bản tại Nga năm 2001 một tác phẩm gồm 2 volumes có tựa là "Two Hundred Years Together" (sách viết rất công phu về công trình nghiên cứu của ông về nguồn gốc, lịch sử và sự phát triển của người Do Thái tại Nga; và vai trò của người Do Thái trong lúc mới thành lập Đảng Cọng Sản Nga và nhất là vai trò của họ trong những kế hoạch cực kì đẩm máu của Stalin). Vài năm sau, sách được dịch và in ra bằng tiếng Pháp và tiếng Đức. Tuyệt nhiên, không có ai "dám" dịch và in ra bằng tiếng Anh. Đối với độc giả biết tiếng Anh (nếu không phải là tiếng quan trọng nhất thế giới hiện nay!) thì chịu; nếu có chăng thì chỉ được đọc một vài bài "bình luận" (tức là "second source") về một vài chương trong cuốn sách đó, nhìn qua cái lăng kính méo mó của người viết review. Tại sao một cuốn sách như vậy, viết về nước Nga, được cho in tại Nga, mà 10 năm sau cũng vẫn chưa được in ra bằng tiêng Anh? Bạn hãy tự tìm hiểu nhé!

    Trả lờiXóa
  2. Nếu bạn muốn đọc thêm một vài chương trong sách của Solzhenitsyn về vấn đề trên thì xin vào đây:
    http://www.kevinmacdonald.net/Blog.htm

    Trả lờiXóa
  3. Đây là bài review đăng trong tờ The Economist để chị tham khảo; nếu đã đọc rồi thì xin bỏ qua; Còn nếu muốn đăng lên blog là tuỳ ở chị:) (PHẢI GỬI LÀM 2 ĐỢT VÌ FILE QUÁ LỚN)

    Chinese manufacturing
    Poorly made
    Why so many Chinese products are born to be bad
    May 14th 2009

    THE recent scandals about poisoned baby milk, contaminated pet food and dangerous toys from China have raised questions about manufacturing standards in the country that has become factory to the world. In China’s defence, it was probably inevitable that as production grew so would the problems associated with it, at least in the short term. Similarly, it could be argued that China is going through the same quality cycle that occurred during Japan’s post-war development or America’s manufacturing boom in the late 19th century—but in an environment with infinitely more scrutiny.
    A response to both these observations can be found in “Poorly Made in China” by Paul Midler, a fluent Chinese speaker who in 2001 moved to China to work as a consultant to the growing numbers of Western companies now replacing factories in Europe and America with subcontracting relationships in the emerging industrial zone surrounding Guangzhou. It was the perfect period to arrive. The normal problems of starting a business, such as getting clients or providing a value proposition, do not hinder Mr Midler, who had the benefit of being in the right place at the right time.
    Not only did he quickly, and seemingly effortlessly, find customers, they were delighted with what they found in China. Factories will do anything to please. Prices are famously low and production cycles short. His clients returned from their initial trips to China stunned by how quickly factories became proficient and puzzled by how much could be done so well, so fast, so cheaply. They were right to wonder.
    Most of Mr Midler’s work is coping with what he calls “quality fade” as the Chinese factories transform what were, in fact, profitless contracts into lucrative relationships. The production cycle he sees is the opposite of the theoretical model of continuous improvement. After resolving teething problems and making products that match specifications, innovation inside the factory turns to cutting costs, often in ways that range from unsavoury to dangerous. Packaging is cheapened, chemical formulations altered, sanitary standards curtailed, and on and on, in a series of continual product debasements.
    In a further effort to create a margin, clients from countries with strong intellectual-property protection and innovative products are given favourable pricing on manufacturing, but only because the factory can then directly sell knock-offs to buyers in other countries where patents and trademarks are ignored. It is, Mr Midler says, a kind of factory arbitrage.
    The first line of defence against compromised products are the factory’s clients, the importers. The moment they begin suspecting a Chinese manufacturing “partner” and want to discover what might be unfolding is the moment they become particularly eager to find people in China like Mr Midler. That suggests they want information. But, as Mr Midler discovers, they are finicky about what is found. When suspicions turn out to be reality, all too often they become unhappy—miserable about resolving something costly and disruptive, yet terrified about being complicit in peddling a dangerous product. This is particularly true if the problems could go undetected by customers. Better, to some extent, not to know.
    Aware of these dynamics, Western retailers increasingly use outside testing laboratories for Chinese products. But this too, Mr Midler writes, is more form than function, since the tests are by their very nature more limited than the ways to circumvent them. The process resembles the hunt for performance enhancements used by athletes, where a few get caught but the cleverer ones stay ahead by using products not yet on the prohibited list.

    Trả lờiXóa
  4. TIẾP

    It would be unfair, of course, to see all Chinese companies in this light. A few are gaining international recognition for quality, but in contrast, say, to Japan or America, this recognition comes at a cost to the firms themselves because it is accompanied by unpopular scrutiny and compliance. This odd situation became apparent when Mr Midler witnessed large, modern Chinese factories outsourcing work to smaller, grittier, facilities even though this meant forgoing the production benefits from economies of scale. The tiny outfits were in a much better position to skirt environmental controls and safety standards for products and workers.
    The obvious way to clean up this mess—and to know whether it is really as pervasive as this book suggests—is through broader disclosure, but by whom? The Chinese press is sometimes revealing but typically controlled, as are foreign reporters. Many production problems are well-known within local manufacturing circles, Mr Midler says, but collusion is rampant and there are no rewards in China for whistle-blowing. Most of the people in Mr Midler’s position would not dream of disclosing what they see and many testing laboratories protect their reputation by hiding, rather than revealing, what they test. As a result, if Mr Midler’s perceptions are true, the primary source of discovery will come in the worst possible way—by consumers who buy Chinese products, only to discover their flaws themselves.

    Trả lờiXóa
  5. 1. Tiền nào của nấy
    2. Của rẻ là của ôi.
    3. Có Cầuthì có Cung
    4. Khách có quyền tữ chọn "Mua hay Không Mua"
    5. Hàng China thì từ xưa đền gờ nó như thế đấy. Thế mà cũng vẫn cứ mua còn hơn không có cái mà dùng vì ta có làm duợc đâu.

    Trả lờiXóa

Đây là blog cá nhân, mong các bạn chỉ đưa những nhận xét ôn hoà, không cực đoan, không kích động hận thù, và tôn trọng sự khác biệt, để không gây rắc rối, bất lợi cho chủ blog.