Đọc được bài này hay quá trên blog của Trần Ngọc Tuấn (tôi không quen), vừa cảm động, vừa có tính giáo dục sâu sắc, nên tôi đã xin phép chủ nhân cho đem về nhà mình để lưu và ngắm cho thỏa thích. Chắc là chủ nhà bên ấy không phản đối.
Bài gốc ở đây.
--------------
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán là một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh.
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi. Cậu nói to: "Cho hai bát mì bò!". Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, khẽ bảo với tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, tôi đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười thông cảm với cậu.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, thương yêu chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội". Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt sạm nắng, nhăn nheo lại sáng lên nụ cười ấm áp và mãn nguyện. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên là người con trai không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, anh điềm nhiên nhận miếng thịt, rồi anh lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về bát mì của cha.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt". Ông lão cảm động nói. Đứng bên cạnh họ, tôi chợt thấy tim mình thắt lại, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này". "Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò là bổ dưỡng lắm đấy con ạ".
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai thực khách đặc biệt. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò thơm phức, bà chủ đưa mắt ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thêm thịt bò." Bà chủ dịu dàng bước lại chỗ họ: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng". Cậu con trai không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa.
Chúng tôi âm thầm quan sát hai cha con ăn xong, tính tiền, rồi dõi mắt tiễn họ ra khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu dọn bát đĩa, chúng tôi bỗng nghe cậu kêu lên khe khẽ. Hoá ra, bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy xếp gọn, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò được viết trên bảng giá của cửa hàng./.
Ta vẫn gặp trong cuộc đời nhiều người rất nghèo về vật chất nhưng lại giàu lòng tự trọng. Lòng tự trọng giúp ta có thêm nghị lực để ngẩng cao đầu, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, sống hạnh phúc vì luôn vững tin vào chính mình.
Lòng tự trọng với ánh hào quang chói lọi của nó sẽ trở thành lương tri con người. Irving Layton
Blog này là hậu thân của BlogAnhVu đã bị tôi xóa do một số vấn đề kỹ thuật. Như tên gọi của blog, Just for myself, nó chỉ là nhật ký cá nhân, dù ở dạng mở, nhằm ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của chính tôi về những vấn đề xung quanh mình. Vì là nhật ký mở, tôi cũng chia sẻ đến những người đồng cảm, nhưng không chịu trách nhiệm nếu ai đó lấy bài đi và sử dụng ở nơi khác với những mục đích riêng. Nếu có comment, xin sử dụng ngôn từ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng những quan điểm khác biệt.
Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Nói trước với cô rằng cái còm-men em sắp trình bày dưới đây sẽ rất khó đọc. Khó đọc vì nó luôn trong một trạng thái mơ hồ, lưỡng biên, chênh vênh ở giữa, một trạng thái ngoài tầm kiểm soát của em, vượt lên trên mọi lý trí, một trạng thái mà cũng chính là cái mà mọi người LÀ. Nó cũng giống như trạng thái của bản thân chữ, cụm, khái niệm “khó đọc.” Khó đọc vì đọc nó rất khó, tức có gì đó liên quan đến readability, mà cũng khó đọc vì đọc nó gây khó chịu, giống như khó nghe, khó nói, khó coi, khó ưa, khó ở, nhưng lại không khó như khó tả. Mọi sự khó, như ông bà ta vẫn nói, dẫn đến cái sự ló! Ló gì? Ông bà ta bảo, ló cái khôn. Mà cái khôn thì lại cũng chính như “khó đọc,” wisdom, knowledge, insight, enlightenment, mà khôn cũng gồm luôn artifice, cunning, cleverness, trickery. Cái khó ló cái khôn! Cô đọng, rạch ròi, chính xác, như người ta vẫn hay ca ngợi tục ngữ Việt Nam, nhưng sự chính xác, cô đọng lại phải diễn ra trong sự mơ hồ, mung lung đến vô hình. Khó gì mới ló? Ló gì khi khó? Khó coi thì ló gì? Ló gì khi khó tả? Ca dao, tục ngữ Việt Nam là một vùng đất màu mỡ cho giải cái trúc!!! Mà thôi, để em vào đề.
Trả lờiXóaVào đề như thể đã có cái đề để vào. Vào một cái vùng ở giữa, lưỡng biên, cứ gọi tạm là đề. Như cô vào đề, bằng một đầu đề, cũng hết sức lưỡng lự, phân vân, ở giữa, lượn lờ, mập mờ, nhưng đầy quả quyết: “…vừa cảm động, vừa có tính giáo dục sâu sắc, nên tôi đã xin phép chủ nhân cho đem về nhà mình để lưu và ngắm cho thỏa thích. Chắc là chủ nhà bên ấy không phản đối.”
Đã xin phép, đã đem về nhà, đã lưu, (chắc đã ngắm luôn rồi!), đã thỏa thích hay chưa thì khó rõ, nhưng lại “chắc là chủ nhà bên ấy không phản đối”! Còn sự lưỡng lự nào hơn! Người đang cảm động chắc hay lưỡng lự. Lưỡng lự ở giữa “xin” và “cho”. Xin phải cho mới làm, nhưng ở giữa xin/cho thì xin xong là làm luôn, để rồi phải hy vọng, phỏng đoán, phán xét “chắc là … bên ấy không phản đối.” Nên lưỡng lự cũng lại hàm chứa cái mâu thuẫn với chính nó, sự quả quyết, áp đặt. (còn tiếp)
Vẫn chưa vào được đề, mà chỉ mới vào được đề của người khác, tức đề của cô. Nhưng đã là đề, bao giờ cũng chỉ là đề của người khác, cũng như cô vào đề, vào đề của kẻ khác, kẻ “tôi không quen”. Nhưng cái đề của kẻ không quen đó cũng lại chính là cái đề của một kẻ khác, Irving Layton. Cái Irving Layton ở cuối bài, kết thúc bài, như kết thúc lại cái chuỗi truy tìm về gốc, về cái đề đầu tiên, cái định đề, tiền đề, cái đề tĩnh tại, quy tụ mọi điểm dừng. Cô mở ra bằng một kẻ khác, kết thúc bằng một kẻ khác, ở giữa hai kẻ đó là một tuyên bố “Bài gốc ở đây,” in nghiêng, gạch chân “ở đây” để quy chiếu về một cái gốc của một cái gốc khác. Gốc cũng lưỡng lự như người, chẳng bao giờ là gốc. Trong cái gốc là một cái gốc khác, ai đó đã nói thế. Irving Clayton tưởng chừng là gốc, nhưng cuối cùng chỉ là một cái tin hiệu cho cái gốc chưa thấy, không thể thấy trong cái gốc được quy chiếu đến bằng “ở đây,” tức cái original text! Cái tưởng chừng là gốc, cuối cùng cũng chỉ là một tín hiệu cho cái gốc. Gốc ở đâu đây?
Trả lờiXóaMiếng thịt bò xoay vòng giữa hai tô mì, mà được gọi hết sức mỹ miều là “bát mì của lòng tự trọng,” (cứ như thể “tô mì” thì không có lòng tự trọng, phải “bát” mới sang), thì gốc ở đâu? Tô cha hay tô con? Bát cha hay bát con? Bát nào cha, bát nào con âu cũng do chỉ định của thằng con. Cầm hai bát, đưa cho cha một, một chỉ định, giao phó, designation, được hoàn tất. Xoay vòng làm đầy cái vùng không gian trống rỗng, từ không có thịt để trở thành thịt nhiều đến gấp mãi không hết! Như cánh quạt quay mãi, quay nhanh, quay đều, lấp đầy không gian vòng tròn đầy cánh quạt, dù chỉ có hai cánh, hay ba cánh là cùng. Một ảo giác. Xoay vòng, xoay vần. (còn tiếp)
Hai cha con thay phiên nhau, không phải chỉ trong gấp qua gấp lại miếng thịt bò tội nghiệp, mà thay phiên nhau “diễn.” Con diễn hùng hồn “Cho hai bát mì bò!” Rồi sau đó phải diễn lại, un-act, re-act. Từ diễn bằng mồm, bằng tay, hai cha con diễn sang bằng tinh thần, bằng tâm, bằng trí, trí tưởng tượng. Bò nhiều quá, gấp mãi không hết! Quán tử tế! Để có được cái cảm giác, ảo giác, thịt nhiều đến gấp không hết, nhận thức, cảm thức, tri thức, ý thức phải trải qua một sự loại bỏ, một closure! Kiểu như trong phim, một thằng đứng chỉa súng vào một thằng kia đang nằm bẹp, ống kinh lia lên lia xuống, thằng đứng cận cảnh lạnh lùng, rồi đến thằng năm cận cảnh co ro, rồi cuối cùng xoáy sâu vào thằng chỉa sung, để thằng nằm lọt ngoài khung hình, rồi thay vào cái sự lọt ngoài đó là sự xen vào của một âm thanh, ĐÙNG, rồi một vết máu trên tường. Closure, đóng lại, khép khung hình, khép góc nhìn, không cho người xem thấy, nhưng buộc người xem phải tự điền vào cái closure đó bằng tưởng tượng, để rồi kết luận rằng thằng đứng đã bắn thằng nằm. Tưởng tượng nhưng không hề tự do. Không phải free imagination, mà tưởng tượng trong nhận thức chung, kiến thức chung, để rồi mọi tưởng tượng quy về “thằng này đã bắn thằng kia.” Tưởng tượng tưởng chừng tự do, nhưng hóa ra lại đồng nhất, quy tụ về một mối đến cao độ. Tưởng tượng tưởng chừng khởi nguồn từ tâm thức cá nhân, hóa ra cũng chỉ bắt nguồn từ một sự loại trừ, một cái quyền bị tước đoạt, một khả năng (một vision) bị làm gián đoạn. The closure of what you can see forces you to see it in another way, in THE OTHER WAY, in the name of imagination. (còn tiếp)
Trả lờiXóaĐể thấy được tô mì nhiều thịt bò, hai cha con phải liên tục khép lại cái tầm nhìn của đối phương, bằng cách “diễn” như trong phim, để từ đó buộc người kia thấy cái mình muốn nó thấy. Đạo đức xã hội, luân lý xã hội, suy cho cùng, là những bài học được viết, sắp đặt, và diễn theo kiểu này.
Trả lờiXóaTừ đầu truyện đến cuối truyện, mọi thứ đều chìm trong CLOSURE. Đĩa thịt bò khuyến mãi nhưng không phải là khuyến mãi. Bắn mà không bắn, giết mà không giết, vì DIỄN mà! Nghèo mà không nghèo lắm, vẫn có tiền để lót dưới tô mì. Hùng hồn “hai bát mì thịt bò” nhưng không phải thế. Từ chối một offer nhưng không từ chối, phải nhã nhặn, lén lút, đút tiền dưới bát mì.
Một sự lưỡng biên, lưỡng lự, mơ hồ, chênh vênh đến tột độ. ONE CLOSES WHAT THE OTHER CAN SEE FOR ONE TO EMERGE AS RESPONSIBLE, MORAL, OR ETHICAL. Cái tôi hiện ra với lòng tự trọng bằng một loạt động thái, động tác, gộp chung trong một động lực lừa dối thị giác, lừa dối cả bản thân trí tưởng tượng trong sự tự do huyền ảo. Đạo đức bằng ảo giác.
Truyện kết thúc, “Ta vẫn gặp trong cuộc đời nhiều người rất nghèo về vật chất nhưng lại giàu lòng tự trọng.” Tiếp tục lưỡng biên, ambivalent. Lòng tự trọng ấy phải thông qua vật chất mới có, tức phải bỏ tiền lại. Mà tiền thì cũng không hẳn là vật chất. Một cách đạo đức vận hành nữa là dichotomize, mà chắc dịp khác mới nói hết, ở đây chỉ nói về ambivalence.
Cái gốc không bao giờ là gốc cuối cùng. Gốc của đạo đức ở đâu? Diễn, closure, manipulation of imagination, of vision, of thinking, of speech?
Trả lờiXóaEm comment không roài đóa! Hỏi nhiều hơn xác định, âu cũng là một trạng thái ambivalent ngoài lý trí.
Cheers,
Phạm Q. Lộc
Một chiều chủ nhật đạp phải gai, nhưng tay chảy máu.
Hi Lộc,
Trả lờiXóaEm comment thế này thì thách đố tôi thật! Tôi chỉ có nước tuyên bố đầu hàng thôi. Cứ y như tôi đem mấy cái số má đo đạc linh tinh ra mà dọa em vậy đó ;-).
Chỉ có vài ý nhỏ để trả lời em:
1. Irving Layton, cái tên ở cuối bài, hẳn là apply cho câu "trích dẫn" (nhưng không đóng ngoặc kép) ngay trên đó. Một câu rời, nằm cuối bài ấy. Tôi tin thế, nhưng nếu muốn kiểm tra thì em sang hỏi bên tác giả gốc cho rõ.
2. Tôi xem một bài viết cũng như một ... món ăn (thì người ta gọi món ăn tinh thần mà!) Ăn xong, cảm giác ngon, dở vv sẽ có ngay, không khống chế được. Có thể phân tích cái cảm giác ấy, nếu có nghề, nhưng tôi thì không có, và không quan tâm. Chỉ thấy hay thì đưa lên thôi mà. Nhưng hay, dở cũng còn tùy khẩu vị.
3. Đọc xong comment của em, thì cũng hơi cảm thấy có gì đó ... diễn. Thì rõ, người con diễn cho người cha tin mà. Tròng hoàn cảnh của họ thì có lẽ đó là cách ... tốt nhất (theo quan điểm của người con). Nhưng vẫn "lòi ra được" (hình như từ của em) sự tự trọng ở cuối cùng, khi người trả lại tiền cho người chủ quán. Tôi đã thấy những người có "sự tự trọng" tương tự ở ngoài đời rồi, thậm chí có khi tôi có thể là một trong những người ấy. Có lẽ văn hóa Bắc chăng?
Nhưng ... cái này có thể làm cho em ... shock? Tôi thấy comment của em cũng có vẻ ... diễn? Ở trong câu chuyện trên thì diễn là diễn kịch giả vờ, còn trong comment của em thì diễn là phô diễn - phô diễn tình cảm (khá phức tạp), và phô diễn kiến thức (hiểu biết về "ngôn bản", discourse, text etc etc)?
Dù sao thì đọc comment của em cũng ... thú vị!
À còn việc mà xin phép xong đem về luôn thì có sao đâu em? Tôi thấy trên mạng họ làm thế cả (nếu có xin phép). Còn nếu họ phản đối thì tôi gỡ xuống thôi mà!
Lý do đem về là để chia sẻ với những người hay ra vào blog này thôi, ngoài việc lưu cho mình. Đơn giản vậy thôi.
Bài rất hay chị ạ, em cũng cóp về web huyquang.
Trả lờiXóaCám ơn sự chia sẻ của chị!
HQ
Em đã cóp về:
Trả lờiXóahttp://huyquangpiano.blogspot.com/2010/10/bat-my-cua-long-tu-trong.html
và ở đây nữa:
http://www.huyquangpiano.com/tin-tuc/434-lng-tri.html
Gửi chị bài viết nhỏ, chị bớt chút thời gian đọc:
http://huyquangpiano.blogspot.com/2010/09/khong-cai-nhau.html
HQ
Hihi..
Trả lờiXóaPhức tạp quá, nhức đầu quá...toàn là...đại (vĩ) nhân ...
Dear anh Lộc,
Trả lờiXóaTôi hòan tòan không thấy chút nào "Conflict feeling" khi đọc bài "Bát mì của lòng tự trọng" như anh thấy cái mà anh gọi là "ambivalent ngoài lý trí."
Bài viết trên rất cảm đông và rất xứng đáng để nhắc nhở chúng ta phải có lòng tự trọng chứ không phải cứ bão lụt chết dân thì kêu gọi quốc tế giúp đỡ trong lúc tiêu tiền tỉ diễu binh làm trò hề nhăng nhố cả chục ngày nay.
Bài viết này mà đăng lên báo "IN" lề phải và thời điểm này thì hay biết mấy.
Riêng về phần anh lý luận thì tôi xin chịu thua vì "Võ critic essay" này tôi mới thấy lần đầu tiên trong đời. Có lẽ chắc tôi kém văn Việt Nam quá nên đọc tiếng việt của anh tôi cứ tuởng "Nguời cõi trên" đang phán.
Còn về tiếng Anh thì qủa thật tôi thấy "CLOSURE" và "ONE CLOSES WHAT THE OTHER CAN SEE FOR ONE TO EMERGE AS RESPONSIBLE, MORAL, OR ETHICAL" Cái đọan này thì tôi thấy ở trong lớp "International Movies" Mỹ họ dạy sinh viên năm thứ nhất về cách các đạo diễn diễn tả khi chuyển cảnh thì đạo diễn sẽ thực hiện những gì"
Cái lớp về "Movies" này thì là một trong hững lớp về general education mà sinh viên có quỳên chọn lựa. (thay vì lấy Music" thì lấy lớp Movie đơn giản thế thôi.)
Xin đừng dọa nhau nhé
Tran Van Choi
Chị Anh đọc " Mao's Last Dancer của Li Cunxin chưa?
Trả lờiXóaCũng có nhiều cảnh vợ nhuờng chồng míeng mỡ cỏn con, chồng lại ga91p cho con trai út, cả nhà cứ nhuờng qua lại miếng mỡ bé tẻo teo.
Choi
Cô ạ, em đã nói trước rồi mà, khó đọc. hehe. Anyway, em sẽ trả lời cô từ dưới lên nhé, cho nó có phong cách, dù chỉ là phong cách "lame" nhất.
Trả lờiXóa3. Em không hề phê phán chuyện cô đăng bài! Em chỉ phân tích bản thân cái đằng sau chữ và nghĩa, hay chữ nghĩa nói chung. Lưỡng lự nhưng quả quyết, và em không áp rằng đây là thái độ của riêng cô, mà như em đã nói, nó là cái gì đó bên trên cả lý trí mà!
Dĩ nhiên, cái cách phê bình này của em khó đọc, vì nó là một loại diễn phô! Em gọi nó là diễn phô, chứ không phải phô diễn. Diễn phô tức em chấp nhận cái sự diễn như là một sự đời, và diễn cũng là cách mình tồn tại, sinh sống, không thoát được, chỉ có điều như cô biết, em sống phô, nên diễn phô, chứ không hề phô diễn. Again, bên ngoài lý trí.
Dĩ nhiên, đọc cái truyện này, nó cũng khá là gần gũi tuy xa lạ. Gần gủi vì em cũng có ông bố già rất thích ăn phở bò. Xa lạ vì em sẽ diễn rất khác, nếu em không có tiền. Dĩ nhiên tiếp, mình đã gặp nhiều người tự trọng như thế, và comment của em không phỉ báng lòng tự trọng đó.
Để chuyển sang số 2, em túm lại số 3 thế này. Không phải em chỉ diễn phô cái kiến thức của em, mà em muốn diễn phô một cách phê bình. Nếu cô có dạy critical thinking, mang truyện này cho học trò bình luận thử, xem có ai bình giống em. hehe.
2. Em không chê truyện này dở, hay khen truyện này hay. Đối với em phê bình không phải là thế. Và em cũng không phê bình cô khi cô thấy nó hay/dở. Em không đang nói chuyện khẩu vị.
1. Thông tin này chắc đúng. Em cũng không hiểu lắm, nhưng cũng không ảnh hưởng lắm đến ý chung trong comment của em.
Thế em comment gì?
0. Em chỉ muốn nhìn sâu hơn, như em đã nói, cái đằng sau chữ và nghĩa. Không có gì đối lập, lưỡng lự và quả quyết, gốc và phái sinh, thậm chí đạo đức và dối trá! Dĩ nhiên, cặp "đối lập" sau cùng này, đạo đức/dối trá, thì em chỉ muốn nhấn mạnh chữ dối trá của em ở đây không mang tính kỳ thị, phán xét, đánh giá, đại khái em không có từ neutral nào để chỉ cái nói/làm/diễn khác cái sự thật, nên em phải dùng chữ CLOSURE trong điện ảnh!
Em chỉ muốn phơi bày ra một cơ chế hình thành và vận hành của chuẩn mực, giá trị, cảm xúc, cái mà người ta cứ hay nhầm thành "chân lý". Em chỉ diễn phô để phô diễn cái bị khuất lấp, xóa bỏ, loại trừ trong cách mình nói, tiếng mình nói, cách mình suy nghĩ, và cách mình diễn. Tức em chỉ "giải" cấu trúc của nó, chứ không phê bình cấu trúc, vì không cấu trúc sao tồn tại được.
Critical thinking tí xíu. Và đối với em, critical là phải thấy cái bị xóa, che, và bị phủ lên bằng một cái khác, mà cái khác đấy không phải nói bỏ là bỏ được.
Cheers,
Loc Q Pham
Cùng một sự việc hẳn sẽ có nhiều cách và nhiều góc nhìn khác nhau.Góc nhìn của mỗi người sẽ là tấm gương phản chiếu chính tâm thức của người ấy.
Trả lờiXóanguyennx
Nếu tôi là bạn Chuối, tôi sẽ không vào blog này nữa vì bị 'nhức đầu'.
Trả lờiXóaTôi hay vào vì thỉnh thoảng tìm thấy điều hay ở đây và cảm thấy vui về những điều đó.
Dear anh Tran Van Choi,
Trả lờiXóaTôi hồi đáp lại với cô PA trước khi đọc comment của anh, nhưng có vẻ hồi đáp này cũng trả lời ít nhiều mấy ý anh nói.
Tôi không hiểu anh muốn nói gì bằng chữ "conflict feeling," tôi không hề dùng cụm từ này trong bài comment của tôi. Còn chữ ambivalence như tôi dùng là muốn ám chỉ tính nước đôi, chứ không phải conflict.
Bài viết cảm động hay không cảm động, hay dở ra sao, có ý nghĩa hay không trong hoàn cảnh hiện tại, v.v. thật ra tôi không bàn đến trong comment của tôi. Nhưng tôi có nói trong khi phản hồi lại với cô PA, nó vừa gần vừa xa đối với tôi.
Tôi không hiểu ý anh là gì khi nói closure được dùng trong các lớp cho sinh viên năm thứ nhất môn điện ảnh. Tôi không nói chữ đó nguồn gốc ở đâu trong comment đầu, nhưng giải thích bằng một hình ảnh trong phim, anh này bắn anh kia, nếu anh đọc kỹ, sẽ thấy. Nó là một khái niệm bình thường, chẳng có gì phải gọi là "dọa nhau" (hình như ý anh là tôi đang "dọa" qua khái niệm này). Dùng tức là dọa? Nếu vậy thì khái niệm đưa ra không bao giờ nên dùng? Hay khái niệm này cao xa? Mà cao xa thì cũng không phải, như anh nói nó được dạy trong lớp "general education" mà!!! Hay nó không cần thiết để nói cái ý tôi muốn nói? Hay tôi tưởng anh và nhiều người không biết closure là gì nên dùng cho nó sang, để dọa người không biết? Nếu nghĩ vậy, thì anh hãy nghĩ thử thêm một option khác nhé, đó là, tôi dùng closure vì tôi tin nhiều người biết và nhiều người sẽ hiểu, hoặc tôi tin là cho dù người ta chưa biết closure là gì, chỉ cần giải thích một hai câu, người ta sẽ hiểu/biết closure là gì rồi từ đó hiểu hơn nữa cái tôi muốn nói trong toàn bộ comment. Nếu là tôi, khi đọc một bài của người khác, tôi sẽ nghĩ theo hướng thứ hai. Tôi sẽ không tự nhiên lại giả thiết mặc định rằng một người nào đó dùng khái niệm, mà khái niệm này tôi và nhiều người, kể cả sinh viên năm nhất, đều biết, chỉ vì người đó muốn “dọa nhau”! Và tôi cũng sẽ không đi tranh luận với người đó rằng, chữ này tôi biết, tôi biết nó từ đâu. Và anh Choi cũng không nên tranh luận với tôi về closure theo kiểu đó, vì bài này tôi không đang viết về closure! Nó là một khái niệm tôi mượn để nói cái tôi muốn nói, và cái tôi muốn nói không hề được dạy trong các lớp general education, Movies, mà anh đề cập.
Còn câu này của tôi, ONE CLOSES WHAT THE OTHER CAN SEE FOR ONE TO EMERGE AS RESPONSIBLE, MORAL, OR ETHICAL, thì chỉ có liên quan đến closure ở phần đầu. Các lớp Movies anh nói không dạy vế sau đâu nhé, "for one to emerge as....".
Dù sao, cám ơn anh đã khen “Võ critic essay" này tôi mới thấy lần đầu tiên trong đời.” Nhưng thật ra anh thấy nó lần đầu, lần hai hay ba gì thì đều không liên quan đến câu sau của anh: “Có lẽ chắc tôi kém văn Việt Nam quá nên đọc tiếng việt của anh tôi cứ tuởng "Nguời cõi trên" đang phán.” Nhiều người giỏi tiếng Việt lắm đấy ạ, nhưng cũng chưa thấy “võ critic essay” kiểu này đâu ạ!
Tôi có thói quen này khi tôi đọc một cái gì đó, và xin được chia sẻ với anh. Nếu tôi tiếp cận một bài viết xa lạ về phong cách, về lĩnh vực, về chủ để, kiểu bảng kê, số liệu, biểu đồ về giáo dục của cô PA, và nếu tôi vẫn muốn nói gì về nó, thì tôi sẽ đọc rất kỹ trước khi tôi nói. Đọc kỹ rồi mà vẫn không hiểu, thì tôi sẽ không nói gì. Nếu không hiểu mà tôi vẫn muốn nói, thì điều duy nhất tôi sẽ nói là “Tôi không hiểu”. Một khi tôi đã nói điều gì về cái tôi đọc, tức là tôi tin là tôi đã hiểu, ít nhất là hiểu theo cách của tôi.
Cái mình chưa thấy bao giờ đúng là bao giờ cũng “threatening”. Nhưng nghĩ kỹ lại, cái xa lạ bản thân nó không dọa, mà chỉ có mình tự dọa mình trước sự xa lạ của nó. Anh Choi hãy coi bài viết của tôi là một cách nhìn xa lạ. Nếu anh muốn đối thoại, thì tôi nghĩ anh phải đọc lại comment ban đầu của tôi (dĩ nhiên, nếu anh cảm thấy đáng, không thì thôi ạ!). Cũng như tôi, để viết comment, tôi phải đọc cái truyện tới lui khá nhiều lần, dù truyện này cực đơn giản và dễ hiểu.
Lộc
Anh Lộc, theo tôi nghĩ, làm giáo viên dạy Pragmatics hoặc Discourse Analysis thì tuyệt! Đọc xong comment đầu của anh tôi không hiểu, nhưng vẫn cố comment một câu là: Đôi khi người nói (viết) có muốn cho người nghe (đọc) hiểu không? Nếu không muốn để cho người nghe hiểu, thì mục đích nói là gì? Mà mụch đích của phát ngôn bao giờ cũng muốn đưa ra một thông tin mà người nhận (người phát ngôn cho rằng - suppose) có thể hiểu? Nếu không muốn để người nghe hiểu thì nói để làm gì? Cái này quy về Logic chắc Tam - Đoạn - Luận không thể giải đáp được, phải không anh.
Trả lờiXóaNguyen Tien Manh
Comment của tôi muốn chất vấn một sự hiểu, bằng cách đi tìm nền tảng, điều kiện cho sự hiểu đó, vì vậy nó khó hiểu.
Trả lờiXóaTôi thích đi tìm những giả thiết, giả định, những tiền đề, những nền tảng làm nên suy nghĩ, tư duy. Và nhìn vào comment của anh Nguyen Tien Manh, không khó lắm để thấy mấy cái tiền giả định trong cách anh suy nghĩ về giao tiếp và sự hiểu. Giả định của anh quá đơn giản: nếu anh không hiểu một phát ngôn, thì có nghĩa là người phát ngôn không muốn cho anh hiểu! Còn khả năng nào khác không anh?
Lộc