"Nam ông mộng lục", cuốn sách ghi chép lại những điều còn lại trong trí nhớ xa xưa, giống như trong cõi mộng, của một ông già nước Nam.
Là ai thế? Đó là Hồ Nguyên Trừng, con trai đầu tiên của Hồ Quý Ly, anh của Hồ Hán Thương, hai vị vua nhà Hồ, một triều đại hết sức ngắn ngủi trong lịch sử VN. Tôi vẫn nhớ khi học lớp 7, lớp 8 gì đó ở trường Gia Long, cô giáo dạy Sử của tôi đã nói một câu mà tôi mãi không quên: "Nhà Hồ thực ra có nhiều cải cách quan trọng, nhưng vì không được dân chúng ủng hộ, nên đã không thành công."
Vì sao mà cải cách quan trọng nhưng dân chúng lại không ủng hộ? Cô giáo tôi hồi ấy nói như sau, đại khái là: người Việt xưa nay vẫn có truyền thống tôn sùng những người đánh giặc ngoại xâm, giữ nước, nhưng không chú trọng việc xây dựng đất nước. Nên những đóng góp của nhà Hồ không được đánh giá đúng mức.
Tại sao mà hôm nay tôi lại quan tâm đến vấn đề lịch sử xa xưa ấy? Đó cũng là câu hỏi mà Khuê Vũ mới đưa ra khi thấy tôi bắt đầu entry này. Câu trả lời thật đơn giản: Vì hôm nay trên báo Thanh Niên có đăng bài "Hành trình tìm mộ Hồ Quý Ly", có nhắc đến Hồ Nguyên Trừng với tài đúc súng, khi bị nhà Minh bắt thì ông không những không bị giết mà còn được trọng dụng. Hình như ông làm đến tận chức Thượng thư = bộ trưởng, sống suốt cuộc đời còn lại sau khi nhà Hồ mất và sau đó qua đời ở bên Tàu. Hiện nay, nơi có ngôi mộ của ông nay đang sắp bị lấy để làm nơi đua ngựa, hình như thế.
Ai muốn biết nhiều hơn về Hồ Nguyên Trừng nói riêng và nhà Hồ nói chung, chỉ cần google, sẽ có hết (riêng độ chính xác của các thông tin thì còn phải bàn thêm). Còn tại sao mà tự nhiên vào lúc này báo Thanh Niên lại quan tâm đến nhà Hồ, thì tôi cũng không biết nốt, ai biết xin bảo cho tôi với nhé.
Tôi không phải sử gia, nên entry này tôi viết chỉ vì tôi quan tâm đến lịch sử như bất kỳ một người bình thường nào - thậm chí chỉ như một bà nội trợ - cũng có thể quan tâm: Số phận của những con người qua những biến cố lịch sử của đất nước. Và cảm thấy ngậm ngùi, vì hình như lịch sử Việt Nam luôn cho thấy mình người tài không hề hiếm, nhưng dường như chưa được sử dụng một cách tốt nhất để giúp đất nước phát triển, cũng như có được một cuộc sống tốt đẹp cho chính mình.
Trong khi đó, thì những nhân tài Việt lại hoàn toàn có thể phát triển tốt ở những nơi khác ngoài đất mẹ, mặc dù cõi lòng vẫn chẳng bao giờ nguôi ngoai niềm thương nhớ quê hương. Như Nam ông Hồ Nguyên Trừng mà tôi đang nhắc đến.
Xin chép lại đây lời dẫn vào cuốn sách "Nam ông mộng lục" của Hồ Nguyên Trừng. Mấy chỗ in nghiêng đậm là do tôi thêm vào để nhấn mạnh. Và cũng ngắt đoạn ra làm 3 để dễ đọc hơn.
Bài tựa Nam Ông mộng lục do chính ông viết như sau:Chỉ đọc lời dẫn thôi, cũng đủ tưởng tượng ra một ông già đau đáu niềm thương nhớ quê nhà, cặm cụi ngồi ghi chép những kỷ niệm - như những mộng tưởng - về quê hương cũ. Ai muốn đọc thêm về Nam ông mộng lục xem Hồ Nguyên Trừng đã viết gì, xin vào đây. Và chắc là còn nhiều nguồn khác nữa, nếu chịu khó tìm.
Bản dịch:
Sách Luận ngữ từng nói: “Trong cái xóm mười nhà, thế nào cũng có người trung tín như Khâu này vậy”, huống hồ nhân vật cõi Nam Giao từ xưa đã đông đúc, lẽ nào vì nơi hẻo lánh mà vội cho là không có nhân tài! Trong lời nói, việc làm, trong tài năng của người xưa có nhiều điều khả thủ, chỉ vì qua cơn binh lửa, sách vở cháy sạch, thành ra những điều đó đều bị mất mát cả, không còn được ai nghe, há chẳng đáng tiếc lắm sao?
Nghĩ tới điểm này, tôi thường tìm ghi những việc cũ, nhưng thấy mất mát gần hết, trong trăm phần chỉ còn được một hai; bèn góp lại thành một tập sách đặt tên là Nam Ông mộng lục, phòng khi có người đọc tới! Một là để biểu dương các mẫu việc thiện của người xưa, hai là để cung cấp điều mới lạ cho người quân tử, tuy đóng khung trong vòng truyện vặt, nhưng cũng là để góp vui những lúc vui chuyện.
Có kẻ hỏi tôi rằng: “Những người ông chép đều là người thiện, vậy thì trong các truyện bình sinh ông nghe thấy, lại chẳng có chuyện nào bất thiện ư?” Tôi trả lời họ rằng: “Chuyện thiện tôi rất mê nghe, nên có thể nhớ được, còn chuyện bất thiện thì không phải không có, chẳng qua tôi không nhớ đấy thôi”. Họ lại hỏi: “Sách lấy tên là mộng, ý nghĩa ở chỗ nào?” Tôi trả lời: “Nhân vật trong sách, xưa kia rất phong phú, chỉ vì đời thay việc đổi, dấu tích hầu như không để lại, thành ra còn mỗi một mình tôi biết chuyện và kể lại mà thôi, thế không phải mộng là gì? Các bậc đại nhân quân tử có thấu cho chăng? Còn hai tiếng Nam Ông thì chính là tên chữ, của Trừng tôi vậy”.
Còn với tôi, thì câu hỏi mà tôi muốn đặt ra cho mình và cho mọi người là: Liệu có ai biết còn bao nhiêu Nam ông mộng lục khác mà chúng ta chưa biết, những Nam ông mộng lục đã được viết ra và sẽ còn được viết ra?
Và tôi lại chợt nhớ đến Ngô Bảo Châu, cùng một nỗi băn khoăn: Liệu Ngô Bảo Châu có nên về nước theo lời kêu gọi của nhà nước, để trở thành một Lê Bá Khánh Trình? Hay tốt hơn, nên làm một Hồ Nguyên Trừng, cống hiến sức lực và tài năng của mình ở xứ người, để cuối đời sẽ viết một Nam ông mộng lục khác?
Mà còn những người trở về, như Lê Bá Khánh Trình và nhiều người khác nữa, trong đó có cả tôi, về rồi thì họ ra sao, và sẽ viết gì nhỉ? À, tôi biết rồi: họ viết blog!
Entry của mẹ hay ghê ^^ Nhưng đoạn cuối mẹ viết cái gì mà sao khó hiểu quá dzậy? =.= Đề nghị mẹ làm rõ ^^ hỳ :) Nhà Hồ con cũng được học hồi năm lớp 7 í. Con thấy nhà Hồ có những cải cách quan trọng trong kinh tế như: đúc tiền giấy, làm ra súng thần công, làm sổ hộ tịch, hạn chế gia nô,...Thế mà lại ko được lòng dân kính mến!? Kì thiệt ha
Trả lờiXóaChị PA đáo để nhé, gom mình vào cùng giỏ "nhân tài" bao gồm Ngô Bảo Châu - Lế Bá Khánh Trình & VTPA :-D,
Trả lờiXóaVề vấn đề này, em chợt nhớ một truyện ngắn rất hay của Ấn Độ (em quên tên rùi)kể về một người Ấn có khả năng chạy nhanh nhất hành tinh trong các cuộc thi trong khối liên hiệp Anh. Điều này làm bẻ mặt các quan chức mẫu quốc Anh. Thế là họ có một kế hoạch hoàn hảo để hạ bệ anh ta: mời nhà điền kinh tài ba này về làm bảo vệ cho một khách sạn sang trọng. Công việc mỗi ngày chỉ đứng chào quan khách, đóng mở cửa ... một năm sau, anh lại lên đường dự thi ... anh không thể nhấc nổi chân mình, chứ nói chi đến giành giải quán quân.
Cuộc đời của NBC hay bất kỳ một "nhân tài" nào mà về nước lúc này, khác chi nhà điền kinh Ấn Độ trên hả chị PA.
Theo kinh nghiệm của 8 đây, khi 1 người đã tự tạo cho mình đầy đủ bản lĩnh để chèo thuyền từ kinh lạch be bé gần nhà, rồi từ từ ra sông rộng hơn và sau đó thoải mái cùng bản lĩnh để navigate ngoài khơi với sóng to cùng bão lớn, thường thì không mấy ai chèo ngược lại, mặc dù đôi lúc cũng ngoái cổ lại để xem là có ai theo gương mình hoặc có bản lãnh như mình hay là không.
Trả lờiXóaNhìn các GSTS Nhà Giáo Nhân Dân & Ưu Tú với bằng ban khen treo đỏ đầy tường, nhưng hằng ngày tới lớp với Nồi Cơm Điện và Khẩu Trang, cùng tháng tháng lĩnh vài trăm Ôbama tiêu qua ngày, thì cũng đủ để quá oải rồi. Ba người bạn cùng khoá với 8 đây sau gần 36 đứng lớp ở 1 trường ĐH lớn vừa về hưu, và nghèo đói vì với lương hưu chưa được 3 vé Ôbama mỗi tháng, 1 người quá yếu để kiếm thêm nên tụi tớ ở đây phải bồi dưỡng tí chút hằng tháng và đều đều từ đấy (April 2010).
Hận đời đen bạc và miệng lưỡi,
Bà 8
Hi Khuê,
Trả lờiXóaThì mẹ đã nói với Khuê rồi còn gì, ý nghĩa của phần cuối entry ấy. Có cần làm rõ thêm nữa không, vì các bác, các chú khác đọc entry này đều hiểu hết mà!
Còn phần link Khuê gửi thì hay thật đấy, nhưng mà đọc rồi thì biết thế thôi nhé, còn đi học thì phải học theo cô giáo dạy nghe Khuê, chứ nếu không thì thi rớt đó!
S-G,
Em nói làm cho chị giật mình: chị chỉ muốn nói cái giống của chị với LBKT là đi học nước ngoài (chị đi thời sớm lắm, mà với lý lịch đen như chị thì thôi cũng có thể xem như có chút tài mọn đi, được không S-G?) rồi cắm đầu cắm cổ về nước, thay vì ở lại (cho đến nay) như Ngô Bảo Châu thôi mà.
À mà LBKT với chị là cùng một trường ĐH Tổng hợp trước đây đấy nhé, một dạo năm nào cũng gặp nhau vào mùa thi tuyển sinh, vì thường được cử đi làm đề thi cho trường. Nay thì chị hết gặp rồi. Vì thế, chị nhắc đến LBKT chỉ là như thế thôi mà!
Còn Ngô Bảo Châu, thì có lẽ cũng là nhân tài. Nhưng có lẽ những người như NBC ở VN cũng không phải là quá hiếm, em nhỉ? Vấn đề là nếu NBC không có cơ hội đi học nước ngoài và giờ đây làm việc ở nước ngoài thì có thể thành NBC hiện nay không? Và đã là NBC rồi, nhưng về nước có còn là NBC hiện nay nữa hay không? Cái này, nhà nước nên trả lời cho hết nhẽ rồi hãy đưa ra lời mời, thì dễ hơn cho cậu ấy.
Còn nếu nhà nước không nghĩ đến mà đã vội mời (hình như đã xảy ra) thì chỉ có NBC mới có thể đưa ra câu trả lời cho chính mình thôi. Cầu cho cậu ấy quyết định đúng đắn.
Bà Tám ơi,
Biết nói gì thêm hở Tám? Nói nữa thì đụng đến nỗi đau của nhiều người. Nên em sẽ ... im thôi. Tám có biết câu này không nhỉ:
Well-timed silence hath more eloquence than speech.
Martin Fraquhar Tupper
Bài này cũng rất dáng đọc:
Trả lờiXóahttp://ongvove.wordpress.com/2009/06/09/ph%E1%BA%A7n-m%E1%BB%99-quan-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-th%C6%B0-b%E1%BB%99-cong-nha-minh-la-le-tr%E1%BB%ABng-t%E1%BB%A9c-h%E1%BB%93-nguyen-tr%E1%BB%ABng-1374-1446/
Thật ra em vẫn nghĩ xét về năng lực, NBC vẫn có thể xem là hàng hiếm cô ạ, kể cả trong nhiều thế hệ gà chọi trước giờ. Có điều thành công của NBC, cũng như của những người có thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực trên thế giới, là cộng hưởng của nhiều yếu tố: năng lực cá nhân, điều kiện học tập nghiên cứu, và có lẽ 1 phần chance nữa (em không thích từ luck lắm :D). Giờ mà cho 1 bạn nào đó 2 HCV quốc tế ra nước ngoài học đại học, rồi làm việc luôn, thì khả năng để replicate thành công của NBC cũng chưa chắc đã cao. Vì vậy, em cho rằng khi thảo luận về nhân lực cho VN (cả trong và ngoài nước), mình nên treat trường hợp của NBC như anomaly, không thì dễ bị mislead lắm (em có cảm giác, nếu NBC đc giải Fields, giới truyền thông sẽ xoáy vào góc nhìn NBC như minh chứng cho trí tuệ VN, một góc nhìn chưa hẳn đã sai, nhưng dễ bị hiểu lệch lạc).
Trả lờiXóaVề thầy LBKT, thật ra thầy cũng có nói trong một bài phỏng vấn lí do về nước là vì bản thân không quá xuất sắc, nên không có ai mời ở lại. Bản thân thầy cũng không quá đam mê nghiên cứu, và cảm thấy contented với nghề dạy học. Nói chung em cảm thấy với thầy quyết định về hay ở cũng đến khá tự nhiên, không có nhiều trăn trở, và cũng không hẳn là thầy chọn về nước cống hiến nên mới thui chột tài năng. Nếu có gì đáng tiếc trong trường hợp này, thì chỉ là ngày xưa, VN mình có lẽ quá cần những tấm gương để PR cho nhà nước (phải chăng cũng là biểu hiện của inferiority complex?) nên đã có xu hướng xoáy vào thành tích Toán quốc tế năm 79, thậm chí thổi phồng nó lên, lấy đó làm niềm tự hào (như đã từng làm với bất kì thành tựu gì có liên hệ đôi với xa lắc với Việt Nam), để rồi bao nhiêu năm nay vẫn cứ đau đáu thắc mắc tại sao nước mình nhiều huy chương quốc tế thế mà thành tích nghiên cứu không có gì. Giờ thành tích thi Toán đã giảm (gần đây thua cả Thái Lan), thành tích thi Lý Hóa thuộc dạng trung bình khá, còn thành tích thi Sinh học vẫn lẹt đẹt, thì điệp khúc học sinh chúng ta thi quốc tế được nhiều giải cao nhưng lớn lên lại thui chột vẫn còn hoài trên trang báo!
SGK
Học sinh Việtnam khi đi du học thuờng thì tự hào là giỏi tóan hơn học sinh ngọai quốc. Các em cứ hay nói với tôi như vậy và chê SV ngọai quốc kém tóan cứ haynhờ các em chỉ hộ.
Trả lờiXóaTôi có nói với các em là các em cứ cố nhớ lại xem có đúng không nhớ, từ lúc 3 tuổi các em đã biết đánh bài cào rồi có đúng không? cà các em chỉ cần liếc sơ là biết mấy nút rồi chứ đâu cần làm tóan đúng không?. Cười ngặt nghẽo nhưng phải công nhận là đúng.
Nice weekend
Choi
Xin đính chính:
Trả lờiXóaMấy bạn già của 8 đây mới meo sang và đính chính là lương hưu trí của họ "chưa được 200 đô mỗi tháng." Sở dĩ "kiếm" được tổng cộng gần 3 vé Ôbama để tạm sống "là nhờ được cho trở lại trường để tiếp tục đứng lớp."
À thì ra đây là 1 phương án cùng giáo án để về hưu sau gần 36 năm đứng lớp ở 1 ĐH lớn bên Việt Nam với thành tích khảo cứu, giáo dục, phổ biến, và .... cùng nhiều năm tuổi đảng!
"Well-timed silence hath more eloquence than speech." Ừ đúng đấy!
Bà 8
NBC đuợc Chính quyền VN offers luơng 5 triệu đồng VN/tháng. Gấp đôi luơng bộ truởng (2 triệu 500.000) và chức vụ viện truởng viện tóan học VN sắp thành lập.
Trả lờiXóaXin chúc mừng NBC.
Choi
LBKT là một trường hợp PR hơi "quá đáng" như SGK nhận định.
Trả lờiXóaCùng IMO với NBC còn có một người nữa vừa rời khỏi đại học Paris 6 sang Mỹ giảng dạy, nhưng ít được PR nên hiếm người biết.
Vì vậy, có người bảo Toán học Việt Nam tốt hay xấu là ở chỗ Hàm Châu :-D,
Tám đây rất thâm phục nhân tài Ngô Bảo Châu với khả năng toán học vượt trội trên thế giới, cũng như đã rõ ràng khẳng định rằng các ý kiến đóng góp tâm huyết và thẳng thắn của trí thức trong và ngoài nước đối với các chính sách phát triển của đất nước VN vẫn có tác dụng nhất định như: "Có thể trong một thời điểm nào đó, nhà lãnh đạo vì lý do này, lý do kia bịt tai lại, không muốn lắng nghe mình, nhưng thực ra, nó vẫn sẽ thấm vào đâu đó. Nếu không thay đổi vào lúc này, thì sẽ thay đổi vào lúc khác...." rất ư chính trị hoá cùng uyển ngữ qua khả năng toán học áp dụng trên lý thuyết khoa học xã hội với tí chút triết lý nhân bản.
Trả lờiXóaMặc dù vậy, những bài toán hóc búa lâu nay của Việt Nam nói riêng và hầu hết các nước nghèo nói chung với yếu kém về mọi mặt, tiêu cực, chậm tiến, thủ phận, quan liêu, tham nhũng, sính bằng, sính tước, ect. là những phương trình bí ẩn của triết lý đặc thù của Việt Nam và ngoài khả năng của nhà toán học đại tài Ngô Bảo Châu hay những trí thức Nobel xưa nay. Đại để như những phương trình từ nhiều derivatives phức tạp qua những chỉ đạo lạc đường hoặc quá giới hạn và định hướng ngoài phạm vi toán học áp dụng cũng như lý thuyết khoa học, như nhiều phương trình liên hệ nhiều tới tư cách nhân bản và văn hoá, giáo dục và đào tạo cùng phương án nhân dụng, lao động và xã hội, y tế và an sinh, hành chánh và tư pháp, ngân hàng và tài chánh, kinh doanh và thuế vụ, tự vệ và nội an, thương lượng và ngoại giao, giao thông và vận tải, nông nghiệp và thực phẩm, công nghiệp và thương mãi, kế hoạch và đầu tư, khoa học và công nghệ áp dụng, nội vụ và kiểm tra, thể thao học đường và đại chúng, xây dựng thành phố và thôn quê, truyền thông và thư giãn, tài nguyên và môi trường dưỡng sinh của Việt Nam lâu nay..... rất ư không thích hợp với những nguyên tắc toán học áp dụng.
Thật là phí phạm nếu với kiến thức cùng khả năng hiện có của nhân tài Ngô Bảo Châu mà chỉ để đứng lớp hoặc/và phục vụ 1 nhóm nhỏ giới hạn nào đó, và riêng cho Việt Nam. Và cũng vì những lý do thực tế nên nhân tài Ngô Bảo Châu là gốc Việt, nhưng với quốc tịch Pháp và đang làm việc tích cực ở USA.
Tám đây sẽ ráng chờ để xem đoạn kết của vở tuồng này.
Bà 8
Entry của Chị hay quá !!!
Trả lờiXóaỞ VN những người như NBC, LBKT có lẽ không thiếu nhưng lại thiếu lắm những môi trường (theo nghĩa rộng) thuận lợi để phát triển hơn nữa. Còn để trở thành Hồ Nguyên Trừng và viết một tác phẩm như Nam ông mộng lục thì chắc chắn sẽ không có đâu Chị, vì ngày xưa HNT là bị đi đày còn thế hệ bây giờ là đi học...
VT
Bác Chơi,
Trả lờiXóaBác có nhầm không? NBC được lương 5 triệu/tháng, gấp 2 lần ... tiền thuê phòng ngủ một đêm khi đi công tác của Bộ trưởng mà bác!
Đây này: http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/201008/Tra-Ngo-Bao-Chau-5-trieu/thang-Bo-truong-25-trieu/ngay-928172/
Bà Tám,
2 tờ Ô-ba-ma là 'ngon lành' rồi bác ơi, Tư đây mà về hưu thì không chắc có được 2 tờ không nữa! Còn nếu 3 tờ thì đúng là có ưu tiên rồi đó!
VT,
Có phải là anh, người quen của PA không? Nếu có, anh ừ cho một cái nhé.
Còn nếu không phải là 'anh' mà là chị/em (gái), cho chủ nhà xin lỗi nhé!
Hồ Nguyên Trừng bị đi đày, gia đình là 'ngụy', thế mà còn được trọng dụng, phát triển thế. Nên hẳn là 'biết ơn' nước người không biết để đâu cho hết, mà còn nhớ cố hương và viết ra Nam Ông mộng lục.
Còn mấy người đi học thì rõ ràng đâu có lý do gì mà không yêu và nhớ quê hương? Không viết Nam Ông mộng lục thì viết cái gì? Không lẽ lại cũng ... viết blog?
PA