Hôm qua, khi viết về “Hạ Long, tập hạ” tôi cứ đinh ninh rằng mình cũng có kha khá thông tin ... đáng gọi là thông tin – tức là mới. Nên mới chơi cái trò viết “truyện dài nhiều tập”, ngắt lại nửa chừng ở đỉnh điểm, để mọi người háo hức, mong đợi (tất nhiên là cũng vì buồn ngủ nữa, các bác ạ).
Nhưng không ngờ tính già hóa non, vì chỉ đến trưa hôm nay thôi, đang ở cơ quan, giờ nghỉ trưa tranh thủ vào mạng, thì đã thấy có quá nhiều bài viết trên các phương tiện truyền thông (cả lề trái lẫn lề phải) về siêu cú lừa có quy mô toàn cầu New7Wonders của nhóm NOWC này. Thế là những thông tin (tưởng là) nóng mà tôi để dành để hôm nay viết bỗng dưng ... mất giá, hic.
Thôi thì, thay vì điểm tin tức tiếng Anh, nay điểm tin tiếng Việt cũng được. À mà này, các bác chú ý nhé, chẳng phải đến hôm nay mọi người mới lên tiếng về vụ siêu lừa này đâu; những lời cảnh báo đầu tiên (của người VN, tất nhiên) đã có từ năm 2007 rồi nhé. Nhưng lúc ấy nhân dân ta, vốn có lòng tin tưởng tuyệt đối vào đảng và nhà nước ta, đã bỏ ngoài tai hết, và những tiếng nói trái chiều kia cũng chỉ vang lên lạc lõng và yếu ớt, như tiếng kêu trong sa mạc. Nay, hẳn là Hạ Long tập thượng đã xong rồi, mọi người mới lại dám lên tiếng đấy thôi. Quả là dân ta ngoan thật, yêu nước thật đấy chứ.
Vậy chứ báo chí VN viết gì? Này, thì đây:
1. http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/49411/new7wonders-bi-doa-kien-vi-doi-tien-qua-dang.html - New7Wonders bị dọa kiện vì đòi tiền quá đáng. Trích dẫn:
Cuộc bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới do New7Wonders Foundation đang gây nên những cuộc tranh cãi nảy lửa xung quanh cách thức bình chọn, giá trị của danh hiệu cũng như những khoản phí trên trời mà New7Wonders Foundation đưa ra. Hàng loạt các diễn đàn mạng trên thế giới đã lên tiếng bàn luận về cuộc bầu chọn bị cho là rất có vấn đề này.
New7Wonders Foundation bị tố đã đưa ra hàng loạt mức phí vô lý đến mức không thể chấp nhận được. Sau khoản phí đăng ký ban đầu 199 đô la, mỗi quốc gia có địa danh lọt vào cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới sẽ được đề nghị tham gia một chiến dịch quảng bá ở mức cao hơn, trên quy mô toàn cầu, và dĩ nhiên đi kèm với cuộc chơi này là những khoản phí khổng lồ mà không phải quốc gia nào cũng đáp ứng được trong một khoảng thời gian dài.
2. http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/49429/su-that-cua-to-chuc-goi-la-new7wonders.html - Sự thật về tổ chức gọi là New7Wonders. Trích dẫn:
Năm 2007, tờ The Times (Anh) đã phê phán New7Wonders kiếm tiền bằng lá phiếu của người bầu chọn nhờ khích lệ một người bình chọn nhiều phiếu.
Tia Viering, thành viên của New7Wonders nói rằng tổ chức này phải áp dụng hình thức trả tiền để bầu để có thêm tiền trang trải khoản chi hơn 15 triệu USD mà chiến dịch "7 kỳ quan mới của thế giới" đã tiêu tốn.
Tuy nhiên tại báo Standard (Áo) cho biết nhờ tiền bán bản quyền phát sóng Lễ công bố 7 kỳ quan mới của thế giới tối 7.7.2007 tại Lisbon (Bồ Đào Nha), New7Wonders đã đạt tới điểm "hòa vốn" và "chuyển sang hoạt động có lãi".
Trên tờ Sachsen (Đức), Bà Viering còn nói thêm "Chúng tôi cam kết sẽ dùng 50% tiền lãi thu được để đầu tư vào việc tu bổ 7 kỳ quan thế giới mới và một số công trình khác". Khi được hỏi 50% số lãi còn lại sẽ được dùng vào việc gì, bà này im lặng. Đến nay, phần "50% dành cho tu bổ" mới chỉ là lời hứa hẹn.
Đấy là báo (lề phải). Còn đây là blog và báo lề trái :
3. http://vn.360plus.yahoo.com/danghuutuanbg/article?mid=149 – Hỡi ơi, cả nước ta đang mê lầm rồi ư ? Của một bạn tên Đặng Hữu Tuấn, sn 1981. Trích dẫn:
Từ hôm 25/10/2011 tôi đã được đọc bài này và định đưa lên Blog ngay nhưng vì lúc đó cuộc bầu chọn cho vịnh Hạ Long đang vào giai đoạn “nước rút” và cũng không muốn làm mất hứng của mọi người cho nên tôi đành chờ khi cuộc bình chọn kết thúc mới đưa lên. Do vậy đến hôm nay khi mà cuộc bầu chọn đã kết thúc xin mời mọi người cùng đọc và suy ngẫm. Bài này tôi lấy từ http://xuandienhannom.blogspot.com.
Nói thêm, bài viết được giới thiệu ở đây là bài phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Thắng, người trước đó đã có lời cảnh báo về khả năng lừa đảo của NOWC. Trong đó có nhiều thông tin đáng chú ý, ví dụ như đoạn này :
Sẽ thật nực cười và bất cập nếu đem NOWC để so sánh với những tổ chức uy tín và có tính hiệu lực quốc tế như ICOMOS hoặc UNESCO. NOWC chỉ đại diện cho quyền lợi của một nhóm người rất nhỏ mượn cớ văn hoá để kiếm tiền. Điều này được minh chứng bằng việc họ không hề đả động đến các tiêu chí bình bầu (khía cạnh văn hoá và khoa học) mà chỉ quan tâm đến số lượng người tham gia bình chọn trên website của họ (khía cạnh kinh tế), tức là càng đông người tham gia thì họ thu càng nhiều lợi. Bởi vậy họ chỉ đưa ra một luật chơi duy nhất là huy động số đông để chọi lại số ít, là “lấy lớn chọi bé”, “cậy đông thắng yếu” để khích lệ thị trường.
4. Một bài khác, có cái tựa rất thú vị : http://boxitvn.blogspot.com/2011/11/nguyen-quang-vinh-dao-nay-thay-tuoi-cao.html. Gay rồi các bác ơi, tổ chức New7Wonders : ĐƯỢC VOI ĐÒI ... HAI BÀ TRƯNG. Trích dẫn:
24 triệu tin nhắn của quân ta bầu chọn cho Vịnh Hạ Long ta và đã mang tới một kết quả rất chi là tự hào: Vịnh Hạ Long ta đã được quân ta bầu chọn để lọt vào 7 kỳ quan mới của Thế giới.
Nhưng chỉ là kết quả tạm thời.
Vì trong thư gửi nước ta, lão trưởng ban tổ chức New7Wonders cài một câu hơi bị lưu văn manh: đây chỉ là kết quả bầu chọn tạm thời, danh sách chính thức sẽ công bố sau 3 tháng và chúng tôi sẽ rất lấy làm tiếc và không mong muốn nếu Vịnh Hạ Long không lọt vào 7… cái ấy. Đại khái thế.
[…]
Bây giờ là giai đoạn hai, sặc mùi tiền.
Dù đã tạm lọt vào 7 cái ấy nhưng để được công nhận chính thức, nghĩa là các kỳ quan giờ thì không lọt, sau này có thể lọt, là vì còn lệ thuộc vào việc phờ i phi là phi sắc phí các bác ạ.
Quá trình tổ chức, chúng nó không nói có phí, giờ xong rồi, tòi tiếp.
“Chúng nó” – Ban tổ chức New 7 ấy – ra bố cáo bá cáo với các nước rằng phải nộp phí quảng bá kỳ quan. Bé nhỏ như đất nước Maldives mà cũng yêu cầu nộp cho New7 các khoản: 350.000 USD phí đăng ký tài trợ Bạch kim (xin tài trợ áp đặt luôn từng quốc gia, Việt Nam ta không biết bị áp đặt Bạch gì); phí chi phí đi lại cho các phái đoàn thăm cái nước được lọt, 500.000 USD là khoản nộp cho nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tham gia chiến dịch bình chọn (ta nộp hơn 14 tỷ), phí nộp cho một Hãng hàng không gắn logo là 1 triệu đô… đại loại nhiều thứ.
Ái chà, tin này cũng đáng quan tâm đây, phải không quý vị? Chả hiểu những nhà lãnh đạo giỏi giang dưới sự lãnh đạo thiên tài của Đảng ta có định nộp tiền tiếp không đây, nếu có thì lấy ở đâu ra, mà có ai biết là phải tốn bao nhiêu, và đến bao giờ thì chấm dứt hay không (sao tôi thấy giống trò lừa đảo nhắn tin trúng thưởng quá nhỉ ; tôi cũng đã ngu ngốc tham gia một lần, hết sạch một thẻ điện thoại một trăm nghìn mà vẫn chưa đến đâu, đành phải chấm dứt mà rất hậm hực).
Nhưng nếu chấm dứt ở đây thì hóa ra nhà nước ta đã ... bị lừa ư, và những nỗ lực của tất cả mọi người – cả nước vào cuộc chứ có phải chơi đâu – nay phải đổ sông đổ biển hết sao ?
Gay thật ấy chứ ? Chả biết phải viết thêm gì bây giờ, chắc lại ... đi ngủ thôi.
Chứ gì nữa, viết không được thì ngưng quách đi cho xong, chứ cứ ngồi đọc với viết về cái tổ chức NOWC với cái New7Wonders này thì chỉ muốn ... chửi thề thôi, xin lỗi các bác. Vả lại, mọi thứ thì bây giờ nó cũng đã lồ lộ ra rồi, có ai chưa biết nữa đâu mà phải viết nhỉ.
Chỉ muốn đưa ra một thông tin nho nhỏ nữa thôi, đảm bảo « hàng độc ». Đây là một comment của độc giả cho bài viết về vụ lừa đảo New7Wonders, ở đây. Họ nhắc đến VN nhé, nhắc cả việc các cơ quan yêu cầu nhân viên phải bầu chọn theo một quota định sẵn, và bảo rằng, hừ hừ, New7Wonders đã lợi dụng tinh thần dân tộc/ lòng yêu nước để kiếm lời, một việc làm thật độc ác và đáng kinh tởm. Nguyên văn như thế này này :
One Vietnamese state-owned bank sets a quota of 600 text messages/employee according to this article:
http://blogs.ft.com/beyond-brics/2011/11/10/vietnam-the-natural-wonders-of-voting/#axzz1dpZQZWPp
A Vietnamese friend of mine told me that she was so upset about the story of a man who burned through his meager saving, used up the money intended for his daughter’s birthday gift to send over 11 thousand messages … his daughter’s birthday will come again, but that was his once in a lifetime opportunity to be patriotic.
The exploitation of nationalism/patriotism for profit is callous and disgusting.
Ơ, mà tôi chợt nghĩ (sau khi đọc xong comment ở trên), hình như tinh thần yêu nước mãnh liệt của người VN (và mặt trái của nó là sự … ngu ngơ, mù quáng) chính là cái cần lọt vào danh sách 7 kỳ quan mới của thế giới, mới phải, các bác nhỉ?
Khuyến mãi thêm. Ai vẫn còn thích đọc về NOWC và New7Wonders thì vào những link dưới đây. (Tôi thì chán rồi, các bác ạ.)
http://www.guardian.co.uk/environment/2011/nov/10/competition-seven-wonders-natural-world-trouble
http://www.allvoices.com/contributed-news/10795616-problem-komodo-new7wonders-feeling-attacked
http://en.wikipedia.org/wiki/Talk%3ANew_Seven_Wonders_of_the_World
http://www.wipo.int/amc/en/domains/decisions/html/2003/d2003-0251.html
http://news.bbc.co.uk/2/hi/in_depth/6272956.stm
Blog này là hậu thân của BlogAnhVu đã bị tôi xóa do một số vấn đề kỹ thuật. Như tên gọi của blog, Just for myself, nó chỉ là nhật ký cá nhân, dù ở dạng mở, nhằm ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của chính tôi về những vấn đề xung quanh mình. Vì là nhật ký mở, tôi cũng chia sẻ đến những người đồng cảm, nhưng không chịu trách nhiệm nếu ai đó lấy bài đi và sử dụng ở nơi khác với những mục đích riêng. Nếu có comment, xin sử dụng ngôn từ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng những quan điểm khác biệt.
Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011
Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011
Nguy rồi, các bác ơi! (hay là: Hạ Long, tập hạ)
Thậm nguy, chí nguy các bác ạ.
Nhưng mà trước hết, hãy cho tôi giải thích phần mở ngoặc trong cái tựa. “Hạ Long, tập hạ” có nghĩa là tập hai của vụ bầu chọn cho Vịnh Hạ Long, nói theo kiểu truyện kiếm hiệp. Còn tập thượng thì đã kết thúc vào ngày 11/11/2011 vừa qua rồi.
Số là, mới ngày 12/11/2011 đây thôi, cả nước ta (chắc thế) đã rất vui mừng mà đón nhận cái tin rằng Vịnh Hạ Long của VN đã lọt vào danh sách 7 kỳ quan mới của thế giới. Thì đây, bài viết trên tờ Dân Trí vào đúng ngày 12/11/2011 có đoạn viết như thế này:
Tiếp nhận tin vui bất ngờ đến với Vịnh Hạ Long vào rạng sáng nay, Lãnh đạo Tỉnh Ủy - UBND và rất nhiều người dân tỉnh Quảng Ninh đã bày tỏ niềm vui khôn xiết! 4 năm qua đã có rất nhiều người quan tâm bầu chọn để Vịnh Hạ Long lọt vào Top 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới và đêm 11/11, rạng sáng nay 12/11 rất nhiều người dân đã thức trắng đêm để đón chờ tin vui.
Không chỉ có bài viết là vui đâu nhé. Phần phản hồi của bài viết cũng lấp lánh những niềm vui, ví dụ như thế này này:
Chúc mừng Vịnh Hạ Long đã lọt vào top 7. Mình đã rất tin tưởng và hi vọng rằng vịnh Hạ Long của Việt Nam sẽ lọt vào top 7, mấy ngày nay mình đã bầu chọn cho vịnh Hạ Long bằng rất nhiều hình thức, sáng nay vừa vào báo dân trí và biết tin vịnh Hạ Long lọt vào 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới, mình thấy rất vui, rất sung sướng. Mình không phải là 1 người dân ở Quảng Ninh nhưng mình thực sự rất tự hào về vịnh Hạ Long, tự hào về Việt Nam của chúng ta. Cảm ơn mọi người và một lần nữa xin chúc mừng sự thành công của Vịnh Hạ Long và dân tộc Việt Nam!
Chưa đâu, còn nữa này:
Vịnh Hạ long của chúng ta đã trở thành một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Thật tự hào ! Tôi cũng như bao nhiêu người Việt nam khác đã bình chọn cho Vịnh Hạ long nhiều nhiều lần, và lúc nào cũng suy nghĩ Vịnh Hạ long của chúng ta nhất định sẽ chiến thắng. Vịnh Hạ long với danh tiếng Kỳ quan thiên nhiên của thế giới sẽ ngày càng đẹp hơn, hùng vĩ hơn.
Thật xúc động, phải không nào? Mà không phải chỉ có hai cái phản hồi đó đâu, có đến 45 cái lận, cái nào cũng rộn rã reo vui, xúc động đến trào nước mắt ấy chứ. Chứ gì nữa, một địa danh của nước mình được cả thế giới công nhận như thế, thì ai mà chẳng vui, chẳng sướng? Huống chi là người Việt, vốn có truyền thống yêu nước lâu đời, như tôi đã được học trong sách giáo khoa từ thời còn đi học ấy.
Đây này, ai muốn đọc nữa thì vào đây. Tha hồ mà đọc. Đọc, để thấy dân Việt mình yêu nước quá chừng chừng, tự hào thật đấy chứ.
Nói cho ngay, cái niềm vui này không hẳn chỉ là niềm vui do Hạ Long đẹp và xứng đáng được thế giới công nhận, mà còn là (chủ yếu là?) vì người Việt đã bỏ quá nhiều công sức (và tiền của nữa, các bác ạ) vào việc bầu chọn. Nên được lọt vào danh sách, thì mừng là phải, chứ nếu không lại công cốc hay sao?
Bởi vì, ai cũng biết rằng để lọt được vào danh sách đó thì trước đó mọi người dân (và cả quan nữa chứ) của VN đã phải tích cực như thế nào để nhắn tin bầu chọn (630 đồng một tin nhắn, rẻ rề ấy mà). Riêng trong ngành giáo dục của tôi thì tôi cũng đã tận mắt nhìn thấy công văn của Bộ gửi đến các trường đại học để chỉ đạo/nhắc nhở việc tổ chức cho sinh viên nhắn tin bầu chọn cơ đấy.
Rồi lại còn có cả vụ chúa đảo Tuần Châu bắt buộc mỗi nhân viên phải nhắn bao nhiêu tin ấy, tôi cũng không nhớ rõ, nếu không thì bị đuổi việc nữa chứ. Đúng là cả nước vào cuộc, các bạn nhỉ. Bây giờ đã được lọt vào danh sách (tạm) rồi, kể cũng bõ công khó nhọc.
Ấy thế mà trong suốt thời gian bình chọn, lại có những kẻ thối mồm nói ra nói vào, cái gì mà UNESCO không công nhận, rồi không khoa học (vì ai muốn bầu bao nhiêu lần cũng được), rồi lại còn nói đây là trò lừa đảo nữa chứ. Thậm chí. Có kẻ còn cả gan nói là cả nước bị lừa. Hừ, thật chẳng yêu nước (= yêu nhà nước) một chút nào cả; chắc là bọn phản động nó xúi giục đây mà.
Cũng may là nhà nước ta kiên quyết bỏ ngoài tai những lời thị phi ấy, tiếp tục kiên trì theo con đường … bầu chọn, nên chúng ta mới có được niềm vui lấp lánh, vui, sao nước mắt lại trào, như đã được mô tả trên tờ Dân Trí đã nêu ở trên.
Nhưng (than ôi, đời đâu học được chữ ngờ), “chưa yên vui cho trọn … tuần”, thì bỗng mấy ngày nay trên mạng thấy xôn xao vụ Maldives rút khỏi danh sách bầu chọn New7Wonders. Đại khái, cũng như VN, Maldives đã tham dự vào cuộc bầu chọn, tốn công tốn của mất mấy năm nay, nên giờ đây(tất nhiên) cũng đã lọt vào danh sách (tạm), giống như VN vậy.
Tưởng đã đi hết chặng đường gian khổ, nay chỉ việc gặt hái thành công, thì Maldives bỗng đùng một cái tuyên bố rút khỏi danh sách. Lý do ư, hãy đọc ở đây này. Bài viết dài, xin trích một đoạn ngắn thôi:
“With regret, we are withdrawing from this competition because of the unexpected demands for large sums of money from the New7Wonders organisers. We no longer feel that continued participation in this competition is in the economic interests of the Maldives,” said Thoyyib Mohamed, Minister of State for Tourism, Arts and Culture, and Chairman of the Maldives Marketing and PR Corporation (MMPRC).
The Maldives originally agreed to participate in the New7Wonders of Nature competition in early 2009 and paid a participation administration fee of $199. However, the details of the joint initiatives and escalating costs were not clearly outlined prior to signing. Recently, the New7Wonders organisers have repeatedly asked the Maldives to pay significantly more money.
[…]
While the Maldives has invested considerable time and effort in campaigning for the New7Wonders of Nature competition, the country has not spent significant sums of money on the campaign. After extensive discussions with tourism industry stakeholders, the Maldives has decided to withdraw from the competition with immediate effect.
The Maldives would like to note the press release from UNESCO dated July 9, 2007 which states: “Although UNESCO was invited to support this (the previous“New7Wonders of the World” competition) project on several occasions, the Organisation decided not to collaborate”.
The Maldives further notes concerns raised by lawyers acting for the Indonesia Ministry of Tourism, in regards to Komodo Island’s participation in the New7Wonders of Nature competition.
Finally, the Maldives is perplexed with the recent inconsistent patterns of the rankings of the competitors at this stage of the competition and the lack of detailed information and transparency as to how this is calculated.
Hừm, lạ quá đi mất. Nói như thế, không lẽ cả nước ta đã bị lừa thật? Hay là tại cái anh Maldives này keo kiệt quá, nên một niềm vinh dự lớn như vậy mà chỉ vì tốn kém một ít tiền đã vội từ bỏ, kém quá.
Nhưng theo bài viết ở trên thì cả Indo cũng đã từng rút khỏi danh sách cơ mà? Hừ hừ, thế này thì phải tìm hiểu ngọn nguồn thôi.
Thế là tôi, một người luôn tự hào là yêu nước chẳng kém gì ai, đã bỏ một buổi tối ra nói chuyện với cụ “gúc”, và kết quả là cái tựa của bài viết này đây: Nguy rồi, các bác ạ.
Chuyện thì dài, nhưng nói vắn tắt thì như thế này. Sư bố nó, nó lừa thật đấy. Mà chẳng phải riêng gì mình ta, nhiều nước khác cũng đã bị lừa rồi. Các bác không tin thì cứ thử gõ “New 7 Wonders Scam” (scam tức là lừa đảo đấy ạ) vào trong google thì sẽ rõ. Tôi cũng làm thế, và đã ra một lô một lốc các bài viết về tay siêu lừa này rồi. Nhiều vô kể.
Nhưng tôi buồn ngủ (không kể … buồn tình) quá rồi, nên thôi, hãy cứ lưu vài cái link vào đây cái đã, mai viết tiếp. Các bác nào sốt ruột quá thì chịu khó vào các link mà tự đọc nhé.
Link đây:
http://www.manilatimes.net/index.php/news/nation/11374-nature-contest-linked-to-money-scam
http://minivannews.com/society/maldives-withdraws-from-new7wonders-campaign-after-surprise-us500000-bill-20345
http://www.nowlebanon.com/BlogDetails.aspx?page=2&TID=2005&FID=6&orderdir=desc
http://blogbaladi.com/najib/lebanon/why-entering-n7w-was-a-bad-idea/
http://muchblog.net/new7wonders-scam.html#ixzz1eRSUn100
(còn tiếp)
Nhưng mà trước hết, hãy cho tôi giải thích phần mở ngoặc trong cái tựa. “Hạ Long, tập hạ” có nghĩa là tập hai của vụ bầu chọn cho Vịnh Hạ Long, nói theo kiểu truyện kiếm hiệp. Còn tập thượng thì đã kết thúc vào ngày 11/11/2011 vừa qua rồi.
Số là, mới ngày 12/11/2011 đây thôi, cả nước ta (chắc thế) đã rất vui mừng mà đón nhận cái tin rằng Vịnh Hạ Long của VN đã lọt vào danh sách 7 kỳ quan mới của thế giới. Thì đây, bài viết trên tờ Dân Trí vào đúng ngày 12/11/2011 có đoạn viết như thế này:
Tiếp nhận tin vui bất ngờ đến với Vịnh Hạ Long vào rạng sáng nay, Lãnh đạo Tỉnh Ủy - UBND và rất nhiều người dân tỉnh Quảng Ninh đã bày tỏ niềm vui khôn xiết! 4 năm qua đã có rất nhiều người quan tâm bầu chọn để Vịnh Hạ Long lọt vào Top 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới và đêm 11/11, rạng sáng nay 12/11 rất nhiều người dân đã thức trắng đêm để đón chờ tin vui.
Không chỉ có bài viết là vui đâu nhé. Phần phản hồi của bài viết cũng lấp lánh những niềm vui, ví dụ như thế này này:
Chúc mừng Vịnh Hạ Long đã lọt vào top 7. Mình đã rất tin tưởng và hi vọng rằng vịnh Hạ Long của Việt Nam sẽ lọt vào top 7, mấy ngày nay mình đã bầu chọn cho vịnh Hạ Long bằng rất nhiều hình thức, sáng nay vừa vào báo dân trí và biết tin vịnh Hạ Long lọt vào 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới, mình thấy rất vui, rất sung sướng. Mình không phải là 1 người dân ở Quảng Ninh nhưng mình thực sự rất tự hào về vịnh Hạ Long, tự hào về Việt Nam của chúng ta. Cảm ơn mọi người và một lần nữa xin chúc mừng sự thành công của Vịnh Hạ Long và dân tộc Việt Nam!
Chưa đâu, còn nữa này:
Vịnh Hạ long của chúng ta đã trở thành một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Thật tự hào ! Tôi cũng như bao nhiêu người Việt nam khác đã bình chọn cho Vịnh Hạ long nhiều nhiều lần, và lúc nào cũng suy nghĩ Vịnh Hạ long của chúng ta nhất định sẽ chiến thắng. Vịnh Hạ long với danh tiếng Kỳ quan thiên nhiên của thế giới sẽ ngày càng đẹp hơn, hùng vĩ hơn.
Thật xúc động, phải không nào? Mà không phải chỉ có hai cái phản hồi đó đâu, có đến 45 cái lận, cái nào cũng rộn rã reo vui, xúc động đến trào nước mắt ấy chứ. Chứ gì nữa, một địa danh của nước mình được cả thế giới công nhận như thế, thì ai mà chẳng vui, chẳng sướng? Huống chi là người Việt, vốn có truyền thống yêu nước lâu đời, như tôi đã được học trong sách giáo khoa từ thời còn đi học ấy.
Đây này, ai muốn đọc nữa thì vào đây. Tha hồ mà đọc. Đọc, để thấy dân Việt mình yêu nước quá chừng chừng, tự hào thật đấy chứ.
Nói cho ngay, cái niềm vui này không hẳn chỉ là niềm vui do Hạ Long đẹp và xứng đáng được thế giới công nhận, mà còn là (chủ yếu là?) vì người Việt đã bỏ quá nhiều công sức (và tiền của nữa, các bác ạ) vào việc bầu chọn. Nên được lọt vào danh sách, thì mừng là phải, chứ nếu không lại công cốc hay sao?
Bởi vì, ai cũng biết rằng để lọt được vào danh sách đó thì trước đó mọi người dân (và cả quan nữa chứ) của VN đã phải tích cực như thế nào để nhắn tin bầu chọn (630 đồng một tin nhắn, rẻ rề ấy mà). Riêng trong ngành giáo dục của tôi thì tôi cũng đã tận mắt nhìn thấy công văn của Bộ gửi đến các trường đại học để chỉ đạo/nhắc nhở việc tổ chức cho sinh viên nhắn tin bầu chọn cơ đấy.
Rồi lại còn có cả vụ chúa đảo Tuần Châu bắt buộc mỗi nhân viên phải nhắn bao nhiêu tin ấy, tôi cũng không nhớ rõ, nếu không thì bị đuổi việc nữa chứ. Đúng là cả nước vào cuộc, các bạn nhỉ. Bây giờ đã được lọt vào danh sách (tạm) rồi, kể cũng bõ công khó nhọc.
Ấy thế mà trong suốt thời gian bình chọn, lại có những kẻ thối mồm nói ra nói vào, cái gì mà UNESCO không công nhận, rồi không khoa học (vì ai muốn bầu bao nhiêu lần cũng được), rồi lại còn nói đây là trò lừa đảo nữa chứ. Thậm chí. Có kẻ còn cả gan nói là cả nước bị lừa. Hừ, thật chẳng yêu nước (= yêu nhà nước) một chút nào cả; chắc là bọn phản động nó xúi giục đây mà.
Cũng may là nhà nước ta kiên quyết bỏ ngoài tai những lời thị phi ấy, tiếp tục kiên trì theo con đường … bầu chọn, nên chúng ta mới có được niềm vui lấp lánh, vui, sao nước mắt lại trào, như đã được mô tả trên tờ Dân Trí đã nêu ở trên.
Nhưng (than ôi, đời đâu học được chữ ngờ), “chưa yên vui cho trọn … tuần”, thì bỗng mấy ngày nay trên mạng thấy xôn xao vụ Maldives rút khỏi danh sách bầu chọn New7Wonders. Đại khái, cũng như VN, Maldives đã tham dự vào cuộc bầu chọn, tốn công tốn của mất mấy năm nay, nên giờ đây(tất nhiên) cũng đã lọt vào danh sách (tạm), giống như VN vậy.
Tưởng đã đi hết chặng đường gian khổ, nay chỉ việc gặt hái thành công, thì Maldives bỗng đùng một cái tuyên bố rút khỏi danh sách. Lý do ư, hãy đọc ở đây này. Bài viết dài, xin trích một đoạn ngắn thôi:
“With regret, we are withdrawing from this competition because of the unexpected demands for large sums of money from the New7Wonders organisers. We no longer feel that continued participation in this competition is in the economic interests of the Maldives,” said Thoyyib Mohamed, Minister of State for Tourism, Arts and Culture, and Chairman of the Maldives Marketing and PR Corporation (MMPRC).
The Maldives originally agreed to participate in the New7Wonders of Nature competition in early 2009 and paid a participation administration fee of $199. However, the details of the joint initiatives and escalating costs were not clearly outlined prior to signing. Recently, the New7Wonders organisers have repeatedly asked the Maldives to pay significantly more money.
[…]
While the Maldives has invested considerable time and effort in campaigning for the New7Wonders of Nature competition, the country has not spent significant sums of money on the campaign. After extensive discussions with tourism industry stakeholders, the Maldives has decided to withdraw from the competition with immediate effect.
The Maldives would like to note the press release from UNESCO dated July 9, 2007 which states: “Although UNESCO was invited to support this (the previous“New7Wonders of the World” competition) project on several occasions, the Organisation decided not to collaborate”.
The Maldives further notes concerns raised by lawyers acting for the Indonesia Ministry of Tourism, in regards to Komodo Island’s participation in the New7Wonders of Nature competition.
Finally, the Maldives is perplexed with the recent inconsistent patterns of the rankings of the competitors at this stage of the competition and the lack of detailed information and transparency as to how this is calculated.
Hừm, lạ quá đi mất. Nói như thế, không lẽ cả nước ta đã bị lừa thật? Hay là tại cái anh Maldives này keo kiệt quá, nên một niềm vinh dự lớn như vậy mà chỉ vì tốn kém một ít tiền đã vội từ bỏ, kém quá.
Nhưng theo bài viết ở trên thì cả Indo cũng đã từng rút khỏi danh sách cơ mà? Hừ hừ, thế này thì phải tìm hiểu ngọn nguồn thôi.
Thế là tôi, một người luôn tự hào là yêu nước chẳng kém gì ai, đã bỏ một buổi tối ra nói chuyện với cụ “gúc”, và kết quả là cái tựa của bài viết này đây: Nguy rồi, các bác ạ.
Chuyện thì dài, nhưng nói vắn tắt thì như thế này. Sư bố nó, nó lừa thật đấy. Mà chẳng phải riêng gì mình ta, nhiều nước khác cũng đã bị lừa rồi. Các bác không tin thì cứ thử gõ “New 7 Wonders Scam” (scam tức là lừa đảo đấy ạ) vào trong google thì sẽ rõ. Tôi cũng làm thế, và đã ra một lô một lốc các bài viết về tay siêu lừa này rồi. Nhiều vô kể.
Nhưng tôi buồn ngủ (không kể … buồn tình) quá rồi, nên thôi, hãy cứ lưu vài cái link vào đây cái đã, mai viết tiếp. Các bác nào sốt ruột quá thì chịu khó vào các link mà tự đọc nhé.
Link đây:
http://www.manilatimes.net/index.php/news/nation/11374-nature-contest-linked-to-money-scam
http://minivannews.com/society/maldives-withdraws-from-new7wonders-campaign-after-surprise-us500000-bill-20345
http://www.nowlebanon.com/BlogDetails.aspx?page=2&TID=2005&FID=6&orderdir=desc
http://blogbaladi.com/najib/lebanon/why-entering-n7w-was-a-bad-idea/
http://muchblog.net/new7wonders-scam.html#ixzz1eRSUn100
(còn tiếp)
Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011
Thương anh (vô) Phước
Đây là bài thứ ba liên tục tôi viết về anh Phước, chết thật! Trên blog này tôi cũng viết về người này người khác, nhưng chưa có ai/việc gì được nhắc lại đến lần thứ hai liên tiếp, chứ đừng nói là lần thứ ba. Nhưng thôi, quá tam ba bận, tôi chỉ viết về anh Phước một lần này nữa thôi, tôi xin thề (xin thề, xin thề), các bạn ạ.
Thực ra tôi phải gọi anh là ông Phước mới đúng, vì ông/anh là đại biểu quốc hội đương nhiệm, chức to chứ chẳng chơi; nhưng vì tôi mới phát hiện là anh/ông cũng đồng thời là đồng môn của tôi nữa. Hơn thế nữa, anh đang bị mọi người ném đá ghê quá, hẳn là buồn lắm, cô đơn lắm, nên thôi, tôi cũng liều mà gọi anh/ông bằng anh cho thân mật, cho anh ấm lòng, anh Phước nhé.
Tôi viết bài này vì tôi đoán là anh đang buồn và cô đơn lắm. Báo chí lề trái nó chửi anh đã đành (trừ tôi ra, tất nhiên, tôi đã nói là ngưỡng mộ anh cơ mà), nay báo lề phải xem ra cũng đang chống anh nữa, thế mới buồn chứ. Chắc là chính anh cũng bất ngờ phải không?
Bất ngờ quá đi chứ. Cũng như các vị anh hùng chống Pháp thời xưa, thấy nhà nước đang lúng túng chưa biết làm gì với mấy vụ biểu tình của dân (khác với “nhân dân”), thương nhà nước quá anh đã hy sinh “lấy thân lấp lỗ châu mai”, tuyên bố (bừa) rằng nên loại bỏ luật biểu tình vì luật này chắc chắn đa số “nhân dân” (khác với dân nói chung) sẽ phản đối.
Khi tuyên bố như thế, chắc là anh cũng đã hình dung bọn lề trái sẽ đánh đập anh tơi tả. Nhưng lề phải mà lại chống anh, thì ôi thôi, có nỗi đau nào hơn thế không anh (vô, không phải hữu) Phước nhỉ? Thì đó, báo Hà Nội Mới, tờ báo nổi tiếng với mấy bài viết chống biểu tình, giờ đây lại cho đăng bài viết ủng hộ biểu tình và luật biểu tình, thế mới đau chứ! Ai chưa đọc bài ấy thì vào đây này.
Nhưng ai nói gì thì nói, tôi là tôi cứ ủng hộ anh thôi, anh Phước ạ. Trước hết, phải thú nhận với anh rằng tôi ngưỡng mộ anh quá đi thôi; chứ gì nữa, anh vừa giỏi giang, vừa giàu có, vừa quyền quý – chẳng gì cũng là đại biểu quốc hội kia mà, lại còn đẹp trai nữa chứ, mặt mày sáng sủa (còn tối thì tôi không rõ), má phinh phính (thời xưa anh gầy gầy, dong dỏng cơ, như anh đã tự mô tả trên một trong những trang web/blog của anh, mà hình như anh có đến 3, 4 cái gì đó). Rõ là “mặt nhà quan có da có máu” (nhái theo câu “miệng nhà quan có gang có thép”, nhưng mà đừng có ai đặt câu đối cho anh Phước làm gì, mấy cái trò ấy xưa rồi, phải dặn thế kẻo lại có người nghĩ bậy nghĩ bạ ra mấy cái đồ … linh tinh gì đấy).
Nhưng không chỉ vì anh đẹp trai, giàu có, tài giỏi; tôi ủng hộ anh là còn vì, chẹp, nói ra thì hơi kỳ, nhưng thôi chỗ thân tình tôi cứ nói đại anh Phước nhé, chả là vì trước giờ tôi chẳng quen ai có quyền có chức cả, nên cứ chịu phận dân ngu (...u đen) thôi anh Phước ạ, nên giờ có được người đồng môn trong quốc hội, thì tôi phải ủng hộ chứ. Ủng hộ để sau này còn có chỗ mà nhờ vả chứ. Ví dụ như nhờ anh đề đạt lên quốc hội để làm luật về … dạy tiếng Anh chẳng hạn, trong đó, tôi nghĩ anh cứ cấm hết bọn đế quốc và tay sai đế quốc không được vào VN dạy tiếng Anh nữa, chỉ để những người như tôi, như anh dạy thôi.
Có thế thì mới có thể muốn định nghĩa demonstration như thế nào cũng được, dân trí nó thâm thấp thôi thì mới dễ ăn dễ nói, chứ như bây giờ ấy à, có mà loạn. Thì đấy, anh mới phát biểu có mấy hôm thôi thì đã có hẳn một bài phản biện dài lê thê của cái ông giáo sư gì đấy viết để chứng minh là anh không chỉ sai, mà còn chôm chỉa rồi xào nấu ý tưởng của người khác trên mạng nữa. Vì yêu quý và ngưỡng mộ anh, tôi chẳng đưa bài ấy lên đây đâu, ai muốn biết thì tự tìm lấy, cứ gõ tên Hoàng Hữu (không phải Vô) Phước vào google thì trước sau gì cũng ra bài ấy thôi.
Anh Phước ơi, thương anh tôi cũng muốn phản bác lại bài viết của cái ông giáo sư (rách việc) ấy quá, nhưng khổ cái là ông giáo sư ấy lại viết rất chặt chẽ, chứng cứ đầy đủ, đâu ra đấy, nên tôi có muốn bênh anh cũng không sao mà bênh được. Thế này thì anh bạn (vô) Phước của tôi còn mặt mũi nào mà nhìn ai nữa đây cơ chứ.
Tôi cũng đã đọc bài viết cải chính trên trang của anh rồi, và hoàn toàn đồng ý với anh. Rằng anh đâu có bảo là “dân trí thấp” hồi nào đâu, anh chỉ nói “chừng nào dân trí cao hơn” thôi, thế mà chúng nó lại xuyên tạc ra rằng anh xúc phạm nhân dân vì nói dân trí thấp. Đây, bài viết đính chính của anh Phước đây này, mọi người cứ vào đây mà xem, xem có thấy thương anh (vô) Phước không cơ chứ. Tồi tệ đến thế là cùng, anh Phước nhỉ.
Mà thôi, anh Phước ạ, người ta chửi anh, chắc là vì người ta ghen ăn tức ở với anh đó thôi. Bỏ ngoài tai hết đi, anh Phước nhỉ. Kinh thánh đã nói “Không một tiên tri nào mà không bị khinh dể ở quê hương, gia đình họ hàng mình”(Mc 6,4) cơ mà. Uyên bác như anh, chắc chắn là anh biết điều đó, nên chắc anh cũng chẳng ngạc nhiên lắm, nhỉ?
Nhưng dù sao thì tôi cũng thương anh quá đi thôi, ới anh (vô) Phước ơi!
Thực ra tôi phải gọi anh là ông Phước mới đúng, vì ông/anh là đại biểu quốc hội đương nhiệm, chức to chứ chẳng chơi; nhưng vì tôi mới phát hiện là anh/ông cũng đồng thời là đồng môn của tôi nữa. Hơn thế nữa, anh đang bị mọi người ném đá ghê quá, hẳn là buồn lắm, cô đơn lắm, nên thôi, tôi cũng liều mà gọi anh/ông bằng anh cho thân mật, cho anh ấm lòng, anh Phước nhé.
Tôi viết bài này vì tôi đoán là anh đang buồn và cô đơn lắm. Báo chí lề trái nó chửi anh đã đành (trừ tôi ra, tất nhiên, tôi đã nói là ngưỡng mộ anh cơ mà), nay báo lề phải xem ra cũng đang chống anh nữa, thế mới buồn chứ. Chắc là chính anh cũng bất ngờ phải không?
Bất ngờ quá đi chứ. Cũng như các vị anh hùng chống Pháp thời xưa, thấy nhà nước đang lúng túng chưa biết làm gì với mấy vụ biểu tình của dân (khác với “nhân dân”), thương nhà nước quá anh đã hy sinh “lấy thân lấp lỗ châu mai”, tuyên bố (bừa) rằng nên loại bỏ luật biểu tình vì luật này chắc chắn đa số “nhân dân” (khác với dân nói chung) sẽ phản đối.
Khi tuyên bố như thế, chắc là anh cũng đã hình dung bọn lề trái sẽ đánh đập anh tơi tả. Nhưng lề phải mà lại chống anh, thì ôi thôi, có nỗi đau nào hơn thế không anh (vô, không phải hữu) Phước nhỉ? Thì đó, báo Hà Nội Mới, tờ báo nổi tiếng với mấy bài viết chống biểu tình, giờ đây lại cho đăng bài viết ủng hộ biểu tình và luật biểu tình, thế mới đau chứ! Ai chưa đọc bài ấy thì vào đây này.
Nhưng ai nói gì thì nói, tôi là tôi cứ ủng hộ anh thôi, anh Phước ạ. Trước hết, phải thú nhận với anh rằng tôi ngưỡng mộ anh quá đi thôi; chứ gì nữa, anh vừa giỏi giang, vừa giàu có, vừa quyền quý – chẳng gì cũng là đại biểu quốc hội kia mà, lại còn đẹp trai nữa chứ, mặt mày sáng sủa (còn tối thì tôi không rõ), má phinh phính (thời xưa anh gầy gầy, dong dỏng cơ, như anh đã tự mô tả trên một trong những trang web/blog của anh, mà hình như anh có đến 3, 4 cái gì đó). Rõ là “mặt nhà quan có da có máu” (nhái theo câu “miệng nhà quan có gang có thép”, nhưng mà đừng có ai đặt câu đối cho anh Phước làm gì, mấy cái trò ấy xưa rồi, phải dặn thế kẻo lại có người nghĩ bậy nghĩ bạ ra mấy cái đồ … linh tinh gì đấy).
Nhưng không chỉ vì anh đẹp trai, giàu có, tài giỏi; tôi ủng hộ anh là còn vì, chẹp, nói ra thì hơi kỳ, nhưng thôi chỗ thân tình tôi cứ nói đại anh Phước nhé, chả là vì trước giờ tôi chẳng quen ai có quyền có chức cả, nên cứ chịu phận dân ngu (...u đen) thôi anh Phước ạ, nên giờ có được người đồng môn trong quốc hội, thì tôi phải ủng hộ chứ. Ủng hộ để sau này còn có chỗ mà nhờ vả chứ. Ví dụ như nhờ anh đề đạt lên quốc hội để làm luật về … dạy tiếng Anh chẳng hạn, trong đó, tôi nghĩ anh cứ cấm hết bọn đế quốc và tay sai đế quốc không được vào VN dạy tiếng Anh nữa, chỉ để những người như tôi, như anh dạy thôi.
Có thế thì mới có thể muốn định nghĩa demonstration như thế nào cũng được, dân trí nó thâm thấp thôi thì mới dễ ăn dễ nói, chứ như bây giờ ấy à, có mà loạn. Thì đấy, anh mới phát biểu có mấy hôm thôi thì đã có hẳn một bài phản biện dài lê thê của cái ông giáo sư gì đấy viết để chứng minh là anh không chỉ sai, mà còn chôm chỉa rồi xào nấu ý tưởng của người khác trên mạng nữa. Vì yêu quý và ngưỡng mộ anh, tôi chẳng đưa bài ấy lên đây đâu, ai muốn biết thì tự tìm lấy, cứ gõ tên Hoàng Hữu (không phải Vô) Phước vào google thì trước sau gì cũng ra bài ấy thôi.
Anh Phước ơi, thương anh tôi cũng muốn phản bác lại bài viết của cái ông giáo sư (rách việc) ấy quá, nhưng khổ cái là ông giáo sư ấy lại viết rất chặt chẽ, chứng cứ đầy đủ, đâu ra đấy, nên tôi có muốn bênh anh cũng không sao mà bênh được. Thế này thì anh bạn (vô) Phước của tôi còn mặt mũi nào mà nhìn ai nữa đây cơ chứ.
Tôi cũng đã đọc bài viết cải chính trên trang của anh rồi, và hoàn toàn đồng ý với anh. Rằng anh đâu có bảo là “dân trí thấp” hồi nào đâu, anh chỉ nói “chừng nào dân trí cao hơn” thôi, thế mà chúng nó lại xuyên tạc ra rằng anh xúc phạm nhân dân vì nói dân trí thấp. Đây, bài viết đính chính của anh Phước đây này, mọi người cứ vào đây mà xem, xem có thấy thương anh (vô) Phước không cơ chứ. Tồi tệ đến thế là cùng, anh Phước nhỉ.
Mà thôi, anh Phước ạ, người ta chửi anh, chắc là vì người ta ghen ăn tức ở với anh đó thôi. Bỏ ngoài tai hết đi, anh Phước nhỉ. Kinh thánh đã nói “Không một tiên tri nào mà không bị khinh dể ở quê hương, gia đình họ hàng mình”(Mc 6,4) cơ mà. Uyên bác như anh, chắc chắn là anh biết điều đó, nên chắc anh cũng chẳng ngạc nhiên lắm, nhỉ?
Nhưng dù sao thì tôi cũng thương anh quá đi thôi, ới anh (vô) Phước ơi!
Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011
Campuchia mà cũng có tiền đài thọ cho sự ô danh?
Entry này của tôi sẽ ngắn.
Tôi viết nó là vì quá ngưỡng mộ ông Hoàng có phước (chứ gì nữa, chẳng có phước mà cũng là dân ngoại ngữ như bọn tôi, vốn thường bị kỳ thị trong trường ĐH Tổng hợp cũ, nay là ĐH KHXH&NV, và chẳng bao giờ có cơ giữ các chức vụ lãnh đạo trong trường, thế mà nay ông Phước, chỉ hơn tôi một khóa, đã là một ông nghị nổi đình nổi đám).
Vì ngưỡng mộ ông Phước nên tôi cứ đọc đi đọc lại bài viết của ông về việc Việt Nam không cần có luật biểu tình. Xin trích nguyên văn lời của ông: “Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể chi tiền đài thọ cho một sự ô danh.”
Đúng quá, đất nước chúng ta còn nghèo, vì chiến tranh (hình như lập luận chính thống là như thế, dù chiến tranh đã chấm dứt 36 năm rồi, nếu không kể chiến tranh với TQ năm 79). Không thể đài thọ cho sự ô danh như bọn tư bản giãy chết được.
Nhưng rồi tôi tự hỏi, ở khu vực Đông Nam Á của ta, vốn cũng toàn là nước nghèo nghèo, có những nước nào đủ tiền để đài thọ cho sự ô danh (= biểu tình) nhỉ? Thế là tra google thôi.
Tra cụm từ “demonstration law”, thấy ngay một đường dẫn đến bài viết liên quan đến luật biểu tình của Campuchia, ở đây.
Xin tóm tắt một chút: Nước Cam có luật biểu tình từ năm 1991, rất tự do, rồi 2010 nhà nước Cam thấy Thái Lan biểu tình hỗn loạn quá (vì cũng có luật biểu tình), nên ra luật biểu tình mới, hạn chế bớt, chỉ còn cho 200 người được biểu tình cùng một lúc thôi. (Thế cũng là quá nhiều rồi, các bạn nhỉ, ở VN mà được thế là cũng … quá sang rồi đấy). Thế mà dân Cam nó còn chưa chịu, còn đang phản đối sự hạn chế quyền tự do dân chủ kia kìa.
Tôi thì tôi chẳng đòi hỏi có luật biểu tình gì đâu (mặc dù cũng mong đợi, nhưng mong chứ không dám đòi), mà nếu có chưa chắc tôi đã dám sử dụng cái quyền ấy, vì tôi cứ thấy … sợ sợ là, sợ mấy quần chúng tự phát mặc thường phục hay mời mấy người biểu tình ở Hà Nội đi uống café ấy.
Nhưng chỉ thắc mắc có đúng một điều thôi: Chẳng lẽ Campuchia, một nước không có được sự lãnh đạo thiên tài sáng suốt của ĐCS như VN ta, lại có đủ tiền để đài thọ cho sự ô danh?
Khó hiểu quá!
Tôi viết nó là vì quá ngưỡng mộ ông Hoàng có phước (chứ gì nữa, chẳng có phước mà cũng là dân ngoại ngữ như bọn tôi, vốn thường bị kỳ thị trong trường ĐH Tổng hợp cũ, nay là ĐH KHXH&NV, và chẳng bao giờ có cơ giữ các chức vụ lãnh đạo trong trường, thế mà nay ông Phước, chỉ hơn tôi một khóa, đã là một ông nghị nổi đình nổi đám).
Vì ngưỡng mộ ông Phước nên tôi cứ đọc đi đọc lại bài viết của ông về việc Việt Nam không cần có luật biểu tình. Xin trích nguyên văn lời của ông: “Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể chi tiền đài thọ cho một sự ô danh.”
Đúng quá, đất nước chúng ta còn nghèo, vì chiến tranh (hình như lập luận chính thống là như thế, dù chiến tranh đã chấm dứt 36 năm rồi, nếu không kể chiến tranh với TQ năm 79). Không thể đài thọ cho sự ô danh như bọn tư bản giãy chết được.
Nhưng rồi tôi tự hỏi, ở khu vực Đông Nam Á của ta, vốn cũng toàn là nước nghèo nghèo, có những nước nào đủ tiền để đài thọ cho sự ô danh (= biểu tình) nhỉ? Thế là tra google thôi.
Tra cụm từ “demonstration law”, thấy ngay một đường dẫn đến bài viết liên quan đến luật biểu tình của Campuchia, ở đây.
Xin tóm tắt một chút: Nước Cam có luật biểu tình từ năm 1991, rất tự do, rồi 2010 nhà nước Cam thấy Thái Lan biểu tình hỗn loạn quá (vì cũng có luật biểu tình), nên ra luật biểu tình mới, hạn chế bớt, chỉ còn cho 200 người được biểu tình cùng một lúc thôi. (Thế cũng là quá nhiều rồi, các bạn nhỉ, ở VN mà được thế là cũng … quá sang rồi đấy). Thế mà dân Cam nó còn chưa chịu, còn đang phản đối sự hạn chế quyền tự do dân chủ kia kìa.
Tôi thì tôi chẳng đòi hỏi có luật biểu tình gì đâu (mặc dù cũng mong đợi, nhưng mong chứ không dám đòi), mà nếu có chưa chắc tôi đã dám sử dụng cái quyền ấy, vì tôi cứ thấy … sợ sợ là, sợ mấy quần chúng tự phát mặc thường phục hay mời mấy người biểu tình ở Hà Nội đi uống café ấy.
Nhưng chỉ thắc mắc có đúng một điều thôi: Chẳng lẽ Campuchia, một nước không có được sự lãnh đạo thiên tài sáng suốt của ĐCS như VN ta, lại có đủ tiền để đài thọ cho sự ô danh?
Khó hiểu quá!
Nghĩ kỹ lại, tôi thấy ngưỡng mộ ông Phước
Ông Phước là ai, có lẽ tôi không cần giải thích nữa. Vì tên ông bây giờ đã đầy trên mặt báo rồi. Tuy nhiên, để phòng hờ các độc giả đọc blog của tôi cũng có cả người ít đọc báo, xin được nói ngắn gọn: ông là đại biểu (mới toanh) của quốc hội, là người mới có phát biểu rất mạnh dạn và thẳng thắn chống luật biểu tình. Ai chưa đọc, xin đọc trên trang web của ông, ở đây.
Xin được làm rõ: tôi không phải là người ủng hộ hay ái mộ ông Phước gì cả. Thực ra, khi biết là ông chống luật biểu tình, tôi còn bất bình nữa kia. Tôi đang rất mong đợi có luật biểu tình. Bởi chính tôi cũng đã từng đi biểu tình chống TQ xâm lấn và gây hấn trên vùng biển thuộc chủ quyền của ta, dù chỉ là tình cờ, và dù chỉ một lần. Sở dĩ không đi nhiều hơn, vì, xin được nói thẳng ra, là tôi … sợ.
Tôi biết rõ nhà nước VN không hề ủng hộ việc biểu tình, và hình như những người biểu tình – kể cả để tỏ lòng yêu nước, chống những kẻ muốn xâm lấn đất nước ta – đều bị xem là những kẻ phá rối trật tự công cộng, thậm chí còn bị xem là … phản động.
Trong lần đi biểu tình duy nhất ấy (vào ngày 17/7/2011, một ngày sẽ đi vào lịch sử của đất nước, tôi nghĩ thế), tôi đã đi một cách tự nguyện, trật tự, không ai xúi giục, không ai kêu gọi, và tôi nhận thấy những người đi đường cũng như những người dân ngồi ở các quán café trên đường phố nhìn đoàn biểu tình bằng con mắt khá thiện cảm, thậm chí cảm phục, chứ không có ai phản đối việc biểu tình như ông Phước đã nói cả.
Tôi cũng đã bất bình khi ông Phước phát biểu dùm tôi (một công dân Việt), rằng nếu có luật biểu tình thì đa số công dân sẽ chống. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông DTQ, một đại biểu QH khác, khi ông Quốc nói rằng xin hãy phát biểu nhân danh chính mình đừng nhân danh ai cả. Vì ông không có cơ sở nào để nói như thế.
Tôi đã nghĩ, cứ cho là thực tế của VN sẽ xảy ra đúng như ông nói, thì ông vẫn cứ cần có chứng cứ rồi mới có quyền phát biểu tại QH như vậy, chứ không thể nói khơi khơi. Nhất là bởi vì ông là một doanh nhân thành đạt, và một người được học hành tử tế (well, ít ra là bằng đại học của ông là bằng thật, trường xịn, còn bằng thạc sĩ của ông thì tôi không có điều kiện để thẩm định nên không biết rõ nó có gì khuất tất hay không).
Nhân tiện, vì tôi có nhắc đến việc học hành của ông HHP, nên xin được nói thêm, ông là người đồng môn của tôi, vì ông học trên tôi một lớp ở Khoa Ngữ văn nước ngoài những năm 70-80 của thế kỷ trước, tôi thuộc khóa 1978 còn ông thì thuộc khóa 1977. Tôi nhớ ngay từ thời ấy ông đã là một người khá “nổi cộm”, khá lập dị, ngang tàng, ngông nghênh, luôn đi với 2 ông bạn khác tạo thành bộ ba “Phước-Sĩ-Mai” mà tất cả các sinh viên tiếng Anh của thời đó đều biết đến.
Sau đó, ông đi dạy tại Cao đẳng Sư phạm, và khi đất nước bắt đầu mở cửa, khi thời cơ kinh doanh đến, ông đã nhanh chân bỏ ngành giáo (chắc là không hợp với bản chất ngông cuồng của ông), và quả là ông đã rất thành đạt, như những lời phát biểu và giới thiệu của ông trên trang web emotino, một trong nhiều trang web và blog của ông.
Xin nói thêm cho rõ: tôi chẳng biết gì đến ông từ khi ông bỏ ngành giáo cho đến nay (trước đây biết ông vì ông là đồng môn, sau đó là đồng nghiệp – dù khác trường). Nhưng từ hôm qua thì thông tin về ông đã đầy trên mạng, nên tôi mới có hân hạnh biết đến những trang web, blog vv với những bài viết và phát biểu ngông nghênh, lập dị của ông.
Viết dài dòng như vậy, tôi chỉ muốn nói rằng tôi không hề thiên vị ông HHP như một người hâm mộ (mà theo như những bài viết của ông thì ông có vẻ có rất nhiều, toàn là cựu sinh viên, đa số đang sống ở nước ngoài (?)); ngược lại là khác, tôi không mấy thiện cảm với ông, vì gu của ông không hợp gu tôi.
Không thiện cảm với ông, vậy mà bây giờ vẫn phải khen ông, chứng tỏ ông thực sự giỏi giang, có bản lãnh, đầy tiềm năng. Thật không uổng công cha mẹ ông đã đặt cho ông một cái tên tuyệt đẹp, ông Hoàng Có Phước!
Tại sao tôi lại hoan hô ông Phước? À, là bởi vì tôi thấy ông thật dũng cảm. Này nhé, Luật biểu tình chính là do Thủ tướng NTD chỉ đạo xây dựng, thế mà ông, một đại biểu tự ứng cử và trúng cử (một hiện tượng vô cùng hiếm hoi ở VN, chứng tỏ ông phải rất đặc biệt), lại rất dũng cảm phát biểu chống lại nó. Không những thế, khi có một tờ báo nào đấy phỏng vấn ông, ông lại rất dũng cảm, dõng dạc trả lời rằng, thủ tướng không phải là thần thánh.
Anh hùng quá, đúng không? Ở một đất nước còn lạc hậu (dân trí thấp, theo lời của ông), vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của tinh thần Khổng giáo, nơi các nhà lãnh đạo chính trị trên thực tế vẫn tự xem mình và được xem là một loại vua chúa = con trời; với phát biểu của mình, ông đã giương lá cờ tinh thần tự do, dân chủ, thậm chí đối lập, dù ông không nhận ra điều đó (hay là có nhỉ, tôi cũng không rõ nữa?)
Không những thế, trong phát biểu của mình ông còn hứa sẽ bỏ tiền túi của mình ra để đi đến tận nơi có những người dân chưa hiểu rõ những tác hại của luật biểu tình, để giải thích cho họ rõ nhằm đạt được sự đồng thuận của người dân với đề nghị của ông. Lại một cách làm khác biệt, mà những người có ác cảm với ông (như tôi, trước khi tôi nhận ra sự cao cả, vĩ đại của ông) sẽ nói rằng ông chơi nổi.
Vì ở một đất nước như VN hiện nay, nơi mà nhiều luật lệ, quy định được ban hành chưa phản ánh hết nguyện vọng của người dân, thì với phát biểu trên của mình ông đã nêu gương cho mọi người về sự cần thiết phải tôn trọng người dân, chứ không được áp đặt các luật lệ lên người dân chỉ vì lợi ích nhóm, như báo chí (lề phải) và cả các quan chức cũng đã từng lên tiếng phê phán. Chưa kể là với việc ông xin không nhận công tác phí, ông cũng đã gián tiếp phê phán những người khác chỉ bày việc ra làm để được đi công tác, nhận tiền công tác phí, tốn kém tiền thuế của dân.
Ôi, ông thâm thúy thật, sâu sắc thật ông Phước ạ. Càng nghĩ tôi càng thấy ngưỡng mộ ông lắm, mặc dù sáng nay tôi đã viết mấy dòng status trên facebook của tôi vài lời phản đối ông, thậm chí còn kêu gọi bãi bỏ tư cách đại biểu của ông nữa. Té ra là tôi đã vô tình xúc phạm đến tinh thần vì dân, vì nước của ông.
Chân thành xin lỗi ông, và xin nhiệt liệt hoan hô ông, ông Phước nhé.
Xin được làm rõ: tôi không phải là người ủng hộ hay ái mộ ông Phước gì cả. Thực ra, khi biết là ông chống luật biểu tình, tôi còn bất bình nữa kia. Tôi đang rất mong đợi có luật biểu tình. Bởi chính tôi cũng đã từng đi biểu tình chống TQ xâm lấn và gây hấn trên vùng biển thuộc chủ quyền của ta, dù chỉ là tình cờ, và dù chỉ một lần. Sở dĩ không đi nhiều hơn, vì, xin được nói thẳng ra, là tôi … sợ.
Tôi biết rõ nhà nước VN không hề ủng hộ việc biểu tình, và hình như những người biểu tình – kể cả để tỏ lòng yêu nước, chống những kẻ muốn xâm lấn đất nước ta – đều bị xem là những kẻ phá rối trật tự công cộng, thậm chí còn bị xem là … phản động.
Trong lần đi biểu tình duy nhất ấy (vào ngày 17/7/2011, một ngày sẽ đi vào lịch sử của đất nước, tôi nghĩ thế), tôi đã đi một cách tự nguyện, trật tự, không ai xúi giục, không ai kêu gọi, và tôi nhận thấy những người đi đường cũng như những người dân ngồi ở các quán café trên đường phố nhìn đoàn biểu tình bằng con mắt khá thiện cảm, thậm chí cảm phục, chứ không có ai phản đối việc biểu tình như ông Phước đã nói cả.
Tôi cũng đã bất bình khi ông Phước phát biểu dùm tôi (một công dân Việt), rằng nếu có luật biểu tình thì đa số công dân sẽ chống. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông DTQ, một đại biểu QH khác, khi ông Quốc nói rằng xin hãy phát biểu nhân danh chính mình đừng nhân danh ai cả. Vì ông không có cơ sở nào để nói như thế.
Tôi đã nghĩ, cứ cho là thực tế của VN sẽ xảy ra đúng như ông nói, thì ông vẫn cứ cần có chứng cứ rồi mới có quyền phát biểu tại QH như vậy, chứ không thể nói khơi khơi. Nhất là bởi vì ông là một doanh nhân thành đạt, và một người được học hành tử tế (well, ít ra là bằng đại học của ông là bằng thật, trường xịn, còn bằng thạc sĩ của ông thì tôi không có điều kiện để thẩm định nên không biết rõ nó có gì khuất tất hay không).
Nhân tiện, vì tôi có nhắc đến việc học hành của ông HHP, nên xin được nói thêm, ông là người đồng môn của tôi, vì ông học trên tôi một lớp ở Khoa Ngữ văn nước ngoài những năm 70-80 của thế kỷ trước, tôi thuộc khóa 1978 còn ông thì thuộc khóa 1977. Tôi nhớ ngay từ thời ấy ông đã là một người khá “nổi cộm”, khá lập dị, ngang tàng, ngông nghênh, luôn đi với 2 ông bạn khác tạo thành bộ ba “Phước-Sĩ-Mai” mà tất cả các sinh viên tiếng Anh của thời đó đều biết đến.
Sau đó, ông đi dạy tại Cao đẳng Sư phạm, và khi đất nước bắt đầu mở cửa, khi thời cơ kinh doanh đến, ông đã nhanh chân bỏ ngành giáo (chắc là không hợp với bản chất ngông cuồng của ông), và quả là ông đã rất thành đạt, như những lời phát biểu và giới thiệu của ông trên trang web emotino, một trong nhiều trang web và blog của ông.
Xin nói thêm cho rõ: tôi chẳng biết gì đến ông từ khi ông bỏ ngành giáo cho đến nay (trước đây biết ông vì ông là đồng môn, sau đó là đồng nghiệp – dù khác trường). Nhưng từ hôm qua thì thông tin về ông đã đầy trên mạng, nên tôi mới có hân hạnh biết đến những trang web, blog vv với những bài viết và phát biểu ngông nghênh, lập dị của ông.
Viết dài dòng như vậy, tôi chỉ muốn nói rằng tôi không hề thiên vị ông HHP như một người hâm mộ (mà theo như những bài viết của ông thì ông có vẻ có rất nhiều, toàn là cựu sinh viên, đa số đang sống ở nước ngoài (?)); ngược lại là khác, tôi không mấy thiện cảm với ông, vì gu của ông không hợp gu tôi.
Không thiện cảm với ông, vậy mà bây giờ vẫn phải khen ông, chứng tỏ ông thực sự giỏi giang, có bản lãnh, đầy tiềm năng. Thật không uổng công cha mẹ ông đã đặt cho ông một cái tên tuyệt đẹp, ông Hoàng Có Phước!
Tại sao tôi lại hoan hô ông Phước? À, là bởi vì tôi thấy ông thật dũng cảm. Này nhé, Luật biểu tình chính là do Thủ tướng NTD chỉ đạo xây dựng, thế mà ông, một đại biểu tự ứng cử và trúng cử (một hiện tượng vô cùng hiếm hoi ở VN, chứng tỏ ông phải rất đặc biệt), lại rất dũng cảm phát biểu chống lại nó. Không những thế, khi có một tờ báo nào đấy phỏng vấn ông, ông lại rất dũng cảm, dõng dạc trả lời rằng, thủ tướng không phải là thần thánh.
Anh hùng quá, đúng không? Ở một đất nước còn lạc hậu (dân trí thấp, theo lời của ông), vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của tinh thần Khổng giáo, nơi các nhà lãnh đạo chính trị trên thực tế vẫn tự xem mình và được xem là một loại vua chúa = con trời; với phát biểu của mình, ông đã giương lá cờ tinh thần tự do, dân chủ, thậm chí đối lập, dù ông không nhận ra điều đó (hay là có nhỉ, tôi cũng không rõ nữa?)
Không những thế, trong phát biểu của mình ông còn hứa sẽ bỏ tiền túi của mình ra để đi đến tận nơi có những người dân chưa hiểu rõ những tác hại của luật biểu tình, để giải thích cho họ rõ nhằm đạt được sự đồng thuận của người dân với đề nghị của ông. Lại một cách làm khác biệt, mà những người có ác cảm với ông (như tôi, trước khi tôi nhận ra sự cao cả, vĩ đại của ông) sẽ nói rằng ông chơi nổi.
Vì ở một đất nước như VN hiện nay, nơi mà nhiều luật lệ, quy định được ban hành chưa phản ánh hết nguyện vọng của người dân, thì với phát biểu trên của mình ông đã nêu gương cho mọi người về sự cần thiết phải tôn trọng người dân, chứ không được áp đặt các luật lệ lên người dân chỉ vì lợi ích nhóm, như báo chí (lề phải) và cả các quan chức cũng đã từng lên tiếng phê phán. Chưa kể là với việc ông xin không nhận công tác phí, ông cũng đã gián tiếp phê phán những người khác chỉ bày việc ra làm để được đi công tác, nhận tiền công tác phí, tốn kém tiền thuế của dân.
Ôi, ông thâm thúy thật, sâu sắc thật ông Phước ạ. Càng nghĩ tôi càng thấy ngưỡng mộ ông lắm, mặc dù sáng nay tôi đã viết mấy dòng status trên facebook của tôi vài lời phản đối ông, thậm chí còn kêu gọi bãi bỏ tư cách đại biểu của ông nữa. Té ra là tôi đã vô tình xúc phạm đến tinh thần vì dân, vì nước của ông.
Chân thành xin lỗi ông, và xin nhiệt liệt hoan hô ông, ông Phước nhé.
Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011
Tôi ngồi kể nốt cái chuyện con voi
Cái entry này tôi bắt đầu từ lâu rồi, mà hôm nay mới có chút thời gian để hoàn tất. Tôi muốn viết về loài voi từ lúc đọc được mẩu tin về vụ loài voi ở Tây Nguyên sắp tuyệt chủng trên báo chí cách mạng (!). Báo lề phải đàng hoàng đó nghe, không có bọn xấu nào xuyên tạc gì đâu. Ví dụ như ở đây này.
----
Voi, đối với tôi thực là một con vật thân thiết. Thời tôi còn bé, tức là cách đây đến bốn chục năm có lẻ rồi, “đi chơi” đối với tôi có nghĩa là “đi Sở thú”. Mà đi Sở thú thì cũng có nghĩa là đi xem 3 con này thôi: voi, khỉ, và cọp.
Chẳng hiểu sao 3 con thú này hấp dẫn bọn trẻ con chúng tôi thời đó đến thế. Một sự hấp dẫn “đo lường được”: cứ nhìn số lượng trẻ con (và cả người lớn cùng đi với chúng, tất nhiên) quanh các chuồng thú là biết ngay con nào được trẻ con thích thú nhất. Lúc nào đông nhất cũng là chuồng cọp với tiếng cọp gầm “à … um” vang dội; chuồng khỉ với những con khỉ đông lúc nhúc, khỉ mẹ khỉ con bồng ẵm nhau, bắt chí, ăn chuối, khỉ chị khỉ anh leo trèo, nhảy nhót, làm trò khỉ, và khỉ cha thì ngồi vắt vẻo trên cao, mặt mày (giả vờ?) khó đăm đăm, nghiêm như … khỉ, ngó xuống đám đàn bà, trẻ con khỉ đang lau nhau ở dưới làm trò … khỉ.
Nhưng có lẽ hấp dẫn nhất phải nói là voi, ít ra là đối với tôi. Thực ra, tôi không thích hai con kia lắm, tức là khỉ và cọp ấy. Khỉ thì … đúng thật là khỉ, nhìn cái mặt thấy sao hơi láu láu, gian gian (!), và ồn ào, thấy ghét quá. Còn cọp thì oai vệ, trầm tư, kể cũng đáng xem, nhưng chúng có vẻ … khinh bạc, chán đời quá. Rõ là chúng chán đời, “khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ/dương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm”, nên không thèm đưa mắt nhìn mình một chút nào, mà cứ nằm ườn ra đó, mắt lim dim, khinh thị. Hoặc lúc nào ghét quá, không chịu nổi nữa thì chúng vùng dậy, vươn vai, oai vệ bước đi và gầm lên những tiếng thét oai hùng, dữ tợn. Sợ lắm. Một con vật rất không thân thiện với người xem, mà cũng đúng thôi, thân thiện làm sao được nhỉ. Ai không hiểu tại sao cọp lại có thái độ như thế thì cứ đọc lại bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ, ắt sẽ rõ.
Voi thì khác. Chúng có đầy đủ những đức tính khiến một đứa bé như tôi lúc ấy vô cùng … kính phục và yêu quý. Trước hết, nó rất to, và ngộ nghĩnh. Hai cái tai to, dài, biết vẫy; hai cái ngà rất dài, cong vút và nhọn hoắt; bốn cái chân to như bốn cái cột nhà; cái đuôi luôn phe phẩy đuổi ruồi, đuổi muỗi. Nhưng hay nhất cái vòi dài lại biết cầm như cánh tay người, hay nhất là những lúc chúng “cầm” khúc mía của các cậu bé, cô bé dơ ra để cho chúng ăn, rất khéo léo đút khúc mía vào mồm, nhai và nhả bã, rồi lại “thò tay” ra để lấy tiếp một khúc mía khác của một cô bé hoặc cậu bé nào đó đang chờ sẵn.
Mà có lẽ lũ trẻ con thích voi chính vì chỗ này đây: chúng rất thân thiện, gần gũi; nói theo ngôn ngữ thời nay thì chúng biết “tương tác” với người, ở đây là bọn trẻ con chúng tôi. Chẳng hiểu ai dạy, nhưng những con voi này biết lạy: sau khi cho voi ăn, ta có thể hô “lạy”, thì chúng sẽ từ từ khuỵu hai chân trước xuống để lạy người, tỏ vẻ biết ơn.
Vì chúng rất to, nên mọi động tác của chúng đều chầm chậm, bệ vệ, nhưng rất khoan hòa, ôn tồn, và thậm chí theo như tôi nghĩ (thời đó) thì dường như chúng còn cố tình làm trò để chiều bầy trẻ con bọn tôi nữa. Bước tới, bước lui, tai vẫy, đuôi phe phẩy, cái vòi rung rinh dơ lên quặp xuống, rung rinh rung rinh, đều đều, thú vị lắm. Lâu lâu, chúng còn nổi hứng dùng vòi hút nước rồi phun nước ra nữa, nước bắn tung tóe, làm bọn trẻ con được một phen kích động, thích thú.
Tóm lại, voi đúng là những người chủ hiếu khách, quan tâm đến những người khách trẻ con chúng tôi, tương tác và thân thiện, dễ mến. Đến nỗi một đứa bé lên 2, mới biết nói còn chưa sõi như con bé nhà hàng xóm của tôi thời ấy, cũng biết vòi mẹ, “chủ nhật đi ‘chở chú’ xem ‘boi’”.
Về loài voi, tôi còn một lô những kỷ niệm khác nữa. Chẳng hạn như hình ảnh Hai Bà Trưng khởi nghĩa, oai vệ ngồi trên lưng voi, đánh đuổi quân Tàu, kiêu hùng lắm. Tôi nhớ đã thấy cái hình minh họa Hai Bà Trưng cưỡi voi trong cuốn sách lớp 1 của tôi, trong đó có đoạn viết “Thái thú Tô Định là người tàn ác, giết chết Thi Sách là chồng của Trưng Trắc. Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị nổi lên khởi nghĩa …”, rồi sau đó là “Khởi nghĩa thất bại, Hai Bà nhảy xuống sông Hát trầm mình tự vẫn.” Đau thương mà hào hùng biết là chừng nào.
Sau này, tôi lớn, con cái cũng lớn, không đi “chở chú xem boi” nữa. Nhưng tôi vẫn có những dịp thấy voi. Có một lần lâu rồi, chắc khoảng đầu thập niên 90, gia đình tôi có đi Đà Lạt chơi, đến một nơi nào đó quên rồi, có trưng bày các con thú rừng nhồi bông, có đại bàng, có hổ (thật là tội nghiệp con hổ quá, vừa bị ghét, lại bị săn, bị giết, thịt thì ăn (chắc thế), da thì lấy để nhồi bông trưng bày, còn xương thì nấu cao hổ cốt, đúng là ‘khổ như con hổ’ thật).
Lúc ấy, câu con trái của tôi, vốn bản chất nhạy cảm (hay … nhè) không hiểu sao xúc động rất sâu sắc về con voi con nhồi bông mà nó nhìn thấy hôm ấy. Con voi con nhồi bông ấy trông thật dễ thương, hiền lành, ngây thơ. Tôi vẫn nhớ cậu bé con tôi nắm tay mẹ và hỏi, “Mẹ ơi, con vọi này chết rồi hả mẹ?”, nó hỏi với bộ mặt rất thương cảm. Khi tôi nói, “ừ, con voi chết rồi”, thì cậu ấy trầm ngâm hẳn suốt cả buổi hôm ấy. Hình như nó thấy tội nghiệp con voi con bị giết và bị nhồi bông thì phải, dù nó không diễn đạt được điều ấy bằng lời. Thái độ của cậu bé làm tôi cũng trầm ngâm suy nghĩ một chút, ừ, con người ác thật đấy!
Rồi cách đây vài năm, tôi lại có dịp lên Ban Mê Thuột nhân dịp một hội nghị gì đó ở ĐH Tây Nguyên. Sau hội nghị là phần đi tham quan thành phố Ban Mê mà tôi vẫn nghe nhắc tới từ lâu mà chưa có dịp đến thăm. Hình như bài hát “Còn chút gì để nhớ” cũng là nói về thành phố này thì phải? Thành phố thơ mộng, “phố núi cao, phố núi trời gần/phố xá không xa nên phố tình thân…”
Trong chuyến tham quan ấy, có hai “tiết mục” liên quan đến voi. Trước hết là cưỡi voi đi dạo. Con voi thật cao, muốn cỡi phải trèo thang lên, mấy người ngồi lên một “thớt voi” (tôi không rõ là mấy người, hình như là 2 hoặc 4 gì đấy, phía trên là một ông quản tượng để điều khiển voi). Và cứ thế chúng tôi ngồi nghễu nghện trên lưng voi mà đi dạo quanh phố, vừa là lạ, vừa sờ sợ, mà lại vừa thú vị.
Dọc đường đi, có mấy chỗ bán mía để khách mua cho voi ăn, và con voi đứng lại, không chịu đi nữa, đòi được ăn mía. Ông quản tượng khó tính, bắt voi phải đi, thế là con voi vùng vằng, chân bước đi mà đầu cú ngoái lại, chúng tôi ngồi rung rinh trên lưng voi, sợ sợ là. Tự nhiên một người bạn cùng ngồi trên lưng voi với tôi thốt lên: “Lẽ ra ngồi trên lưng voi như thế này cũng phải có quy định đội nón bảo hiểm nhỉ?” Ừ, đúng thế, lỡ có rủi ro, té xuống thì ôi thôi, đầu em chắc là nát như quả trứng gà bị rớt từ trên bàn xuống đất mất thôi!
Tiết mục thứ hai liên quan đến voi là chuyến đi thăm nhà ông Ama Kông, hinh như thế, người anh hùng Tây Nguyên với thứ rượu thuốc quý hóa, loại thuốc “ông uống bà vui” thì phải. Trong đó có phần trưng bày và giải thích việc săn voi và thuần hóa voi. Tôi cảm thấy sợ nhất là khi nghe minh họa con người dùng những ngọn giáo đâm vào người voi để thuần hóa voi con, vừa thấy phục con người đã dùng trí khôn của mình để buộc các con vật to lớn như voi phải phục vụ mình, nhưng cũng vừa thấy sao mình ác ác thế nào ấy.
Kể lể dài dòng, nhưng điều duy nhất tôi muốn nói là trong ký ức của tôi và chắc chắn là nhiều người VN khác thì con voi là một con vật rất thân thương. Thân thương đến nỗi nó đi cả vào thành ngữ … sành điệu thời nay: “Được voi đòi … Hai Bà Trưng” (mà, ai nói câu này vô nghĩa, vớ vẩn, chứ tôi thấy nó còn hay hơn câu gốc là “được voi đòi tiên” ấy, vì có ai thấy tiên bao giờ đâu, còn HBT thì rõ ràng là một hình ảnh kiêu hùng đẹp đẽ, lại chung thủy, dám xả thân vì thù nhà nợ nước).
Mà nếu ai không thích mấy cái thành ngữ sành điệu tuổi “tin” thời nay, thì tôi cũng có một bài khác đây, bảo đảm không ai chê trách nhé. Cái bài mà tôi nghĩ là bà mẹ VN nào cùng thế hệ với tôi cũng đã từng đọc cho con mình nghe. Nó như thế này:
Con vỏi con voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn lại cái đuôi thì đi sau rốt
Tôi ngồi tôi kể nốt
Cái chuyện con voi
Con vỏi con voi
Cái vòi đi trước …
Vâng, con voi, con vật thân thuộc của VN, người chủ của núi rừng Tây Nguyên, giờ đã sắp tuyệt chủng rồi. Có ai đau xót về điều này không, khi họ điềm nhiên đốn gục những khu rừng nguyên sinh, đại ngàn hùng vĩ, nơi sinh sống của loài voi từ ngàn xưa. Giờ đây không còn rừng, voi không còn chỗ sống, lạc vào nơi sinh sống của người dân, hung dữ phá rẫy. Voi nổi loạn?
Mà hình như bây giờ trên cả nước không còn mấy con voi nữa. Tê giác thì hình như đã tuyệt chủng hẳn ở VN rồi, thế mà còn bị hàm oan là “ác như con tê giác” nữa chứ. Còn voi thì sao, chẳng biết còn mấy con?
Nên tôi phải ngồi, “kể nốt cái chuyện con voi” trong entry này. Đến khi nào thì người ta kể nốt câu chuyện con voi cuối cùng của núi rừng Tây Nguyên bị diệt?
Có ai có bao giờ tự hỏi, chúng ta đang làm gì với cái di sản mà cha ông ta đã để lại cho chúng ta, và chúng ta sẽ để lại gì cho con cháu chúng ta hay không, ngoài … rất nhiều sân golf (!), các đập thủy điện gây lũ hàng năm, và những hồ bùn đỏ của việc khai thác bô-xít, ừ, có bao giờ không nhỉ?
----
Voi, đối với tôi thực là một con vật thân thiết. Thời tôi còn bé, tức là cách đây đến bốn chục năm có lẻ rồi, “đi chơi” đối với tôi có nghĩa là “đi Sở thú”. Mà đi Sở thú thì cũng có nghĩa là đi xem 3 con này thôi: voi, khỉ, và cọp.
Chẳng hiểu sao 3 con thú này hấp dẫn bọn trẻ con chúng tôi thời đó đến thế. Một sự hấp dẫn “đo lường được”: cứ nhìn số lượng trẻ con (và cả người lớn cùng đi với chúng, tất nhiên) quanh các chuồng thú là biết ngay con nào được trẻ con thích thú nhất. Lúc nào đông nhất cũng là chuồng cọp với tiếng cọp gầm “à … um” vang dội; chuồng khỉ với những con khỉ đông lúc nhúc, khỉ mẹ khỉ con bồng ẵm nhau, bắt chí, ăn chuối, khỉ chị khỉ anh leo trèo, nhảy nhót, làm trò khỉ, và khỉ cha thì ngồi vắt vẻo trên cao, mặt mày (giả vờ?) khó đăm đăm, nghiêm như … khỉ, ngó xuống đám đàn bà, trẻ con khỉ đang lau nhau ở dưới làm trò … khỉ.
Nhưng có lẽ hấp dẫn nhất phải nói là voi, ít ra là đối với tôi. Thực ra, tôi không thích hai con kia lắm, tức là khỉ và cọp ấy. Khỉ thì … đúng thật là khỉ, nhìn cái mặt thấy sao hơi láu láu, gian gian (!), và ồn ào, thấy ghét quá. Còn cọp thì oai vệ, trầm tư, kể cũng đáng xem, nhưng chúng có vẻ … khinh bạc, chán đời quá. Rõ là chúng chán đời, “khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ/dương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm”, nên không thèm đưa mắt nhìn mình một chút nào, mà cứ nằm ườn ra đó, mắt lim dim, khinh thị. Hoặc lúc nào ghét quá, không chịu nổi nữa thì chúng vùng dậy, vươn vai, oai vệ bước đi và gầm lên những tiếng thét oai hùng, dữ tợn. Sợ lắm. Một con vật rất không thân thiện với người xem, mà cũng đúng thôi, thân thiện làm sao được nhỉ. Ai không hiểu tại sao cọp lại có thái độ như thế thì cứ đọc lại bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ, ắt sẽ rõ.
Voi thì khác. Chúng có đầy đủ những đức tính khiến một đứa bé như tôi lúc ấy vô cùng … kính phục và yêu quý. Trước hết, nó rất to, và ngộ nghĩnh. Hai cái tai to, dài, biết vẫy; hai cái ngà rất dài, cong vút và nhọn hoắt; bốn cái chân to như bốn cái cột nhà; cái đuôi luôn phe phẩy đuổi ruồi, đuổi muỗi. Nhưng hay nhất cái vòi dài lại biết cầm như cánh tay người, hay nhất là những lúc chúng “cầm” khúc mía của các cậu bé, cô bé dơ ra để cho chúng ăn, rất khéo léo đút khúc mía vào mồm, nhai và nhả bã, rồi lại “thò tay” ra để lấy tiếp một khúc mía khác của một cô bé hoặc cậu bé nào đó đang chờ sẵn.
Mà có lẽ lũ trẻ con thích voi chính vì chỗ này đây: chúng rất thân thiện, gần gũi; nói theo ngôn ngữ thời nay thì chúng biết “tương tác” với người, ở đây là bọn trẻ con chúng tôi. Chẳng hiểu ai dạy, nhưng những con voi này biết lạy: sau khi cho voi ăn, ta có thể hô “lạy”, thì chúng sẽ từ từ khuỵu hai chân trước xuống để lạy người, tỏ vẻ biết ơn.
Vì chúng rất to, nên mọi động tác của chúng đều chầm chậm, bệ vệ, nhưng rất khoan hòa, ôn tồn, và thậm chí theo như tôi nghĩ (thời đó) thì dường như chúng còn cố tình làm trò để chiều bầy trẻ con bọn tôi nữa. Bước tới, bước lui, tai vẫy, đuôi phe phẩy, cái vòi rung rinh dơ lên quặp xuống, rung rinh rung rinh, đều đều, thú vị lắm. Lâu lâu, chúng còn nổi hứng dùng vòi hút nước rồi phun nước ra nữa, nước bắn tung tóe, làm bọn trẻ con được một phen kích động, thích thú.
Tóm lại, voi đúng là những người chủ hiếu khách, quan tâm đến những người khách trẻ con chúng tôi, tương tác và thân thiện, dễ mến. Đến nỗi một đứa bé lên 2, mới biết nói còn chưa sõi như con bé nhà hàng xóm của tôi thời ấy, cũng biết vòi mẹ, “chủ nhật đi ‘chở chú’ xem ‘boi’”.
Về loài voi, tôi còn một lô những kỷ niệm khác nữa. Chẳng hạn như hình ảnh Hai Bà Trưng khởi nghĩa, oai vệ ngồi trên lưng voi, đánh đuổi quân Tàu, kiêu hùng lắm. Tôi nhớ đã thấy cái hình minh họa Hai Bà Trưng cưỡi voi trong cuốn sách lớp 1 của tôi, trong đó có đoạn viết “Thái thú Tô Định là người tàn ác, giết chết Thi Sách là chồng của Trưng Trắc. Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị nổi lên khởi nghĩa …”, rồi sau đó là “Khởi nghĩa thất bại, Hai Bà nhảy xuống sông Hát trầm mình tự vẫn.” Đau thương mà hào hùng biết là chừng nào.
Sau này, tôi lớn, con cái cũng lớn, không đi “chở chú xem boi” nữa. Nhưng tôi vẫn có những dịp thấy voi. Có một lần lâu rồi, chắc khoảng đầu thập niên 90, gia đình tôi có đi Đà Lạt chơi, đến một nơi nào đó quên rồi, có trưng bày các con thú rừng nhồi bông, có đại bàng, có hổ (thật là tội nghiệp con hổ quá, vừa bị ghét, lại bị săn, bị giết, thịt thì ăn (chắc thế), da thì lấy để nhồi bông trưng bày, còn xương thì nấu cao hổ cốt, đúng là ‘khổ như con hổ’ thật).
Lúc ấy, câu con trái của tôi, vốn bản chất nhạy cảm (hay … nhè) không hiểu sao xúc động rất sâu sắc về con voi con nhồi bông mà nó nhìn thấy hôm ấy. Con voi con nhồi bông ấy trông thật dễ thương, hiền lành, ngây thơ. Tôi vẫn nhớ cậu bé con tôi nắm tay mẹ và hỏi, “Mẹ ơi, con vọi này chết rồi hả mẹ?”, nó hỏi với bộ mặt rất thương cảm. Khi tôi nói, “ừ, con voi chết rồi”, thì cậu ấy trầm ngâm hẳn suốt cả buổi hôm ấy. Hình như nó thấy tội nghiệp con voi con bị giết và bị nhồi bông thì phải, dù nó không diễn đạt được điều ấy bằng lời. Thái độ của cậu bé làm tôi cũng trầm ngâm suy nghĩ một chút, ừ, con người ác thật đấy!
Rồi cách đây vài năm, tôi lại có dịp lên Ban Mê Thuột nhân dịp một hội nghị gì đó ở ĐH Tây Nguyên. Sau hội nghị là phần đi tham quan thành phố Ban Mê mà tôi vẫn nghe nhắc tới từ lâu mà chưa có dịp đến thăm. Hình như bài hát “Còn chút gì để nhớ” cũng là nói về thành phố này thì phải? Thành phố thơ mộng, “phố núi cao, phố núi trời gần/phố xá không xa nên phố tình thân…”
Trong chuyến tham quan ấy, có hai “tiết mục” liên quan đến voi. Trước hết là cưỡi voi đi dạo. Con voi thật cao, muốn cỡi phải trèo thang lên, mấy người ngồi lên một “thớt voi” (tôi không rõ là mấy người, hình như là 2 hoặc 4 gì đấy, phía trên là một ông quản tượng để điều khiển voi). Và cứ thế chúng tôi ngồi nghễu nghện trên lưng voi mà đi dạo quanh phố, vừa là lạ, vừa sờ sợ, mà lại vừa thú vị.
Dọc đường đi, có mấy chỗ bán mía để khách mua cho voi ăn, và con voi đứng lại, không chịu đi nữa, đòi được ăn mía. Ông quản tượng khó tính, bắt voi phải đi, thế là con voi vùng vằng, chân bước đi mà đầu cú ngoái lại, chúng tôi ngồi rung rinh trên lưng voi, sợ sợ là. Tự nhiên một người bạn cùng ngồi trên lưng voi với tôi thốt lên: “Lẽ ra ngồi trên lưng voi như thế này cũng phải có quy định đội nón bảo hiểm nhỉ?” Ừ, đúng thế, lỡ có rủi ro, té xuống thì ôi thôi, đầu em chắc là nát như quả trứng gà bị rớt từ trên bàn xuống đất mất thôi!
Tiết mục thứ hai liên quan đến voi là chuyến đi thăm nhà ông Ama Kông, hinh như thế, người anh hùng Tây Nguyên với thứ rượu thuốc quý hóa, loại thuốc “ông uống bà vui” thì phải. Trong đó có phần trưng bày và giải thích việc săn voi và thuần hóa voi. Tôi cảm thấy sợ nhất là khi nghe minh họa con người dùng những ngọn giáo đâm vào người voi để thuần hóa voi con, vừa thấy phục con người đã dùng trí khôn của mình để buộc các con vật to lớn như voi phải phục vụ mình, nhưng cũng vừa thấy sao mình ác ác thế nào ấy.
Kể lể dài dòng, nhưng điều duy nhất tôi muốn nói là trong ký ức của tôi và chắc chắn là nhiều người VN khác thì con voi là một con vật rất thân thương. Thân thương đến nỗi nó đi cả vào thành ngữ … sành điệu thời nay: “Được voi đòi … Hai Bà Trưng” (mà, ai nói câu này vô nghĩa, vớ vẩn, chứ tôi thấy nó còn hay hơn câu gốc là “được voi đòi tiên” ấy, vì có ai thấy tiên bao giờ đâu, còn HBT thì rõ ràng là một hình ảnh kiêu hùng đẹp đẽ, lại chung thủy, dám xả thân vì thù nhà nợ nước).
Mà nếu ai không thích mấy cái thành ngữ sành điệu tuổi “tin” thời nay, thì tôi cũng có một bài khác đây, bảo đảm không ai chê trách nhé. Cái bài mà tôi nghĩ là bà mẹ VN nào cùng thế hệ với tôi cũng đã từng đọc cho con mình nghe. Nó như thế này:
Con vỏi con voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn lại cái đuôi thì đi sau rốt
Tôi ngồi tôi kể nốt
Cái chuyện con voi
Con vỏi con voi
Cái vòi đi trước …
Vâng, con voi, con vật thân thuộc của VN, người chủ của núi rừng Tây Nguyên, giờ đã sắp tuyệt chủng rồi. Có ai đau xót về điều này không, khi họ điềm nhiên đốn gục những khu rừng nguyên sinh, đại ngàn hùng vĩ, nơi sinh sống của loài voi từ ngàn xưa. Giờ đây không còn rừng, voi không còn chỗ sống, lạc vào nơi sinh sống của người dân, hung dữ phá rẫy. Voi nổi loạn?
Mà hình như bây giờ trên cả nước không còn mấy con voi nữa. Tê giác thì hình như đã tuyệt chủng hẳn ở VN rồi, thế mà còn bị hàm oan là “ác như con tê giác” nữa chứ. Còn voi thì sao, chẳng biết còn mấy con?
Nên tôi phải ngồi, “kể nốt cái chuyện con voi” trong entry này. Đến khi nào thì người ta kể nốt câu chuyện con voi cuối cùng của núi rừng Tây Nguyên bị diệt?
Có ai có bao giờ tự hỏi, chúng ta đang làm gì với cái di sản mà cha ông ta đã để lại cho chúng ta, và chúng ta sẽ để lại gì cho con cháu chúng ta hay không, ngoài … rất nhiều sân golf (!), các đập thủy điện gây lũ hàng năm, và những hồ bùn đỏ của việc khai thác bô-xít, ừ, có bao giờ không nhỉ?
Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011
Đầu mưng mủ, chết thật!
Hôm trước nghe vụ lùm xùm về “sát thủ đầu mưng mủ”, tôi cũng tò mò tìm thử trên mạng xem có cái cuốn sách đang bị cấm ấy không. Thì ngạn ngữ phương Tây đã chẳng nói rồi đấy, “nước uống trộm thì ngọt ngào, còn táo hái trộm mới thật là ngon”. Nếu cuốn sách này chẳng bị cấm thì tôi sẽ chẳng bao giờ mua nó, vì nghe cái tựa là đã thấy không phải là thứ cho mình đọc, chắc là mấy cái truyện bằng tranh đấm đá nhau của trẻ con, thế thôi.
Tìm trên mạng, quả nhiên là có, thật đúng y như câu ca dao thời đại a còng: “Trăm năm trong cõi người ta/Cái gì không biết thì tra gúc-gồ” đã phán. Chỉ vài chục trang, mấy chục cái hình minh họa cho những câu “thành ngữ sành điệu” tuổi “tin” theo kiểu “chán như con gián” mà chính cô con gái 14 tuổi nhà tôi thỉnh thoảng cũng dùng, cho nó … sành điệu.
Tôi xem qua một lần, thấy nó cũng ngồ ngộ, buồn cười, đôi khi khá bất ngờ, kiểu “Không mày đố thầy dạy ai”, hoặc “Yêu nhau trong sáng/Phang nhau trong tối”. Và đúng là chuyện nhỏ như con thỏ, chẳng có gì đáng để ầm ĩ cả, như có ai đó đã nói.
Và tôi cứ thắc mắc mãi, chẳng hiểu sao cuốn sách ấy lại bị thu hồi nhỉ, vì tôi biết có nhiều cuốn truyện tranh còn bậy bạ, bạo lực hơn rất nhiều, hoặc sử dụng một loại ngôn ngữ sai chính tả, sai ngữ pháp lung tung, ngô nghê, mà vẫn cứ lọt qua đôi mắt cú vọ của biên tập các nhà xuất bản hết, có sao đâu.
Còn cái cuốn sách này, nó chỉ … buồn cười thôi mà. Ừ thì nó không phải là ngôn ngữ chuẩn để mà đưa vào từ điển hoặc sách giáo khoa làm mẫu mực để dạy cho trẻ con trong trường, nhưng mà thực ra thì mấy cái thành ngữ ấy trẻ con đàng nào nó cũng đã dùng rồi.
Ngôn ngữ là sản phẩm của dân gian mà, thì đó, trước đây chúng ta cũng có kho truyện cười Ba Giai – Tú Xuất đó thôi, nếu mà nói là bậy bạ thì mấy cái truyện đó theo tôi nhớ mới là chúa bậy bạ đấy.
Nhưng thực ra cái trò ví von vần điệu này thì đâu có gì là lạ ở VN đâu nhỉ? Tôi nhớ hồi nhỏ, khi bạn bè giận nhau xong, đứa bị giận đến lân la làm quen lại, đôi khi bị đám kia đuổi ra không cho chơi, và còn đọc câu chọc quê sau đây: “Làm quen, con chó leng keng, còn chó thổi kèn, con chó làm quen.”
Một câu khá vô nghĩa, nhưng đứa nào cũng hiểu, và riêng tôi thì còn hình dung ra trong đầu cái đứa đang mon men đến gần đó sao thật giống như một con chó đang lân la đến gần người để được ban cho chút quan tâm. Cái câu ấy vô lý mà đâm ra có lý, cũng giống như mấy câu “hồn nhiên như cô tiên” hoặc “ác như con tê giác” ngày nay thôi mà.
Kho tàng dân gian của ta còn có cả cái trò đố tục giảng thanh gì nữa cơ, ví dụ như câu đố về trái bắp mà tôi không dám ghi rõ ra đây kẻo bị chửi, cái gì mà “vừa bằng …., lỗ sứt lỗ sẹo, vừa đi vừa bẹo vừa ăn”, nghe thô tục không chịu được, nhưng nghĩ lại thì thấy câu ấy không phải là không có lý. Ôi thôi, riêng cái khoản nói bậy thì sản phẩm trí tuệ của dân gian ta vô cùng phong phú, có lẽ phải xứng đáng đến mấy giải Nobel về … nói bậy ấy nhỉ, nếu có cái giải ấy.
Đang thắc mắc mất mấy ngày về cuốn sách này, thì cách đây vài hôm trên mạng lại om xòm chuyện có vị đại biểu quốc hội đáng kính nào đấy đề nghị phải có luật nhà văn (luật nhà văn ạ, chưa đến luật nhà thơ đâu, cái entry cũ của tôi góp ý dự thảo luật nhà thơ chẳng qua là nhìn xa trông rộng thế thôi). Lại càng thêm thắc mắc, không sao giải thích được.
Đang thắc mắc như thế thì hôm nay đi chợ, tôi tình cờ nghe thấy hai cô bé học trò (tuổi "tin") vừa nói chuyện với nhau như thế này:
“Mày khùng quá hà!” “Ừ, tao khùng rồi. Khùng như vua Hùng vậy đó. Còn mày thì điên, điên như cô tiên ăn trái chuối chiên.” Lúc ấy tôi mới để ý thấy cả hai cô bé đều đang cầm trên tay một trái chuối chiên; chúng vừa nói vừa cười ha hả, coi bộ thích thú lắm.
Tôi nghe xong, bỗng giật mình. Ôi, không ngờ cái trò nói lảm nhảm (như vừa bị cảm) có điệu có vần mặc dù vô nghĩa (như con đỉa) này nó lậm quá rồi. Kiểu này rồi cái gì nó cũng lôi ra mà ví von được cho mà xem. Ví dụ, “nói láo như … cô giáo”, “ ma lanh như … cô Phương Anh”, thì đến chết mất thôi.
Và tôi bỗng sực tỉnh. Ừ đúng rồi, cuốn sách đó cấm là phải. Chưa cho phổ biến mà đã thấy có “hăng như Đinh La Thăng”, rồi nay lại thấy “tiến sĩ đầu han rỉ” nữa chứ (hừm, cái "đứa" nó đặt ra cái câu “tiến sĩ” này là "đứa" nào, có ám chỉ gì tôi không nhỉ?????).
Cứ cái đà này thì chúng còn đem những cái gì, những tên ai ra để mà ví von nữa đây? Chết, chết thật, đúng là cái bọn … đầu mưng mủ mà, bậy bạ quá đi thôi.
Hèn gì mà ông đại biểu quốc hội bác sĩ nhà văn của chúng ta đòi có luật nhà văn. Chứ gì nữa, không có luật, thì có mà loạn à! Phải có luật thôi, rồi đưa cả cái thói quen ví von này vào quy định trong luật nữa, cho nó có phép tắc chứ, bạ tên nào cũng đưa ra ví được sao? Mà theo tôi thì phải cấm tiệt cái trò ví von này đi thôi, cấm, cấm hết!
(Này, đừng có ai nói tôi lên đồng như Nguyễn Minh Hồng đấy nhé!)
Tìm trên mạng, quả nhiên là có, thật đúng y như câu ca dao thời đại a còng: “Trăm năm trong cõi người ta/Cái gì không biết thì tra gúc-gồ” đã phán. Chỉ vài chục trang, mấy chục cái hình minh họa cho những câu “thành ngữ sành điệu” tuổi “tin” theo kiểu “chán như con gián” mà chính cô con gái 14 tuổi nhà tôi thỉnh thoảng cũng dùng, cho nó … sành điệu.
Tôi xem qua một lần, thấy nó cũng ngồ ngộ, buồn cười, đôi khi khá bất ngờ, kiểu “Không mày đố thầy dạy ai”, hoặc “Yêu nhau trong sáng/Phang nhau trong tối”. Và đúng là chuyện nhỏ như con thỏ, chẳng có gì đáng để ầm ĩ cả, như có ai đó đã nói.
Và tôi cứ thắc mắc mãi, chẳng hiểu sao cuốn sách ấy lại bị thu hồi nhỉ, vì tôi biết có nhiều cuốn truyện tranh còn bậy bạ, bạo lực hơn rất nhiều, hoặc sử dụng một loại ngôn ngữ sai chính tả, sai ngữ pháp lung tung, ngô nghê, mà vẫn cứ lọt qua đôi mắt cú vọ của biên tập các nhà xuất bản hết, có sao đâu.
Còn cái cuốn sách này, nó chỉ … buồn cười thôi mà. Ừ thì nó không phải là ngôn ngữ chuẩn để mà đưa vào từ điển hoặc sách giáo khoa làm mẫu mực để dạy cho trẻ con trong trường, nhưng mà thực ra thì mấy cái thành ngữ ấy trẻ con đàng nào nó cũng đã dùng rồi.
Ngôn ngữ là sản phẩm của dân gian mà, thì đó, trước đây chúng ta cũng có kho truyện cười Ba Giai – Tú Xuất đó thôi, nếu mà nói là bậy bạ thì mấy cái truyện đó theo tôi nhớ mới là chúa bậy bạ đấy.
Nhưng thực ra cái trò ví von vần điệu này thì đâu có gì là lạ ở VN đâu nhỉ? Tôi nhớ hồi nhỏ, khi bạn bè giận nhau xong, đứa bị giận đến lân la làm quen lại, đôi khi bị đám kia đuổi ra không cho chơi, và còn đọc câu chọc quê sau đây: “Làm quen, con chó leng keng, còn chó thổi kèn, con chó làm quen.”
Một câu khá vô nghĩa, nhưng đứa nào cũng hiểu, và riêng tôi thì còn hình dung ra trong đầu cái đứa đang mon men đến gần đó sao thật giống như một con chó đang lân la đến gần người để được ban cho chút quan tâm. Cái câu ấy vô lý mà đâm ra có lý, cũng giống như mấy câu “hồn nhiên như cô tiên” hoặc “ác như con tê giác” ngày nay thôi mà.
Kho tàng dân gian của ta còn có cả cái trò đố tục giảng thanh gì nữa cơ, ví dụ như câu đố về trái bắp mà tôi không dám ghi rõ ra đây kẻo bị chửi, cái gì mà “vừa bằng …., lỗ sứt lỗ sẹo, vừa đi vừa bẹo vừa ăn”, nghe thô tục không chịu được, nhưng nghĩ lại thì thấy câu ấy không phải là không có lý. Ôi thôi, riêng cái khoản nói bậy thì sản phẩm trí tuệ của dân gian ta vô cùng phong phú, có lẽ phải xứng đáng đến mấy giải Nobel về … nói bậy ấy nhỉ, nếu có cái giải ấy.
Đang thắc mắc mất mấy ngày về cuốn sách này, thì cách đây vài hôm trên mạng lại om xòm chuyện có vị đại biểu quốc hội đáng kính nào đấy đề nghị phải có luật nhà văn (luật nhà văn ạ, chưa đến luật nhà thơ đâu, cái entry cũ của tôi góp ý dự thảo luật nhà thơ chẳng qua là nhìn xa trông rộng thế thôi). Lại càng thêm thắc mắc, không sao giải thích được.
Đang thắc mắc như thế thì hôm nay đi chợ, tôi tình cờ nghe thấy hai cô bé học trò (tuổi "tin") vừa nói chuyện với nhau như thế này:
“Mày khùng quá hà!” “Ừ, tao khùng rồi. Khùng như vua Hùng vậy đó. Còn mày thì điên, điên như cô tiên ăn trái chuối chiên.” Lúc ấy tôi mới để ý thấy cả hai cô bé đều đang cầm trên tay một trái chuối chiên; chúng vừa nói vừa cười ha hả, coi bộ thích thú lắm.
Tôi nghe xong, bỗng giật mình. Ôi, không ngờ cái trò nói lảm nhảm (như vừa bị cảm) có điệu có vần mặc dù vô nghĩa (như con đỉa) này nó lậm quá rồi. Kiểu này rồi cái gì nó cũng lôi ra mà ví von được cho mà xem. Ví dụ, “nói láo như … cô giáo”, “ ma lanh như … cô Phương Anh”, thì đến chết mất thôi.
Và tôi bỗng sực tỉnh. Ừ đúng rồi, cuốn sách đó cấm là phải. Chưa cho phổ biến mà đã thấy có “hăng như Đinh La Thăng”, rồi nay lại thấy “tiến sĩ đầu han rỉ” nữa chứ (hừm, cái "đứa" nó đặt ra cái câu “tiến sĩ” này là "đứa" nào, có ám chỉ gì tôi không nhỉ?????).
Cứ cái đà này thì chúng còn đem những cái gì, những tên ai ra để mà ví von nữa đây? Chết, chết thật, đúng là cái bọn … đầu mưng mủ mà, bậy bạ quá đi thôi.
Hèn gì mà ông đại biểu quốc hội bác sĩ nhà văn của chúng ta đòi có luật nhà văn. Chứ gì nữa, không có luật, thì có mà loạn à! Phải có luật thôi, rồi đưa cả cái thói quen ví von này vào quy định trong luật nữa, cho nó có phép tắc chứ, bạ tên nào cũng đưa ra ví được sao? Mà theo tôi thì phải cấm tiệt cái trò ví von này đi thôi, cấm, cấm hết!
(Này, đừng có ai nói tôi lên đồng như Nguyễn Minh Hồng đấy nhé!)
Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011
Góp ý xây dựng dự thảo Luật nhà thơ (chứ gì nữa, thắc mắc cái gì?)
Lẽ ra thì không có entry này, vì tôi đang bận quá (nên lâu nay mới im ắng). Nhưng bận thì bận, việc quan trọng như thế này mà không lên tiếng tỏ rõ thái độ của mình thì … coi sao được, phải không?
Thì, tôi vẫn tự nhận mình là người có học, lại yêu nước (xã hội chủ nghĩa), nên những việc chung của xã hội, đặc biệt là những việc có chủ trương của cấp trên, tất nhiên là phải tham gia vào chứ. Sao có thể “mũ ni che tai”, “đèn nhà ai nấy rạng” như cái tụi tư bản “người bóc lột người”, quan hệ “con người với nhau là chó sói” được?
(Mở ngoặc chút đã: Chà, lúc này hình như là tại già, nên cái “trí nhớ nghịch thường” của tôi – quên chuyện mới xảy ra mà nhớ ngược về tận đẩu tận đâu – nó hoạt động quá xá! Mấy cái trích dẫn trong ngoặc kép ở trên là những gì tôi được học trong mấy bài học chính trị ngay từ hồi Sài Gòn mới “giải phóng” năm 75 lận đó, 36 năm rồi còn gì. Hồi đó nhớ đi học chính trị suốt ngày, thuộc bài như cháo, mở miệng ra là nói đúng công thức “rốp rốp”, ngon lành, viết báo cáo, thu hoạch các đợt học chính trị, hoặc thi triết, thi kinh tế chính trị Mác-Lê là khỏi cần nghĩ nhiều, cứ nhớ một vài câu đầu là mọi thứ cứ tuôn ra như cháo, viết không kịp thở luôn, đã thiệt!)
Bây giờ quay lại chuyện chính, như đã thấy trong cái tựa của entry này: tôi muốn góp phần xây dựng dự thảo Luật nhà thơ. Vì mặc dù có thể cái luật này chưa ra đời ngay (do có một số ý kiến phản đối, chắc do bọn xấu, lực lượng thù địch nó xúi giục), nhưng tôi nghĩ thế nào cũng có ngày nó được ban hành. Chứ gì nữa, bây giờ cái gì cũng nên có chủ trương, có chỉ đạo từ trên, cho nó chắc ăn. Bởi vì mối nguy diễn biến hòa bình, tự diễn biến vv có vẻ đã trầm trọng lắm rồi, đến nối cả từ “nhân dân” thôi mà cũng có người lợi dụng, xuyên tạc. mạo nhận để rồi từ đó mà chống phá nhà nước cách mạng của “nhân dân” ta.
(Nhân tiện, thực ra thì tôi cũng vẫn chưa rõ mình có phải là nhân dân không nữa, nhưng cứ hy vọng, nếu chưa được xem là nhân dân thì cũng là “cảm tình” nhân dân, “đối tượng” nhân dân, hoặc nhân dân “dự bị” gì đó, chứ không bị liệt vào hạng phản động, thù địch, chống phá, hic hic).
Vậy thì đây, xin cho tôi góp vào việc chung bằng mấy giòng góp ý xây dựng dự thảo cho Luật nhà thơ. Vì mặc dù có nhiều người phản đối nhưng tôi lại thấy rằng, cũng giống như Luật biểu tình (chưa có, không biết bao giờ mới có), chẳng thà cứ có luật cho nó rõ ràng, để mình còn biết đường mà hành xử, chứ nếu không thì ai muốn chụp cho mình mũ gì cũng được, phải không các nhà (tự nhận mình là) thơ - hoặc dùng tiếng Hán-Việt cho nó đẹp là “thi nhân” - của nước Việt Nam trong thời đại mới, thời đại xã hội chủ nghĩa (dù chỉ còn có vài ba nước) của chúng ta?
Dưới đây là một vài nét trong dự thảo đầu tiên của Luật nhà thơ do tôi phác thảo, xin được mạnh dạn đưa ra cho mọi người cùng góp ý. Chỉ mới là những nguyên tắc chính thôi – tôi hình dung Luật nhà thơ của chúng ta sẽ khá dài và có nhiều tranh cãi, và quá trình xây dựng dự thảo sẽ kéo dài, chẳng kém việc xây dựng dự thảo Luật giáo dục đại học chút nào đâu.
Nguyên tắc 1 – Luật nhà thơ cần đưa ra được định nghĩa thế nào là nhà thơ, và những tiêu chí khách quan để phân biệt nhà thơ với những nhà viết lách khác như nhà văn, nhà báo, nhà … blog, nhà facebook (mấy từ tiếng Anh này tất nhiên sẽ phải được Việt hóa). Vì hiện nay, do chưa có định nghĩa nên ai cũng có thể tự nhận mình là nhà thơ, dẫn đến tình trạng bát nháo, tạo điều kiện cho bọn xấu lợi dụng chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta.
Nguyên tắc 2 – Luật nhà thơ cần làm rõ quyền tự chủ của nhà thơ, bao gồm tự chủ trong sáng tác, kể cả việc ngẫu hứng “xuất khẩu thành thi”; tự chủ trong việc phố biến các tác phẩm thơ của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả các mạng xã hội hoặc phổ biến qua email đến những bạn bè, người thân, độc giả trong và ngoài nước; tự chủ trong việc xuất bản thơ, kể cả việc tự chọn nhà xuất bản (trong nước hoặc ngoài nước) và ngôn ngữ xuất bản (tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài; ngôn ngữ chính thống hoặc ngôn ngữ tuổi “tin” với các thành ngữ sành điệu như “sát thủ (mà) đầu mưng mủ”, vv).
Nguyên tắc 3 – Luật nhà thơ cần làm rõ những trách nhiệm đi kèm quyền tự chủ của nhà thơ, ví dụ, trách nhiệm đăng ký tham gia vào Hội nhà thơ các cấp (bắt đầu từ cấp tổ dân phố), trách nhiệm sáng tác theo yêu cầu của nhà nước để phục vụ các chủ trương lớn (ví dụ: chủ trương khai thác bô-xít, chủ trương làm đường sắt cao tốc, chủ trương cấm cán bộ chơi golf, vv); trách nhiệm đóng góp đầy đủ hội phí và các khoản phí khác khi có yêu cầu, trách nhiệm tham gia bỏ phiếu chọn lãnh đạo hội nhà thơ các cấp....
Do cạn nghĩ, tôi chỉ mới nghĩ được đến đây. Các bạn – đặc biệt là những ai trước nay vẫn tự nhận (bừa) mình là nhà thơ – xin nghĩ tiếp và góp ý nhé. Phải thể hiện sự tích cực của mình, các bạn ạ; mình mà không góp ý, mai mốt Luật nhà thơ ra rồi mà không hài lòng thì đừng có kêu ca gì nữa nhé!
Thì, tôi vẫn tự nhận mình là người có học, lại yêu nước (xã hội chủ nghĩa), nên những việc chung của xã hội, đặc biệt là những việc có chủ trương của cấp trên, tất nhiên là phải tham gia vào chứ. Sao có thể “mũ ni che tai”, “đèn nhà ai nấy rạng” như cái tụi tư bản “người bóc lột người”, quan hệ “con người với nhau là chó sói” được?
(Mở ngoặc chút đã: Chà, lúc này hình như là tại già, nên cái “trí nhớ nghịch thường” của tôi – quên chuyện mới xảy ra mà nhớ ngược về tận đẩu tận đâu – nó hoạt động quá xá! Mấy cái trích dẫn trong ngoặc kép ở trên là những gì tôi được học trong mấy bài học chính trị ngay từ hồi Sài Gòn mới “giải phóng” năm 75 lận đó, 36 năm rồi còn gì. Hồi đó nhớ đi học chính trị suốt ngày, thuộc bài như cháo, mở miệng ra là nói đúng công thức “rốp rốp”, ngon lành, viết báo cáo, thu hoạch các đợt học chính trị, hoặc thi triết, thi kinh tế chính trị Mác-Lê là khỏi cần nghĩ nhiều, cứ nhớ một vài câu đầu là mọi thứ cứ tuôn ra như cháo, viết không kịp thở luôn, đã thiệt!)
Bây giờ quay lại chuyện chính, như đã thấy trong cái tựa của entry này: tôi muốn góp phần xây dựng dự thảo Luật nhà thơ. Vì mặc dù có thể cái luật này chưa ra đời ngay (do có một số ý kiến phản đối, chắc do bọn xấu, lực lượng thù địch nó xúi giục), nhưng tôi nghĩ thế nào cũng có ngày nó được ban hành. Chứ gì nữa, bây giờ cái gì cũng nên có chủ trương, có chỉ đạo từ trên, cho nó chắc ăn. Bởi vì mối nguy diễn biến hòa bình, tự diễn biến vv có vẻ đã trầm trọng lắm rồi, đến nối cả từ “nhân dân” thôi mà cũng có người lợi dụng, xuyên tạc. mạo nhận để rồi từ đó mà chống phá nhà nước cách mạng của “nhân dân” ta.
(Nhân tiện, thực ra thì tôi cũng vẫn chưa rõ mình có phải là nhân dân không nữa, nhưng cứ hy vọng, nếu chưa được xem là nhân dân thì cũng là “cảm tình” nhân dân, “đối tượng” nhân dân, hoặc nhân dân “dự bị” gì đó, chứ không bị liệt vào hạng phản động, thù địch, chống phá, hic hic).
Vậy thì đây, xin cho tôi góp vào việc chung bằng mấy giòng góp ý xây dựng dự thảo cho Luật nhà thơ. Vì mặc dù có nhiều người phản đối nhưng tôi lại thấy rằng, cũng giống như Luật biểu tình (chưa có, không biết bao giờ mới có), chẳng thà cứ có luật cho nó rõ ràng, để mình còn biết đường mà hành xử, chứ nếu không thì ai muốn chụp cho mình mũ gì cũng được, phải không các nhà (tự nhận mình là) thơ - hoặc dùng tiếng Hán-Việt cho nó đẹp là “thi nhân” - của nước Việt Nam trong thời đại mới, thời đại xã hội chủ nghĩa (dù chỉ còn có vài ba nước) của chúng ta?
Dưới đây là một vài nét trong dự thảo đầu tiên của Luật nhà thơ do tôi phác thảo, xin được mạnh dạn đưa ra cho mọi người cùng góp ý. Chỉ mới là những nguyên tắc chính thôi – tôi hình dung Luật nhà thơ của chúng ta sẽ khá dài và có nhiều tranh cãi, và quá trình xây dựng dự thảo sẽ kéo dài, chẳng kém việc xây dựng dự thảo Luật giáo dục đại học chút nào đâu.
Nguyên tắc 1 – Luật nhà thơ cần đưa ra được định nghĩa thế nào là nhà thơ, và những tiêu chí khách quan để phân biệt nhà thơ với những nhà viết lách khác như nhà văn, nhà báo, nhà … blog, nhà facebook (mấy từ tiếng Anh này tất nhiên sẽ phải được Việt hóa). Vì hiện nay, do chưa có định nghĩa nên ai cũng có thể tự nhận mình là nhà thơ, dẫn đến tình trạng bát nháo, tạo điều kiện cho bọn xấu lợi dụng chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta.
Nguyên tắc 2 – Luật nhà thơ cần làm rõ quyền tự chủ của nhà thơ, bao gồm tự chủ trong sáng tác, kể cả việc ngẫu hứng “xuất khẩu thành thi”; tự chủ trong việc phố biến các tác phẩm thơ của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả các mạng xã hội hoặc phổ biến qua email đến những bạn bè, người thân, độc giả trong và ngoài nước; tự chủ trong việc xuất bản thơ, kể cả việc tự chọn nhà xuất bản (trong nước hoặc ngoài nước) và ngôn ngữ xuất bản (tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài; ngôn ngữ chính thống hoặc ngôn ngữ tuổi “tin” với các thành ngữ sành điệu như “sát thủ (mà) đầu mưng mủ”, vv).
Nguyên tắc 3 – Luật nhà thơ cần làm rõ những trách nhiệm đi kèm quyền tự chủ của nhà thơ, ví dụ, trách nhiệm đăng ký tham gia vào Hội nhà thơ các cấp (bắt đầu từ cấp tổ dân phố), trách nhiệm sáng tác theo yêu cầu của nhà nước để phục vụ các chủ trương lớn (ví dụ: chủ trương khai thác bô-xít, chủ trương làm đường sắt cao tốc, chủ trương cấm cán bộ chơi golf, vv); trách nhiệm đóng góp đầy đủ hội phí và các khoản phí khác khi có yêu cầu, trách nhiệm tham gia bỏ phiếu chọn lãnh đạo hội nhà thơ các cấp....
Do cạn nghĩ, tôi chỉ mới nghĩ được đến đây. Các bạn – đặc biệt là những ai trước nay vẫn tự nhận (bừa) mình là nhà thơ – xin nghĩ tiếp và góp ý nhé. Phải thể hiện sự tích cực của mình, các bạn ạ; mình mà không góp ý, mai mốt Luật nhà thơ ra rồi mà không hài lòng thì đừng có kêu ca gì nữa nhé!
Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011
"GIẤY CHỨNG NHẬN... NGƯỜI"
Chép từ trên mạng.
---
Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê, hạch sách: -Vé tàu!
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:
- Đây là vé trẻ em.
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bằng mặt, nhỏ nhẹ đáp:
-Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:
-Anh là người tàn tật?
-Vâng, tôi là người tàn tật.
-Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.
Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:
-Tôi... không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em
Cô soát vé cười gằn:
-Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?
Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên - Anh chỉ còn một nửa bàn chân.
Cô soát vé liếc nhìn, bảo:
- Tôi cần xem chừng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ "Giấy chứng nhận tàn tật", có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật!
Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích:
- Tôi không có hộ khẩu của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra sự cố ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định...
Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.
Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật ...
Trưởng tàu cũng hỏi:
- Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?
Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho Trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.
Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:
- Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.
Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có bốn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc:
- Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.
Trưởng tàu nói kiên quyết:
- Không được.
Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu:
- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.
Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:
- Cũng được.
Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:
- Anh có phải đàn ông không?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:
- Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?
- Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?
- Đương nhiên tôi là đàn ông!
- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?
Mọi người chung quanh cười rộ lên.
Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:
- Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?
Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:
- Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao.
Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:
- Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:
- Cô hoàn toàn không phải người!
- Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:
- Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?
Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận "người" của cô ra xem nào...
Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.
Chỉ có một người không cười.
Theo Úc Thanh (Trung Quốc)
http://www.facebook.com/notes/b%C3%B9i-quang-minh/gi%E1%BA%A5y-ch%E1%BB%A9ng-nh%E1%BA%ADn-ng%C6%B0%E1%BB%9Di/10150377902397700
---
Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê, hạch sách: -Vé tàu!
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:
- Đây là vé trẻ em.
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bằng mặt, nhỏ nhẹ đáp:
-Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:
-Anh là người tàn tật?
-Vâng, tôi là người tàn tật.
-Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.
Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:
-Tôi... không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em
Cô soát vé cười gằn:
-Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?
Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên - Anh chỉ còn một nửa bàn chân.
Cô soát vé liếc nhìn, bảo:
- Tôi cần xem chừng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ "Giấy chứng nhận tàn tật", có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật!
Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích:
- Tôi không có hộ khẩu của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra sự cố ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định...
Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.
Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật ...
Trưởng tàu cũng hỏi:
- Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?
Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho Trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.
Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:
- Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.
Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có bốn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc:
- Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.
Trưởng tàu nói kiên quyết:
- Không được.
Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu:
- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.
Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:
- Cũng được.
Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:
- Anh có phải đàn ông không?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:
- Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?
- Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?
- Đương nhiên tôi là đàn ông!
- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?
Mọi người chung quanh cười rộ lên.
Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:
- Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?
Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:
- Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao.
Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:
- Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:
- Cô hoàn toàn không phải người!
- Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:
- Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?
Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận "người" của cô ra xem nào...
Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.
Chỉ có một người không cười.
Theo Úc Thanh (Trung Quốc)
http://www.facebook.com/notes/b%C3%B9i-quang-minh/gi%E1%BA%A5y-ch%E1%BB%A9ng-nh%E1%BA%ADn-ng%C6%B0%E1%BB%9Di/10150377902397700
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)