Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Asia Times nhắc đến công hàm 1958, Việt Nam nói gì?

Tờ Asia Times ngày 24/6 vừa qua có cho đăng bài viết về tình hình biển Đông với cái tựa tiếng Anh là "China runs gauntlet in South China Sea" (tạm dịch là Trung Quốc bị chỉ trích ở biển Đông). Có thể tìm thấy bài viết ấy ở đây..

Một bài viết không có gì đáng cho ta chú ý (vì luận điểm cũ kỹ, thông tin không mới), ngoại trừ đoạn có liên quan đến công hàm 1958 của cố TT PVĐ dưới đây:

Vietnam (and some other Southeast Asian countries) began to gradually colonize some islands and explore oil and gas in waters that Hanoi had previously recognized as China's sovereign territories. For instance, the People's Republic of China (PRC) issued a declaration on September 4, 1958, defining its territorial waters which encompassed the Nansha (Spratly) and Xisha (Paracel) Islands.

North Vietnam's then prime minister Pham Van Dong sent a diplomatic note to Chinese premier Zhou Enlai stating, "The Government of the Democratic Republic of Vietnam respects this decision and will give instructions to its State bodies to respect the 12-mile [19-kilometer] width of the territorial waters of China in all their relations in the maritime field with the PRC [People's Republic of China]." The diplomatic note was written on September 14 and was publicized on Vietnam's Nhan Dan newspaper on September 22, 1958.

Đáng chú ý hơn, để củng cố cho luận điệu của mình, các tác giả của bài viết còn nêu dẫn chứng về bức công hàm này trên trang "wikimedia" (thực ra là viết sai chính tả, phải là wikipedia mới đúng). Có thể tìm thấy một bản chụp của bức công hàm đó tại đây.

Nói thêm về các tác giả của bài viết. Chỉ cần nhìn tên tác giả thì ta cũng đủ thấy đây là những người Trung Quốc hoặc gốc Trung Quốc. Đặc biệt, trong hai người thì tác giả chính hiện đang là giảng viên tại ĐH Phúc Đán. Cho nên quan điểm của tác giả thể hiện quan điểm chính thống của TQ cũng là dễ hiểu thôi.

Như vậy, công hàm của cố TT Phạm Văn Đồng là một trong những lập luận chính của phía TQ. Nhưng Việt Nam dường như lại cố tình lờ đi chi tiết này trong các lập luận của mình. Tôi nghĩ, nếu cứ giữ thái độ như thế thì thế giới sẽ nghi ngờ mình có gì mờ ám ở đây, và sẽ nghiêng về phía ủng hộ Trung Quốc - trừ những quốc gia vốn đã có thiện cảm với VN và luôn ủng hộ VN, cho dù mọi việc có là gì đi nữa.

Công hàm của cố TT PVĐ cho đến nay không còn là điều gì bí mật đối với người dân trong nước nữa. Có muốn bí mật cũng không được, khi chính phía TQ đã sử dụng nó để làm lập luận chính chống lại VN. Vì vậy, thái độ đúng đắn nhất - và theo tôi là sẽ đem lại hiệu quả cao nhất - là lên tiếng chính thức về công hàm này. Người dân VN, với lòng yêu nước và sự trưởng thành của mình sẽ hiểu về lý do tại sao lúc ấy chúng ta lại có công hàm như vậy. Nó là một sản phẩm của lịch sử, của thời chiến tranh lạnh với thế giới 2 cực, và cũng là của sự ấu trĩ về tình hình thế giới của giới lãnh đạo VN ở miền Bắc vào lúc ấy.

Nếu có ai bất bình và phẫn nộ thì chắc cũng chỉ một lúc rồi cũng sẽ chấp nhận vì việc gì đã xảy ra thì đã xảy ra rồi. Vấn đề là thái độ hiện nay của chúng ta để giải quyết những hậu quả của công hàm ấy. Một phát biểu chính thức của đại diện cao nhất của nhà nước ta là rất cần thiết vào lúc này.

Để củng cố niềm tin của người dân, một điều rất cần trong những lúc như thế này. Vì nếu không thì sẽ rơi vào tình trạng mà blogger Thanh Chung đã viết trên entry mới nhất của mình: "Mất dân trước khi mất nước!"
----
Nhân tiện, tôi tìm thấy trang này của TQ, một diễn đàn trao đổi về Trường Sa và Hoàng Sa của VN nhưng họ xem là của họ, và trao đổi bằng tiếng Anh. Nó ở đây. Chúng ta cần hiểu xem họ nói gì để còn biết đường và có thể chủ động trong cuộc chiến thông tin sắp đến.

Ngoài ra, có một độc giả blog này có gửi cho tôi một comment rất hay, xin các bạn xem trong phần comment. Đó chính là đóng góp của dân Việt cho nhà nước trong tình hình hiện nay. Rất mong được nhà nước lắng nghe!

17 nhận xét:

  1. Theo tôi vấn đề này rất đơn giản và dễ làm nếu nhà nước Việt Nam "dám" làm. Chỉ việc đem hiến pháp Việt Nam (HPVN) ra làm nền tảng (tôi không biết HPVN năm 1992 có khoản về đất đai bờ cõi VN hay không ?) và nhà nước chỉ việc dựa trên điều khoản về đất đai của HPVN và tuyên bố chính thức hủy bỏ (annul) lá thư (công hàm) của ông Phạm Văn Đồng. Chỉ cần tuyên bố là lá thư này đi ngược với HPVN và lá thư đó vô hiệu lực. Sau đó yêu cầu quốc hội VN biểu quyết. Như vậy cả thế giới sẽ thấy chính quyền Trung Quốc không thể căn cứ vào lá thư (công hàm) này từ nay trở đi nữa. (Nguyễn Duy Vinh, giáo sư già về hưu)

    Trả lờiXóa
  2. Chào tác giả bài viết,

    Tôi thấy bài này trên trang aỏtrangoi và bấm vào để đọc. Chắc do bấm nhằm vào tên nên nó đưa tôi đến đây.

    Đọc bài bạn viết, cảm nghĩa đầu tiên của tôi là t/g quả là người có quan tâm đến vận mệnh đất nước. Điều này làm tôi thích cho nên đọc tiếp. Đọc xong bài, tôi có đôi điểm thắc mắc vì đôi chỗ câu văn không được rõ ràng (với tôi thôi, chứ rất có thể nó rõ ràng với đ/b trong nước) như câu trích dẫn dưới đây:


    "Nhưng Việt Nam dường như lại cố tình lờ đi chi tiết này trong các lập luận của mình. Tôi nghĩ, nếu cứ giữ thái độ như thế thì thế giới sẽ nghi ngờ mình có gì mờ ám ở đây, và sẽ nghiêng về phía ủng hộ Trung Quốc"


    Điểm không rõ ràng là ở chữ "nhưng Việt Nam dường như" và "thế giới sẽ nghi ngờ MÌNH".

    Nếu bạn là người CSVN hay một phần tử của nhà cầm quyền CSVN thì câu trích dẫn ở trên của bạn không có gì sai hết. Rất đúng và rõ ràng.

    Nhưng ngược lại nếu bạn chỉ là một người dân Việt Nam yêu chuộng tự do, và không chấp nhận (trong nội tâm của mình) chế độ CS tại VN, thì câu văn trên không rõ nghĩa. Trong trường hợp này câu trên nếu được viết như sau thì có thể tránh được sự hiểu lầm có thể xảy ra nơi bạn đọc:

    "Nhưng nhà cầm quyền CS Việt Nam dường như lại cố tình lờ đi chi tiết này trong các lập luận của mình. Tôi nghĩ, nếu cứ giữ thái độ như thế thì thế giới sẽ nghi ngờ nhà cầm quyền CS VN (bỏ chữ "mình" đi) có gì mờ ám ở đây, và sẽ nghiêng về phía ủng hộ Trung Quốc".

    Và "Cố TT PVĐ" làm cho người đọc có cảm giác là người viết có nhiều cảm tình với ông trùm VC này. Nếu được viết là "cố TTCS PVĐ" thì có lẽ sẽ tránh đươc hiểu lầm.

    Bây giờ xin nói về chút pháp lý qua sự hiểu biết nhỏ nhoi của mình. Việt Nam kể từ khi nằm dưới chế độ CS chưa có một nền luật pháp chánh thức! Mà hình như từ khi CNCS ra đời từ 1917 cho đến nay, chưa có nưóc CS nào có một nền luật pháp chánh thức.

    Một nền luật pháp chánh thức là một nền tảng pháp luật (hiếp pháp) được sự đồng ý của ít nhất là 2/3 tổng số dân số của quốc gia đó, đươc biểu quyết qua một hay nhiều cuộc trưng cầu dân ý.

    CSVN chưa bao giờ có trưng cầu dân ý. Do đó, xét cho cùng thì nhà cầm quyền CSVN đang cầm quyền một cách phi pháp, vì không ai bầu cho họ cả. Luật pháp của CSVN là luật pháp của ĐSC VN. Luật pháp của CSVN không có giá trị trên trường quốc tế.

    Vào thời điểm 1958 và 1954, Hoàng Sa là lãnh thổ của VNCH được thừa hưởng từ những triều đại trước (nhà Nguyễn), và có ghi rõ trong hoà ước Thiên Tân giữa chánh phủ bảo hộ Pháp và nhà Thanh.

    Cái lá thơ của ông PVĐ không có giá trị về mặt pháp lý. Cũng như hành động xâm lấn Hoàng Sa của Trung cộng năm 1974 là hành động xâm lược lãnh thổ của VNCH.

    Nếu Trung cộng dựa vào lá thư của PVĐ thì họ sẽ không đứng vững nếu đưa ra toà án quốc tế giải quyết.

    Để chứng tỏ cho thế giới biết những vấn đề trên, thì chúng ta, con dân Việt Nam, phải xuống đừong biểu tình phản đối Trung cộng xâm lược. Việc nhà cầm quyền CSVN cho CA ngăn chặn biểu tình sẽ là chứng cớ rõ nhất cho thế giới thấy rằng nhà cầm quyền CSVN không phải là chánh phủ chính thức do dân VN bầu ra. Và đây là tính vi hiến, bất hợp pháp của họ.

    Vấn đề đất và biển của VN cũng như toàn thể đất nước VN sẽ do toàn dân VN quyết định, chứ không phải ĐCSVN, mặc dù họ đang trong thế nắm quyền.

    Vài lời thẳng thằng, nếu làm bạn không vui thì cho xin lỗi.

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết của chị rất hay. Chúng tôi đã đăng lại trên trang web www.vietsing.sg

    Trả lờiXóa
  4. TQ đã đưa ra " bằng chứng lịch sử" này từ nhiều năm trước ,và trong vòng một tháng nay đã lập đi lập lại trên các phương tiện truyền thông , dựa vào "bằng chứng" này để cáo buộc VN xâm phạm lãnh hải , tạo ra tình hình căng thẳng .
    Nhưng cho đến nay chính quyền vẫn chưa lên tiếng về điểm này . Phải chăng đây là một bằng chứng rõ ràng , không thể tranh cãi ? Nếu chính quyền chấp nhận cái "lý" này của TQ , cũng cần cho dân chúng biết .
    Hà linh

    Trả lờiXóa
  5. Chuyện này xử lý dễ thôi, nhà nước VN cứ lục lại hồ sơ của chính quyền miền nam thời ông Diệm, ông Thiệu (chính quyền Việt nam cộng hoà)là có ngay bằng cớ "sổ đỏ" của Hoàng sa, Trường sa. Chú ý là năm 1974 có trận chiến đấu ác liệt chống quân TQ xâm lược Hoàng sa của quân "Nguỵ quyền Sài gòn". Không phải vô cớ mà quân "nguỵ Sài gòn" đánh nhau với quân TQ tại đó. Trận đánh nhau này chứng tỏ từ trước năm 1974 người Việt Nam đã có chủ quyền ở đó rồi. Nay đất nước đã thông nhất, cả hai miền Nam Bắc là một thì không lẽ quân "nguỵ quyền của ông Thiệu" không phải là người Việt Nam ?

    Vấn đề phức tạp đây, đưa chứng cứ ra thì hoá ra để thế giới hiểu vào thời điểm đó ông TT PVĐ đã có ý đồ lợi dụng quân TQ để giải phóng miền Nam tại đảo Hoàng sa ?

    Trả lờiXóa
  6. Ông giáo sư già về hưu Nguyễn Duy Vinh thân mến!
    HPVN năm 1992 sẽ không có khoản nào cụ thể rõ ràng về biển đảo của Việt Nam nhất là tại Hoàng sa đâu. Bởi lẽ quân TQ đã đánh thắng "quân nguỵ Sài gòn" và chiếm luôn Hoàng sa từ năm 1974 rồi. Vì tình hữu nghị cùng phe XHCN với nhau nên ta ắt phải mập mờ, giả vờ như không để ý đến chủ quyền thôi.
    Tuy nhiên vẫn có cách giải quyết bằng cách ta cứ tuyên bố thẳng ra rằng: Trước đây Việt Nam là tiền đồn của phe XHCN, nay phe XHCN đã không còn tồn tại nên Việt Nam không còn là tiền đồn của phe XHCN nữa. Sứ mệnh lịch sử quốc tế vô sản, anh em cùng phe XHCN giúp đỡ nhau đã chấm dứt. (Năm 1958 ông TT PVĐ cũng vì sứ mệnh lịch sử tiền đồn phe XHCN mà có công hàm đó, không phải lỗi của ông PVĐ mà là lỗi của lịch sử XHCN buộc phải theo). Cùng phe XHCN giúp đỡ nhau là điều tốt, nhưng đừng có lạm dụng để chiếm đoạt của nhau. Nay VN không còn là tiền đồn của phe XHCN nữa thì TQ phải rút về trả lại chủ quyền cho VN tự quản lý. Không có lý gì cùng phe XHCN với nhau, lấy cớ giúp nhau rồi chiếm đoạt luôn. Sử dụng công hàm của ông TT PVĐ để chứng minh chủ quyền đã cướp của VN thì chính quyền TQ quá ấu trĩ. Sẽ mang tiếng là chế độ xã hội XHCN đúng là cái "quái thai của lịch sử" chỉ chuyên đi ăn cướp, giả vờ đạo đức "vì tình đồng chí giúp đỡ nhau" rồi cướp luôn. Nhân dân các nước trên thế giới nghe thủng câu chuyện chắc chắn sẽ rất bất bình và phẫn nộ. Không khéo họ sẽ ghê tởm đến tột cùng cái "quái thai lịch sử": chủ nghĩa xã hội và quyết đồng tình tẩy chay, không thể để bất cứ cái xã hội XHCN nào tồn tại trên thế giới này nữa. Xã hội XHCN dù là mang màu sắc TQ cũng khó mà tồn tại nếu chuyện này được làm rõ để đông đảo dư luận quốc tế biết đến. Cứ thử nghĩ xem: cả thế giới đã có bằng chứng cụ thể về việc không thể chơi được với cái xã hội XHCN chuyên đi ăn cướp, năm 1974 giúp miền bắc XHCN anh em chiếm lại Hoàng sa từ tay "chính quyền miền nam Việt Nam" rồi tuyên bố Hoàng sa là của TQ chứ không phải của Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  7. Ý kiến thứ sáu nguy hiểm quá vì dựa vào tinh thần XHCN , tinh thần quốc tế vô sản . Khi cả thế giới xây dựng thành công CNXH ,tiến đến thế giới đại đồng thì không còn các quốc gia nữa ,
    "bốn phương vô sản đều là anh em", vấn đề chủ quyền lãnh thổ không còn . Như vậy , theo lập luận này , TQ đang giữ Hoàng sa thì cứ tiếp tục cho đến lúc nó không còn của riêng nước nào , và trở thành tài sản chung của thế giới đại đồng.
    Hà Linh

    Trả lờiXóa
  8. Các bạn trên diễn đàn blog PA thân mến,
    Xin cám ơn cô Phương Anh đã cho phép việc này (phản biện) xảy ra trên blog của cô.
    Có nhiều lý luận rất hay đã được diễn bày (từ Nặc Danh đến Hà Linh).
    Thật ra VN có là tiền đồn hay không là tiền đồn của các nước XHCN, việc đó theo tôi chỉ là giả thuyết mà thật ra cũng không quan trọng (who cares ?). Trên thực tế, những cuộc tấn công chiếm đóng bằng quân sự (nào là cuộc xâm chiếm Kampuchia bởi VN, nào là bài học của TQ khi xua quân sang VN năm 1979 v.v...) đã xảy ra cho thấy không có vấn đề anh em như các ông trùm CS đã từng tuyên bố một cách...không thật lòng. Trên thực tế chỉ có chủ quyền quốc gia và quyền lợi chủng tộc của mình, của mỗi nước, là quan trọng trên hết (dù cho mình theo chủ nghĩa CS hay tư bản). Vì vậy chuyện mình mình lo. Mình phủ nhận được công hàm của ông PVD trong lúc này là mình cứ làm. Và rất nên làm.
    [...]

    Chỉ làm được như vậy (thống nhất thật sự Nam Bắc) thì cả tỉ người TQ mình cũng không sợ và mọi người VN sẽ hãnh diện làm người VN từ đây.
    Nguyễn Duy Vinh, giáo sư già về hưu

    Trả lờiXóa
  9. Kính gửi tất cả các bạn đọc blog này,
    GS Nguyễn Duy Vinh kính mến,

    Rất cám ơn các bạn đã vào đọc và có ý kiến trao đổi về một vấn đề mà có lẽ bất kỳ người Việt yêu nước nào - dù ở trong nước hay ngoài nước, dù tuổi đời là bao nhiêu, và chính kiến như thế nào.

    Tôi mạnh dạn đăng lên một số phát biểu có giá trị và không quá gay gắt để hy vọng nhà nước VN có thể tham khảo, hiểu lòng dân và có đối sách phù hợp. Đó cũng là điều ít nhất mà mỗi công dân VN, trong đó có tôi, có thể làm được trong tình hình này.

    Tôi cũng đã mạo muội cắt đi một vào comment hơi cực đoan, hoặc một vài đoạn không phù hợp với pháp luật hiện nay của VN. Vì là một người tự nhận là có học, một công dân tốt, tôi hy vọng mọi người hiểu giúp rằng điều đầu tiên tôi phải làm là làm theo pháp luật hiện hành. Dù quan điểm của tôi về những điều luật cụ thể nào đó có thể như thế nào đi chăng nữa.

    Vả lại, tôi cũng cần biết tự bảo vệ mình khỏi bị hiểu lầm hay ... lợi dụng (xin lỗi, tôi không có ý nói bất cứ ai ở đây, kể cả những bạn mà comments tôi đã tự ý cắt bỏ). Tôi nghĩ, pháp luật VN như thế nào chắc các bạn cũng hiểu. Vì vậy mong các bạn thông cảm.

    Riêng với GS Nguyễn Duy Vinh, tôi rất kính trọng những ý kiến xác đáng nhằm đóng góp vào việc giữ vững chủ quyền quốc gia và hòa giải dân tộc. Và cũng mong GS hiểu là tôi buộc lòng phải "kiểm duyệt" một vài đoạn trong comment trên của GS.

    Cuối cùng, rất cám ơn các bạn đã đọc và góp ý, và xin lỗi tôi không trả lời các comment thường xuyên hơn.

    Phương Anh

    Trả lờiXóa
  10. Cô Phương Anh là việc rât đứng đắn và tôi rất khâm phục. Tôi không buồn vì nhận xét tôi bị cắt xén mà ngược lại rất thông cảm với cô Phương Anh. Cô PA nên tiếp tục viết, tôi rất trân trọng những băn khoăn của cô trên các vấn đề về quê hương mình.
    NDV giáo sư già về hưu

    Trả lờiXóa
  11. Ý kiến của bạn Hà Linh hay lắm! Có bao giờ bạn đặt vấn đề tư tưởng của ông Mác trùng khớp với tư tưởng của ông Phật không? Họ cùng có lòng mong muốn nhân loại tiến tới thế giới Đại đồng, "người với người sống để yêu nhau", cõi niết bàn, thiên đàng phải là hiện thực trong thế giới hữu hình, mắt thấy tay sờ được này. Muốn đạt được như vậy con người phải gạt bỏ mọi Tham sân si..(theo tư tưởng Phật) hoặc không còn chế độ tư hữu nữa (theo tư tưởng của ông Mác chế độ tư hữu chính là lòng tham của con người). Nhưng hướng dẫn biện pháp phấn đấu cho nhân loại của Phật là hiền lành ai có duyên thì nghe, không có duyên thì thôi không ép phải nghe, theo như sự vô minh của đa số thì đó là sự thủ tiêu đấu tranh. Nhưng sự hướng dẫn biện pháp phấn đấu cho nhân loại của ông Mác thì ngược lại, phải đấu tranh cụ thể, đấu tranh không khoan nhượng. Nếu bạn học triết học của Mác bạn sẽ biết câu trả lời cô con gái: "hạnh phúc là đấu tranh"? Vì vận dụng tư tưởng của ông Mác, chủ tịch HCM mới tìm được con đường duy nhất đúng để thành công trong việc đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc. Không có tư tưởng biện pháp của ông Mác, chắc chắn là không thể giành được độc lập tự do cho dân tộc. Giành được độc lập tự do cho dân tộc đã là rất khó khăn, nhưng dẫn dắt xây dựng để đất nước giầu mạnh tiến tới xã hội "người với người sống để yêu nhau" đúng với ý nghĩa tư tưởng của ông Phật, ông Mác còn khó khăn hơn rất nhiều, đòi hỏi phải có trí tuệ rất cao, ít nhất là phải tương ứng như trí tuệ của chủ tịch HCM mới có thể ứng phó, dẫn dắt được. Theo cách nhìn nhận đánh giá của ý kiến thứ 6 thì từ trước tới nay chưa có ai đủ trí tuệ, trình độ để là học trò của chủ tịch HCM. Cũng vì vậy mà đất nước mới lủng củng gặp nhiều kiếp nạn như vậy. Ngắn gọn như vậy thôi. Con đường tiến đến thế giới đại đồng còn xa và còn nhiều gian nan vất vả lắm nên càng phải đấu tranh mạnh nếu thực sự theo con đường của Mác "hạnh phúc là đấu tranh". Sự kiện Hoàng sa, trường sa là một thực tế rất hay, nó như một ván cờ tuyệt diệu để thử thách trí tuệ lãnh đạo, ván cờ để loại bỏ lũ lưu manh mạo danh cộng sản trong nước cũng như quốc tế (TQ). Nhớ rằng người cộng sản thật, hiểu rõ tư tưởng của ông Phật, ông Mác mong muốn nhân loại tiến tới "người với người sống để yêu nhau" làm sao lại lèm nhèm để cho lòng tham lam, tư hữu nổi lên đi cướp đất của người khác làm của riêng? Chủ nghĩa cộng sản trá hình hiện nay sẽ phải tan rã, nhưng chủ nghĩa cộng sản thật sự vẫn tồn tại dưới hinh thức nhân văn hơn. Tặng bạn Hà Linh bài thơ của ông Việt Phương nói về Người (chủ tịch HCM) để hiểu cái tên gọi không đánh giá được bản chất thật của sự việc:
    "Một người không Phật mà rất Phật
    Không tắm Hoàng Hà, không tắm sông Lam
    Một người rất Mác mà ngoài Mác
    Nghèo như chút nhút ngọt như cam
    Một người quốc tế vì dân tộc
    Một lòng sau trước nghĩa kết đoàn
    Một người hoá thân thành dân nước
    Không là thần thánh chẳng vua quan
    Một người ấp ủ bao khao khát
    Như mọi con người ở trần gian
    Cuộc đời vạn biến mà không khác
    Một người toàn vẹn chỉ Việt Nam"

    Trả lờiXóa
  12. Đem ông Bụt mà so sánh với ông Mác thì thật là oan cho ông Bụt. Ông Bụt mất rất nhiều kiếp mới thành Bụt. Mà thành Bụt không có nghĩa là có phép thần thông. Thành Bụt là đạt được cái thấy lớn và chuyển hóa được hoàn toàn những tâm sở bất thiện, trong đó có 5 nọc độc lớn là tham sân si mạn nghi. Cái thấy và cái hiểu lớn của ông Bụt là hoàn toàn vể sự hiện diện của khổ đau, những nguyên nhân đưa đến khổ đau, sự vắng mặt của khổ đau (tức là hạnh phúc) và con đường đưa đến hạnh phúc. Con đường này có 8 sự hành trì chân chính còn được gọi nôm na theo tiếng nôm là Bát Chánh Đạo. Theo được và giữ gìn bảo trọng thân thể để theo được 8 con đường tu chân chính này, chúng ta sẽ đạt được hạnh phúc chân thật ngay trong cuộc đời này. Pháp Phật được tuyên dạy từ thời Phật hoằng pháp cho đến nay đã được gần hai ngàn sáu trăm năm. Đạo Bụt chú trọng đến sự chuyển hóa con người để chuyển hóa xã hội, từ đó tạo nên một xã hội thiện, lành và hiền hòa hơn, trong đó mọi người thương yêu nhau vì ai cũng biết là hạnh phúc của mình không phải là một cái gì có thể tách ra khỏi hạnh phúc của những người thân, của láng giềng, bạn bè và tổ quốc.
    Ông Mác thì mới ra đời sau này và cuộc sống của chính ông cũng không có gì gọi là thánh thiện. Chủ trương vô sản và thế giới đại đồng của ông nghe thì rất hấp dẫn trên mặt lý thuyết thôi. Trên mặt thực hành, ông Mác không có phương pháp hữu hiệu. Chỉ cần nhìn cách hành xử của những người theo ông (nghĩa là đảng viên đảng CS) thì ta cũng đủ thấy họ chưa thắng nổi họ (lòng tham còn đầy) thì làm sao họ có thể thực thi được chủ nghĩa ông Mác. Thành thử mình có thể nghĩ đến mục đích của ông Mác là đẹp là hay, nhưng ông Mác không có phương pháp. Cách hay nhất là nghe theo ông Bụt và nghỉ chơi với ông Mác...
    Nguyễn Duy Vinh, giáo sư già về hưu

    Trả lờiXóa
  13. Đã có hướng sử lý đối với công hàm 1958 của TT PVĐ. TQ đã mắc lỗi trong việc ra công bố thúc giục sự đồng thuận với Việt nam ngày 28/6/2011 . Bằng chứng là Tân hoa xã đã phát biểu:" Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố về chủ quyền không thể tranh cãi của mình tại các hòn đảo trên Biển Hoa Nam và những vùng biển xung quanh các hòn đảo này.

    Những hồ sơ lịch sử của Trung Quốc đã cho thấy rằng năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã khẳng định các hòn đảo trên Biển Hoa Nam như là bộ phận thuộc lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc, và kế đó Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã bày tỏ sự tán đồng trong bức thư ngoại giao ngắn của mình gửi tới Thủ tướng khi đó là ông Chu Ân Lai.

    Chưa từng có sự bất đồng nào từ bất cứ quốc gia nào đối với chủ quyền của Trung Quốc trên khu vực này cho tới những năm 1970, khi các nước bao gồm Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền từng phần ở đây."

    Đồng ý như Tân hoa xã đã tuyên bố ngày hôm qua 28/6/2011 là:"chưa từng có sự bất đồng nào từ bất cứ quốc gia nào đối với chủ quyền của Trung quốc trên khu vực này cho tới những năm 1970." . Nghĩa là chủ quyền các hòn đảo trên biển đông thuộc TQ kể từ năm 1970 trở về trước là đúng. Thế thì sự việc 4 năm sau, đến năm 1974 TQ mang quân đi đánh chiếm đảo Hoàng Sa, lúc đó Hoàng Sa thuộc chủ quyền của chính quyền Việt Nam cộng hoà (miền nam Việt Nam) là bất hợp pháp. Từ trước năm 1970 có thể đúng là chủ quyên các hòn đảo tại biển đông thuộc TQ là "không thể tranh cãi" nhưng từ năm 1974 trở đi tuyên bố về chủ quyền các hòn đảo của TQ không còn là "không thể tranh cãi" nữa, mà là phải tranh cãi trắng đen rõ ràng. Đề nghị Bộ ngoại giao và chính phủ CHXH Việt Nam dùng chứng cứ do chính TQ công bố này để yêu cầu TQ trả lại phần đã chiếm của Việt Nam. Mặc nhiên Công hàm năm 1958 của TT PVĐ đẫ chứng minh, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà lúc đó chỉ tán đồng các hòn đảo trên biển đông thuộc TQ tới vĩ tuyến 17 trở về phía bắc.

    Trả lờiXóa
  14. Ý kiến của độc giả Nặc danh 12.07 ngày 29/6 rất thú vị , là một gợi ý để mọi người , nhất là Nhà nước tham khảo
    Xin nêu thêm vài chi tiết . Đoạn trích dẫn được dịch từ bản tin tiếng Anh của Tân hoa xã : China has repeatedly stated its indisputable sovereignty over the South China Sea islands and their surrounding waters.
    Chinese historical records show that in 1958, the Chinese government claimed the islands in the South China Sea as part of China's sovereign territory, and then Vietnamese Premier Pham Van Dong expressed agreement in his diplomatic note to then Premier Zhou Enlai.
    There was no dissension from any country on China's sovereignty over the area until the 1970s, when countries including Vietnam and the Philippines claimed partial sovereignty.
    Đoạn này cốt nêu ra sự mâu thuẫn , bất nhất của VN : Vào thập niên 1950 đã công nhận chủ quyền của TQ qua công hàm của Thủ tướng ( lúc ấy ) PV Đồng , nhưng đến thập niên 1970 , ý nói sau 75 , lại nhẩy ra tranh chấp chủ quyền với TQ . Và TQ đã luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Nam hải ( biển Đông của VN) . Những đảo này bao gồm cả Hoàng sa và Trường sa ( tên tàu là Tây sa / Xisha và Nam sa/ Nansha )
    (DECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE'S REPUBLIC OF CHINA ON THE TERRITORIAL SEA

    (Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People's Congress on 4th September, 1958)

    The People's Republic of China hereby announces:

    (1) The width of the territorial sea of the People's Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People's Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.

    . Bài của cô Phương Anh đã được nhiều blogs đăng lại ; hẳn đã có nhiều người đọc và comment .
    Như tác giả nhận định , công hàm 1958 có vẻ là cái “ lý” chính của TQ ; Nhà nước cần chính thức lên tiếng về vấn đề này . Nếu để một mình TQ lập đi lập lại thì đến lúc nào đó , cộng đồng quốc tế có thể chấp nhận cái “lý” này .
    Hà Linh

    Trả lờiXóa
  15. Công hàm của cố TT Phạm văn Đồng về Hoàng Sa không có giá trị pháp lý, và người Trung Quốc không thể dùng nó để tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc. Tại vì sao? Tại vì vào thời điểm bức công hàm này viết ra, lúc đó chủ quyền Hoàng Sa thuộc về Việt Nam Cọng Hoà (ở về phía nam vĩ tuyến 17) và chính phủ miền Nam lúc bấy giờ không hề có viết công hàm công nhận chủ quyền Hoàng sa thuộc về Trung Quốc. Bản công hàm của cố TT Phạm văn Đồng không có giá trị pháp lý. Ta không thể chuyển nhượng tài sản gì cho người khác nếu tài sản đó không thuộc về ta!

    Trả lờiXóa
  16. Tui nghĩ ông PVĐ lúc đó chắc vui mừng vì "kẻ thù miền Nam" đã bị đàn anh đánh một trận tơi bời, vì hứng thú và không nghĩ xa nên ông viết thư, giờ thế hệ sau phải gánh chịu

    Trả lờiXóa
  17. Hôm nay có một bài viết rất hay về tính cách vi hiến của công hàm 1958 của cố Thủ Tướng PVĐ.
    Bài này của tác giả Phan Thành Đạt cho thấy có những điều khoản được ghi trong HP 1946 rất rõ ràng. Bài của ông Phan Thành Đạt cũng có một câu kết luận :
    "Bãi bỏ công hàm này rất đơn giản, về mặt luật pháp, chúng ta chỉ cần viết thêm một điều mới trong bản Hiến pháp sau khi đã sửa đổi Hiến pháp 1992: Tất cả các hiệp định song phương hay công hàm ngoại giao vi phạm chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam được ký giữa Việt Nam và Trung Quốc hay được một bên đơn phương công nhận đều không có giá trị pháp lý vì vi hiến. Các văn bản này phải bị hủy bỏ ngay lập tức vì chủ quyền lãnh thổ và biển đảo của Việt Nam không được tôn trọng." (giáo sư già về hưu)

    Trả lờiXóa

Đây là blog cá nhân, mong các bạn chỉ đưa những nhận xét ôn hoà, không cực đoan, không kích động hận thù, và tôn trọng sự khác biệt, để không gây rắc rối, bất lợi cho chủ blog.