Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2010

Anh bạn dãi dầu không buớc nữa ...

...
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
.

Hản ai cũng biết hai câu thơ trên là trích từ bài thơ Tây Tiến của nhà thơ tài hoa Quang Dũng. Nguyên văn bài thơ ấy, nếu ai không nhớ, xin đọc từ trang blog của NVT ở đây. Kèm những lời bình của một độc giả, một người Việt xa xứ nhưng xem ra vẫn rất nặng lòng với quê hương, và ái mộ thơ Quang Dũng.

Tại sao lại có cái entry với cái tựa này nhỉ? Chẳng là sau khi phát hiện ra trang mạng chinaSMACK với mẩu tin về những cô gái Việt lấy chồng Trung Quốc hôm trước (ai chưa đọc xin xem ở đây), tôi tò mò trở lại trang ấy để xem "họ" còn viết gì về mình nữa không.

Và tìm thấy mẩu tin này, ở đây. Nói về cuộc chiến Trung-Việt vào năm 1979. Lại nhớ trước đây có vụ lùm xùm về cuốn tiểu thuyết "Ma chiến hữu", cũng về cuộc chiến này. Từ góc nhìn của phía TQ.

Còn về phía VN thì sao nhỉ? Hình như thông tin về cuộc chiến này không được đưa vào chương trình sử trong sách giáo khoa? Và cũng không thấy nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nếu quả vậy, khi những thế hệ trẻ của VN đọc được những thông tin về cuộc chiến này trên sách báo Tây, Tàu, Mỹ, Nhật, chẳng hạn như trên trang mạng chinaSMACK như thế này, thì chúng sẽ nghĩ sao?

Nếu VN không đưa ra quan điểm chính thức về cuộc chiến này, thì rồi người trẻ VN sẽ có thể nghe theo bất kỳ quan điểm của ai. Kể cả phía những người bên kia chiến tuyến của VN trong cuộc chiến đó. Nhà nước VN có nghĩ đến điều này không nhỉ? Nguy hiểm quá!

Tôi chỉ nhớ đã nhìn được đâu đó ở trên mạng những nấm mộ liệt sĩ VN trong trận chiến trên ở đâu đó vùng biên giới. Lại nhớ những câu thơ trong cùng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
...
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh!


Buồn quá!

2 nhận xét:

  1. Lớp trẻ nghe có vẻ rất chung chung. Vấn đề chiến tranh biên giới nếu ai quan tâm có thể đọc được khá nhiều bài viết sâu sắc trên mạng. Có thể ở đây ạ ---> http://vn.myblog.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=3888

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết hay lắm, cám ơn Vượng.

    Về vấn đề này có lẽ hôm nào cô lại phải viết thêm. Nhiều ký ức lắm. Năm 1979, "cô" (đổi cách xưng hô, thấy lạ quá Vượng ạ!) đang học năm thứ nhất đại học mà. Bạn bè có người thi đậu đại học mà vẫn phải đi bộ đội, khi về cụt hết 2 tay 1 chân, khi về đi học lại gặp chị lúc ấy đã là giảng viên, đau lòng lắm!

    Nhưng rất mừng là tuổi 8x như Vượng vẫn quan tâm. Thanks again!

    Trả lờiXóa

Đây là blog cá nhân, mong các bạn chỉ đưa những nhận xét ôn hoà, không cực đoan, không kích động hận thù, và tôn trọng sự khác biệt, để không gây rắc rối, bất lợi cho chủ blog.