Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

The untold history of Vietnam (Khue's essay)



The Untold History of Viet Nam
            I am an international student who is studying in America. I come from Viet Nam and I have lived in my country for 18 years. In the eyes of foreigners, Viet Nam is known as a country that has been no stranger with wars. The history of Viet Nam is a long story. In   feudal times, the Vietnamese people had to wage several wars against the Chinese to protect its territory from  Chinese invasion.  In more recent times, there were the war against  the French colonists in the 19th century, and later the long and well-known war with the United States (known as the Viet Nam War by Americans).

             I have learned History for 10 years, from grade 3 to grade 12. For me, History is really an interesting subject because it helps me discover what happened in the past. Every nation has a  unique history which every citizen can be proud of. As a Vietnamese citizen I want to understand Vietnam’s  history and be proud to tell it to others. However, the more grown up I become,  the more I realize  that the history I learned in school   is incomprehensible,  especially  the war with the United States, known in America as the Vietnam War. I feel that some stories that happened in this period are hidden or ignored by the Vietnamese government. In this essay, I will narrate what I have learned about the Viet Nam War in my textbooks with other stories outside, the process of my self-awareness of the nature of this war, and my friend’s unanswered  questions  in the History and Civic Education classes.

            The Viet Nam War started in November  1955 and ended in April 1975, lasting  for about 20 years. It is said that the Viet Nam War is nearly similar to the Korean War which happened in the same period, both of which receiving the involvement of the United States. The Viet Nam War has been taught repetitively three times in the History curriculum in Vietnam: at grade 5, grade 9, and grade 12. What I have learned about the Viet Nam War is that it is the war against the invasion of Vietnam by American imperialists after the withdrawal of the French colonists. America occupied South Viet Nam, and the Vietnamese people had to stand up to liberate the South to unify their    nation. Moreover, the government of South Vietnam (officially known as the Republic of Vietnam, shortened as RVN) is referred to in our History textbooks as  “Nguyquan – Nguyquyen” (puppet army – puppet government) – a scornful name for    government of RVN” which  America helped set up. When I was in elementary and junior high schools, I used to totally believe in what I learned about this war. I used to think that America is Vietnam’s most sinister enemy. I was very proud of my country’s history because there were many glorious victories. A poor and small country as Vietnam is, we  courageously fought against and defeated the world’s most powerful country, America. Not until when  I was in grade 5 that I started to recognize something was wrong in what I was taught about the Viet Nam War. At that time, I had to learn by heart all the details in the Viet Nam War to pass the final exam in History, and I asked my mother to check that if I had  memorized everything. I noticed that  my mother seemed to be bothered  or even hated what I was telling to her. I could not explain my mother’s behavior;  I just guessed  that she did not want me to learn History by memorizing without real understanding.

            When I grew up, I began to hear some stories outside my textbooks about the Viet Nam War. I heard them from my mother, my father and other elders about the many people who left their motherland at any cost to live in other countries after the Viet Nam War; these people were called the Boat People. The Boat People used a small and primitive boat to go through ocean, and many people died for starving, shark attacks, and pirates. Furthermore, I continuously heard about the re-education camps where officersand soldiers who worked under for the army and the government of the Republic of Viet Nam had to join in after the war ended. Some people went to the re-education camp and never came back; they had died in the camp for various reasons, sometimes  mysteriously. It is said that the re-education camp is similar to a prison. These camps were to   punish those people who were considered the losers. However, these stories which I heard from people around me cannot be found  in my textbook or in any official sources. Moreover, I was told stories from my mother about our family. My family lived in Sai Gon under the Republic of Viet Nam. My grandfather was an officer who worked for the RVN government. My mother told me that after April 30th 1975, my grandfather lost his job, and my mother and other members in the family had difficulty in being admitted  into  universities because of the family’s background. Right before the fall of Saigon,  the United States had a policy to evacuate some Southern Vietnamese people who worked for the government to runaway as  political refugees, and two members in my family left Viet Nam at  the age of 20s to live in America. Since that time, I was aware that my family belongs to  the  losing side. I even understood why my mother was irritated when listening to what I was taught  and  believed in about the Viet Nam War. The reason is that in the textbook the Republic of Viet Nam is depicted as really barbarous and treasonable, America was crafty, and the only judicious side was the Northern Vietnamese government.

            Then one time, I saw a photo album of Sai Gon before 1975. The old Sai Gon was a combination of vintage and modern beauty: many English nameplates and automobiles in the downtown area, a bunch of tamarind trees along the streets… Vietnamese women wore a glamourous traditional costume – “ao dai”, while army officers and the government officials wore elegant western suits. In this album I was impressed by a photo of a traffic jam in downtown Sai Gon. There was no chaos  but a queue of vehicles  awaiting their turn to move.This is really different from Sai Gon nowadays. I really like this album and became attracted with the worth of the old Sai Gon. Even more, I also watched a cultural exchange talk show between southern Vietnamese artists and  Americans. They communicated with each other in a friendly and respectful way. Besides, I learned that the Republic of Viet Nam  was a really developed region in South East Asia  in many aspects, from food production to education and sports, especially soccer. Many images and information that I learned about Sai Gon contrasted with the image in my textbook. Gradually, I began to asked myself  if the Republic of Viet Nam and the Americans were really as  bad and as crafty as  I was taught. Also I began to find  out that the Viet Nam War is not just a war against the colonialism and imperialism, and the Vietnamese government seems to distort the history.

            Indeed, I really opened my eyes to the nature of the Viet Nam War when I was in senior high school. This time I was in grade 10 and I had to learn about World History. My History teacher was a middle-aged woman so there were not many activities during class time. Therefore, I and other students usually felt sleepy whenever the History class was coming. I was taught so many things about  World History but I  only remember World War I,  World War II, the industrial revolution in England, the Renaissance, and the reason why the Soviet Union disbanded. I have not been able to remember the advent of the Communist International, the movement of labor, the Russian October Revolution, and so forth. Actually, I did not deliberately forget these historical details but the method to study History by memorizing in Viet Nam just created a short-term memory that I could use to tackle the exam and then the knowledge was all gone. I memorized the knowledge mechanically even when I did not understand it. The History class in grade 10 was a nightmare to me. 

            However, the only thing that I always remembered about this class was the unanswered  questions by a friend of mine. He was a kind of clever person and good at English. Once, during a History class, my teacher mentioned the topics of communism and the Viet Nam War, and my friend asked: “Dear Teacher, let’s suppose that the Republic of Viet Nam was not defeated by the North Viet Nam. So what would happen  with Viet Nam nowadays?” “Will Viet Nam become a divided country, the same as Korea or will Viet Nam will become a capitalist country?” In addition, in Civic Education class, I also learned about communism and capitalism and my teacher always said that communism was the best ideology. Then my friend also asked the question that had similar idea with the question in History class. He said: “If  communism is the best ideology then why are there  just only four countries that chose  communism in the world today?” He wanted to know  whether there were other options for the political system in Viet Nam except communism, and why Viet Nam cannot have many political parties  like America or other countries. This was really an interesting question. He was the only student who doughtily spoke his mind   in public. Both of my friend’s questions in the History and Civic Education classes were not answered  honestly. These  teachers tried to vindicate the government system and considered his questions as rebellious and not patriotic . But  my friend’s questions helped me figure out that the history  I have learned is not clear and not totally true. There are many stories outside textbooks which have evidence but cannot be found  in textbooks or ever mentioned  by the government. There are questions that are not responded to and even not encouraged to ask. Why does the Vietnamese government try  to keep silent about these stories and seem to tell lies  to  young generations? 

            I consider myself really lucky to be able to study abroad in America. I have more opportunities to research information to find  the truth about  the Viet Nam War, which I can never do in Viet Nam because many websites and news broadcasts from overseas are not accessible, due to the tight control of information by the government. In the previous semester, I learned about the history of America after 1877 and it contained details of the Viet Nam War. After 10 years I believe I can understand the nature of the Viet Nam War more thoroughly. This war happened during the Cold War era, a bad consequence of World War II. The Cold War era divided the world into two zones - capitalism and communism, each of which was led by a then superpower:  America and the Soviet Union.  There were three countries where both of those two opposing ideologies existed: East and West Germany, North and South Korea, and North and South Viet Nam. Therefore, the Viet Nam War is not simply the war against colonialism and imperialism as  what the Vietnamese government tells their people,  but it is actually  the war between two ideologies which caused  the Cold War. The involvement of America in the Viet Nam War is not as an imperialist but as an ally who supported for the freedom and independence of the Republic of Viet Nam. The Vietnamese people are always told  that  Americans were cruel, they bombed the North Viet Nam, and caused the Agent Orange syndrome. However, we  need to understand that the nature of war is violent. If we consider the American perspective, we  will see that  the United States had to waste a lot of money, and American soldiers had to fight and sacrifice in a strange country  far away from their motherland. And the profit that America could gain, if any, is really as little  as nothing. 

            Napoleon Bonaparte once said “History is a set of lies agreed upon”. And Winston Churchill  stated that “History is written by the victors”. I wanted to know if the history of Viet Nam records true stories or just artificial stories made by the government. I do not know why the Vietnamese government or Vietnamese people hide the true fact of the Viet Nam War even though they know it. Are Vietnamese people  afraid to say it to the young generations or afraid that other people in other countries know what really happened? What is the real meaning of history and the method of learning and teaching this subject? Those are questions that haunt me now, and I know I will try my best to dig out the truth to have those questions answered.

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Gạc Ma. Đêm ấy. Ta đau ...

Và niềm đau vẫn cứ mưng mủ lở loét cho đến tận bây giờ ....

Không, niềm đau của tôi không chỉ vì mất đảo. Tôi đau nhiều hơn vì hồi ấy, năm 1988, là một người dân của TP HCM rực rỡ tên vàng, một trí thức trẻ đang giảng dạy tại ĐH Tổng hợp đầy truyền thống cách mạng, mà tôi hoàn toàn không biết gì về những nỗi đớn đau cay đắng xảy ra cho những người lính giữ biển giữ đảo cho quê hương. Tôi không biết, không phải vì tôi không muốn biết, mà vì toàn bộ dân Việt đã bị tước mất quyền được biết về những gì đang xảy ra trên tổ quốc của mình. Để mãi đến bây giờ niềm đau ấy mới được len lén thừa nhận, rụt rè bộc lộ ra. Như trong những bài thơ này.

Uất nghẹn quá! Tôi không còn lời gì để nói thêm nữa.

Xin chia sẻ với các bạn đọc chùm thơ về Gạc Ma đăng trên Tuổi Trẻ hôm nay. Và cám ơn TT đã rụt rè, len lén đăng những bài thơ ấy lên để nói lên cảm xúc của những người dân Việt như tôi.

(Có nhiều không, những người đang đau cái đau Gạc Ma giống như tôi, nhỉ?)

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20160131/gac-ma-dem-ay-ta-dau-bien-khong-xanh-nua-chi-rau-rau-tang/1047352.html
---------
Gạc Ma sau đêm ấy
(Kính tặng 64 chiến sĩ đã ngã xuống năm 1988)
 Gạc Ma. Đêm ấy. Ta đau Biển không xanh nữa, chỉ rầu rầu tang Một con tàu cuối vỡ tan Một vầng trăng cuối, đang nhàn nhạt. Trôi
Sau đêm hôm ấy. Ta thôi Không còn tin chuyện xa vời viển vông Đảo này đảo của cha ông Bao nhiêu máu đã nhuốm hồng mắt đêm?
Bạn đi. Đau tuổi. Đau tên Không hồn. Chẳng vía để lên Niết Bàn Tiếng con thơ. Xé không gian Mẹ không khóc được. Chỉ giàn giụa thôi!
Gạc Ma. Đêm ấy. Ta trôi Theo màu cờ đỏ có đôi nhạn hồng Sáng thăm thẳm. Chiều mênh mông Xin về đây ngọn gió đồng hôm xưa Gọi hồn lính trẻ trong mưa Bềnh bềnh con sóng... Ai vừa thả hoa
Sau đêm hôm ấy. Ta xa Chiếc giường ọp ẹp vợ ta vẫn nằm Ở đây làm gió, làm trăng Giữ yên cái cõi xa xăm... Bạn về!

LÊ HÒA


Màng nhện
Tôi bảo này gió ơi, Ở chỗ này có cái màng nhện Cái màng nhện nhỏ thôi Chắc là của con nhện nhỏ Nó một mình dệt tối hôm qua Màng dệt xong mà không thấy nó  Chắc không ưng nên nó bỏ đi rồi Cái màng nhện trông chừng buồn bã Mới tinh khôi đã hoang phế vội vàng Gió đung đưa hãy đung đưa khẽ nhé Kẻo vô tình làm rách cả hoa văn Tôi bảo này nắng ơi, Ở chỗ này âm thầm quạnh quẽ Sương đêm còn u uẩn đường tơ Nắng hãy ngó vào đây một tí Sự lãng quên sẽ tan biến tức thì Mỗi ô trống sẽ lấp đầy ngọc quý Giữ cho bền một sáng tác phù du Tôi sẽ lặng yên ngắm nhìn thật kỹ Biết đâu kiếp nào tôi hóa nhện thờ ơ.

NGUYỄN THỊ HẢI


Người xa quê có nhớ làng
Đan mùa xuân ở khắp trời Con chim én nhỏ như người phương xa Trở về có mỗi mình ta  Người phương xa, người phương xa có về...
Gửi theo chim én lời thề Gửi theo cả cỏ bờ đê trăng vàng Người phương xa có nhớ làng Cỏ bờ đê với trăng vàng vẫn đây
Người phương xa biết Tết này Trở về lá cỏ trên tay đêm nào Trăng bờ đê vẫn ngọt ngào Cỏ bờ đê vẫn đan vào nhớ thương
Đan thành tấm áo trong sương Có bao nhiêu nỗi vấn vương không về Gửi theo chim én lời thề Gửi theo cả cỏ bờ đê trăng vàng
Người phương xa có nhớ làngCỏ bờ đê với trăng vàng ở đâu ?!

NGUYỄN HƯNG HẢI

 
LÊ HÒA - NGUYỄN THỊ HẢI - NGUYỄN HƯNG HẢI



Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Nhà Việt Nam yêu dấu ơi ...

Nhà VN yêu dấu ơi, bao giờ thanh bình? 

Câu hỏi da diết ấy là câu cuối của bài hát Đêm nguyện cầu, một bài hát ra đời trong cuộc chiến dai dẳng thảm khốc giữa hai miền Nam Bắc trước năm 1975..

Tôi nhớ lại bài hát này khi tự dưng có ai đó đưa nó lên facebook.

Bài hát này đối với tôi không xa lạ. Tôi đã nghe nó rất rất nhiều lần thời cuộc chiến còn đang diễn ra - một bài hát với giai điệu buồn quay quắt và ca từ thật da diết.

Nghe bài hát vào thời trẻ (chỉ mới học cấp hai), con người mau nước mắt của tôi thời ấy thế nào cũng rơm rớm, nghĩ tới những người lính trẻ chết trận mà thỉnh thoảng đám tang của họ lại được tổ chức ở nhà thờ ngay trước cửa nhà tôi.

"Rưng rưng tôi chắp tay nghe hồn khóc đến rướm máu .... Nghẹn ngào cho non nước tôi muôn vàn u sầu ..." Lời ca thật xót xa, và với tôi, những lời ấy hoàn toàn chính xác chứ không hề là lời hoa mỹ mà sáo rỗng như nhiều bài hát mà hiện nay tôi vẫn nghe nhai nhải bên tai.

Nhưng cuộc chiến nào rồi cũng chấm dứt, và cuộc chiến ấy kết thúc đến nay đã hơn 40 năm. Bài hát cũng rơi vào quên lãng, hoặc đúng hơn, nó không bị quên mà bị chôn rất sâu trong ký ức, để chỉ đến khi có dịp nó mới được khơi dậy.

Chẳng hiểu với tâm trạng gì và ẩn ý gì mà hôm nay có người đưa lên fb. Nghe lại, vẫn thấy rưng rưng. "Quê hương non nước tôi ai gây hận thù, tội tình ..." Thương đất nước, và thương thân phận của từng người VN quá. Một tương lai mờ mịt...

Thượng đế hỡi có thấu cho người dân Việt???
 ------
Mời các bạn nghe bài hát ở đây:

https://www.youtube.com/watch?v=_e9Mc7e0BDM



Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Viết vụn cuối năm Mùi

Buổi tối sau khi Đại hội 12 của Đảng CSVN kết thúc với thắng lợi không chút bất ngờ của một người nổi tiếng giáo điều và kiên định với lý tưởng Mác - Lê, và sự ra đi dường như khá hụt hẫng của một người được đa số những người VN mơ mộng cho rằng sẽ đem lại những thay đổi cho đất nước trong nhiệm kỳ tới, tôi đọc được qua các dòng status của bạn bè chút lo lắng về vận mệnh đất nước trong những ngày tới.

Tôi cũng đang ở trong tâm trạng băn khoăn như thế. Thật bất thường, năm nay trời miền Bắc lần đầu tiên có những nơi tuyết phủ trắng xóa trên đồng, trâu bò chết như rạ, người già trẻ em áo rách chân trần môi tím tái - thật không khác cảnh tượng của nông thôn miền Bắc trong các tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao hay Nhà mẹ Lê của Thạch Lam cách đây cả gần thế kỷ. Nhìn xung quanh thì hàng TQ độc hại đầy rẫy, từ trái cam, trái táo, mớ rau, hạt gạo, cái tăm xỉa răng, đến áo lót, quần đùi, tất len, rồi giầy dép, túi xách, đến điện thoại, TV, tủ lạnh ... tất tần tật đều hàng TQ. Và ngoài Biển Đông kia thì ngư dân liên tục bị đâm chìm tàu, bị xịt vòi rồng, bị mất ngư trường truyền thống, chưa kể thỉnh thoảng bị cướp tàu, bị đánh đập, bị giam cầm, bị bắn chết ... và phản ứng của nhà nước Việt Nam luôn luôn chỉ là vài lời phản đối yếu ớt chiếu lệ.

Nhưng trong số các comment bên dưới một status đầy tâm trạng băn khoăn như vậy, tôi nhặt được một lời phản đối mạnh mẽ: "Hãy nhìn vào mặt tích cực của VN đi! Không thấy bộ mặt nông thôn VN đã thay đổi rất nhiều hay sao?"

Comment ấy khiến tôi nhớ lại những cuộc nói chuyện với những người tài xế taxi trên đoạn đường dài từ sân bay Nội Bài đến Hà Nội và ngược lại trong những chuyến công tác gần đây của tôi. Rất nhiều khả năng anh tài xế trẻ đang chở bạn là con cái của một gia đình nông dân vừa mất đất. Giọng nói, cử chỉ và phong cách của anh ta bộc lộ điều này. Well, nói là mất đất cũng không đúng hẳn; gia đình anh ta chắc đã được đền bù với một số tiền có thể là quá lớn đối với thu nhập từ nông nghiệp, nhưng cũng quá ít ỏi đến độ không là gì cả để chuẩn bị cho một cuộc sống nơi đô thị khi họ không học hành bao nhiêu, nghề nghiệp kiếm sống duy nhất của họ là nghề nông nhưng giờ đây họ không còn đất.

Số tiền đền bù tưởng là to khi họ được nhận, đã được tiêu một cách phung phí vội vã cho bõ những ngày tằn tiện kéo dài cả cuộc đời. Rồi sau ít ngày ăn chơi thỏa thích, họ bàng nhận ra rằng họ đã bị bứng hoàn toàn khỏi cội rễ, không còn đất đai cũng không nghề nghiệp để kiếm sống, và những ngày cơ cực sấp ngửa tìm kế sinh nhai lại bắt đầu. Những làng quê êm ả đã tồn tại ngàn năm nay giờ mất đi, thay vào đó các chung cư cao tầng với giá bán cao ngất ngưởng với những căn hộ đầy đủ tiện nghi nhưng rất có thể vẫn còn bỏ trống không có người ở. Vâng, bộ mặt nông thôn đã thay đổi như thế đấy.

Tôi lần sang fb của người viết comment ấy. Một cô giáo có lẽ dạy cấp 3 ở một tỉnh phía Bắc, tuổi chừng trên dưới năm mươi, trên fb toàn những tấm hình đứng cười làm duyên khoe áo mới, rồi những tấm hình "lễ" khai giảng năm học, họp tổng kết học kỳ, lễ kết nạp Đảng viên mới, hội diễn văn nghệ vv. Tôi cảm nhận rất rõ một người có lẽ sẽ được hệ thống đánh giá cao: tuyệt đối tin tưởng vào hệ thống và chấp hành mọi mệnh lệnh của cấp trên, chu toàn mọi nhiệm vụ được giao (dù là những việc vô bổ như trên). Tuyệt nhiên không thể tìm thấy chút dấu vết của sự trăn trở về giáo dục, về tình hình chính trị của đất nước. Chỉ thấy rõ một thái độ vô tâm, vô tâm và vô tâm... À, có lẽ có cả vô cảm nữa.

May quá, người ấy không nằm trong friendlist của tôi. Và sẽ không bao giờ là friend trong friendlist.

Tôi vừa block cô giáo ấy rồi, mà chẳng hiểu tại sao.

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Chiêu Quân sang Hồ, xừ hồ xang ...

Hôm qua đọc được bài thơ Nhạc xuân của Nguyễn Bính, trong đó có khổ thơ cuối cùng được gieo vần bằng với giọng điệu trầm buồn, tôi lại nhớ một bài thơ của một nhà thơ khác cũng liên quan đến một mỹ nhân phải đi lấy chồng xa xứ. Vâng đúng ạ, bài thơ Chiêu Quân của Quang Dũng.

Giống, mà không giống. Vì bài thơ Huyền Trân là tâm trạng của người ở, còn bài thơ Chiêu Quân là tâm trạng của người đi. Nhưng không giống mà giống, vì đi hay ở thì vẫn là chia ly, và vẫn buồn. Giọng thơ buồn buồn ấy, được gieo bằngvần bằng nằng nặng, chính là chỗ khiến tôi có sự liên tưởng giữa hai bài thơ. Đây nhé:

Huyền Trân, Huyền Trân,  Huyền Trân ơi
Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồi
Giờ đây chín vạn bông trời nở
Riêng có tình ta khép lại thôi...
(Nhạc xuân, Nguyễn Bính)
----
Hồ xang, hồ xang xừ hồ xang 
Chiêu Quân nàng ơi lệ dâng hàng
Lã chã trời Phiên mưa tuyết xuống
Chiêu Quân sang Hồ, xừ hồ xang ...
(Chiêu Quân, Quang Dũng)

Các bạn có thấy cả hai câu thơ đầu tiên trong 2 khổ thơ mà tôi vừa chép đều sử dụng gần như 100% vần bằng hay không? Hai câu thơ NB thì đúng là 100% vần bằng, không có vần trắc nào hết. Còn 2 câu thơ của QD thì chỉ có một từ vần trắc thôi, nhưng mà vần trắc ở tông thấp (ở đây là dấu nặng, từ "lệ", gọi là trầm khứ thanh) chứ không phải là vần trắc ở tông cao (như dấu sắc, dấu ngã). Nghe rất độc đáo, và gợi tạo cảm giác buồn buồn ...

Nào, cả bài thơ Chiêu Quân đây, các cùng bạn thưởng thức nhé:

Chiêu Quân

Tuyết lạnh che mờ trời Hán Quốc
Tỳ bà lanh lảnh buốt cung Thương
Tang tình năm ngón sầu dâng lệ
Chiêu Quân sang Hồ xừ hồ xang

Đây Nhạn Môn Quan đường ải vắng
Trường Thành xa lắm Hán Vương ơi!
Chiêu Quân che khép mền chiên bạch
Gió bấc trời Phiên thấm lạnh rồi

Ngó lại xanh xanh triều Hán Đế
Từng hàng châu lệ thấm chiến nhung
Quân vương chắc cũng say và khóc
Ái khanh! ái khanh! Lời nghẹn ngùng

Hồ xang hồ xang xự hồ xang
Chiêu Quân nàng ơi lệ dâng hàng
Lã chã trời Phiên mưa tuyết xuống
Chiêu Quân sang Hồ, xừ hồ sang...

Đừng về Chiêm quốc nhé, Huyền Trân!

Đọc lan man về SG-GĐ xưa, tôi tìm thấy một khổ thơ viết về Huyền Trân công chúa của nhà thơ Nguyễn Bính. Khổ thơ ấy tôi chưa đọc bao giờ, dù tôi cũng (tự cho mình) là người chịu khó đọc, dù không chọn nghề thơ văn.

Một tứ thơ rất lạ, giọng thơ buồn buồn, trầm trầm, như  cái kết cục đau buồn của cuộc đời vị công chúa trẻ cành vàng lá ngọc Huyền Trân:

Huyền Trân Huyền Trân Huyền Trân ơi !
Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồi
Giờ đây chín vạn bông trời nở
Riêng có tình ta khép lại thôi


Đọc, và thấy rợn cả người vì xúc động. Xung quanh cuộc đời - và cuôc tình, cuộc hôn nhân - của Huyền Trân có rất nhiều giai thoai. Về mối tình của cô với một vị tướng trẻ Trần Khắc Chung trước khi cô bị/được vua cha gả cho Chế Mân. Về mối thịnh tình mà vị vua Chiêm lãng mạn Chế Mân đã dành cho cô, người đã không ngại ngùng cắt hai châu Ô và Lý cho Đại Việt để làm món quà cưới của một ông vua giàu có vương giả. Và về quan hệ giữa hai nước Viêt và Chiêm Thành khi Chế Mân chẳng may qua đời chỉ một năm sau khi lấy Huyền Trân. Vâng, cái tên Huyền Trân quả là chìm trong một màn sương mờ ảo và với những chi tiết thật éo le, thương cảm. Chắc chắn tôi sẽ còn phải quay lại đề tài Huyền Trân không chỉ một lần mà là nhiều lần nữa.

Còn bây giờ thì xin đăng lại đầy đủ bài thơ có khổ thơ nói trên của Nguyễn Bính. Vâng nó đây rồi, xin mời các bạn thưởng thức nhé. Và xin đọc cả bài giới thiệu trong link này: http://www.phattuvietnam.net/van-hoc/17767-th%C6%A1-xu%C3%A2n-nguy%E1%BB%85n-b%C3%ADnh.html.  Rất đáng đọc, các bạn ạ.
---------------

Nhạc xuân

Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Xuân đã sang đò nhớ cố nhân
Người ở bên kia sông cách trở
Có về Chiêm Quốc như Huyền Trân ?

Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Phơi phới mưa sa nhớ cố nhân
Phận gái ví theo lề ép uổng
Đã về Chiêm Quốc như Huyền Trân ?

Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Lăng lắc đường xa nhớ cố nhân
Nay đã vội quên tình nghĩa cũ
Mà về Chiêm Quốc như Huyền Trân ?

Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Pháo đỏ đầy thềm nhớ cố nhân
Cung nữ như hoa vườn thượng uyển
Ai về Chiêm Quốc hộ Huyền Trân ?

Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Rượu uống say rồi nhớ cố nhân
Đã có yêu nhau là đến thế
Đừng về Chiêm Quốc nhé Huyền Trân ?

Đừng về Chiêm Quốc nhé Huyền Trân
Ta viết thơ này gửi cố nhân
Năm mới tháng giêng mồng một tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân.

Huyền Trân, Huyền Trân, Huyền Trân ơi !
Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồi
Giờ đây chín vạn bông trời nở
Riêng có tình ta khép lại thôi.

Nhớ về Xóm Mới (bài tìm được trên mạng)

Nguồn: http://xommoigovap.tripod.com/nhovexommoi.htm

Nhớ về Xóm Mới năm xưa



"Xóm Mới! Xóm Mới"

Ðịa danh Xóm Mới không rõ xuất hiện tự bao giờ và do ai đặt? Có lẽ không người nào có thể giải đáp một cách chính xác được. Ngày nay Xóm Mới không còn là một xóm mới nữa, mà Xóm Mới đã trở thành một xóm cũ tự mấy chục năm qua rồi. Nhưng địa danh Xóm Mới vẫn tồn tại trong lòng người Việt Nam. Dù sống ở trong nước hay hải ngoại, mỗi khi nghe đến địa danh Xóm Mới thì ai nấy cũng đều nghĩ đến một vùng ngoại ô ở không xa Sài Gòn và gồm toàn dân Bắc Kỳ di cư, nơi nổi tiếng sản xuất pháo cùng với món “Mộc Tồn” nổi tiếng rất là "quốc hồn quốc túy" .


Mộc tồn là món cầy tơ,
Mắm tôm, mẻ, xả, lá mơ, củ riềng,
Húng thơm, húng quế giao duyên,
Bánh đa, chanh, ớt, nhóm liền lò than,
Chả chìa, thịt luộc bắt ham,
Tiết canh, sườn nướng, thênh thang lòng, dồi,
Xáo ninh, rựa mận đầy nồi.
Thêm tái áp chảo, lại thồi chả chiên,
Cạn chai rượu thuốc ngả nghiêng,
Quốc hồn, quốc túy, lưu truyền nhân gian.

Dương Toàn Thịnh


Mùa Thu năm 1954, đất nước Việt Nam thân yêu bị phân chia thành hai miền Nam Bắc cách biệt với hai thể chế chính trị đối lập. Tháng chín năm đó, gia đình tôi từ giã Hà Nội để vào Nam sinh sống. Tạm trú trong thành phố Sài Gòn đuọc vài tuần lễ thì Tổng Ủy Di Cư mở thêm một trại định cư tại Xóm Mới. Xóm Mới chỉ cách tỉnh lỵ Gia Ðịnh khoảng năm cây số, nhưng nếu hỏi thăm bác tài xế taxi hay xích lô thì chẳng ai rõ ở đâu. Nếu gặp một bác xà ích xe ngựa lâu năm trong nghề thì cũng chỉ được trả lời một cách rất lơ mơ: "Qua nghe nói Sớm Mới ở miệt Gò Dấp chi đó". Có hỏi thêm thì chỉ được đáp lại bằng cách lắc đầu quầy quậy với mấy tiếng: "Qua cũng không rõ lắm".
Gia đình tôi là một trong số những người di cư tị nạn đầu tiên tới Xóm Mới. Mấy tháng đầu, mọi người tạm trú trong những căn nhà làm vội vàng lợp tôn bao quanh bằng những tấm phên tre sơ sài. Có hôm ban ngày trời nóng bỏng, đêm xuống khí hậu lại khá lạnh, khiến cho những ông già bà cả Bắc Kỳ tị nạn chưa quen với thời tiết miền Nam nên rất khó chịu, càng nặng lòng nhớ về cố hương miền Bắc xa vời.

 
Bấy giờ Xóm Mới chỉ là một vùng hoang địa, xa xa lác đác một vài căn nhà của đồng bào địa phương ẩn sau những vườn cây xanh tốt. Hàng ngày Phủ Tổng Ủy Di Cư tiếp tục đưa đồng bào tị nạn tới Xóm Mới, có ngày bẩy tám chục, có ngày hơn trăm và có ngày tới hơn ba trăm người.
Về phương diện hành chính, trại di cư Xóm mới thuộc xã An Nhơn, quận Gò Vấp. Mỗi khi có việc, đồng bào phải đi bộ lên văn phòng xã gọi là "nhà làng" xa trại hơn một cây số. Khi đó vị xã trưởng là ông Nguyễn ăn Phước người địa phương, lúc nào cũng cầm lọ dầu gió lên mũi hít. Còn nhớ con dấu của Hội đồng nhà làng có ba chữ quốc ngữ "An Nhơn Xã".

Ðến cuối năm1954, dân số trại định cư Xóm Mới đã lên đến bốn nghìn, nhưng Chính phủ vẫn tiếp tục đổ dồn dân di cư tới Xóm Mới. Ðông người mới đến nên cán bộ làm nhà không kịp, nhiều gia đình đã phải dùng những tấm tôn gác vào bên cạnh những mái nhà để làm nơi trú ẩn. Dân Xóm Mới ban đầu nay nhiều cụ đã về chầu tiên tổ, còn những người trẻ tuổi chắc ít ai nhớ đến những ngày mới thành lập trại.
Dân số khu vực Xóm Mới đã tăng trưởng thật nhanh chóng. Khi chương trình định cư dân Bắc Việt tị nạn chấm dứt, Xóm Mới chưa đầy 10,000 người. Nhưng rồi ngoài số trẻ nhỏ mới sinh, lại có nhiều gia đình khác đến cư ngụ tại Xóm Mới. Trước khi thời thế đổi thay vào hồi cuối tháng Tư năm , vừng Xóm Mới có khoảng 15,000 người, nhưng nay con số đó đã lên đến trên 50,000.

Nói đến Xóm Mới - Gò Vấp, có lẽ nhiều người nghĩ khu vực này chỉ toàn gồm nguòi "Bắc Kỳ di cư". Nhưng trong thực tế, ngay từ năm , ngoài những người Bắc Kỳ di cư tị nạn, còn có người địa phương mà trong cuộc chiến -da phải bỏ xã An Nhơn lên Sài Gòn hay các nơi khác, đến nay thanh bình đã trở lại quê cũ làm ăn và tái lập nghiệp trong vùng Xóm Mới trên phần đất của tổ tiên. Nhưng những đồng bào chính tông này không ở chung với khu vực định cư, mà chỉ sống ở sát trại di cư.
Ngay từ ban đầu, trại di cư Xóm Mới gồm hầu hết những người gốc các tỉnh phía bắc vĩ tuyến 17. Qua những tài liệu, những hồ sơ dân số nhập trại hồi năm 1954-1955, chúng tôi thấy người tới Xóm Mới quê ở đủ các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Ðông, Nam Ðịnh, Hà Nội, Bắc Giang, Yên Bái, Hưng yên, Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Kiến An, Hải Dương, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Yên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghê An, thâm chí có cả người sinh ở Quảng Nam và Huế. Tò mò hỏi chuyên thì được biết những gia đình tuy gốc người nguyên quán phía Nam sông bến Hải, nhưng trước đã ra Bắc lập nghiệp, nay cũng theo làn sóng di cư chạy vào Nam tị nạn cộng sản và cũng được Phủ Tổng Ủy Di Cư đưa đến tạm trú tại Xóm Mới rồi định cư luôn tại đây.

Ngay tự lúc ban đầu cũng như sau này, dân chúng Xóm Mới không phải chỉ gồm những người Công Giáo miền Bắc di cư, mà có nhiều người theo các tôn giáo khác như: Tin Lành, Phật Giáo. . . hay không phải là tín đồ của một tôn giáo nào mà chỉ là đạo thờ kính ông bà tổ tiên. Nhưng nhiều người vẫn ngộ nhận Xóm Mới là khu toàn tòng Công Giáo. Sự hiểu lầm này cũng có lý do, vì khách lạ đặt chân đến khu vực Xóm Mới thì thấy rất nhiều nhà thờ, và nhà cửa của giáo hữu thường ở chung quanh nhà thờ xứ đạo mình.

Trước tháng Tư năm 1975, Xóm Mới cũng có một ngôi chùa nổi tiếng là chùa Tiên Long ở tại khu Một (hồi di cư, Xóm Mới được chia ra thành từng Khu từ Một đến Tám). Vào những ngày sóc vọng trong tháng, các Phật tử trong vùng thường đến chùa lễ bái đông đảo. Chùa chỉ có các bà vãi và sư nữ trụ trì chứ không có sư nam, chỉ riêng những ngày lễ vía hay các dịp đặc biệt thì sư ông mới đến hành lễ hay thuyết pháp. Khu vực Xóm Mới còn có một Thánh Thất Cao Ðài ở cách chùa Tiên Long khoảng nửa cây số về hướng Bắc trên đường đi Thông Tây Hội, nhưng cơ sở này là của người địa phương. Thành phần gốc dân Xóm Mới tuy phức tạp, như câu tục ngữ "chín người mười phương", và tuy theo các tôn giáo khác biệt nhưng vẫn sống vui vẻ hòa nhã với nhau, không hề xẩy ra sự xích mích hay chia rẽ vì lý do tôn giáo hay nguồn gốc.

Không rõ Xóm Mới có phải là nơi "đất lành chim đậu" như lời các cụ xưa thường nói, nhưng chỉ sau dăm năm thành lập, trại di cư Xóm Mới đã trở thành khu vực sầm uất, nhà cửa san sát, và càng ngày càng có nhiều người đến ở vùng này. Ai nấy đều có đời sống vật chất tương đối ổn định với những nghề nghiệp khác nhau, từ người làm ruộng, kẻ buôn bán, dạy học, cho đến những công chức, binh lính, sĩ quan hay các nghề mưu sinh tự do khác.

Xa cách Xóm Mới đến nay đã một phần tư thế kỷ, nhưng lòng vẫn nhớ về Xóm Mới. Những kỷ niệm vui buồn cùng với những khuôn mặt thân yêu vẫn không bao giờ phai mờ trong trí nhớ. Ước mong ngày nào đó, như đàn chim lạc tìm về tổ ấm, những người chúng ta một thời đã sống ở Xóm Mới, sẽ cùng nhau trở về để cùng chung sống tại nơi quê cũ dấu yêu.

California, Tiết Lập Ðông Canh Thìn

Vũ Kim Lão Nhân

Xóm Gà của tôi

Không, tôi không sinh ra và lớn lên ở Xóm Gà, vì gia đình tôi sống ở khu quận Tân Bình, nên tôi chỉ là "người nhập cư", nhập hộ khẩu về Bình Thạnh sau khi lập gia đình vào năm 1985 (ở nhà chồng khu Cây Quéo). Khi ra ở riêng, tôi tìm nhà gần nội cho dễ chạy qua chạy lại, nên mua nhà ở đúng ngay khu vực Xóm Gà, vào lúc khu vực này vẫn còn vô cùng hoang vắng. Quay qua quay lại cũng 30 năm rồi, nên có thể tạm nhận mình là người Xóm Gà, dù chỉ là nhập cư Xóm Gà cũng được. 

Những cái tên quê mùa, thân thương như Cây Quéo, Cây Thị, Xóm Thuốc, những cái tên gơi về một thời Gia Định xưa như Bình Hòa, Hạnh Thông Tây ... tôi vẫn nghe quen tai nhưng không bao giờ tìm hiểu về nó. Nhưng tự nhiên hôm nay đầu năm đầu tháng, rảnh rỗi sao lại đọc được mấy bài viết về địa danh Xóm Gà. Thấy như gặp người quen cũ đã thất lạc từ lâu, vội đem bài viết đem về đây cất để dành, sẽ từ từ tìm hiểu tiếp về vùng đất Gia Định lừng danh một thời ấy.

Nào, xin mời các bạn!

Địa danh Xóm Gà giờ vẫn còn được lưu giữ trong tên tiệm Bida này đây (xem hình):


---------------
Xóm Gà – Hoài niệm thương yêu.
http://maivantran.com/tag/xom-ga/ 
Y Nguyên-Mai Trần

Vùng Sài Gòn -Gia Định có nhiều địa danh rất đơn giản, biều lộ tính mộc mạc, tả chân, có gì thì nói đó của dân Nam, rải rác khắp nơi như Xóm Củi, Xóm Chiếu, Xóm Lò Gốm, Xóm Thơm, Xóm Lò Vôi, nhưng hiếm có một xóm có tên của động vật Xóm …Gà.
Tôi cũng không thấy mấy ai viết về những cái xóm này. Tôi không biết ông Cố tôi đến định cư ở đây lúc nào, chỉ biết họ gọi nhà ông tôi là nhà ông Phó, nhà cất theo kiểu Pháp ông mất đi năm 1962 tròn 92 tuổi. Tôi sinh ra và lớn lên ở Xóm Gà cho đến khi rời Việt Nam, nên kỷ niệm của tôi về Sài Gòn và Xóm Gà rất thâm sâu, không bao giờ phai nhạt.
Xóm Gà có một diện tích rất nhỏ (khoảng 3-4 cây số vuông), băt đầu từ ngả tư Xóm Gà (ngả tư Lê Quang Định và Nguyển văn Đậu, tên xưa ngả tư đường làng 15 và 20)  giáp giới với Đông Nhì (Bắc) Cây Thị (Đông) Cây Quéo (Tây) Bình Hòa (Nam)
Xóm Gà, ngày xưa  thuộc Bình Hòa Xả, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định, là xả tiếp cận với quận 1 Sài Gòn chỉ cách nhau qua cầu Bông (trên đường Lê Văn Duyệt bây giờ là Đinh Tiên Hoàng) và cầu Sắt trên đường Bùi Hữu Nghĩa (xưa chỉ dành cho tuyến xe lửa ). Ngày nay thuộc quận Bình Thạnh. phường 11. Ngày xưa có ba ga xe lửa nằm trên đường Lê Quang Định (Bình Hòa, Xóm Gà và Đông Nhì) trên tuyến đường  Gò Vấp ra đến Sài Gòn. Tôi nhớ mang mán thấy đường rầy xe lửa và ga nữa. Đối diện vớí ga Xóm Gà là thành cai tổng Huy hay Qui gì đó kiến trúc đồ sộ, kiểu Pháp xưa (có lẽ trước đó là nhà của cai Tổng, sau bị trưng dụng ?) . Hồi còn nhỏ, trước 1954 tôi thấy người ta bị bắt dẫn vào thành này thẩm vấn, có lúc bị bao đầu chỉ chừa mắt để chỉ điểm (thời Tây mà !). Sau thành này là đổi thành trường trung học Tân Phương, cạnh bồn nước (giờ vẫn còn) . Sở dỉ có tên Xóm Gà là vì nơi đây là trường đá gà, chớ không phải nuôi gà nhiều (tôi không thấy ai nuôi gà nhiều ở đây, ông cố kể lại trước đây, đức tả quân Lê văn Duyệt Tổng Trấn Gia Định thành rất thich đá gà, và ở vùng Saigon- Gia định có nhiều trường gà , trường gà lớn ở Quân 1 Sài Gòn, nghe nói gần dinh Độc Lập , bây giờ là Hội trường Thống Nhất ) và nhiều trường gà nhỏ, một ở Xóm Gà ! 


Đức tả quân thường đến trường gà lớn để chơi đá gà. Mộ đức tả quân và phu nhân hiện nằm trong khu Lăng Ông ở Bà Chiểu (gọi tắt là Lăng Ông Bà Chiểu)   

Đường Nguyễn Văn Đậu (trước đây là Ngô Tùng Châu, trước đó đường làng 20 không đèn, những ngày đầu được điện hóa, bà con đi dạo chơi như đi mở hội dưới ánh đèn vàng, không may tôi lại bị xe đạp tung vào, phải vào nằm nhà thương Chợ Rẩy mất một tuần). Đưòng này ngày xưa có một khu vườn rất lớn, gọi là vườn ông Thinh (của gia đình thủ tướng Nguyễn Văn Thinh thời Nam Kỳ tự trị ?) , đoạn đường gần ngả tư Xóm Gà cũng nên thơ lắm có hai hàng cây sao ở hai bên đường, hoa sao có hai cánh nâu lúc rơi quay như bông vụ đặc biệt  khi có gió thổi nhiều, học trò đi học về, nhặt hoa thẩy tung lên biến thành cả đàn chim cánh nâu tung bay quây tròn đẹp mắt. Tuổi thơ ngây thơ và đẹp quá phải không!. Trên đường Ngô Tùng Châu củng có một đặc điểm thời đó là nhà hàng cây vườn bán thịt dơi, gọi là Quán dơi, theo tôi đuợc biết đây là quán dơi đầu tiên ở Sài Gòn-Gia Định, chuyên bán nhiều món thịt dơi, hình như sau đó một thời gian thì đóng (không nhớ khi nào).

Ngay ngả tư Xóm Gà trước 75 có “bót” cảnh sát Nguyễn Văn Gặp và một tiệm mì-hủ tiếu-xíu mại-dầu chao quẩy-bánh bao, điển hình cho những tiệm ăn Tàu ở các ngả tư, ngả năm đông người qua lại thời đó. Thường má tôi sai tôi mang “gà mên”  đi mua đem về ăn.


Đường Lê Quang Định Xóm Gà đi về hướng về ngả tư Bình hoà, có nhà ông Thầy nước lạnh, ngày xưa , người ta đồn rằng  nước lạnh được ông làm “phép” trị bá bịnh. Dân chúng có một thời đổ xô tới đây tràn cả ra đường, nhiều khi đến hổn loạn, ngày nào cảnh sát cũng phải đến giữ trật tự. Khu đất nhà ông thầy bây giờ là cao ốc cách ngả tư Xóm Gà khoảng hơn 100m,  còn mộ của ông nằm trong Hưng Gia Tự ? phía bên kia đường cách đó khoảng 100m.

Lúc nhỏ tôi chẳng hiểu tại sao và ba tôi không bao giờ tin điều ấy, ông Thầy nước lạnh làm chung sở với ba tôi, là một viên lục sự tại tòa án Sài Gòn nằm trên đường Công Lý (bây giờ là Nam kỳ khởi nghĩa) .

Ngả tư Bình Hòa trước có quán cơm tấm rất nổi tiếng, giá bình dân, ngon nhất là cơm bì xườn, hoặc cơm với lòng heo phá lấu.  Quán của bà chỉ bán từ 5 gìờ sáng đến 11-12 giờ trưa là xong. Mì Minh Sanh nổi tiếng vùng này giống như mì Cây Nhản ở Đakao, nhưng cách nấu khác với mì Cây Nhãn-trong nước lèo không có thịt heo bầm nhỏ, thường tôi và các bạn sau một chầu dạo đêm Honda vòng quanh Sài gòn ghé đây ăn mì và Xâm bảo lượng rồi chia tay về trước giới nghiêm 12 giờ đêm. Một điểm đáng chú ý có lẻ nơi đây là nơi xuất phát món bánh mì thịt có bơ đánh hột gà và paté. Xe bán bánh mì này dĩ nhiên rất thành công, mỗi lần ba tôi “thăm” ông hớt tóc – cũng mua bánh mì về cho các con vì tiệm này sát xe bán mì-. Tất cả, bây giờ chỉ còn là kỷ niệm đẹp của một thời, ngọai trừ cây xăng Bình Hòa vẫn còn đó như còn thương chốn cũ.

Cây xăng ngả tư Bình Hòa 12-1989
 Đường Lê Quang Định Xóm Gà, đi về hướng Gò Vấp, bên phải có chùa Dược Sư,  Tịnh Thất Liên Hoa, hẻm vào chùa  Linh Ứng-bây giờ có thêm Châu An tự,  tịnh xá Ngọc Phương và chùa  Già lam, hai chùa Dược Sư và Già Lam là hai chùa nổi tiếng ở miền Nam, nhất là trong khoảng thời gian 1960-1974. Chùa Già Lam được xem là nơi lai vảng của các Hoà Thượng, Thượng Tọa thuộc khối Ấn Quang. Chùa Dược Sư chỉ dành cho sư nữ. Đối diện với chùa là viện nuôi trẻ mồ côi, bây giờ không còn nữaGià Lam
         Châu An             Dưọc Sư
Tịnh xá Ngọc Phương

Chùa Già Lam cũng là nơi  yên nghỉ của một số nhân vật nổi tiếng miền Nam như  Nhạc Sĩ Y Vân, người đã làm bao nhiêu người nhỏ lệ với bản nhạc bất hủ Lòng Mẹ . Cặp nghệ sĩ tiền phong  khét tiếng Năm Châu và Kim Cúc hoạt động trong nhiều lảnh vực nghệ thuật : Cải lương-kịch-điện ảnh

Y Vân
                                                            
Kim Cúc                                                     Năm Châu

Một vị tướng VNCH anh hùng-“chết theo thành”-tuẫn tiết ngày 1 tháng 5, 1975, 

thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam













Được biết Thich Trí Quang trước 75 , linh hồn của khối PG Ấn quang, người đã gián tiếp đưa đến sự sụp đổ VNCH, trên 90 tuổi, đang tu thiền, tu thư kinh Phật ở chùa Già Lam.

Tiếp đó là rap Đông Nhì đối diện với trại cưa (nay không còn nửa), vượt qua cầu Hang đến chợ Gò Vấp, bên hông phải chợ là đường Gia Long (bây giờ là Nguyễn văn Nghi) có rạp hát Lạc Xuân (không thấy được trong ảnh, nay là  nhà sách Lạc Xuân).  Đường Lê Quang Định khúc Xóm Gà bây giờ nổi tiếng gà quay về chiều tối với những hàng bán trái cây đủ loại. Ngoài những chùa kể trên, trong xóm còn có chùa Vạn Đức  (không còn nửa) , chùa Pháp Vân cách hảng nước đá lâu đời trên đường Nguyễn Văn Đậu, mà người lái Taxi trọng tuổi đều biết.

Xóm Gà còn là nơi cư ngụ , lai vảng của những văn, thi sĩ , nhà báo tên tuổi ngày xưa như Tản Đà, Phan Khôi, Ngô Tất Tố, Tế Xuyên, Trần Tấn Qưốc ( người đã sáng lập giải Thanh Tâm cho lảnh vực cổ nhạc Cải lưong (một trong những nghệ sĩ đoạt giải thưởng này là cô Thanh Nga) . Trước 75,  Trang Thanh Lan và một sô ca sĩ thuộc lò Tùng Lâm ở đây và một số ca kich sĩ thường hay lai vảng như Hùng Cương, Thanh Hùng…Về sau Tùng Lâm cũng nhận Xóm Gà “làm quê hương”. Cách nhà tôi không xa có một gia đình vớí tên tuổi mà hầu như ai cũng biết đến -Tô Văn Lai và Thúy Nga Paris và gia đình cha mẹ cô Thúy (tên Thúy Nga là tên ghép của cô Thúy và người bạn thân tên Nga) ở cư xá Thanh Bình 2 đường Ngô Tùng Châu (nay Nguyễn văn Đậu).

Theo Wikipedia  “Trong những ngày tháng “rong chơi” Sài Gòn, Xóm Gà cũng là nơi Trung niên thi sĩ(Bùi Giáng) đã dạo qua:
Ngoại ô
Sài Gòn bất tận ngoại ô
Xóm Gà Bình Thạnh xóm mô Chuồng Bò
Ghé thăm Chuồng Ngựa quanh co
Chạy về thẳng tắp viếng chùa Già Lam.
Năm 2001, địa danh Xóm Gà được nhắc tới lần nữa trong tập truyện Sài Gòn vang bóng của Phan Thứ Lang. Đó là bài “Xóm Gà – vùng đất của mấy tay anh chị thời xưa” và bài “Thi sĩ Tản Đà đóng Cinéma ở Xóm Gà”.

Gần đây hơn, năm 2006, sân khấu kịch Sài Gòn cũng đã ra mắt khán giả kịch bản Xóm Gà của Vương Huyền Cơ. Vở bi hài kịch này do Trần Ngọc Giàu làm đạo diễn.”

Xóm Gà trong trí nhớ của tôi không phải là khung trời văn nghệ, Xóm Gà với cái tên bình dân, khiêm nhường, bé nhỏ nhưng tràn đầy kỷ niệm thương yêu, những đêm hè có đom đóm bay trên hàng rào bao phủ mồng tơì, tiếng ve sầu vang trên xóm vắng, tiếng gà gáy bên nhà hàng xóm hay chiều về én liện trên không, đêm trăng sáng với tiếng rao bán mời mọc của các người bán hàng rong, chè, bắp, chuối nướng, tiếng cóc cóc của hai thanh gổ nhỏ đánh vào nhau của xe mì dạo.  Từ 1975 trở về trước nữa đầu thế kỷ, người xưa trong xóm mà Vương Hồng Sển gọi là người Sài Gòn xưa,  ở những vùng như Xóm Gà là nguồn cung cấp sức lao động cho Sài Gòn, ra đi khắp bốn phưong trời rồi kẻ đến muôn phương,nhà cất lên san sát, không trật tự, đổi đời, nhưng dù sao những ngôi chùa vẫn còn đó để chửng kiến bao nhiêu chuyện đổi thay, nơi dừng lại cho bao nhiêu tâm hồn rạn nứt, “tâm tình biết tỏ cùng ai”  đi tìm chút thanh thản và thầm ước an lành trong cuộc sống.