Một bạn trẻ (well, không trẻ lắm nhưng trẻ hơn tôi gần chục tuổi) vốn là cựu sinh viên ĐH Tổng hợp, Khoa Anh (khóa 1986-1990) mới gửi lên fb một tấm hình thời còn đi học, chụp từ năm 1989. Tôi nhìn vào, và giật mình, vì trong tấm hình đó có cả tôi của cách đây vài chục năm, lúc ấy còn là một cô giáo trẻ (well, trẻ tương đối, vì còn tuổi đôi mươi, mặc dù cũng sắp từ hăm sang băm rồi). Với rất nhiều người đồng nghiệp và thầy cô cũ khác.
Và những ký ức cũ chợt ùa về. Năm 1989, đối với tôi là một mốc thời gian thật quan trọng, vì đó là năm đầu tiên tôi được ra nước ngoài (với tư cách là giảng viên), mà lại đi tận Mỹ cơ đấy, sau biết bao năm nước Mỹ được xem là thù địch của VN. Rất trùng hợp là cũng năm ấy Đông Âu lại đang có rất nhiều biến chuyển. Tôi nhớ một lúc nào đó vào khoảng cuối năm 88, đầu năm 89, tự nhiên toàn thể giảng viên được triệu tập để nghe nói chuyện - nói đúng hơn là nghe phổ biến quan điểm chính thức của Đảng và Nhà nước! - về sự kiện Ba Lan và Công đoàn Đoàn kết. Mọi người xôn xao, đặc biệt là những đảng viên; riêng tôi vẫn chẳng hiểu gì, nên vẫn dửng dưng. Không hiểu là đương nhiên, là vì thời ấy làm gì có thông tin nào khác ngoài những gì mà báo chí được phép phổ biến, hoặc những gì mà chúng tôi được "học tập" thông qua hệ thống chính quyền, đoàn thể (nào là công đoàn, rồi đoàn thanh niên, rồi hội phụ nữ - tôi vì không phải là đảng viên nên không phải/được đi học tập với tư cách là đảng viên).
Cũng năm ấy, tôi nhận được giấy mời của GS Ladinsky (bà vừa mất trong năm 2012) sang ĐH Wisonsin - Madison 3 tháng làm visiting scholar. Lúc ấy, khi đã xin được giấy tờ (rất nhiêu khê) và sắp đi, tôi đến chào cố GS Lê Văn Diệm (trong hình là người thứ ba từ bên phải sang ở hàng đứng, cao, đeo kiếng) thì ông cứ gặn hỏi mãi xem là tôi đi rồi có ý định gì nữa không (sau này tôi hiểu là ông muốn hỏi tôi có về lại VN không hay là tìm cách ở lại). Ông không nói thẳng ra, nhưng sau này nghĩ lại tôi hiểu là ông khuyên tôi tìm cách ở lại, rồi ông kể chuyện bạn bè của ông đang ở nước ngoài, ông nói năm 1975 trước khi SG bị "thất thủ" thì có cơ hội đi nhưng không đi vì nghĩ mọi việc không tệ đến thế, còn sau này thì vì ông nhát gan, "không có cái gan để vượt" (ý nói là vượt biên).
Đấy là chuyện hiểu ra sau này. Nhưng lúc nói chuyện với ông, tôi vẫn chẳng hiểu ông muốn nói gì. Và, với sự ngây thơ đến ngu ngốc (cố hữu), tôi đã rất ngạc nhiên vì câu hỏi đó; và trả lời rằng đương nhiên tôi sẽ về chứ! Tôi chỉ xin đi có 3 tháng thôi mà. (Hu hu, nghĩ lại thấy mình ... ngu quá! Năm ấy tôi chỉ mới 29 tuổi thôi, hoàn toàn có thể đi học lại để "làm lại" sự nghiệp. Nếu cố tình ở lại thì chắc cũng ở được, mà nếu thế thì bây giờ chắc chắn là đời mình đã khác!). Tôi đâu có ngờ rằng tôi chỉ sang Mỹ có vài ngày thì ở TQ xảy ra vụ Thiên An Môn; lúc ấy tôi còn được xem trên TV cảnh người sinh viên đứng trước xe tăng trong vụ đàn áp đẫm máu lúc ấy nữa. Rồi sau đó là Đông Âu sụp đổ, cũng trong khoảng thời gian tôi đang ở Mỹ hoặc sau đó chút ít. Nhiều người Việt ở Đông Âu lúc ấy nhân vụ này bỗng trở thành công dân của một nước tự do, ở lại luôn không về VN nữa (hoặc mãi sau này mới về, với tư cách công dân nước khác).
Nhưng tôi vẫn cứ về; tôi về, đúng đầu tháng 9/1989, không trễ hơn lấy 1 ngày! Khi tôi về đến VN, một người thầy khác của tôi, một đảng viên, tỏ ra vô cùng kinh ngạc khi thấy tôi, và thốt ra bằng lời: Thầy nghĩ em không về nữa. Tôi nghe như vậy thậm chí còn bị xúc phạm, vì như thế tức là thầy tôi không tin tôi, nghĩ rằng tôi lừa dối nhà trường (là điều tôi không bao giờ có thể làm; thà nói thật và bị thiệt thòi nhưng đầu óc nhẹ nhõm, còn hơn là nói dối mà cứ lo ngay ngáy không biết khi nào thì bị phát hiện). Sau này tôi còn nghe một người bạn đồng nghiệp kể lại, cũng xung quanh việc thay đổi chính trị ở Đông Âu, có một vài người ở trường tôi đang đi học tập, nghiên cứu ở Đông Âu như Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc vv cũng đã ở lại, mà những người này đa số là đảng viên, gia đình cách mạng, lý lịch trong sạch đấy nhé! Bạn ấy kể rằng chính người thầy đó còn hỏi rằng, ví dụ như nếu có gì thay đổi ở VN thì những đảng viên thường như ông sẽ phải đi học tập bao nhiêu năm nhỉ? Và chúng tôi đều thấy câu hỏi đó rất là kỳ lạ! Thì vẫn không hiểu tình hình thế giới mà lại. (Nhân tiện, cô bạn đồng nghiệp vừa nêu giờ cũng là công dân Mỹ rồi chứ đâu còn ở VN nữa!)
Tôi cũng còn khá nhiều kỷ niệm khác gắn với năm 1989, chủ yếu là liên quan đến việc "đi, ở" của những bạn bè, đồng nghiệp, học trò, người quen. Đa số những người tôi mà tôi quen biết ở khoa Anh thời đó đều đã sinh sống, học tập ở các nước nói tiếng Anh, và trong đó, có lẽ phải đến phân nửa là đã đi không về nữa. Những người ấy giờ đây đều thành đạt ở xứ lạ quê người. Nhìn vào trong bức hình chụp năm 89 ở trường ĐH Tổng hợp (cơ sở 2, tức Đại học Văn khoa cũ hoặc ĐH KHXH-NV thời nay), tôi thấy có đến gần 1/2 số người quen của tôi nay đã thành công dân nước ngoài rồi. Mà toàn là những người có tài, nếu có một cơ chế sử dụng tài năng của họ thì đây cũng là một nguồn nhân lực để đóng góp vào việc xây dựng đất nước.
Hôm nay, nhìn lại tấm hình chụp năm 89 và nhìn lại những khuôn mặt cũ, tôi chợt thấy buồn. Buồn, vì không còn tìm được những người bạn của thời ấy. Họ đã trở thành công dân của những nước khác, tự do và dân chủ hơn nhiều. Và còn buồn hơn vì đã hơn 20 năm rồi, một thế hệ đã qua, nhưng tình hình VN vẫn còn nhiều mặt chưa có gì thay đổi. Đôi khi tôi tự hỏi, cái gì đã khiến cho Việt Nam chậm thay đổi đến như vậy?
Thôi thì thôi, để mặc mây trôi ...
Và những ký ức cũ chợt ùa về. Năm 1989, đối với tôi là một mốc thời gian thật quan trọng, vì đó là năm đầu tiên tôi được ra nước ngoài (với tư cách là giảng viên), mà lại đi tận Mỹ cơ đấy, sau biết bao năm nước Mỹ được xem là thù địch của VN. Rất trùng hợp là cũng năm ấy Đông Âu lại đang có rất nhiều biến chuyển. Tôi nhớ một lúc nào đó vào khoảng cuối năm 88, đầu năm 89, tự nhiên toàn thể giảng viên được triệu tập để nghe nói chuyện - nói đúng hơn là nghe phổ biến quan điểm chính thức của Đảng và Nhà nước! - về sự kiện Ba Lan và Công đoàn Đoàn kết. Mọi người xôn xao, đặc biệt là những đảng viên; riêng tôi vẫn chẳng hiểu gì, nên vẫn dửng dưng. Không hiểu là đương nhiên, là vì thời ấy làm gì có thông tin nào khác ngoài những gì mà báo chí được phép phổ biến, hoặc những gì mà chúng tôi được "học tập" thông qua hệ thống chính quyền, đoàn thể (nào là công đoàn, rồi đoàn thanh niên, rồi hội phụ nữ - tôi vì không phải là đảng viên nên không phải/được đi học tập với tư cách là đảng viên).
Cũng năm ấy, tôi nhận được giấy mời của GS Ladinsky (bà vừa mất trong năm 2012) sang ĐH Wisonsin - Madison 3 tháng làm visiting scholar. Lúc ấy, khi đã xin được giấy tờ (rất nhiêu khê) và sắp đi, tôi đến chào cố GS Lê Văn Diệm (trong hình là người thứ ba từ bên phải sang ở hàng đứng, cao, đeo kiếng) thì ông cứ gặn hỏi mãi xem là tôi đi rồi có ý định gì nữa không (sau này tôi hiểu là ông muốn hỏi tôi có về lại VN không hay là tìm cách ở lại). Ông không nói thẳng ra, nhưng sau này nghĩ lại tôi hiểu là ông khuyên tôi tìm cách ở lại, rồi ông kể chuyện bạn bè của ông đang ở nước ngoài, ông nói năm 1975 trước khi SG bị "thất thủ" thì có cơ hội đi nhưng không đi vì nghĩ mọi việc không tệ đến thế, còn sau này thì vì ông nhát gan, "không có cái gan để vượt" (ý nói là vượt biên).
Đấy là chuyện hiểu ra sau này. Nhưng lúc nói chuyện với ông, tôi vẫn chẳng hiểu ông muốn nói gì. Và, với sự ngây thơ đến ngu ngốc (cố hữu), tôi đã rất ngạc nhiên vì câu hỏi đó; và trả lời rằng đương nhiên tôi sẽ về chứ! Tôi chỉ xin đi có 3 tháng thôi mà. (Hu hu, nghĩ lại thấy mình ... ngu quá! Năm ấy tôi chỉ mới 29 tuổi thôi, hoàn toàn có thể đi học lại để "làm lại" sự nghiệp. Nếu cố tình ở lại thì chắc cũng ở được, mà nếu thế thì bây giờ chắc chắn là đời mình đã khác!). Tôi đâu có ngờ rằng tôi chỉ sang Mỹ có vài ngày thì ở TQ xảy ra vụ Thiên An Môn; lúc ấy tôi còn được xem trên TV cảnh người sinh viên đứng trước xe tăng trong vụ đàn áp đẫm máu lúc ấy nữa. Rồi sau đó là Đông Âu sụp đổ, cũng trong khoảng thời gian tôi đang ở Mỹ hoặc sau đó chút ít. Nhiều người Việt ở Đông Âu lúc ấy nhân vụ này bỗng trở thành công dân của một nước tự do, ở lại luôn không về VN nữa (hoặc mãi sau này mới về, với tư cách công dân nước khác).
Nhưng tôi vẫn cứ về; tôi về, đúng đầu tháng 9/1989, không trễ hơn lấy 1 ngày! Khi tôi về đến VN, một người thầy khác của tôi, một đảng viên, tỏ ra vô cùng kinh ngạc khi thấy tôi, và thốt ra bằng lời: Thầy nghĩ em không về nữa. Tôi nghe như vậy thậm chí còn bị xúc phạm, vì như thế tức là thầy tôi không tin tôi, nghĩ rằng tôi lừa dối nhà trường (là điều tôi không bao giờ có thể làm; thà nói thật và bị thiệt thòi nhưng đầu óc nhẹ nhõm, còn hơn là nói dối mà cứ lo ngay ngáy không biết khi nào thì bị phát hiện). Sau này tôi còn nghe một người bạn đồng nghiệp kể lại, cũng xung quanh việc thay đổi chính trị ở Đông Âu, có một vài người ở trường tôi đang đi học tập, nghiên cứu ở Đông Âu như Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc vv cũng đã ở lại, mà những người này đa số là đảng viên, gia đình cách mạng, lý lịch trong sạch đấy nhé! Bạn ấy kể rằng chính người thầy đó còn hỏi rằng, ví dụ như nếu có gì thay đổi ở VN thì những đảng viên thường như ông sẽ phải đi học tập bao nhiêu năm nhỉ? Và chúng tôi đều thấy câu hỏi đó rất là kỳ lạ! Thì vẫn không hiểu tình hình thế giới mà lại. (Nhân tiện, cô bạn đồng nghiệp vừa nêu giờ cũng là công dân Mỹ rồi chứ đâu còn ở VN nữa!)
Tôi cũng còn khá nhiều kỷ niệm khác gắn với năm 1989, chủ yếu là liên quan đến việc "đi, ở" của những bạn bè, đồng nghiệp, học trò, người quen. Đa số những người tôi mà tôi quen biết ở khoa Anh thời đó đều đã sinh sống, học tập ở các nước nói tiếng Anh, và trong đó, có lẽ phải đến phân nửa là đã đi không về nữa. Những người ấy giờ đây đều thành đạt ở xứ lạ quê người. Nhìn vào trong bức hình chụp năm 89 ở trường ĐH Tổng hợp (cơ sở 2, tức Đại học Văn khoa cũ hoặc ĐH KHXH-NV thời nay), tôi thấy có đến gần 1/2 số người quen của tôi nay đã thành công dân nước ngoài rồi. Mà toàn là những người có tài, nếu có một cơ chế sử dụng tài năng của họ thì đây cũng là một nguồn nhân lực để đóng góp vào việc xây dựng đất nước.
Hôm nay, nhìn lại tấm hình chụp năm 89 và nhìn lại những khuôn mặt cũ, tôi chợt thấy buồn. Buồn, vì không còn tìm được những người bạn của thời ấy. Họ đã trở thành công dân của những nước khác, tự do và dân chủ hơn nhiều. Và còn buồn hơn vì đã hơn 20 năm rồi, một thế hệ đã qua, nhưng tình hình VN vẫn còn nhiều mặt chưa có gì thay đổi. Đôi khi tôi tự hỏi, cái gì đã khiến cho Việt Nam chậm thay đổi đến như vậy?
Tôi là người đứng thứ ba từ bên trái, đeo mắt kiếng, tay ôm bó hoa |
Cám ơn bạn đã trở về VN, mặc dù đó là điều thiệt thòi cho bạn
Trả lờiXóaPAnh, công nhận "tật ngu" hỏng bỏ (nói theo kiểu của nhóm 10b1) mà hông ngu thì không phải là bạn của 10b1..tháng 10/89 có đi qua Berlin ngấm nhìn the wall. lòng buồn khinh khủng, nhớ về quê mình. không có bị chia rẽ, hết chiến tranh mà sao tình hình chính trị, văn hóa không được hấp dẫn lắm. dân tình cứ muốn bỏ đi xa. Nước mình chắc phải một, hai, ba thế hệ nữa mới đi theo kịp đà văn minh của các xứ khác. thôi thì thôi, để mặc mây trôi, đọc lại càng buồn..keep the faith PAnh:)
Trả lờiXóaĐọc bài nầy tôi chợt nhớ tới nhà văn Dương Thu Hương với tác phẩm gây ấn tượng nhất sau 1975 : "Thiên đường mù"
Trả lờiXóaNếu lúc đó bạn đi thì giờ đâu còn ai viết thay những tâm sự của người dân trong nước.
Xin cám ơn bạn đã cho tôi sống lại những kỷ niệm khó quên.
"Đôi khi tôi tự hỏi, cái gì đã khiến cho Việt Nam chậm thay đổi đến như vậy?"
Trả lờiXóaMột trong những cái đó là: Cô dậy tiếng Anh mấy chục năm thế nào mà đến giờ đa số các giáo sư đại học vẫn chưa chịu dùng tiếng Anh để tham khảo sách báo, tài liệu.
Tú Gàn.