Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Trung Hoa nhật báo viết gì về Trường Sa?

Có ai đó đã nói trên mạng rằng "cuộc đấu" giữa VN và TQ về vấn đề biển đông sẽ rất bất lợi cho VN nếu chúng ta cứ im lặng hoặc phát biểu rất rụt rè như thế này, trong khi TQ thì rất tích cực tuyên truyền bằng mọi cách, kể cả việc sử dụng những lời lẽ kích động, hoặc những lý luận hàm hồ theo kiểu biến không thành có, biến trắng thành đen.

Nhận xét ấy trong tình hình biển đông dậy sóng ngày nay khiến cho tôi, một người không mấy quan tâm đến chính trị, phải tò mò tìm hiểu xem phía TQ nói gì về cuộc "tranh chấp" này, và đã vào tờ China Daily (Trung Hoa nhật báo) bằng tiếng Anh để xem.

Vào, và thấy ngay bài viết này trong phần Diễn đàn (forum) ngày 15/6 mới đây, với cái tựa rất khiêu khích là "Lãnh thổ Trường Sa không tranh cãi" (Nansha indisputable territory) của Li Jimming, ở đây. Với những lập luận, lý lẽ mà VN cần lưu ý và đáp trả để làm cho dư luận thế giới hiểu biết và ủng hộ VN hơn.

Những đoạn đáng lưu ý trong bài viết được trích dẫn dưới đây.

1. Về "chủ quyền không tranh cãi" của TQ ở Trường Sa: Chứng cứ lịch sử đầu tiên họ đưa ra để khẳng định chủ quyền là vào năm 1909.
In 1909, Zhang Renjun, then governor of Guangdong and Guangxi evicted a Japanese merchant who was illegally occupying part of the Dongsha Islands. After that, he realized the necessity of defending the other islands in the South China Sea and asked navy commander Li Zhun to patrol the waters off the Xisha Islands with three warships.

Li raised the dragon flag of the Qing Dynasty (1644-1911) on the islands, emphasizing they were part of China's territory. Later, the Chinese navy drew charts and made a plan to exploit the islands.


2. Về sự "xâm phạm" Trường Sa của VNCH: Theo họ, VNCH xâm phạm lãnh thổ Trường Sa (mà theo họ là của TQ) lần đầu là vào năm 1956
Vietnam intruded upon the Nansha Islands in 1956, when the then South Vietnam government sent marine troops to one of the largest reefs of the Nansha Islands. The South Vietnam government declared Nansha Islands as part of its Phuoc Tuy province in 1973, and granted some foreign-funded companies "permission" to explore the waters for oil.

After reunification in 1975, Vietnam took over the reefs previously controlled by South Vietnam and continued to intrude upon other reefs - at least 29 by now. Besides stationing troops and erecting military bases, Vietnam has also built airports and meteorological stations, and set up other facilities on some large reefs.


3. Về sự "chính thức thừa nhận chủ quyền của TQ tại Trường Sa" của VNDCCH, nay là CHXHCNVN: Họ vin vào công hàm của cố TT PVĐ để khẳng định điều này, và nói rằng VN dựa trên một số chứng cứ lịch sử như khai thác, chiếm đóng trên Trường Sa để khẳng định chủ quyền của mình là mâu thuẫn, khi đã thừa nhận TQ có chủ quyền ở đây trong giai đoạn 1950-1970!!!!! Lập luận này nguy hiểm quá; nhà nước VN cần có lời giải thích quan điểm của mình về công hàm kia và sự mâu thuẫn nọ, bằng không thì sẽ cứ lúng ta lúng túng khiến cho người ngoài không rõ ai đúng ai sai (nếu mình không nói ra thì chắc là TQ đúng?)
Vietnam intruded upon the Nansha Islands in 1956, when the then South Vietnam government sent marine troops to one of the largest reefs of the Nansha Islands. The South Vietnam government declared Nansha Islands as part of its Phuoc Tuy province in 1973, and granted some foreign-funded companies "permission" to explore the waters for oil.

After reunification in 1975, Vietnam took over the reefs previously controlled by South Vietnam and continued to intrude upon other reefs - at least 29 by now. Besides stationing troops and erecting military bases, Vietnam has also built airports and meteorological stations, and set up other facilities on some large reefs.

Vietnam bases its claim over the Nansha Islands mainly on its so-called historical occupation, control and exploration of the islands. But if that is the case, Vietnam would be contradicting itself because it acknowledged China's sovereignty over the islands from the 1950s to the 1970s.

4. Về các tài liệu từ phía VN gián tiếp chứng minh chủ quyền của TQ: Đọc chỗ này thì tôi vừa bực, vừa hoang mang lắm. Bực, nếu TQ nói không thành có; còn hoang mang, nếu chẳng may những gì TQ nói cũng có phần đúng. Nhưng dù gì thì phía VN cũng phải có ý kiến chính thức về những vấn đề này đi chứ. Bằng không thì chẳng những quốc tế, mà cả dân VN khéo cũng có những người tin vào lập luận (dối trá?) của phía TQ đấy. Thì tôi đã đang chẳng hoang mang đấy hay sao?
In 1956, Ung Van Khiem, the vice-foreign minister of the Democratic Republic of Vietnam (DRV or North Vietnam), acknowledged that historically the Nansha Islands were a part of Chinese territory when he met with Li Zhimin, China's charge d'affaires in Vietnam. On the same occasion, another high-level Vietnamese official even said that according to Vietnamese sources, China's claim over the islands went back to the Song Dynasty (960-1279).

Còn một số điểm đáng nói nữa, nhưng tôi phải đi dạy đã, chiều về viết tiếp! Mọi người ơi, chúng ta cùng góp tay vào vạch trần luận điệu xuyên tạc của phía TQ đi thôi! Ai có bút dùng bút ...

8 nhận xét:

  1. Đừng lo chị Phương Anh ơi. Vì ở bài phân tích của chuyên gia Biển Đông Đinh Kim Phúc đã nêu rõ giá trị pháp lý của công hàm Cố TT Phạm Văn Đồng, cũng như ý nghĩa của các tuyên bố ngoại giao ông Ung Văn Khiêm. Tôi là một đọc giả, và từng rất yêu quý cố TT Phạm Văn Đồng. Tôi đã từng rất buồn và lo lắng khi đọc văn bản công hàm nêu trên. Tuy vậy khi đọc bài phân tích của tác giả Đinh Kim Phúc đăng trên Bauxite thì tôi đã tìm thấy lời giải đáp cho chính mình.
    Rất thích câu nói" ai có bút dùng bút"
    Chương Nam

    Trả lờiXóa
  2. Là ông Đồng hay là ai đi nữa ,không thể cho ai cái gì mà mình không có quyền sở hữu !

    Trả lờiXóa
  3. Vẫn đề bức công hàm của cố thủ tướng PHẠM VĂN ĐỒNG gửi CHU ÂN LAI,nhiều học giả-người HUNGARI,người PHÁP phân tích rõ rồi.Người Tàu nó tham lam,cố biến trắng thành đen đó thôi.Sau năm 1954 thì NGƯỜI VIỆT NAM chính thức quản lý,có cả quân đội đóng trên đó,Tàu đã trắng trợn cướp năm 73.

    Trả lờiXóa
  4. Bằng chứng Lịch Sử về hai quần đảo,Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam ta quản lý và khai thác từ thời Chúa Nguyễn, nghĩa là đã 2 -3 thế kỷ, các dữ liệu mà phía TQ đưa ra , chỉ giới hạn từ năm 1956 và họ bám cặht lấy cái bùa, công hàm của TT Phạm Văn Đồng, để tranh giành, là không có thể có chút xíu nào về lý cả.
    Theo các quy phạm PL về Biên giới- lãnh thổ - quan hệ với các Quốc Gia .. . thì phải thông qua Quốc Hội và Nguyên Thủ G ký phê chuẩn, ở đây TT PVĐ ký là không đúng, hay nó chính xác là không có giá trị, mà nó chỉ là một thông tin trao đổi giữa đối tác, với đống tác mà thôi. Còn trong trường hợp Chủ Tịch Nước HCM ký, mà chưa thông qua Quốc Hội, thì cũng vô giá trị.
    Cho nên vấn đề; Lý và Lẽ của ta là hoàn toàn đúng đắn, tình - lý, trọn vẹn.
    Thái độ ăn cướp của TQ là bất chấp,lý lẽ, mà dùng sức mạnh cơ bắp để CƯỚP cho bằng được, và họ đã được của ta 1.542km2 đất đai biên gới phía Bắc và 80% diện tích biển Vịnh Bắc Bộ. Còn Biển Đông thì họ muốn chiếm trọn.

    Trả lờiXóa
  5. Nhưng vấn đề như cô Phương Anh viết là nhà nước không lên tiếng về vấn đề này . Ngoài ra TQ còn lập luận là VN đã mặc nhiên công nhận chủ quyền của TQ đối với Hoàng sa vì khi TQ chiếm HS từ Việt Nam Cộng Hòa , chính phủ Hà nội đã không có phản ứng và rồi cũng im lặng khi chính phủ SG đề nghị hai miền Nam Bắc ngưng chiến để cùng nhau đối phó với TQ .

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  7. Dear bạn Nặc danh 1:18 có comment mà tôi đã xóa ở trên,

    Tôi đã đọc comment, xin cắt bỏ vài chỗ cho "phải phép" và đăng lại dưới đây nhé:

    các bạn viện dẫn lý do PVĐ chỉ là cá nhân kí quyết định thì không có giá trị vì ko thông qua quốc hội. Xin hỏi lúc đó quốc hội đã có quyền lực bao nhiêu. Quyền lực tập trung vào ai. Ngày đó VNDCCH muốn đánh vào miền Nam mà PVĐ kí với TQ cái công hàm đó để nó viện trợ, thì nó mới viện trợ cho mà đánh vào miền nam được chứ. [...]

    Bây giờ các nhà phân tích cho rằng ngày xưa PVĐ một mình ký như vậy là ko đúng vậy tức là hồi xưa chúng ta lừa gạt bọn TQ à??? [...]

    Như năm 74, TQ đánh xuống HOàng Sa, quân đội VNCH ở miền Nam thời đó điều tàu chiến ra bảo vệ, chính quyền ngoài Bắc đâu có nói tiếng nào. Im re. Đến khi thống nhất đất nước lại tuyên bố chủ quyền với HS-TS, TQ nó mới kéo quân qua "dạy cho 1 bài học" hồi năm 79, 88 đó.

    Phân tích nên nhìn từ nhiều mặt. Tôi cũng rất căm thù TQ, nhưng khi đọc những công hàm [...] của những người lãnh đạo thời đó, rồi bây giờ giặc nó ập đến thì bắt dân chúng bỏ xương bỏ máu giành lại, thất vọng vì cảm thấy đuối lý quá.

    Trả lờiXóa
  8. Tại sao một quốc gia biến từ không thành có, nói trắng trợn về chủ quyền của thứ mình không hề nắm trong tay vài nghìn năm lịch sử, khi đưa ra dẫn chứng yếu ớt về công hàm ngoại giao của Việt Nam thừa nhận chủ quyền mà bạn chủ bài post lại cần phải có cảm xúc vậy nhỉ? :)

    Mình nghĩ khi đọc, tham khảo nhiều hơn các tài liệu từ các học giả khác, các nguồn khác để có cái nhìn đa chiều thì sẽ thấy việc cần thiết giải thích những điểm đó là không cần thiết.

    Với một chút xíu bằng chứng nhỏ nhoi [TQ] đưa ra vậy mà nhà nước mình cứ phải hết hơi đi giải thích, vậy hóa ra mình sẽ ở thế là người đuối lý hơn và phải lo giải thích sao?

    Xét về vấn đề chủ quyền biển/đảo, ngay cả khi VN có đầy đủ giấy tờ, chứng minh, tài liệu lịch sử tới mức "không thể chối cãi" được về chủ quyền của Hoàng Sa, vậy mà Trung Quốc nó cũng có coi ra gì đâu? Bây giờ nó mặc nhiên Hoàng Sa là nó chiếm, không nc đó nữa :P Vậy mình giải thích thì cũng có ích gì? Thế giới họ nhìn vào tranh chấp 2 nước, nếu là học giả hoặc có chút quan tâm, tiếp cận theo cách chính thống, không ai lại tin lời, lý lẽ từ một phía cả.

    Trong khi đó, bản thân các học giả Trung Quốc hiện tại cũng vô cùng bối rối khi đưa ra các bằng chứng lịch sử mà họ nói họ có quyền tài phán với vùng biển Đông và QĐ Trường Sa. Một quốc gia lớn như Trung Quốc còn đệ trình lên LHQ một đường lưỡi bò 9 khúc không kèm theo một tọa độ nào về chủ quyền của mình, thì thiết nghĩ lý lẽ từ phía họ mình nghe cho vui thôi à :)

    Một khó khăn hiện nay của VN chính là việc có tài liệu có giá trị lịch sử xác đáng về QĐ Trường Sa (giống như tài liệu về QĐ Hoàng Sa), một số khó khăn (về mặt chính trị) trong việc khẳng định chủ quyền tại Trường Sa, đó là việc mà mình nghĩ các học giả tại VN hiện nay đang cố gắng làm, hoàn thành. Những việc tuyên truyền của TQ hiện tại chỉ dành cho dân TQ là chính thôi, mị dân ý mà, dân TQ hiện giờ khái niệm về biển "Nam Trung Hoa" cũng còn mù mờ lắm ý :)

    Một vài lời góp vui!

    Trả lờiXóa

Đây là blog cá nhân, mong các bạn chỉ đưa những nhận xét ôn hoà, không cực đoan, không kích động hận thù, và tôn trọng sự khác biệt, để không gây rắc rối, bất lợi cho chủ blog.