Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

"Vì sao Mác (đã) đúng", phần 2

Xin mở ngoặc một chút để giải thích cái tựa: Bài này là phần 2 của bài viết có lẽ là sẽ dài mà tôi mới bắt đầu hôm trước, liên quan đến cuốn sách Why Marx was right của Terry Eagleton. Nếu ai chưa đọc bài ấy thì xin bỏ chút thời gian để đọc, ở đây này: http://bloganhvu.blogspot.com/2013/01/ve-cuon-vi-sao-marx-ung-why-marx-was.html . Lẽ ra tôi phải đặt tựa giống bài trước, nhưng do tựa cũ dài quá, nên tôi đặt tựa gọn lại như thế này thôi, cho tiện.

Việc tôi quan tâm đến cuốn sách chỉ là tình cờ, vì đọc được bài viết từ trang blog của ông Hoàng Hữu Phước có nhắc đến cuốn sách ấy. Do lời lẽ của ông Phước hùng hồn quá nên tôi mới đi tìm cuốn sách đó về để xem. Ông Phước ca ngợi cuốn sách cũng như ca ngợi chủ nghĩa cộng sản (bách chiến bách thắng) ghê quá, mà tôi thì thấy mình cũng đã được học về Mác nhiều nhưng không thấy chủ nghĩa Mác có gì là đáng chú ý cả. Nếu tôi hiểu đúng thì lập luận chủ yếu của chủ nghĩa Mác là: đấu tranh giai cấp là động lực của phát triển xã hội. Có thể đọc thêm về đấu tranh giai cấp và quan điểm chính thống của những người cộng sản theo chủ nghĩa Mác-Lê nin ở đây: http://www.vientriethoc.com.vn/?vientriet=articles_deltails&id=1322&cat=52&pcat=.

Khi đọc vào cuốn sách ấy rồi thì tôi mới thấy cuốn sách này cũng đáng đọc vì nó giúp tôi hiểu ra/ biết ra thêm được nhiều điều, có thể đúng hoặc sai vì đây là quan điểm của một giáo sư của phương tây (dù là một người ủng hộ chủ nghĩa Mác) nhưng rất đáng chú ý, nên thấy cần ghi lại ở đây để lưu lại cho mình, và chia sẻ (để có cơ hội trao đổi) với những người bạn đọc của blog này. Vì chỉ có chia sẻ, trao đổi, chấp nhận nghe các ý kiến khác biệt thì mới có hy vọng tiếp cận được chân lý.

Xin điểm qua vài điểm mà theo tôi là đáng lưu ý trong cuốn sách của Terry Eagleton. Để cho nhanh, xin bắt đầu từ chương kết luận. Dưới đây là phần dịch nguyên văn:

So there we have it. Marx had a passionate faith in the individual and a deep suspicion of abstract dogma. He had no time for the concept of a perfect society, was wary of the notion of equality, and did not dream of a future in which we would all wear boiler suits with our National Insurance numbers stamped on our backs. It was diversity, not uniformity, that he hoped to see. Nor did he teach that men and women were the helpless playthings of history. He was even more hostile to the state than right-wing conservatives are, and saw socialism as a deepening of democracy, not as the enemy of it. His model of the good life was based on the idea of artistic self-expression. He believed that some revolutions might be peacefully accomplished, and was in no sense opposed to social reform. He did not focus narrowly on the manual working class. Nor did he see society in terms of two starkly polarized classes.

He did not make a fetish of material production. On the contrary, he thought it should be done away with as far as possible. His ideal was leisure, not labour. If he paid such unflagging attention to the economic, it was in order to diminish its power over humanity. His materialism was fully compatible with deeply held moral and spiritual convictions. He lavished praise on the middle class, and saw socialism as the inheritor of its great legacies of liberty, civil rights and material prosperity. His views on Nature and the environment were for the most part startlingly in advance of his time. There has been no more staunch champion of women’s emancipation, world peace, the fight against fascism or the struggle for colonial freedom than the political movement to which his work gave birth.
 

Was ever a thinker so travestied?.

Như thế đó. Mác có niềm tin mãnh liệt vào cá nhân và sự nghi ngờ sâu sắc về chủ nghĩa giáo điều. Mác không có thời gian để phát triển khái niệm về một xã hội hoàn hảo, ông ngờ vực khái niệm bình đẳng, và không hề mơ ước về một tương lai trong đó tất cả chúng ta đều mặc bộ quần áo xanh công nhân có đóng mã số an ninh quốc gia ở sau lưng. Mác mong đợi được nhìn thấy sự đa dạng chứ không phải là sự đồng nhất. Mác cũng không dạy chúng ta rằng mọi người chỉ là những con cờ thụ động trên bàn cờ lịch sử. Mác thậm chí có ác cảm với [sự can thiệp của] nhà nước [vào đời sống] còn hơn cả những người bảo thủ hữu khuynh, và quan niệm rằng chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với một nền dân chủ sâu sắc hơn, chứ không phải là kẻ thù của dân chủ. Mô hình về một cuộc sống tốt đẹp của Mác dựa trên sự tự thể hiện mang tính nghệ sĩ [của từng cá nhân]. Ông tin rằng một số cuộc cách mạng có thể thực hiện một cách hòa bình, và hoàn toàn không chống lại cải cách xã hội. Mác không chỉ tập trung mối quan tâm của mình vào những người lao động chân tay. Ông cũng không hề quan niệm xã hội như là hai giai cấp mâu thuẫn đối kháng [tức giai cấp bị trị và thống trị].

Mác không hề tôn sùng sản xuất vật chất. Ngược lại, ông cho rằng cần phải chấm dứt nó càng sớm càng tốt. Lý tưởng của Mác là nghỉ ngơi giải trí chứ không phải là lao động. Nếu Mác tỏ ra rất quan tâm đến những vấn đề kinh tế đến như vậy thì chỉ vì mục đích muốn giảm thiểu ảnh hưởng của nó đối với loài người mà thôi. Chủ nghĩa duy vật của Mác hoàn toàn tương thích với những niềm tin đạo đức và tinh thần sâu sắc. Mác không tiếc lời ca ngợi giai cấp trung lưu, và có quan niệm chủ nghĩa xã hội phải là người thừa kế những di sản lớn lao về tự do, quyền công dân và sự thịnh vượng về vật chất. Quan điểm về thiên nhiên và môi trường của Mác nói chung là rất tiên tiến so với thời đại của ông. Chưa từng có ai tiên phong hơn trong việc ủng hộ giải phóng phụ nữ, hòa bình thế giới, cuộc chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát xít, hoặc ủng hộ cuộc đấu tranh cho tự do tại các nước thuộc địa so với phong trào chính trị do Mác khởi xướng.

Liệu có nhà tư tưởng nào bị chế nhạo đến thế này chăng?
 
Và đây là câu hỏi đầu tiên của tôi khi đọc cuốn sách này: Nếu quả thật Terry Eagleton nói đúng thì chủ nghĩa Mác khá giống những gì đang diễn ra hiện nay ở các nước "xã hội chủ nghĩa" theo kiểu  Bắc Âu, hoặc nhiều nước tư bản phát triển khác, chứ không giống với những gì đã/đang xảy ra ở những nước cộng sản là những nước cho rằng họ lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin làm kim chỉ nam cho mọi hành động.

Có phải tác giả Terry Eagleton nói rằng "Mác đã đúng" là theo nghĩa này không? Và câu kết thúc độc đáo "Liệu có nhà tư tưởng nào bị chế nhạo đến thế này chăng?" phải chăng là nói về các nước đang tuyên bố lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm ngọn đuốc soi đường?

(còn tiếp)

5 nhận xét:

  1. Phân tích về chủ nghĩa Marxism của Jon Elster

    “Về mặt đạo đức và tri thức, thời nay không thể là một người theo chủ nghĩa Marx (Marxist) theo nghĩa truyền thống”

    “Trong một nghĩa, vì vậy – cái nghĩa quan trọng nhất đối với ông – Cuộc đời và sự nghiệp của Marx hoàn toàn uổng phí vô ích”

    http://www.x-cafevn.org/node/3122

    http://www.x-cafevn.org/node/3125

    http://www.x-cafevn.org/node/3133

    Trả lờiXóa
  2. Ta phải phân biệt 2 phần của chủ nghĩa Mác .

    Về những giấc mơ, Marx không phải người đầu tiên, và chắc chắn không phải cuối cùng mơ về một thế giới tuyệt đẹp .

    Phần công thức/nguyên tắc cải tạo thế giới mới chính là của Marx. Nó dẫn tới đâu, người Việt đã biết quá rõ .

    Cái cần phân biệt nữa, chủ nghĩa Mác không phải là chủ nghĩa xã hội . Chủ nghĩa xã hội ra đời trước Marx, có tiền thân lên tới Plato. Chủ nghĩa Mác chỉ là một nhánh bạo lực của chủ nghĩa xã hội .

    Về Bắc Âu, còn nhớ Marx phê phán các chủ nghĩa xã hội kiểu cải lương không ? Nó đấy .

    Khảo sát về một số điều trong Marxism

    Nhưng nếu Marx đã không bị phản bội? Ông không mong các chế độ thậm tệ nhận rằng [chúng] theo tư tưởng của ông. Chúng có lẽ làm ông kinh hãi. Nhưng nếu chúng không phải là quái thai, một lầm lạc hay phản bội đối với hệ thống tư tưởng của ông? Nếu chúng cho ta thấy lý luận tiềm tàng trong hệ thống tư tưởng của ông, đẩy tới kết quả cuối cùng?

    Duverger

    Sau khi tỉnh giấc khỏi sự kiên định cứng đầu, các triết gia mới đang khám phá ra sự thật đơn giản đến không ngờ . Mối liên quan giữa Gulag và Marx quá rõ ràng. Không phải một thiếu sót có thể giải thích được bằng thói quan liêu, phản bội của Stalin hay sai lầm của Lenin. Thật ra, đây là hậu quả lý luận trực tiếp và không thể tránh được của những nguyên tắc Marxism. Xã hội phi giai cấp không phải là một tầm nhìn khai sáng, mà đúng hơn, cái tên khác của kinh hoàng.

    Hirshhorn

    http://danluan.org/tin-tuc/20110414/paul-watzlawick-dac-thu-cua-nhung-thuc-te-tu-tuong

    Trả lờiXóa
  3. Đoạn trích tuyêt hay, tôi mượn nha chị Phương Anh, để dùng khi cần thiết ? (ăn một quả khế trả túi vàng).

    Đề nghị chị sửa 02 chữ đoạn này"...chủ nghĩa Mác khá (với) giống những gì đang diễn ra hiện nay (ở- Ngọc thêm) các nước "xã hội chủ nghĩa" theo kiểu Bắc Âu.

    Trả lờiXóa
  4. Xin chủ nhà cho tôi mạn phép có suy nghĩ sau :
    Mác đã khẳng định về chủ nghĩa xã hội là nấc thang tiếp theo của chủ nghĩa tư bản . Vâng ,và chính khái niệm CNTB đã được tạo ra bởi chính ông . VÌ vậy ,khi nếu ra bản chất của chủ nghĩa tư bản ,ông đã đề ra luôn các thức vận hành của xã hội mới là những thứ mà TBCN đã phạm phải .
    Sự thực là ,nếu như các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay ,nhất là những quốc gia phát triển ,họ đang đến gần đến trạng thái dư thừa hay đúng hơn là họ đang bước đến gần với hình thái chủ nghĩa xã hội . TUy nhiên thực sự có phải như vậy không ?
    Về bản chất ,nền tư bản hiện nay vẫn thế ,và cái sai của tư bản chính là việc chia "thặng dư " không hợp lí ??? và việc chia nó càng hợp lí bao nhiêu thì càng hướng đến gần hình thái mà Mác nói đến bấy nhiêu.
    Còn nếu như có người cho rằng các quốc gia XHCN đã không có quốc gia nào tiến được xã như Bắc Âu thì phải xem xét rõ ràng rằng điểm xuất phát của họ ,hoàn cảnh phát triển của họ cso được thuận lợi hay không ,trong nghiên cứu không thể có sự nhận xét võ đoán .
    Đó là toàn bộ ngôn ngữ hỗn loạn của tôi .

    Trả lờiXóa

Đây là blog cá nhân, mong các bạn chỉ đưa những nhận xét ôn hoà, không cực đoan, không kích động hận thù, và tôn trọng sự khác biệt, để không gây rắc rối, bất lợi cho chủ blog.