Hôm nay là ngày 30/4, một ngày lễ - public holiday. Kỳ nghỉ dài 5 ngày còn thêm một ngày nữa mới chấm dứt. Tôi có nhiều việc muốn làm trong kỳ nghỉ này, nhưng không thể nào tập trung được; mấy ngày nay tôi cứ đọc lan man, rồi trao đổi lan man với bạn bè, với người thân, về một sự kiện lịch sử quá lớn với toàn dân tộc, và không bao giờ quên được với những người đã trải qua.
Có thời gian nhưng không thể tập trung, tôi thường viết blog. Tôi đang muốn viết tiếp về thơ, cũng đang có sẵn vài bài do thân hữu gửi về những vấn đề tôi quan tâm và cần đăng lên. Thực ra tôi đang viết lời dẫn cho một entry mới của bạn bè, nhưng viết nửa chừng đành bỏ dở. Tôi cảm thấy với tâm trạng của tôi ngày hôm nay mà viết lời dẫn thì chắc chắn sẽ gượng ép. Vì tâm hồn của tôi không ở trong bài viết ấy và những vấn đề ấy - nó vẫn còn lẩn quẩn đâu đó quanh cuộc chiến đã kết thúc đến gần 40 năm, tức đã gần hai thế hệ rồi.
Lúc ấy, tôi chỉ là đứa trẻ con chưa đủ tuổi để nói rằng mình thực sự có liên quan đến cuộc chiến; ngày nay con trai tôi nếu lấy vợ sớm thì tôi đã có thể có cháu nội. Vậy tại sao tôi vẫn chưa thể quên, và rất nhiều người khác cũng không quên?
Cuộc chiến ấy có oan khốc lắm không nhỉ? Và những người đã tham gia trực tiếp trong cuộc chiến, những người còn sống hay những người đã chết, họ nghĩ gì về bên thắng và về bên thua? Tôi chỉ biết tôi đã nghe một người thân kể, vào buổi trưa 30/4/75 hôm ấy, khi nghe tuyên bố đầu hàng của ông Dương Văn Minh, những người lính cộng hòa vừa buông súng vừa cởi áo lính để đầu hàng, vừa khóc và gào lên: Chúng tôi chiến đấu cho ai và cho cái gì đây?
Tôi không muốn bàn chuyện ai đúng ai sai, ai hào hùng ai hèn nhát - những chuyện ấy chẳng còn ý nghĩa gì nữa, và cũng chẳng bao giờ có ý nghĩa đối với tôi. Với tư cách một người đã trải qua thời chinh chiến ấy, tôi chỉ thấy đau và thương cho thân phận con người, thân phận của người dân của một đất nước chiến tranh liên miên và mãi sau 38 năm rồi mà hòa bình trong lòng người vẫn chưa hiện hữu.
Chiến tranh, chiến tranh ... Ai cũng mong chiến tranh chấm dứt, vì hậu quả của nó thật khốc liệt cho cả bên thua lẫn bên thắng. Và cuộc chiến nào cũng sẽ phải chấm dứt, nhưng chiến tranh chỉ chấm dứt khi có bên thua. Có khi là cả hai bên cùng thua một bên thứ ba nào đó. Có khi là hai bên mỗi bên chịu thua một chút để đi đến sự thỏa hiệp và ngừng bắn. Nhưng thường thì một cuộc chiến chỉ chấm dứt khi có một bên hoàn toàn không chịu nổi và phải buông súng, đầu hàng.
Một bên buông súng, để hòa bình có thể đến. Để chấm dứt chiến tranh, để ngưng cảnh thịt rơi máu đổ. Vậy thì, ai đáng được cám ơn, được vinh danh: người không tiếc máu xương của đồng loại, cứ hy sinh đến người lính - người dân - cuối cùng, hay người biết dừng lại và chấp nhận mọi sự nhục nhã và chịu nằm trong quyền sinh sát của kẻ chiến thắng, để xương máu ngừng rơi?
Tôi không phải là lính, nên không biết câu trả lời của người lính là thế nào. Nhưng với tư cách của người dân, tôi cám ơn người đã biết dừng lại, biết xem xương máu của đồng loại là quan trọng hơn danh dự của mình. Biết chọn hòa bình chứ không chọn chiến thắng bằng máu của người khác. "Nhất tướng công thành vạn cốt khô".
Vâng, xin tặng các bạn bài thơ này, và ngả mũ chào tất cả những người đã nằm xuống, cả hai phía. Xin cám ơn tất cả những người đã đóng góp phần mình dù bằng bất cứ cách nào để có được hòa bình ngày hôm nay.
Có thời gian nhưng không thể tập trung, tôi thường viết blog. Tôi đang muốn viết tiếp về thơ, cũng đang có sẵn vài bài do thân hữu gửi về những vấn đề tôi quan tâm và cần đăng lên. Thực ra tôi đang viết lời dẫn cho một entry mới của bạn bè, nhưng viết nửa chừng đành bỏ dở. Tôi cảm thấy với tâm trạng của tôi ngày hôm nay mà viết lời dẫn thì chắc chắn sẽ gượng ép. Vì tâm hồn của tôi không ở trong bài viết ấy và những vấn đề ấy - nó vẫn còn lẩn quẩn đâu đó quanh cuộc chiến đã kết thúc đến gần 40 năm, tức đã gần hai thế hệ rồi.
Lúc ấy, tôi chỉ là đứa trẻ con chưa đủ tuổi để nói rằng mình thực sự có liên quan đến cuộc chiến; ngày nay con trai tôi nếu lấy vợ sớm thì tôi đã có thể có cháu nội. Vậy tại sao tôi vẫn chưa thể quên, và rất nhiều người khác cũng không quên?
Cuộc chiến ấy có oan khốc lắm không nhỉ? Và những người đã tham gia trực tiếp trong cuộc chiến, những người còn sống hay những người đã chết, họ nghĩ gì về bên thắng và về bên thua? Tôi chỉ biết tôi đã nghe một người thân kể, vào buổi trưa 30/4/75 hôm ấy, khi nghe tuyên bố đầu hàng của ông Dương Văn Minh, những người lính cộng hòa vừa buông súng vừa cởi áo lính để đầu hàng, vừa khóc và gào lên: Chúng tôi chiến đấu cho ai và cho cái gì đây?
Tôi không muốn bàn chuyện ai đúng ai sai, ai hào hùng ai hèn nhát - những chuyện ấy chẳng còn ý nghĩa gì nữa, và cũng chẳng bao giờ có ý nghĩa đối với tôi. Với tư cách một người đã trải qua thời chinh chiến ấy, tôi chỉ thấy đau và thương cho thân phận con người, thân phận của người dân của một đất nước chiến tranh liên miên và mãi sau 38 năm rồi mà hòa bình trong lòng người vẫn chưa hiện hữu.
Chiến tranh, chiến tranh ... Ai cũng mong chiến tranh chấm dứt, vì hậu quả của nó thật khốc liệt cho cả bên thua lẫn bên thắng. Và cuộc chiến nào cũng sẽ phải chấm dứt, nhưng chiến tranh chỉ chấm dứt khi có bên thua. Có khi là cả hai bên cùng thua một bên thứ ba nào đó. Có khi là hai bên mỗi bên chịu thua một chút để đi đến sự thỏa hiệp và ngừng bắn. Nhưng thường thì một cuộc chiến chỉ chấm dứt khi có một bên hoàn toàn không chịu nổi và phải buông súng, đầu hàng.
Một bên buông súng, để hòa bình có thể đến. Để chấm dứt chiến tranh, để ngưng cảnh thịt rơi máu đổ. Vậy thì, ai đáng được cám ơn, được vinh danh: người không tiếc máu xương của đồng loại, cứ hy sinh đến người lính - người dân - cuối cùng, hay người biết dừng lại và chấp nhận mọi sự nhục nhã và chịu nằm trong quyền sinh sát của kẻ chiến thắng, để xương máu ngừng rơi?
Tôi không phải là lính, nên không biết câu trả lời của người lính là thế nào. Nhưng với tư cách của người dân, tôi cám ơn người đã biết dừng lại, biết xem xương máu của đồng loại là quan trọng hơn danh dự của mình. Biết chọn hòa bình chứ không chọn chiến thắng bằng máu của người khác. "Nhất tướng công thành vạn cốt khô".
Vâng, xin tặng các bạn bài thơ này, và ngả mũ chào tất cả những người đã nằm xuống, cả hai phía. Xin cám ơn tất cả những người đã đóng góp phần mình dù bằng bất cứ cách nào để có được hòa bình ngày hôm nay.
Chiến tranh là ...
Chiến tranh là chết chóc
Chiến tranh là tan hoang
Chiến tranh là tan hoang
Chiến tranh là lửa khói
Chiến tranh là đạn bom
Chiến tranh là thống khổ
Chiến tranh là lầm than
Chiến tranh là nước mắt
Chiến tranh là súng gươm
Chiến tranh là xương máu
Chiến tranh là phân ly
Chiến tranh là hỗn loạn
Chiến tranh là súng gươm
Chiến tranh là xương máu
Chiến tranh là phân ly
Chiến tranh là hỗn loạn
Chiến tranh là nổ tung
Chiến tranh là tàn phá
Chiến tranh là đau thương
Chiến tranh là đau thương
Chiến tranh là chém giết
Chiến tranh là nồi cơm
Chiến tranh là nồi cơm
Chiến tranh …còn gì nữa?
Những điều ghê gớm hơn!
Nhưng sẽ có một bên
Nhưng sẽ có một bên
Bên ni hay bên nớ
Chẳng còn muốn biết thêm
Chẳng còn muốn biết thêm
Vì thấy là quá đủ
Bèn buông súng, đầu hàng
Và rồi hòa bình đến.
(Phương Anh dịch)
War Means ...
War Means death
War Means destruction
War Means fire
War Means bombing
War Means sorrow
War Means turmoil
War Means tears
War Means guns
War Means blood
War Means confusion
War Means explosions
War Means mutilation
War Means sickness
War Means killing
War Means occupation
War Means loss
And lots more
But after one side
Or the other side
Has finally had enough
And lays down their arms
To surrender and give up
War Means Peace
War Means destruction
War Means fire
War Means bombing
War Means sorrow
War Means turmoil
War Means tears
War Means guns
War Means blood
War Means confusion
War Means explosions
War Means mutilation
War Means sickness
War Means killing
War Means occupation
War Means loss
And lots more
But after one side
Or the other side
Has finally had enough
And lays down their arms
To surrender and give up
War Means Peace
Brie Carter