Buổi tối sau khi Đại hội 12 của Đảng CSVN kết thúc với thắng lợi
không chút bất ngờ của một người nổi tiếng giáo điều và kiên định với lý
tưởng Mác - Lê, và sự ra đi dường như khá hụt hẫng của một người được
đa số những người VN mơ mộng cho rằng sẽ đem lại những thay đổi cho đất
nước trong nhiệm kỳ tới, tôi đọc được qua các dòng status của bạn bè
chút lo lắng về vận mệnh đất nước trong những ngày tới.
Tôi cũng đang ở trong tâm trạng băn khoăn như thế. Thật bất thường, năm nay trời miền Bắc lần đầu tiên có những nơi tuyết phủ trắng xóa trên đồng, trâu bò chết như rạ, người già trẻ em áo rách chân trần môi tím tái - thật không khác cảnh tượng của nông thôn miền Bắc trong các tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao hay Nhà mẹ Lê của Thạch Lam cách đây cả gần thế kỷ. Nhìn xung quanh thì hàng TQ độc hại đầy rẫy, từ trái cam, trái táo, mớ rau, hạt gạo, cái tăm xỉa răng, đến áo lót, quần đùi, tất len, rồi giầy dép, túi xách, đến điện thoại, TV, tủ lạnh ... tất tần tật đều hàng TQ. Và ngoài Biển Đông kia thì ngư dân liên tục bị đâm chìm tàu, bị xịt vòi rồng, bị mất ngư trường truyền thống, chưa kể thỉnh thoảng bị cướp tàu, bị đánh đập, bị giam cầm, bị bắn chết ... và phản ứng của nhà nước Việt Nam luôn luôn chỉ là vài lời phản đối yếu ớt chiếu lệ.
Nhưng trong số các comment bên dưới một status đầy tâm trạng băn khoăn như vậy, tôi nhặt được một lời phản đối mạnh mẽ: "Hãy nhìn vào mặt tích cực của VN đi! Không thấy bộ mặt nông thôn VN đã thay đổi rất nhiều hay sao?"
Comment ấy khiến tôi nhớ lại những cuộc nói chuyện với những người tài xế taxi trên đoạn đường dài từ sân bay Nội Bài đến Hà Nội và ngược lại trong những chuyến công tác gần đây của tôi. Rất nhiều khả năng anh tài xế trẻ đang chở bạn là con cái của một gia đình nông dân vừa mất đất. Giọng nói, cử chỉ và phong cách của anh ta bộc lộ điều này. Well, nói là mất đất cũng không đúng hẳn; gia đình anh ta chắc đã được đền bù với một số tiền có thể là quá lớn đối với thu nhập từ nông nghiệp, nhưng cũng quá ít ỏi đến độ không là gì cả để chuẩn bị cho một cuộc sống nơi đô thị khi họ không học hành bao nhiêu, nghề nghiệp kiếm sống duy nhất của họ là nghề nông nhưng giờ đây họ không còn đất.
Số tiền đền bù tưởng là to khi họ được nhận, đã được tiêu một cách phung phí vội vã cho bõ những ngày tằn tiện kéo dài cả cuộc đời. Rồi sau ít ngày ăn chơi thỏa thích, họ bàng nhận ra rằng họ đã bị bứng hoàn toàn khỏi cội rễ, không còn đất đai cũng không nghề nghiệp để kiếm sống, và những ngày cơ cực sấp ngửa tìm kế sinh nhai lại bắt đầu. Những làng quê êm ả đã tồn tại ngàn năm nay giờ mất đi, thay vào đó các chung cư cao tầng với giá bán cao ngất ngưởng với những căn hộ đầy đủ tiện nghi nhưng rất có thể vẫn còn bỏ trống không có người ở. Vâng, bộ mặt nông thôn đã thay đổi như thế đấy.
Tôi lần sang fb của người viết comment ấy. Một cô giáo có lẽ dạy cấp 3 ở một tỉnh phía Bắc, tuổi chừng trên dưới năm mươi, trên fb toàn những tấm hình đứng cười làm duyên khoe áo mới, rồi những tấm hình "lễ" khai giảng năm học, họp tổng kết học kỳ, lễ kết nạp Đảng viên mới, hội diễn văn nghệ vv. Tôi cảm nhận rất rõ một người có lẽ sẽ được hệ thống đánh giá cao: tuyệt đối tin tưởng vào hệ thống và chấp hành mọi mệnh lệnh của cấp trên, chu toàn mọi nhiệm vụ được giao (dù là những việc vô bổ như trên). Tuyệt nhiên không thể tìm thấy chút dấu vết của sự trăn trở về giáo dục, về tình hình chính trị của đất nước. Chỉ thấy rõ một thái độ vô tâm, vô tâm và vô tâm... À, có lẽ có cả vô cảm nữa.
May quá, người ấy không nằm trong friendlist của tôi. Và sẽ không bao giờ là friend trong friendlist.
Tôi vừa block cô giáo ấy rồi, mà chẳng hiểu tại sao.
Tôi cũng đang ở trong tâm trạng băn khoăn như thế. Thật bất thường, năm nay trời miền Bắc lần đầu tiên có những nơi tuyết phủ trắng xóa trên đồng, trâu bò chết như rạ, người già trẻ em áo rách chân trần môi tím tái - thật không khác cảnh tượng của nông thôn miền Bắc trong các tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao hay Nhà mẹ Lê của Thạch Lam cách đây cả gần thế kỷ. Nhìn xung quanh thì hàng TQ độc hại đầy rẫy, từ trái cam, trái táo, mớ rau, hạt gạo, cái tăm xỉa răng, đến áo lót, quần đùi, tất len, rồi giầy dép, túi xách, đến điện thoại, TV, tủ lạnh ... tất tần tật đều hàng TQ. Và ngoài Biển Đông kia thì ngư dân liên tục bị đâm chìm tàu, bị xịt vòi rồng, bị mất ngư trường truyền thống, chưa kể thỉnh thoảng bị cướp tàu, bị đánh đập, bị giam cầm, bị bắn chết ... và phản ứng của nhà nước Việt Nam luôn luôn chỉ là vài lời phản đối yếu ớt chiếu lệ.
Nhưng trong số các comment bên dưới một status đầy tâm trạng băn khoăn như vậy, tôi nhặt được một lời phản đối mạnh mẽ: "Hãy nhìn vào mặt tích cực của VN đi! Không thấy bộ mặt nông thôn VN đã thay đổi rất nhiều hay sao?"
Comment ấy khiến tôi nhớ lại những cuộc nói chuyện với những người tài xế taxi trên đoạn đường dài từ sân bay Nội Bài đến Hà Nội và ngược lại trong những chuyến công tác gần đây của tôi. Rất nhiều khả năng anh tài xế trẻ đang chở bạn là con cái của một gia đình nông dân vừa mất đất. Giọng nói, cử chỉ và phong cách của anh ta bộc lộ điều này. Well, nói là mất đất cũng không đúng hẳn; gia đình anh ta chắc đã được đền bù với một số tiền có thể là quá lớn đối với thu nhập từ nông nghiệp, nhưng cũng quá ít ỏi đến độ không là gì cả để chuẩn bị cho một cuộc sống nơi đô thị khi họ không học hành bao nhiêu, nghề nghiệp kiếm sống duy nhất của họ là nghề nông nhưng giờ đây họ không còn đất.
Số tiền đền bù tưởng là to khi họ được nhận, đã được tiêu một cách phung phí vội vã cho bõ những ngày tằn tiện kéo dài cả cuộc đời. Rồi sau ít ngày ăn chơi thỏa thích, họ bàng nhận ra rằng họ đã bị bứng hoàn toàn khỏi cội rễ, không còn đất đai cũng không nghề nghiệp để kiếm sống, và những ngày cơ cực sấp ngửa tìm kế sinh nhai lại bắt đầu. Những làng quê êm ả đã tồn tại ngàn năm nay giờ mất đi, thay vào đó các chung cư cao tầng với giá bán cao ngất ngưởng với những căn hộ đầy đủ tiện nghi nhưng rất có thể vẫn còn bỏ trống không có người ở. Vâng, bộ mặt nông thôn đã thay đổi như thế đấy.
Tôi lần sang fb của người viết comment ấy. Một cô giáo có lẽ dạy cấp 3 ở một tỉnh phía Bắc, tuổi chừng trên dưới năm mươi, trên fb toàn những tấm hình đứng cười làm duyên khoe áo mới, rồi những tấm hình "lễ" khai giảng năm học, họp tổng kết học kỳ, lễ kết nạp Đảng viên mới, hội diễn văn nghệ vv. Tôi cảm nhận rất rõ một người có lẽ sẽ được hệ thống đánh giá cao: tuyệt đối tin tưởng vào hệ thống và chấp hành mọi mệnh lệnh của cấp trên, chu toàn mọi nhiệm vụ được giao (dù là những việc vô bổ như trên). Tuyệt nhiên không thể tìm thấy chút dấu vết của sự trăn trở về giáo dục, về tình hình chính trị của đất nước. Chỉ thấy rõ một thái độ vô tâm, vô tâm và vô tâm... À, có lẽ có cả vô cảm nữa.
May quá, người ấy không nằm trong friendlist của tôi. Và sẽ không bao giờ là friend trong friendlist.
Tôi vừa block cô giáo ấy rồi, mà chẳng hiểu tại sao.
Cháu chia sẻ và đồng cảm với cô. Cháu cũng là một giáo viên cấp 3 nên thấy điều cô nói rất đúng: Đa phần các giáo viên dùng facebook giống như cô giáo kia và trên tường của họ hầu như không có những post liên quan gì đến tình hình chính trị đất nước.
Trả lờiXóa