Hôm qua đọc được bài thơ Nhạc xuân của Nguyễn Bính, trong đó có khổ thơ cuối cùng được gieo vần bằng với giọng điệu trầm buồn, tôi lại nhớ một bài thơ của một nhà thơ khác cũng liên quan đến một mỹ nhân phải đi lấy chồng xa xứ. Vâng đúng ạ, bài thơ Chiêu Quân của Quang Dũng.
Giống, mà không giống. Vì bài thơ Huyền Trân là tâm trạng của người ở, còn bài thơ Chiêu Quân là tâm trạng của người đi. Nhưng không giống mà giống, vì đi hay ở thì vẫn là chia ly, và vẫn buồn. Giọng thơ buồn buồn ấy, được gieo bằngvần bằng nằng nặng, chính là chỗ khiến tôi có sự liên tưởng giữa hai bài thơ. Đây nhé:
Huyền Trân, Huyền Trân, Huyền Trân ơi
Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồi
Giờ đây chín vạn bông trời nở
Riêng có tình ta khép lại thôi...
(Nhạc xuân, Nguyễn Bính)
----
Hồ xang, hồ xang xừ hồ xang
Chiêu Quân nàng ơi lệ dâng hàng
Lã chã trời Phiên mưa tuyết xuống
Chiêu Quân sang Hồ, xừ hồ xang ...
(Chiêu Quân, Quang Dũng)
Các bạn có thấy cả hai câu thơ đầu tiên trong 2 khổ thơ mà tôi vừa chép đều sử dụng gần như 100% vần bằng hay không? Hai câu thơ NB thì đúng là 100% vần bằng, không có vần trắc nào hết. Còn 2 câu thơ của QD thì chỉ có một từ vần trắc thôi, nhưng mà vần trắc ở tông thấp (ở đây là dấu nặng, từ "lệ", gọi là trầm khứ thanh) chứ không phải là vần trắc ở tông cao (như dấu sắc, dấu ngã). Nghe rất độc đáo, và gợi tạo cảm giác buồn buồn ...
Nào, cả bài thơ Chiêu Quân đây, các cùng bạn thưởng thức nhé:
Giống, mà không giống. Vì bài thơ Huyền Trân là tâm trạng của người ở, còn bài thơ Chiêu Quân là tâm trạng của người đi. Nhưng không giống mà giống, vì đi hay ở thì vẫn là chia ly, và vẫn buồn. Giọng thơ buồn buồn ấy, được gieo bằngvần bằng nằng nặng, chính là chỗ khiến tôi có sự liên tưởng giữa hai bài thơ. Đây nhé:
Huyền Trân, Huyền Trân, Huyền Trân ơi
Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồi
Giờ đây chín vạn bông trời nở
Riêng có tình ta khép lại thôi...
(Nhạc xuân, Nguyễn Bính)
----
Hồ xang, hồ xang xừ hồ xang
Chiêu Quân nàng ơi lệ dâng hàng
Lã chã trời Phiên mưa tuyết xuống
Chiêu Quân sang Hồ, xừ hồ xang ...
(Chiêu Quân, Quang Dũng)
Các bạn có thấy cả hai câu thơ đầu tiên trong 2 khổ thơ mà tôi vừa chép đều sử dụng gần như 100% vần bằng hay không? Hai câu thơ NB thì đúng là 100% vần bằng, không có vần trắc nào hết. Còn 2 câu thơ của QD thì chỉ có một từ vần trắc thôi, nhưng mà vần trắc ở tông thấp (ở đây là dấu nặng, từ "lệ", gọi là trầm khứ thanh) chứ không phải là vần trắc ở tông cao (như dấu sắc, dấu ngã). Nghe rất độc đáo, và gợi tạo cảm giác buồn buồn ...
Nào, cả bài thơ Chiêu Quân đây, các cùng bạn thưởng thức nhé:
Chiêu Quân
Tuyết lạnh che mờ trời Hán Quốc
Tỳ bà lanh lảnh buốt cung Thương
Tang tình năm ngón sầu dâng lệ
Chiêu Quân sang Hồ xừ hồ xang
Tỳ bà lanh lảnh buốt cung Thương
Tang tình năm ngón sầu dâng lệ
Chiêu Quân sang Hồ xừ hồ xang
Đây Nhạn Môn Quan đường ải vắng
Trường Thành xa lắm Hán Vương ơi!
Trường Thành xa lắm Hán Vương ơi!
Chiêu Quân che khép mền chiên bạch
Gió bấc trời Phiên thấm lạnh rồi
Gió bấc trời Phiên thấm lạnh rồi
Ngó lại xanh xanh triều Hán Đế
Từng hàng châu lệ thấm chiến nhung
Từng hàng châu lệ thấm chiến nhung
Quân vương chắc cũng say và khóc
Ái khanh! ái khanh! Lời nghẹn ngùng
Ái khanh! ái khanh! Lời nghẹn ngùng
Hồ xang hồ xang xự hồ xang
Chiêu Quân nàng ơi lệ dâng hàng
Chiêu Quân nàng ơi lệ dâng hàng
Lã chã trời Phiên mưa tuyết xuống
Chiêu Quân sang Hồ, xừ hồ sang...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đây là blog cá nhân, mong các bạn chỉ đưa những nhận xét ôn hoà, không cực đoan, không kích động hận thù, và tôn trọng sự khác biệt, để không gây rắc rối, bất lợi cho chủ blog.