Trước hết xin khẳng định, tôi hoàn toàn chưa bao giờ nghe đến tên bài thơ Phong kiều dạ bạc này, cho đến tận sáng chủ nhật Phục Sinh mới cách đây có vài hôm thôi.
Số là gần đây tôi có đăng lên trên blog mấy bài bình thơ Đường của bạn bè, thân hữu, và được khá nhiều người đọc và thích thú. Trong số những bạn đọc ấy có cả những người bạn cũ của tôi giờ sinh sống ở nước ngoài, là công dân của những nước lớn, thậm chí là siêu cường trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Pháp .... Những người đã sinh sống ổn định ở quê hương mới ít cũng gần chục năm, nhiều là trên 30 năm, nhưng dường như thỉnh thoảng vẫn có những đêm trằn trọc nhớ về quê hương xưa cũ, rất xa xôi nhưng vẫn rất gần trong trí nhớ.
Một trong những người như vậy sáng chủ nhật Phục Sinh đã rụt rè gửi cho tôi bài thơ Phong kiều dạ bạc (bản Hán Việt) kèm một chùm 3 bản dịch của mình. Thư viết rất dễ thương như thế này:
Mở ngoặc một chút: Các bạn thấy tôi có những người bạn dễ thương quá chừng hay không? Những người đến với nhau hoàn toàn vì những mối quan tâm chung vô cùng trong sáng: cùng yêu cái đẹp, yêu tiếng Việt (và đất Việt, người Việt, tất nhiên rồi) và muốn chia sẻ những hiểu biết cũng như cảm xúc của mình đến mọi người. Welcome quá đi chứ, và tôi rất mừng là blog này đã làm được công việc mà nó cần làm, ấy là: thành một diễn đàn nho nhỏ để mọi người tụ tập và chia sẻ.
Chùa cổ Hàn San đêm về sáng
Tịch mịch canh tàn tiếng chuông vang
Ngân nga xao động Cô Tô lũy
Vọng đến thuyền côi, khách ngỡ ngàng
Bài thơ này tại sao lại độc đáo nhỉ? Ừ, thì trước hết là nó đổi từ lục bát sang thơ thất ngôn, tức là thơ 7 chữ. Bảy chữ 8 câu, có phải là thất ngôn bát cú không? À, không đâu, nếu như ta đọc kỹ luật ngữ âm của thơ Đường mà thầy GNLT đã chỉ ra trong bài giảng của mình mà tôi vừa đăng lên. Theo thầy GNLT từ đây là dịch một bài tứ tuyệt thành 2 bài tứ tuyệt, khá sáng tạo. Còn tôi, thì tôi thấy bản lục bát sẽ làm cho giọng thơ nhẹ nhàng, du dương, trong khi thất ngôn thì có cái gì đó ngập ngừng hơn, thao thức hơn. Thì cảm nhận thế thôi mà, có thể đúng có thể sai khi xét theo lý thuyết gì gì đó, nhưng đã là cảm xúc thì có gì là đúng hoặc sai đâu cơ chứ, miễn là cảm xúc thật thì thôi. Quan trọng là phải có cảm xúc cái đã, và chỉ cần thế thôi!
Và tôi cũng tiếp tục gửi bản dịch mới cho ông thầy dạy Văn GNLT, và, bạn có thể đoán được, thầy lại tiếp tục phê bình (à, thì tôi cũng là nhà giáo, tôi biết tâm lý của nhiều thầy cô là học trò yếu thì thầy khuyến khích rất nhẹ nhàng, mà học trò khá rồi thì thầy lại khắt khe để cho nó khá lên thêm nữa ấy mà, phải không thầy GNLT). Nhưng trong những lời nhận xét (khắt khe) của thầy GNLT, tôi thấy có một câu mà tôi đồng ý gần như hoàn toàn: "bản dịch nghe như ca mấy câu vọng cổ mùi mẫn - nói toạc hết cảm xúc, chẳng ẩn giấu gì cả".
Nhưng đó là tính cách người Nam Bộ mà, và tôi lại thấy như thế mới hay chứ, nó cho thấy sự khác biệt, đa dạng của thế giới và của chính người VN. Trong khi thầy giáo dạy Văn của chúng ta lại có tính cách của sĩ phu Bắc Hà, nói năng với nhiều tầng nghĩa, ẩn giấu đủ thứ trong đó, nên khi đọc phải vô cùng cảnh giác, nói 1 mà đọc ra đến 2, 3, 4, và n!!!!. Tất nhiên cũng rất hay ạ, và thú vị nữa (và nói thêm: cái này tôi cũng có một chút, vì gốc Bắc Kỳ, cha Nam Định mẹ Bắc Ninh, nên cũng hiểu được và thích được).
Đọc đi đọc lại Phong kiều dạ bạc, chủ yếu qua bản dịch của bạn tôi, và lời nhận xét và phân tích của thầy GNLT, thì rồi đến lượt tôi cũng nổi máu văn nghệ, cũng ... muốn dịch nó ra tiếng Việt. Bản dịch của tôi dưới đây rồi, tuy nó của là của tôi nhưng chắc chắn nó sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều về những lời nhận xét và bản dịch nghĩa của anh GNLT, cộng với ngôn ngữ và cảm xúc của bạn tôi qua các bản dịch của bạn ấy. Và đây là "tác phẩm" của tôi, muốn gọi nó bản dịch hay là họa hay là cái chi chi cũng được, nhưng nó đã xong thì tôi cứ trình làng thôi, và xin nhắc lại một nguyên tắc: nó có thể hay, có thể dở, nhưng hay dở gì cũng chỉ được khen, không được chê các bạn nhé!
(À, nếu mà các bạn thấy nó quá dở mà vẫn bắt khen thì biết khen thế nào bây giờ, thì xin chỉ cho các bạn một cách: đừng động tới chất lượng của bản dịch hoặc cái đẹp của ngôn ngữ, mà hãy khen ... entry này viết dài quá, nỗ lực đăng bài của chủ nhân blog thật tuyệt vời, đăng đều đặn, tinh thần phục vụ cao gì gì đấy, thì vẫn là khen mà vẫn không bị dối lòng các bạn ạ, hi hi hi!!!)
Đây, bản dịch/họa Phong kiều dạ bạc của tôi, chẳng niêm luật gì ráo. Nó là một bài tứ tuyệt phải không thầy GNLT? Xin nói trước, thầy GNLT có khen chê gì thì tôi vẫn cứ trơ trơ ra thôi, không sợ chút nào, vì ngày trẻ đi học tôi quen nghe thầy cô phê phán mình rồi mà vẫn cứ thế này, rồi cũng ổn, mình vẫn là mình, có sao đâu, ha ha ha!
Trăng lặn, quạ kêu, sương nặng rơi
Chấp chới đèn chài, phong chơi vơi
Hàn San chùa cũ Cô Tô ấy
Vẳng tiếng chuông đêm dạ bời bời
Phương Anh dịch T4/2013
-------
PS1: Từ "chơi vơi" cuối câu hai là do góp ý của một bạn đọc (xem comment bên dưới, còn từ ban đầu tôi dùng là "lả lơi", một từ rất lạc điệu trong bài thơ này mà tôi chưa hài lòng nhưng chưa tìm được từ nào khác để sửa). Rất cám ơn bạn đọc đã thương tôi mà cung cấp cho từ rất phù hợp này.
PS2: Lại nhận được thư của bạn bè, đề nghị thay một từ trong câu đầu: trời --> rơi. Anh bạn ấy bảo: thử xem, nghe sẽ thấy cảm giác chênh vênh, lửng lơ, hay lắm. Đúng rồi anh T. ạ, nhưng vì thế phải sửa luôn từ trước đó (thay vì "sương đầy trời" thì thành ra "sương nặng rơi"). Cám ơn anh nhiều nhé, bài thơ bây giờ thành ra là của nhiều tác giả chứ không là của riêng tôi nữa rồi. Nếu phải để tên, nó sẽ là của người bạn đã dịch thơ ban đầu và gửi cho tôi, rồi anh GNLT đã giải thích bài thơ và nhận xét bài dịch, rồi đến bạn đọc tặng tôi chữ "chơi vơi", rồi bây giờ là từ "rơi" của anh T. nữa. Tôi chỉ việc tiếp thu và viết vào thành câu thất ngôn, thế thôi!
PS2b: Lại nhận được một đề nghị khác, cũng rất hay, của một bạn trẻ trên fb, về câu chót đây này: Vọng tiếng chuông ngân dạ tơi bời. Cũng rất hay, đúng không các bạn?
PS3: Dịch/họa xong ra thơ tứ tuyệt rồi (đăng ở trên) nhưng mà tôi vẫn chưa ưng ý lắm, vì bài thơ vẫn còn gò bó theo số từ của thơ tứ tuyệt, nên vẫn ít nhiều trung thành với thơ Đường (bản gốc). Mà tôi thì theo trường phái "nhã" hơn là "tín" (văn học trước hết là cảm thụ, mà cảm thụ thì phải có dấu ấn cá nhân, các bạn nhỉ?) nên tôi vẫn còn loay hoay muốn có bản dịch/họa khác. Và đây là phiên bản 2 của tôi, có thể hay có thể dở, nhưng ... nguyên tắc là gì các bạn đã biết rồi, không cần nhắc lại phải không? ;-)
Trăng thì lặn
Trời thì sương
Tiếng quạ kêu
Lạc lõng
Cây thì lặng
Đèn chài khuya
Chấp chới
Ánh đỏ vàng
Chùa thì xa
Thấp thoáng
Bên Cô Tô
Thành cũ
Chuông thì ngân
Đêm vắng
Buông từng tiếng
Vọng muôn đời.
Phương Anh T4/2013
PS3b: Lại một người bạn yêu thơ khác có một comment rất độc đáo, tôi chép lên đây để mọi người cùng đọc này:
Bài thơ dịch/họa PKdb mới của PA là theo thể Haiku (hài cú)của thơ Nhật. Tôi sẽ thích bài thơ hơn nếu PA bỏ tất cả các chữ THÌ trong đó...:
Trăng lặn
Trời sương
Tiếng quạ kêu
Lạc lõng
Cây lặng
Đèn chài khuya
Chấp chới
Ánh đỏ vàng
Chùa xa
Thấp thoáng
Bên Cô Tô
Thành cũ
Chuông ngân
Đêm vắng
Buông một tiếng
Vọng ngàn đời.
Vâng, đúng thế, bản bỏ các chữ "thì "(màu xanh ở trên) hay quá phải không các bạn? Thanh thoát hẳn, và rất giống "hài cú". Nhưng cũng xin giải thích về chữ "thì": Thực ra tôi bị ám ảnh bởi câu thơ trong bài Bến My Lăng của Yến Lan mà tôi rất thích (Trăng THÌ đầy rơi vàng trên mặt sách). Nên vẫn thích có tất cả những chữ "thì "ở trong bản dịch/họa của mình, vì nó cho ra một phong vị khác, nằng nặng, quê quê, nôm na, thô thô, nhưng cũng rất tâm trạng. Well, ít ra là tôi nghĩ thế.
PS4: Về bản dịch đầu tiên (tứ tuyệt). tôi lại nhận được vài góp ý khác nữa. Thầy GNLT thì nhận xét nếu thay từ "lặn" bằng từ "rụng" ở câu đầu thì sẽ hay hơn, còn một bạn đọc khác thì đề nghị thay từ "ấy" cuối câu 3 bằng từ "lũy".
Như vậy, phiên bản khác của bài thơ (rất nhiều người cùng góp tay làm nên) bây giờ như sau:
Trăng rụng, quạ kêu, sương nặng rơi
Chấp chới đèn chài, phong chơi vơi
Hàn San chùa cũ Cô Tô lũy
Vẳng tiếng chuông đêm dạ bời bời
Đã hay nhất chưa các bạn nhỉ? Đúng là "đông tay vỗ nên bộp" mà!
PS5: Hôm nay, người bạn phương xa của tôi lại cống hiến cho chúng ta những nhận xét và một phiên bản rất hay cho bản dịch (hài cú) của tôi, như sau:
Cuối cùng, rất cám ơn người bạn ở phương xa đã giới thiệu bài thơ PKDB và cho tôi cảm hứng để dịch/họa bài thơ này, dù chỉ có thể dịch/họa bằng những bài thơ con cóc!!!
Số là gần đây tôi có đăng lên trên blog mấy bài bình thơ Đường của bạn bè, thân hữu, và được khá nhiều người đọc và thích thú. Trong số những bạn đọc ấy có cả những người bạn cũ của tôi giờ sinh sống ở nước ngoài, là công dân của những nước lớn, thậm chí là siêu cường trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Pháp .... Những người đã sinh sống ổn định ở quê hương mới ít cũng gần chục năm, nhiều là trên 30 năm, nhưng dường như thỉnh thoảng vẫn có những đêm trằn trọc nhớ về quê hương xưa cũ, rất xa xôi nhưng vẫn rất gần trong trí nhớ.
Một trong những người như vậy sáng chủ nhật Phục Sinh đã rụt rè gửi cho tôi bài thơ Phong kiều dạ bạc (bản Hán Việt) kèm một chùm 3 bản dịch của mình. Thư viết rất dễ thương như thế này:
Chị Phương Anh ơi,
Lâu lắm rồi không liên lạc, nhưng em vẫn 'âm thầm' và 'chuyên cần' đọc FB và blog của chị. Bữa trước đọc mấy bài về Hoàng Hạc Lâu và Tống Biệt Hành, tự nhiên em nhớ lại một bài thơ khác: Phong Kiều dạ bạc, vốn là bài thơ Đường em yêu thích nhất từ hồi còn học phổ thông.
Em thì không tỏ kim văn, không tường cổ tự, cũng không có tài viết văn, làm thơ nhẹ nhàng, dễ dàng như hơi thở giống chị và những người bạn tài hoa của chị trên blog, nhưng vì cảm tình của em với bài thơ, em muốn chia sẻ với chị 3 bài thơ em dịch, mục đích chỉ là để thỏa mãn cái mong ước thuở nhỏ là được diễn đạt bằng tiếng Việt một bài thơ bất hủ. Em thấy chị hay có bài bình thơ/văn/nhạc cuối tuần nên bữa nay 'đánh bạo' gửi cho chị mấy bài này, vì thiệt ra em không biết chia sẻ những bài này với ai khác :-))
Mở ngoặc một chút: Các bạn thấy tôi có những người bạn dễ thương quá chừng hay không? Những người đến với nhau hoàn toàn vì những mối quan tâm chung vô cùng trong sáng: cùng yêu cái đẹp, yêu tiếng Việt (và đất Việt, người Việt, tất nhiên rồi) và muốn chia sẻ những hiểu biết cũng như cảm xúc của mình đến mọi người. Welcome quá đi chứ, và tôi rất mừng là blog này đã làm được công việc mà nó cần làm, ấy là: thành một diễn đàn nho nhỏ để mọi người tụ tập và chia sẻ.
Mở ngoặc thêm một chút nữa: Bạn có biết tại sao tôi đăng lại thư của người bạn lên đây không? À, là vì tôi thích nhất lời khen của bạn tôi, dù có lẽ hơi quá một chút nhưng mà nghe vẫn rất thích, rằng tôi (và những người bạn tài hoa khác trên blog này) "có tài viết văn, làm thơ nhẹ nhàng, dễ dàng như hơi thở" - trời ơi nghe mà sung sướng đến run rẩy, hóa ra là mình tài đến thế ư? Đăng lên đây là để tự khoe, giống như trong chuyện cười dân gian có anh chàng đi ăn đám cưới mặc quần áo mới, đang đứng thì có người túm lại hỏi về con lợn cưới chạy ngang qua, và anh ta chỉ chờ có thế để trả lời: "Từ lúc tôi mặc cái áo mới này thì chưa thấy con lợn nào chạy ngang qua cả!"
Vâng từ lúc bạn tôi khen tôi là làm thơ viết văn dễ dàng như hơi thở thì tôi chưa viết thêm entry nào cả, nên giờ mới viết đây các bạn ạ!!!!!! ;-)
Vâng từ lúc bạn tôi khen tôi là làm thơ viết văn dễ dàng như hơi thở thì tôi chưa viết thêm entry nào cả, nên giờ mới viết đây các bạn ạ!!!!!! ;-)
Nào, mở ngoặc xong rồi, bây giờ xin quay lại Phong kiều dạ bạc. Như đã nói ở trên, tôi chưa bao giờ đọc hoặc thậm chí nghe nói đến PKDB, mà nghe cái tựa bài thơ thì cũng rất chi là ... Tàu, rất chi là ... cải lương, nên không có thiện cảm gì cả. Bèn không thèm đọc kỹ bản Hán Việt (vì thực ra có đọc kỹ thì cũng chẳng đủ sức mà hiểu đâu) và xông vào đọc luôn bản dịch, mà tôi cho là chứa rất nhiều cảm xúc của bạn tôi. Bản Hán Việt và 03 bản dịch ấy đây:
Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên
Giang phong, ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
(1) Trăng tà lặn khuất xa khơi
Quạ kêu xao xác, sương trời mênh mang
Bên sông phong đứng lặng hàng
Lửa chài leo lắt, lòng miên man buồn
Hàn San chùa vẳng tiếng chuông
Ngân nga canh vắng đêm trường Cô Tô
Sương khuya bến đỗ bơ vơ
Thanh âm khuấy động giấc hồ tha nhân
Quạ kêu xao xác, sương trời mênh mang
Bên sông phong đứng lặng hàng
Lửa chài leo lắt, lòng miên man buồn
Hàn San chùa vẳng tiếng chuông
Ngân nga canh vắng đêm trường Cô Tô
Sương khuya bến đỗ bơ vơ
Thanh âm khuấy động giấc hồ tha nhân
(2) Trăng tà lặn khuất xa khơi
Quạ kêu xao xác, sương trời mênh mông
Hàng phong lặng đứng ven sông
Lửa chài leo lét, tơ lòng miên man
Cô Tô lũy, chùa Hàn San
Thoảng đâu có tiếng chuông vàng ngân nga
Đêm khuya canh vắng đưa xa
Tha nhân thao thức âm ba vọng thuyền
Quạ kêu xao xác, sương trời mênh mông
Hàng phong lặng đứng ven sông
Lửa chài leo lét, tơ lòng miên man
Cô Tô lũy, chùa Hàn San
Thoảng đâu có tiếng chuông vàng ngân nga
Đêm khuya canh vắng đưa xa
Tha nhân thao thức âm ba vọng thuyền
(3) Trăng tà lặn khuất mù khơi
Quạ kêu tao tác nửa vời thinh không
Hàng phong lặng đứng bên sông
Lửa chài leo lắt, sương mênh mông trời
Một mình thao thức chơi vơi
Sinh tình tức cảnh lòng người miên man
Cô Tô chùa cổ Hàn San
Nửa đêm về sáng chuông vàng ngân nga
Vui buồn ở tại lòng ta
Tiếng chuông cộng hưởng dạ sầu tha nhân
Quạ kêu tao tác nửa vời thinh không
Hàng phong lặng đứng bên sông
Lửa chài leo lắt, sương mênh mông trời
Một mình thao thức chơi vơi
Sinh tình tức cảnh lòng người miên man
Cô Tô chùa cổ Hàn San
Nửa đêm về sáng chuông vàng ngân nga
Vui buồn ở tại lòng ta
Tiếng chuông cộng hưởng dạ sầu tha nhân
Ba bài dịch thực ra cũng không khác nhau nhiều, chỉ thay đổi một vài từ ngữ và cách sắp đặt thứ tự các hình ảnh trong bài thơ. Nhưng tôi thấy thích nhất là bản dịch số 1, có lẽ vì tôi đọc nó đầu tiên và đã thấy thích rồi, còn hai bản còn lại thì không thấy có gì khác nhiều.
Thực ra, bảo là dịch xuất sắc thì không đúng, đơn giản là vì tôi có hiểu bản gốc đâu mà có thể đánh giá được bản dịch. Bảo là thơ rất hay cũng không đúng, vì tôi thấy nó sử dụng khá nhiều hình ảnh ước lệ (trăng tà, hàng phong đứng lặng, chuông vàng ngân nga ...), mà tôi thì là chuyên gia ... không theo luật lệ, thích sự tự do, phóng túng của thơ mới. Nếu làm thơ kiểu cổ (7 chữ) thì phải phá cách mới thấy hay, ví dụ như câu thơ trong bài HHL "Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản" (mà theo thầy GNLT thì nó phá cách nhất trong bài thơ ấy, vì được viết theo các thanh B T T T T T T, tức không theo luật lệ nào hết; không tin thì bạn mở lại bài giảng của thầy, bài số 2 mà tôi mới đăng lên hôm qua).
Thực ra, bảo là dịch xuất sắc thì không đúng, đơn giản là vì tôi có hiểu bản gốc đâu mà có thể đánh giá được bản dịch. Bảo là thơ rất hay cũng không đúng, vì tôi thấy nó sử dụng khá nhiều hình ảnh ước lệ (trăng tà, hàng phong đứng lặng, chuông vàng ngân nga ...), mà tôi thì là chuyên gia ... không theo luật lệ, thích sự tự do, phóng túng của thơ mới. Nếu làm thơ kiểu cổ (7 chữ) thì phải phá cách mới thấy hay, ví dụ như câu thơ trong bài HHL "Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản" (mà theo thầy GNLT thì nó phá cách nhất trong bài thơ ấy, vì được viết theo các thanh B T T T T T T, tức không theo luật lệ nào hết; không tin thì bạn mở lại bài giảng của thầy, bài số 2 mà tôi mới đăng lên hôm qua).
Cái hay mà tôi cảm nhận được từ các bản dịch ấy có lẽ nằm ngoài bài thơ hơn là nằm trong bài thơ. Chứ gì nữa, có ai đời một người đang sống ở trời Tây, vậy mà một buổi sáng chủ nhật (tối thứ bảy nơi bạn ấy sinh sống), lại nhân dịp lễ Phục Sinh, một dịp lễ lớn ở bên Tây, không lo enjoy cuộc sống mới, với nào là TV, phim ảnh, máy tính và đồ chơi multimedia các kiểu, còn không nữa thì đi shopping, mua sắm, ăn uống vv, mà lại ngồi ở nhà, đọc blog của bạn bè bên VN, và nhớ đến những kỷ niệm cũ ở quê nhà, rồi nhớ đến Phong kiều dạ bạc. Bóng đèn khuya leo lắt, hàng phong đứng lặng bên đường (cái này có lẽ bên Tây cũng có như bên Tàu, chỉ có bên Ta là không có!), nghe tiếng chuông xa xa (cái này chắc chuông nhà thờ hơn là chuông chùa), lòng buồn rười rượi nhớ về quê cũ....
Trời ơi, hay quá đi chứ, tự nhiên tôi thấy bản Phong kiều dạ bạc đúng là đã nói hộ bạn tôi thật đầy đủ những cảm xúc trong lòng bạn ấy.
Trời ơi, hay quá đi chứ, tự nhiên tôi thấy bản Phong kiều dạ bạc đúng là đã nói hộ bạn tôi thật đầy đủ những cảm xúc trong lòng bạn ấy.
Vì đang học lại (hic hic hic) về Đường thi với thầy GNLT nên tôi chuyển bản dịch của bạn tôi đến cho thầy để thầy nhận xét, và chẳng mấy chốc thì nhận được những nhận xét rất ... khắc nghiệt (thì bạn có thể đoán được mà!) nhưng cũng rất xác đáng. Lời nhận xét ấy được chuyển cho bạn tôi, một người mà ngày xưa khi đi học tôi vẫn thầm kính phục vì sự giỏi giang và mức độ nghiêm túc rất cao mà tôi hầu như không bao giờ có được. À thì tôi cũng nghiêm túc chứ, nhưng là nghiêm túc trong ý đồ, trong mục đích và trong các giá trị mà mình theo đuổi thôi, chứ về hình thức bên ngoài thì tôi là người rất tự do phóng khoáng, không chịu gò mình theo khuôn phép và ước lệ.
Và, vì bạn tôi là bạn tôi, với tất cả sự nghiêm túc tiếp thu, cùng với sự yêu thích bài thơ từ hồi 15 tuổi đến giờ, nên bạn ấy lại tiếp tục sửa bản dịch của mình để cho ra một bản dịch khác, cũng rất độc đáo dưới đây:
Trăng tà xế bóng, quạ kêu khan
Bàng bạc sương mờ buông mênh mang
Lửa chài leo lắt, phong lặng đứng
Tức cảnh sinh tình, dạ ngổn ngang
Chùa cổ Hàn San đêm về sáng
Tịch mịch canh tàn tiếng chuông vang
Ngân nga xao động Cô Tô lũy
Vọng đến thuyền côi, khách ngỡ ngàng
Bài thơ này tại sao lại độc đáo nhỉ? Ừ, thì trước hết là nó đổi từ lục bát sang thơ thất ngôn, tức là thơ 7 chữ. Bảy chữ 8 câu, có phải là thất ngôn bát cú không? À, không đâu, nếu như ta đọc kỹ luật ngữ âm của thơ Đường mà thầy GNLT đã chỉ ra trong bài giảng của mình mà tôi vừa đăng lên. Theo thầy GNLT từ đây là dịch một bài tứ tuyệt thành 2 bài tứ tuyệt, khá sáng tạo. Còn tôi, thì tôi thấy bản lục bát sẽ làm cho giọng thơ nhẹ nhàng, du dương, trong khi thất ngôn thì có cái gì đó ngập ngừng hơn, thao thức hơn. Thì cảm nhận thế thôi mà, có thể đúng có thể sai khi xét theo lý thuyết gì gì đó, nhưng đã là cảm xúc thì có gì là đúng hoặc sai đâu cơ chứ, miễn là cảm xúc thật thì thôi. Quan trọng là phải có cảm xúc cái đã, và chỉ cần thế thôi!
Và tôi cũng tiếp tục gửi bản dịch mới cho ông thầy dạy Văn GNLT, và, bạn có thể đoán được, thầy lại tiếp tục phê bình (à, thì tôi cũng là nhà giáo, tôi biết tâm lý của nhiều thầy cô là học trò yếu thì thầy khuyến khích rất nhẹ nhàng, mà học trò khá rồi thì thầy lại khắt khe để cho nó khá lên thêm nữa ấy mà, phải không thầy GNLT). Nhưng trong những lời nhận xét (khắt khe) của thầy GNLT, tôi thấy có một câu mà tôi đồng ý gần như hoàn toàn: "bản dịch nghe như ca mấy câu vọng cổ mùi mẫn - nói toạc hết cảm xúc, chẳng ẩn giấu gì cả".
Nhưng đó là tính cách người Nam Bộ mà, và tôi lại thấy như thế mới hay chứ, nó cho thấy sự khác biệt, đa dạng của thế giới và của chính người VN. Trong khi thầy giáo dạy Văn của chúng ta lại có tính cách của sĩ phu Bắc Hà, nói năng với nhiều tầng nghĩa, ẩn giấu đủ thứ trong đó, nên khi đọc phải vô cùng cảnh giác, nói 1 mà đọc ra đến 2, 3, 4, và n!!!!. Tất nhiên cũng rất hay ạ, và thú vị nữa (và nói thêm: cái này tôi cũng có một chút, vì gốc Bắc Kỳ, cha Nam Định mẹ Bắc Ninh, nên cũng hiểu được và thích được).
Đọc đi đọc lại Phong kiều dạ bạc, chủ yếu qua bản dịch của bạn tôi, và lời nhận xét và phân tích của thầy GNLT, thì rồi đến lượt tôi cũng nổi máu văn nghệ, cũng ... muốn dịch nó ra tiếng Việt. Bản dịch của tôi dưới đây rồi, tuy nó của là của tôi nhưng chắc chắn nó sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều về những lời nhận xét và bản dịch nghĩa của anh GNLT, cộng với ngôn ngữ và cảm xúc của bạn tôi qua các bản dịch của bạn ấy. Và đây là "tác phẩm" của tôi, muốn gọi nó bản dịch hay là họa hay là cái chi chi cũng được, nhưng nó đã xong thì tôi cứ trình làng thôi, và xin nhắc lại một nguyên tắc: nó có thể hay, có thể dở, nhưng hay dở gì cũng chỉ được khen, không được chê các bạn nhé!
(À, nếu mà các bạn thấy nó quá dở mà vẫn bắt khen thì biết khen thế nào bây giờ, thì xin chỉ cho các bạn một cách: đừng động tới chất lượng của bản dịch hoặc cái đẹp của ngôn ngữ, mà hãy khen ... entry này viết dài quá, nỗ lực đăng bài của chủ nhân blog thật tuyệt vời, đăng đều đặn, tinh thần phục vụ cao gì gì đấy, thì vẫn là khen mà vẫn không bị dối lòng các bạn ạ, hi hi hi!!!)
Đây, bản dịch/họa Phong kiều dạ bạc của tôi, chẳng niêm luật gì ráo. Nó là một bài tứ tuyệt phải không thầy GNLT? Xin nói trước, thầy GNLT có khen chê gì thì tôi vẫn cứ trơ trơ ra thôi, không sợ chút nào, vì ngày trẻ đi học tôi quen nghe thầy cô phê phán mình rồi mà vẫn cứ thế này, rồi cũng ổn, mình vẫn là mình, có sao đâu, ha ha ha!
Trăng lặn, quạ kêu, sương nặng rơi
Chấp chới đèn chài, phong chơi vơi
Hàn San chùa cũ Cô Tô ấy
Vẳng tiếng chuông đêm dạ bời bời
Phương Anh dịch T4/2013
-------
PS1: Từ "chơi vơi" cuối câu hai là do góp ý của một bạn đọc (xem comment bên dưới, còn từ ban đầu tôi dùng là "lả lơi", một từ rất lạc điệu trong bài thơ này mà tôi chưa hài lòng nhưng chưa tìm được từ nào khác để sửa). Rất cám ơn bạn đọc đã thương tôi mà cung cấp cho từ rất phù hợp này.
PS2: Lại nhận được thư của bạn bè, đề nghị thay một từ trong câu đầu: trời --> rơi. Anh bạn ấy bảo: thử xem, nghe sẽ thấy cảm giác chênh vênh, lửng lơ, hay lắm. Đúng rồi anh T. ạ, nhưng vì thế phải sửa luôn từ trước đó (thay vì "sương đầy trời" thì thành ra "sương nặng rơi"). Cám ơn anh nhiều nhé, bài thơ bây giờ thành ra là của nhiều tác giả chứ không là của riêng tôi nữa rồi. Nếu phải để tên, nó sẽ là của người bạn đã dịch thơ ban đầu và gửi cho tôi, rồi anh GNLT đã giải thích bài thơ và nhận xét bài dịch, rồi đến bạn đọc tặng tôi chữ "chơi vơi", rồi bây giờ là từ "rơi" của anh T. nữa. Tôi chỉ việc tiếp thu và viết vào thành câu thất ngôn, thế thôi!
PS2b: Lại nhận được một đề nghị khác, cũng rất hay, của một bạn trẻ trên fb, về câu chót đây này: Vọng tiếng chuông ngân dạ tơi bời. Cũng rất hay, đúng không các bạn?
PS3: Dịch/họa xong ra thơ tứ tuyệt rồi (đăng ở trên) nhưng mà tôi vẫn chưa ưng ý lắm, vì bài thơ vẫn còn gò bó theo số từ của thơ tứ tuyệt, nên vẫn ít nhiều trung thành với thơ Đường (bản gốc). Mà tôi thì theo trường phái "nhã" hơn là "tín" (văn học trước hết là cảm thụ, mà cảm thụ thì phải có dấu ấn cá nhân, các bạn nhỉ?) nên tôi vẫn còn loay hoay muốn có bản dịch/họa khác. Và đây là phiên bản 2 của tôi, có thể hay có thể dở, nhưng ... nguyên tắc là gì các bạn đã biết rồi, không cần nhắc lại phải không? ;-)
Trăng thì lặn
Trời thì sương
Tiếng quạ kêu
Lạc lõng
Cây thì lặng
Đèn chài khuya
Chấp chới
Ánh đỏ vàng
Chùa thì xa
Thấp thoáng
Bên Cô Tô
Thành cũ
Chuông thì ngân
Đêm vắng
Buông từng tiếng
Vọng muôn đời.
Phương Anh T4/2013
PS3b: Lại một người bạn yêu thơ khác có một comment rất độc đáo, tôi chép lên đây để mọi người cùng đọc này:
Bài thơ dịch/họa PKdb mới của PA là theo thể Haiku (hài cú)của thơ Nhật. Tôi sẽ thích bài thơ hơn nếu PA bỏ tất cả các chữ THÌ trong đó...:
Trăng lặn
Trời sương
Tiếng quạ kêu
Lạc lõng
Cây lặng
Đèn chài khuya
Chấp chới
Ánh đỏ vàng
Chùa xa
Thấp thoáng
Bên Cô Tô
Thành cũ
Chuông ngân
Đêm vắng
Buông một tiếng
Vọng ngàn đời.
Vâng, đúng thế, bản bỏ các chữ "thì "(màu xanh ở trên) hay quá phải không các bạn? Thanh thoát hẳn, và rất giống "hài cú". Nhưng cũng xin giải thích về chữ "thì": Thực ra tôi bị ám ảnh bởi câu thơ trong bài Bến My Lăng của Yến Lan mà tôi rất thích (Trăng THÌ đầy rơi vàng trên mặt sách). Nên vẫn thích có tất cả những chữ "thì "ở trong bản dịch/họa của mình, vì nó cho ra một phong vị khác, nằng nặng, quê quê, nôm na, thô thô, nhưng cũng rất tâm trạng. Well, ít ra là tôi nghĩ thế.
PS4: Về bản dịch đầu tiên (tứ tuyệt). tôi lại nhận được vài góp ý khác nữa. Thầy GNLT thì nhận xét nếu thay từ "lặn" bằng từ "rụng" ở câu đầu thì sẽ hay hơn, còn một bạn đọc khác thì đề nghị thay từ "ấy" cuối câu 3 bằng từ "lũy".
Như vậy, phiên bản khác của bài thơ (rất nhiều người cùng góp tay làm nên) bây giờ như sau:
Trăng rụng, quạ kêu, sương nặng rơi
Chấp chới đèn chài, phong chơi vơi
Hàn San chùa cũ Cô Tô lũy
Vẳng tiếng chuông đêm dạ bời bời
Đã hay nhất chưa các bạn nhỉ? Đúng là "đông tay vỗ nên bộp" mà!
PS5: Hôm nay, người bạn phương xa của tôi lại cống hiến cho chúng ta những nhận xét và một phiên bản rất hay cho bản dịch (hài cú) của tôi, như sau:
Thấy nhiều người 'tài hoa', 'trình độ' tham gia góp ý bài thơ 'Haiku' của chị, em cũng muốn góp thêm 1 'tay': em vẫn cảm nhận được cái nỗi buồn bàng bạc, mông lung của người khách thuyền nhiều tâm sự, đêm khuya trằn trọc không ngủ được, đưa mắt nhìn ra bầu trời tịch mịch, chỉ có tiếng quạ kêu, thấy trăng lặn, sương sa, cây ven sông, đèn leo lét, v.v., em muốn thử thay bằng , nên khổ thơ đó sẽ là:
Vậy đó, các bạn đã thấy cô bạn tôi tài hoa chưa, ý thơ mong manh mà tứ thơ thì rất mạnh như bạn TS đã nói bên dưới, mặc dù thực ra tôi (cũng như bạn tôi) vẫn chưa thực sự hiểu như thế thực ra có nghĩa là gì!Cây lặngĐèn chài khuyaChập chờnCơn ngủ muộn
Cuối cùng, rất cám ơn người bạn ở phương xa đã giới thiệu bài thơ PKDB và cho tôi cảm hứng để dịch/họa bài thơ này, dù chỉ có thể dịch/họa bằng những bài thơ con cóc!!!
Cám ơn nữ sĩ PA đã đăng các bài dịch PKDB. Ba bài thể lục bát chạm đến cảm xúc của tôi nên tôi thích nhất. Còn bài dịch của PA ngắn gọn, súc tích như nguyên tác Hán Việt. Có điều, nếu là tôi thì tôi sẽ thay "phong lả lơi" bằng "phong chơi vơi". Vì theo tôi, tính từ "lả lơi" ở đây không thích hợp lắm với tình cảnh bài thơ diễn tả và cảm xúc tác giả muốn truyền tải.
Trả lờiXóaNhà thơ Trụ Vũ có làm một bài thơ lấy ý tứ và từ ngữ từ bài PKDB để tặng cho 1 người tên Chung(một trong các nghĩa dịch ra Việt ngữ là cái chuông) mà tôi rất thích, xin mạn phép ghi ra đây hầu các bạn:
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Có em là có một bình yên
Quạ kêu trăng lặn mênh mang thế
Mà tiếng chuông về ấm hạo nhiên.
Rất cám ơn bạn đã phản hồi nhanh chóng và góp ý ngay đúng chỗ mà tôi còn băn khoăn nhất. Tôi hoàn toàn chưa ưng ý với từ "lả lơi", và có nghĩ đến "tả tơi" nhưng từ này lại nặng quá nên cũng chưa hài lòng. Từ "chơi vơi" của bạn quá hay, tôi xin mượn để sửa lại nhé. Cám ơn bạn rất nhiều.
XóaChị Phương Anh,
Trả lờiXóaNgười viết thì viết "nhẹ nhàng, dễ dàng như hơi thở", nhưng người đọc (mà lại là người trong cuộc) thì sau khi nín thở đọc một hơi từ đầu tới cuối entry mới nhận ra là tim mình đã ngưng mấy nhịp!
Từ chỗ không biết bài thơ, "chẳng mấy thích thơ Đường" đến chỗ chịu đọc đi đọc lại mấy bản dịch 'tay ngang' cùng những lời nhận xét phê bình của chuyên gia để rồi tự mình cũng muốn "dịch nó ra tiếng Việt", và cuối cùng đã họa/dịch được Phong Kiều dạ bạc, đó chẳng phải là thái độ nghiêm túc, chân thật của Phương Anh trước cái 'chân thiện mỹ' sao?
Bài thơ dịch/họa PKdb mới của PA là theo thể Haiku (hài cú)của thơ Nhật. Tôi sẽ thích bài thơ hơn nếu PA bỏ tất cả các chữ THÌ trong đó...:
Trả lờiXóaTrăng lặn
Trời sương
Tiếng quạ kêu
Lạc lõng
Cây lặng
Đèn chài khuya
Chấp chới
Ánh đỏ vàng
Chùa xa
Thấp thoáng
Bên Cô Tô
Thành cũ
Chuông ngân
Đêm vắng
Buông một tiếng
Vọng ngàn đời.
Hay quá, bạn Nặc danh 13:28 ơi! Cám ơn bạn nhiều lắm lắm!
XóaMình thì thấy chữ "ấy" trong bài dịch đầu của bạn nghe chưa đã. Nên chăng bạn dùng lại chữ "lũy" nghe hơi hám thơ Đường nhưng dễ lọt tai hơn "Hàn San chùa cũ Cô Tô lũy. Vẳn tiếng chuông đêm dạ bời bời".
Trả lờiXóaVâng cám ơn bạn, mình đã sửa lại trong phần PS4. Thế này thì chúng ta đang làm thơ tập thể rồi đó.
XóaCâu trong bài Bến My Lăng là : trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách mà chị PA ?
Trả lờiXóaÔi, cám ơn bạn. Thế mà trước giờ tôi cứ đinh ninh câu thơ ấy là giống như tôi nhớ (và trích ở trên), mới chết chứ! Sẽ sửa lại, cám ơn thêm một lần nữa!
XóaTHƯỢNG SƠN : Người bạn của nữ sỹ Phương Anh ơi, bạn quả là một thiên tài đó. Ý thơ bạn rất mong manh.Tứ thơ bạn rất mạnh. Tiếng Việt của bạn rất vững vàng. Đẹp lắm bạn ạ. Bạn không cần chú ý nhiều đến kỹ thuật đâu. Nhà thơ Trương Kế có tái sinh cũng muốn cám ơn bạn đó. Lâu rồi tôi mới tìm thấy một hồn thơ thanh khiết như vậy.Cám ơn Blog Anh Vũ nhé.
Trả lờiXóaCũng cám ơn bạn vô danh nào đó đã cắt dùm nữ sỹ Phương Anh chữ THÌ. Bạn chắc là một cao thủ rồi. Cám ơn bạn rất nhiều.Bài thơ của nữ sỹ Phương Anh nhờ bạn mà trở nên ..nói sao nhỉ : Tuyệt !
Chào bạn Thượng Sơn: Thay mặt người bạn của tôi đang ở tận HK, xin gửi lời cám ơn đến lời khen hết sức nồng nhiệt của bạn cho những bài thơ dịch của bạn tôi. Mặc dù, là một người rất khiêm tốn, bạn ấy bảo, có lẽ bạn TS hơi quá khen phải không?
XóaNgoài ra, bạn ấy có hỏi tôi thêm về lời khen rất hay của bạn: Ý thơ mong manh, tứ thơ rất mạnh, như vậy nghĩa là gì ạ? Nguyên văn bạn ấy hỏi : ý là gì, tứ là gì? Tôi thấy mình có lẽ cũng không trả lời được câu hỏi ấy cho thỏa đáng, nên gửi comment này đến bạn và mong bạn sẽ có câu trả lời cho người bạn yêu thơ của chúng ta nhé!
Cuối cùng thì bài thơ dịch của PA và công sự là hoàn chỉnh và hay nhất trong những bài PA đã trình làng.Riêng XL nghĩ những bài khác như 1,2,3...chỉ là những bài họa hoặc sáng tác mới từ cảm hứng của bài Phong kiều dạ bạc,chứ không phải là bản dịch đúng nghĩa.Vì mình nghĩ khi dịch bất cứ tác phẩm nào (dù là thơ -rất khó)thì cũng cố gắng dịch sát với ngôn từ của bản gốc,càng sát càng tốt cho dù ta vẫn phải công nhận dịch cũng chính là sáng tạo mới.Nhưng bài thơ nguyên bản chỉ có 4 câu mà dịch ra thành 8 câu thấy nó lan man ra.Vài cảm nghĩ của kẽ quê mùa,có gì hãy "cho qua".Chúc khỏe.
Trả lờiXóaTHƯỢNG SƠN : Tôi quan niệm con người trong cuộc đời có nhiều khoảnh khắc THIÊN TÀI. Khoảnh khắc chứ không phải mãi mãi. Về mặt văn chương là có khi bạn chỉ có một bài, một câu, thậm chí là một chữ HAY thì cũng đáng được gọi là THIÊN TÀI rồi.Bạn của nữ sỹ Phương Anh có ba bài thơ cảm tác - vâng cảm tác chứ không phải dịch - điều mà tôi cho là TÀI cũng không khác nhiều với điều mà cô PA nói về người bạn này, nhưng mấy chữ : XAO XÁC,LEO LẮT, TAO TÁC, GIẤC HỒ THA NHÂN ... thì táo bạo lắm ! Bạn ấy đã xuôi theo cảm xúc của mình : đó là RẤT MẠNH, nhưng nếu phải giải thích thì quả là MONG MANH, Tiếng Việt chuyển tải được 3 phiên bản thì quả là VỮNG VÀNG rồi.Dám đi một con đường chưa ai đi, tôi nghĩ người đi có thể là thiên tài, hay sẽ là thiên tài lắm chứ. Chúc nữ sỹ Phương Anh, ông xuanloc, và cô bạn của nữ sỹ Phương Anh vui nhé.
Trả lờiXóaCòn riêng với ông xuanloc tôi cảm nhận ông là kiện tướng chứ quê mùa gì.Tôi cũng là độc giả của Blog Anh Vũ lâu rồi nên cũng đọc nhiều comment của ông : ông rất mực thước và trình độ. Chúc ông khỏe và có nhiều bài viết hay.