Tặng tất cả bạn bè, thân hữu, và bạn đọc blog này bài thơ con cóc mà tôi đã làm nhân dịp Xuân Tân Mão, để thay lời cám ơn và chúc mừng năm mới của tôi đến mọi người.
Thời gian qua tôi im ắng vì có nhiều việc quá, trong đó việc lớn nhất là sự qua đời của mẹ chồng tôi. Bà hưởng thọ 88 tuổi, qua đời rất nhẹ nhàng và nhanh chóng - hơi bất ngờ - như vậy có thể xem là có phúc, nhưng sự kiện ấy cũng làm tôi chùng đi và bận rộn và không thể viết lách gì. Bài thơ tôi đang làm dở dang vào những ngày sát Tết cũng ngưng lại và chỉ mới hoàn tất vào sáng nay thôi.
Chúc mọi người một năm an lành, hạnh phúc.
-----
Mùa Xuân ...
Gió đùa lay đám cỏ
Nụ mai vàng hé nở
Chợt thảng thốt: Xuân về!
Mùa Xuân ...
Trẻ con vui hớn hở
Người già thầm tiếc nhớ
Mộng ước của ngày qua.
Vẳng một tiếng chim ca
Lạc một đôi cánh bướm
Chút hơi sương buổi sớm
Chút giá lạnh trên vai.
Một chút nắng bồi hồi
Một chút xanh thấp thoáng
Một trời vàng bát ngát
Ô kia, Sài Gòn xuân!
Phương Anh 2011
Blog này là hậu thân của BlogAnhVu đã bị tôi xóa do một số vấn đề kỹ thuật. Như tên gọi của blog, Just for myself, nó chỉ là nhật ký cá nhân, dù ở dạng mở, nhằm ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của chính tôi về những vấn đề xung quanh mình. Vì là nhật ký mở, tôi cũng chia sẻ đến những người đồng cảm, nhưng không chịu trách nhiệm nếu ai đó lấy bài đi và sử dụng ở nơi khác với những mục đích riêng. Nếu có comment, xin sử dụng ngôn từ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng những quan điểm khác biệt.
Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011
Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011
Đọc TBKTSG, số Tết
Đã trở thành một truyền thống, cứ đến Tết thì người dân Sài Gòn lại hưởng thú đọc báo Xuân. Tôi đang cầm trong tay một trong những tờ báo Xuân như thế, của tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn (TBKTSG).
TBKTSG là một trong những tờ báo mà tôi đánh giá cao vì nhiều bài viết có giá trị và những ý tưởng độc đáo. Tuy nhiên, đọc số báo Xuân năm 2011 của tờ TBKTSG năm nay tôi vẫn hơi bất ngờ vì sự ... "không đụng hàng" của nó. Thường thì ngày Tết người ta sẽ nói những chuyện vui vẻ, nói về những điều tốt đẹp, hoặc nói về truyền thống văn hóa lễ hội, ẩm thực, hoặc vui chơi, du lịch, giải trí. Vậy mà “nằm chình ình" trên trang bìa của tờ báo Xuân TBKTSG là một dòng chữ nghe chẳng giống báo Xuân của một tờ báo kinh tế chút nào hết: “Xuân bàn việc thiện”!
Xuân bàn việc thiện, chuyện thật hay chơi vậy ta? Tò mò, tôi lật vào bên trong xem mục lục, quả nhiên thấy "một lèo" 6 bài viết dưới chủ đề "Xuân bàn việc thiện" được đặt ở những trang đầu tiên của tờ báo, từ trang 5 đến 19, với những bài "Cái thắng bên trong" của Nguyễn Ngọc Bích, "Từ chuyện 'tính' người đến chuyện trị nước" của Công Thắng, "Lại nói về 'Những hiến dâng lặng lẽ'" của Đoàn Khắc Xuyên, "Những ngụ ngôn về tình yêu" của Nguyễn Nghị, "Nhớ Chí Phèo" của Lưu Thị Lương, "Để cùng hướng thiện" của Minh Anh phỏng vấn TS Nguyễn Tường Bách với tư cách là nhà nghiên cứu Phật giáo.
Dừng lại đọc, và … tôi thực sự bị thu hút bởi những bài viết mang màu … đạo hạnh khác thường của tờ báo. Chẳng hạn như đây, một số đoạn trích ra từ bài viết đầu tiên, trang 5, của Nguyễn Ngọc Bích:
Lạ quá, phải không? Báo Xuân, mà sao lại bắt đầu bằng một bài viết rất giống một bài giảng đạo đức, không khuyến khích ta ăn chơi thả cửa mà lại khuyên ta tiết độ, nghe lạ quá!
Chưa hết. Bài viết thứ hai, của Công Thắng, ở trang 7, thì bàn về "lẽ thiện - ác của thầy Mạnh, thầy Tuân" (tức Tuân Tử, Mạnh Tử). Chỉ nhắc đến tên hai vị này thôi thì cũng đủ biết là vấn đề khô khan rồi. Thông điệp chính của tác giả bài viết có thể tóm gọn trong câu này:
Bài "Những hiến dâng lặng lẽ" thì không trực tiếp bàn về đạo đức, mà, như cái tựa bài viết đã nêu, nói về các thầy cô giáo ở miền Trung. Vâng, vào lúc này biết có ai còn nhớ “những cơn lũ dữ ập xuống dải đất miền Trung" trong năm 2010 đã cướp đi sinh mạng của không chỉ một thầy cô giáo của chúng ta hay không? Và liệu có ai có thể không xót xa khi đọc những dòng này:
Và rất đáng chú ý là những ý kiến của TS Nguyễn Tường Bách trong bài phỏng vấn về tình trạng “cái ác lấn cái thiện” dường như ngày càng phổ biến ở VN:
Ngoài cụm bài viết về chủ đề Xuân bàn điều thiện, những cụm bài còn lại cũng mang vẻ trầm tư, tĩnh lặng tương tự như cụm bài đầu tiên: “Xuân tư duy” và “Ôn cố tri tân”. Trong cụm có tên là “Xuân tư duy”, có thể thấy các tác giả tên tuổi như Trần Hữu Dũng, Bùi Văn Nam Sơn, Nguyên Ngọc, trong đó 2 bài mà tôi đã đọc (vì tương đối ngắn hơn 2 bài kia) và rất thích là bài “Thời vắng những nhà văn hóa lớn” của THD và bài “Về Thăng Long và lên Yên Tử” của NN. Vài đoạn trích dẫn:
Đoạn trích lời phát biểu rất sâu sắc của Maxim Gorky trong bài viết của NN:
Còn đây là đoạn trích cuối cùng mà tôi đưa trong entry này trong bài viết có tên “Sự phản bội mơ hồ” của Nguyễn Quang Thiều. Không trích dẫn thêm, không phải là không có gì đáng đọc, mà vì còn phải để dành cho các bạn đọc nữa chứ:
Đấy, những gì đọng lại của năm 2010, dưới nét phác họa của tờ báo Xuân TBKTSG. Rất nhiều điều đáng suy nghĩ, phải không?
Xin mượn lời của nhà văn NN trong câu những kết bài viết của ông:
Vâng, chúng ta hãy cùng nghiệm lại. Một phút lắng trong xã hội quay cuồng, đôi khi điên đảo hiện nay. Để tìm thấy chính mình.
Cám ơn tờ TBKTSG Xuân với lời thông điệp rất ý nghĩa cho mùa Xuân này và cho cả năm 2011 sắp đến.
TBKTSG là một trong những tờ báo mà tôi đánh giá cao vì nhiều bài viết có giá trị và những ý tưởng độc đáo. Tuy nhiên, đọc số báo Xuân năm 2011 của tờ TBKTSG năm nay tôi vẫn hơi bất ngờ vì sự ... "không đụng hàng" của nó. Thường thì ngày Tết người ta sẽ nói những chuyện vui vẻ, nói về những điều tốt đẹp, hoặc nói về truyền thống văn hóa lễ hội, ẩm thực, hoặc vui chơi, du lịch, giải trí. Vậy mà “nằm chình ình" trên trang bìa của tờ báo Xuân TBKTSG là một dòng chữ nghe chẳng giống báo Xuân của một tờ báo kinh tế chút nào hết: “Xuân bàn việc thiện”!
Xuân bàn việc thiện, chuyện thật hay chơi vậy ta? Tò mò, tôi lật vào bên trong xem mục lục, quả nhiên thấy "một lèo" 6 bài viết dưới chủ đề "Xuân bàn việc thiện" được đặt ở những trang đầu tiên của tờ báo, từ trang 5 đến 19, với những bài "Cái thắng bên trong" của Nguyễn Ngọc Bích, "Từ chuyện 'tính' người đến chuyện trị nước" của Công Thắng, "Lại nói về 'Những hiến dâng lặng lẽ'" của Đoàn Khắc Xuyên, "Những ngụ ngôn về tình yêu" của Nguyễn Nghị, "Nhớ Chí Phèo" của Lưu Thị Lương, "Để cùng hướng thiện" của Minh Anh phỏng vấn TS Nguyễn Tường Bách với tư cách là nhà nghiên cứu Phật giáo.
Dừng lại đọc, và … tôi thực sự bị thu hút bởi những bài viết mang màu … đạo hạnh khác thường của tờ báo. Chẳng hạn như đây, một số đoạn trích ra từ bài viết đầu tiên, trang 5, của Nguyễn Ngọc Bích:
Ước mong hạnh phúc của chúng ta có các mức độ khác nhau; nhưng khi chúng ta đòi hỏi cao quá, khiến việc làm của chúng ta gây thiệt hại cho mình hay cho người khác thì được gọi là dục vọng, là lòng tham. [...] [L]àm sao để có cái thắng [bên trong] kia?
Thưa nó được "lắp ráp chầm chậm" từ khi ta còn bé. Lúc ấy ta thường tham; thấy trong mâm có món ngon mình thích thì gắp lia lịa, chẳng nghĩ đến ai. Mẹ ta khi ấy sẽ nắm tay ta lại và bảo: "Còn để cho người khác nữa chứ!" [..] Lớn lên, mẹ sẽ không giữ tay ta nữa mà bà chị sẽ lêu lêu để ta ngượng ngập. Sự xấu hổ sẽ là cái thắng bên trong ta. Và nó sẽ to dần. Nhiều tuổi hơn nữa ta sẽ được dạy bảo để sự xấu hổ biến thành sự tiết độ, hay sự tự chế. [...] Và từ xa xưa Platon đã nói: "Tiết độ không gì khác hơn là một trật tự, một cái phanh mà người ta đã đặt cho các khoái lạc và đam mê của mình."
Lạ quá, phải không? Báo Xuân, mà sao lại bắt đầu bằng một bài viết rất giống một bài giảng đạo đức, không khuyến khích ta ăn chơi thả cửa mà lại khuyên ta tiết độ, nghe lạ quá!
Chưa hết. Bài viết thứ hai, của Công Thắng, ở trang 7, thì bàn về "lẽ thiện - ác của thầy Mạnh, thầy Tuân" (tức Tuân Tử, Mạnh Tử). Chỉ nhắc đến tên hai vị này thôi thì cũng đủ biết là vấn đề khô khan rồi. Thông điệp chính của tác giả bài viết có thể tóm gọn trong câu này:
Dù lý tưởng như thầy Mạnh [với quan điểm "nhân chi sơ tính bản thiện"] hoặc thực tế như thầy Tuân [với quan điểm "con người vốn tính ác"] thì điều thú vị là cả hai cuối cùng cũng gặp nhau ở một điểm: con người có thể (và cần) sửa mình để ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn.
Bài "Những hiến dâng lặng lẽ" thì không trực tiếp bàn về đạo đức, mà, như cái tựa bài viết đã nêu, nói về các thầy cô giáo ở miền Trung. Vâng, vào lúc này biết có ai còn nhớ “những cơn lũ dữ ập xuống dải đất miền Trung" trong năm 2010 đã cướp đi sinh mạng của không chỉ một thầy cô giáo của chúng ta hay không? Và liệu có ai có thể không xót xa khi đọc những dòng này:
Trên đường từ nhà đến trường để dạy tiết đầu giờ chiều, thầy Huỳnh Kim Anh [...] đã bị lũ cuốn trôi. Tai nạn xảy ra khi thầy băng qua cầu của thôn Xuân Hòa đúng lúc trời mưa lớn, đường vắng vẻ nên không ai biết để cứu. [...] [Đ]ến 14 giờ thi thể thầy đã được tìm thấy trong dòng lũ. "Thật xót xa khi thầy ra đi đúng ngày trường tổ chức kỷ niệm ngày nhà giáo VN 20-11", giáo viên đồng nghiệp nói.
[...]
Mỗi năm Ngày Nhà giáo được cử hành long trọng, nhưng bao nhiêu người nhớ đến tâm nguyện của những người thầy, bao nhiêu người có thể tự hài lòng rằng mình đã thực sự xứng đáng với sự dâng hiến lặng lẽ của thầy cô khi nền giáo dục vẫn loay hoay chưa tìm được lối đi?
Và rất đáng chú ý là những ý kiến của TS Nguyễn Tường Bách trong bài phỏng vấn về tình trạng “cái ác lấn cái thiện” dường như ngày càng phổ biến ở VN:
Gốc rễ sâu xa của hành vi bạo lực nằm trong sự xuống cấp về văn hóa, trong đó người ta sẵn sàng dùng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề [...]. [Ở] chúng ta các hiện tượng bạo lực có liên quan đến quyền lực. Anh cảnh sát thấy mình có quyền lực trên người bị bắt, cô giáo thấy mình có quyền lực trên việc cho điểm học sinh, bác sĩ thấy mình có quyền lực trên bệnh nhân [...]. Từ quyền lực đi đến bạo lực chỉ là một bước nhỏ, nay đã bị bước qua. Cái khó của chúng ta là đây là một vấn đề văn hóa mà văn hóa thì bắt rễ sâu xa lắm.
[…]
Thời nào cũng vậy, tầng lớp trí thức phải là người nói về các nguy cơ văn hóa khi chúng vừa xuất hiện. Trong xã hội ta hiện nay có rất nhiều người có tâm huyết thuộc đủ các giới, trong Nam, ngoài Bắc, và ta cần có một cơ chế để trí thức có một tiếng nói và sức mạnh độc lập.
[…]
Nếu chúng ta phát triển kinh tế với tốc độ 7-8% mà văn hóa giáo dục không đồng bộ, cái ác ngày càng lan rộng thì […] rất nguy hiểm.
Ngoài cụm bài viết về chủ đề Xuân bàn điều thiện, những cụm bài còn lại cũng mang vẻ trầm tư, tĩnh lặng tương tự như cụm bài đầu tiên: “Xuân tư duy” và “Ôn cố tri tân”. Trong cụm có tên là “Xuân tư duy”, có thể thấy các tác giả tên tuổi như Trần Hữu Dũng, Bùi Văn Nam Sơn, Nguyên Ngọc, trong đó 2 bài mà tôi đã đọc (vì tương đối ngắn hơn 2 bài kia) và rất thích là bài “Thời vắng những nhà văn hóa lớn” của THD và bài “Về Thăng Long và lên Yên Tử” của NN. Vài đoạn trích dẫn:
Chúng ta có rất nhiều nhà khoa học, giáo sư, kỹ sư mọi ngành cần thiết cho sự phát triển của đất nước […]. Như vậy không đủ sao? Tôi nghĩ là không đủ. Đúng là chúng ta cần phát triển kinh tế, cần cơm ăn áo mặc, cần một đời sống văn hóa không đến nỗi nghèo nàn …. Nhưng chúng ta cũng cần những bông hoa vượt trội. Dù bầu trời đã lấp lánh muôn sao, chúng ta vẫn cần những ngôi sao thật sáng. Đó là những ngôi sao chỉ đường, bởi lẽ một xã hội phải biết hướng tiến cho văn hóa của xã hội ấy. (THD)
Đoạn trích lời phát biểu rất sâu sắc của Maxim Gorky trong bài viết của NN:
”CM đã gạt bỏ cản trở bên ngoài, trên bề mặt để cho phép tiến hành chữa trị những căn bệnh chí tử của thực tế Nga, nhưng công cuộc chữa trị chỉ được bắt đầu sau CM chứ không phải trong CM, bằng CM. CM đã thành công, nhưng những căn bệnh trầm kha thì vẫn còn nguyên đấy, thậm chí nếu trước kia nó ở trên bề mặt thì bây giờ CM đưa nó lặn vào trong nội tạng chứ không hề tiêu diệt được nó. Và như vậy thì lại còn nguy hiểm hơn, nếu coi mọi việc đã xong và dừng lại. Hoặc cứ tiếp tục theo cách ấy.
Còn đây là đoạn trích cuối cùng mà tôi đưa trong entry này trong bài viết có tên “Sự phản bội mơ hồ” của Nguyễn Quang Thiều. Không trích dẫn thêm, không phải là không có gì đáng đọc, mà vì còn phải để dành cho các bạn đọc nữa chứ:
Khi không có văn hóa thì không biết sống thế nào. Khi những công dân không hiểu văn hóa của dân tộc mình thì đó là những công dân bất hạnh.
[…]
Những di tích văn hóa ngày nay đang bị phá hoại vì lý do gì? Có hai lý do cơ bản: Một, phá hoại do không hiểu biết. Hai, phá hoại do lòng tham và vô trách nhiệm nếu không muốn nói là vô văn hóa. Có không ít những di tích ở một số địa phương đã và đang bị phá hoại. Những ai đã và đang phá hoại những di tích văn hóa này? Đó chính là những người quản lý ở những địa phương đó và những người trực tiếp phục chế hay trùng tu những di tích văn hóa đó.
Đấy, những gì đọng lại của năm 2010, dưới nét phác họa của tờ báo Xuân TBKTSG. Rất nhiều điều đáng suy nghĩ, phải không?
Xin mượn lời của nhà văn NN trong câu những kết bài viết của ông:
[…]Tại sao nền giáo dục của chúng ta cứ như “bỗng dưng” lại ngổn ngang như thế? Chỉ vì nó mãi loay hoay chưa xác định được nhiệm vụ bồi đắp nhận thức và tinh thần của một nền giáo dục cho sự phục hưng dân tộc. […] Nhiều lãnh vực khác cũng vậy. […]
Mùa Xuân này, hãy cùng nghiệm lại xem.
Vâng, chúng ta hãy cùng nghiệm lại. Một phút lắng trong xã hội quay cuồng, đôi khi điên đảo hiện nay. Để tìm thấy chính mình.
Cám ơn tờ TBKTSG Xuân với lời thông điệp rất ý nghĩa cho mùa Xuân này và cho cả năm 2011 sắp đến.
Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2011
Về việc vào Đảng
Cái tựa của entry chắc chắn sẽ làm cho bạn bè và những người quen biết tôi tò mò; thậm chí sẽ có những người ... nổi giận chửi tôi là ... bồi bút và dối trá; cũng có thể có người ... vui mừng vì tôi đã bắt đầu có ý thức chính trị, là điều hẳn là cần có của một người đang làm trong khu vực nhà nước và có một chút vị trí quản lý (xin làm rõ thêm: một vị trí vô cùng nhỏ, không đáng gì và cũng sắp hết nhiệm kỳ rồi).
Những thái độ này là do tôi luôn tuyên bố không quan tâm đến chính trị và không muốn làm chính trị. Mà ở VN thì chỉ có những người quan tâm đến chính trị và muốn làm chính trị thì mới đọc, suy nghĩ, viết, hoặc nói về Đảng mà thôi. Vậy không quan tâm đến chính trị mà lại nói về việc vào Đảng, là cớ làm sao?
Xin cho tôi được giải thích. Rất tình cờ, sáng nay tôi tìm thấy bài phỏng vấn đã được thực hiện gần 2 năm nay về việc không muốn vào Đảng của nhà văn Võ Thị Hảo. Một bài phỏng vấn rất hay, đặt ra rất nhiều điều đáng suy nghĩ mặc dù theo tác giả của nó thì bài phỏng vấn đã được gửi đến nhiều tờ báo nhưng chẳng có ai phản hồi cả. Nói cách khác, công luận chính thống không xem những vấn đề được nêu trong bài phỏng vấn là đáng quan tâm, hoặc cũng có thể là nó quá ... nhạy cảm nên mọi người muốn lờ đi vì không biết nên phản ứng với nó ra sao.
Bài phỏng vấn đó ở đây này. Tôi tin rằng nó là một bài nên đọc, đặc biệt là đối với những ai yêu Đảng và quan tâm xây dựng nó. Còn dưới đây thì tôi xin trích lại vài đoạn, cùng với những suy nghĩ của tôi về những phát biểu của nhà văn Võ Thị Hảo, và thông qua đó, những suy nghĩ về Đảng Cộng sản Việt Nam:
Hai đoạn tôi trích ở trên là những đoạn gây cho tôi ấn tượng mạnh nhất về nhà văn Võ Thị Hảo, đồng thời làm nổi bật những vấn đề mà tôi cho là những người có vị trí quyết định trong Đảng hiện nay nên thực sự quan tâm. Về đoạn đầu tiên, tôi thấy hoàn toàn đồng cảm, đặc biệt là điều trăn trở cho rằng nếu mình muốn thực sự có tác động gì đó (ở đây là đóng góp cho những điều tích cực) thì trước hết mình cũng cần một ít quyền lực. Vì tôi cũng đã từng trải qua nhiều ngày suy nghĩ như thế: nên vào Đảng để làm được nhiều hơn cho công việc chung. Nhưng cuối cùng, tôi cũng vẫn thấy hình như có cái gì đó không ổn, có một chút dối trá, một chút ... lươn lẹo trong cái lập luận đó của chính tôi.
Tại sao lại dối trá và lươn lẹo nhỉ? Nói thẳng ra, là vì như thế này: tôi không tin vào lý tưởng cộng sản như một chân lý tuyệt đối, và tôi vì vậy tôi không sẵn sàng "nguyện suốt đời trung thành với lý tưởng cộng sản", là điều mà tôi đoán rằng các đảng viên khi làm lễ kết nạp sẽ phải tuyên thệ. Nếu tôi có vào (đây chỉ là giả thuyết, là câu điều kiện loại 3 trong tiếng Anh), thì chắc tôi cũng chỉ xem đó như một công cụ cho phép tôi đạt được những tính toán, cân nhắc của tôi để được thăng tiến trong nghề nghiệp mà thôi. Một việc làm, nói gì thì nói, cũng sẽ được tất cả mọi người (nói theo ngôn ngữ chính trị của đảng là "quần chúng") nhìn nhận đó trước hết là vì lợi ích riêng, chứ chẳng thể nào nhận vơ rằng đấy là vì cái chung được. Ai mà tin, và làm sao mà tin nổi, khi một người vào Đảng vì một cái chức vụ dang chờ mình, mà lại nói là mình vào chỉ vì mình muốn đóng góp cho cái chung, vào vì người khác?
Nói một chút về từ "quần chúng". Chẳng biết mọi người thì sao, chứ tôi thì cực ghét cái từ này, vì nó có hàm ý ngạo mạn, xem mọi người là một đám đông vô thức cần được dẫn dắt, chỉ có mình (tức các đảng viên và những người sắp được kết nạp vào đấy) mới sáng suốt, có ý thức, và vì thế mới được làm lãnh đạo. Tôi nghĩ, thái độ này có thể sẽ làm cho (một số) trí thức xa rời, xa lánh Đảng. Nếu Đảng muốn có sức thu hút hơn, muốn làm cho mình thực sự mạnh một cách bền vững, tức là có những đảng viên có tri thức thực sự, và gắn bó với "quần chúng", với "nhân dân" thực sự, do dân và vì dân, thì chắc là phải thay đổi một số quan điểm và cả ngôn ngữ của Đảng, thì mới có sức thu hút nhiều hơn.
Còn nếu không, tôi e rằng hiện nay tình trạng sẽ là, ai vào Đảng thì cứ vào, their problem, chẳng qua là họ muốn vào đấy để đạt được một mục đích riêng mà thôi. Ví dụ, họ vào vì muốn được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng, thì cũng giống như muốn lấy vợ Công giáo thì anh phải (giả vờ) theo đạo. OK, đó là lựa chọn của anh, đường anh anh cứ đi, còn thì quần chúng người ta cũng có những lựa chọn và những con đường của họ, anh đi đường anh tôi đường tôi!
Tôi không nói là cứ hễ là đảng viên thì không tốt (chính ra, về mặt chính thống thì trong xã hội ta, by default thì đảng viên đương nhiên phải tốt hơn quần chúng đấy ạ). Thôi thì không tranh cãi ai đúng ai sai, hãy cứ tạm chấp nhận là ở đâu cũng vậy, sẽ có người tốt hay người xấu, dù họ có là đảng viên hay không, nhưng mà nếu thế thì đảng viên đâu có khác gì ai đâu nhỉ? Cũng là những lựa chọn, cân nhắc cho cuộc đời riêng của mình mà thôi!
Tôi muốn quay lại đoạn trích thứ hai của nhà văn Võ Thị Hảo. Nhà văn nói về cha mẹ mình, những đảng viên cộng sản nòi. Tôi cũng tin, như nhà văn đã tin, là những vị ấy là những người có lý tưởng. Thì đã rõ: họ phải hy sinh cho lý tưởng của mình, trước mắt họ chẳng được gì cho bản thân khi vào Đảng, mà chỉ thấy bị mất mát thôi, thế nhưng họ vẫn vào. Nhưng tôi hoàn toàn đồng ý với nhà văn rằng với cái cách gắn việc vào Đảng với những "phần thưởng" cụ thể như được quy hoạch để bổ nhiệm các chức vụ quan trọng, thì đảng viên thời nay đã hoàn toàn mất đi điều kiện để hy sinh vì lý tưởng rồi. Đảng đã tước mất của họ cơ hội để rèn luyện, để chứng tỏ với "quần chúng" rằng họ là một giai cấp ưu tú hơn.
Dưới mắt "quần chúng" như tôi thì họ vào đó thì Đảng sẽ cho họ được chức vụ, được trở thành giai cấp lãnh đạo, được tổ chức giáo dục, che chở, bảo vệ kể cả khi có sai lầm, lại được cung cấp những thông tin mật mà quần chúng sẽ chẳng bao giờ được cung cấp hoặc chỉ được cung cấp sau mà thôi. Cho nên, tôi hoàn toàn thông cảm với nhà văn VTH khi nói rằng đôi khi cũng nghĩ đến việc vào cho rồi, vì đã muốn làm gì thì cũng cần một chút quyền lực để có thể làm được điều mình muốn làm. Nhưng nếu thế, thì đảng viên nếu không làm tốt hơn người khác thì thật mới là khó hiểu, còn làm tốt thì chẳng có gì đáng phục cả; ngược lại nếu họ làm không tốt bằng quần chúng thì thật vô cùng đáng trách, vì họ đã được tổ chức đầu tư biết bao nhiêu (bằng tiền thuế của dân, nhớ nhé!) để trở thành những người lãnh đạo cơ mà!
Cơ chế của chúng ta hiện nay khiến cho chỉ có các đảng viên mới được có quyền lợi chính trị thực sự (nói theo một cách nào đó là họ được độc quyền yêu nước, còn quần chúng như tôi thì không). Chỉ có họ mới được là đại biểu quốc hội (hơn 90%), được tham gia các đại hội đảng cấp dưới để bầu ra những đại biểu tham dự đại hội Đảng cấp trên --> đại hội Đảng toàn quốc, vốn là sự kiện chính trị quan trọng nhất để định đoạt tương lai của đất nước. Chứ người dân như tôi thì có quyền gì đâu, cho nên đại hội Đảng quan trọng thế mà một người có học (ừ thì cũng có bằng sau đại học, cũng đi dạy học) như tôi cũng chẳng quan tâm gì mấy, vì có nói gì thì rồi cái cơ chế ấy nó vẫn chạy theo những nguyên tắc vận hành riêng (đối với tôi là hơi bí hiểm) của nó, thì tôi quan tâm để làm gì?
Có lẽ nãy giờ tôi nói hơi lòng vòng, lộn xộn. Xin tóm lại như thế này: tôi thấy đảng viên ở VN hiện nay là một giai cấp đặc quyền đặc lợi, vì nếu bạn làm việc ở những cơ quan thuộc nhà nước mà không phải là đảng viên thì chỉ là công dân hạng hai (thực ra mọi việc lúc này cũng đã có những thay đổi, nhưng mà rất chậm). Tuy vậy, hình như cái đặc quyền đặc lợi đó hiện nay cũng không phải là quá hấp dẫn đối với tất cả mọi người, vì vẫn có người không muốn vào như nhà văn Võ Thị Hảo, hay ... như tôi. Nếu những người không muốn hoặc không thể vào là những thực sự kém cỏi, hoặc tầm thường, thì Đảng không có gì phải suy nghĩ. Nhưng nếu đó là những trí thức, những người có tâm huyết, có năng lực, ví dụ như nhà văn Võ Thị Hảo (tôi chẳng quen biết gì, chỉ biết tên chứ thậm chí còn chưa biết mặt), mà họ không muốn vào, thì Đảng nên xem lại cách thu hút Đảng viên mới của mình.
Và quan trọng hơn nữa, nếu vì họ không phải là đảng viên, nên dù họ có tốt mấy thì Đảng cũng sẽ không bổ nhiệm những chức vụ quan trọng cho họ, mà sẽ đưa vào đấy những đảng viên dù hơi kém hơn một chút, thì liệu như thế Đảng có đang sử dụng nhân lực tốt nhất để xây dựng đất nước hay không? Chắc là không. Những người có tài, có tâm huyết nhưng không vào Đảng vì lý do nào đấy, nhưng vẫn sẵn sàng làm trong khu vực nhà nước để đóng góp, mà Đảng không sử dụng (vì không chịu vào Đảng) thì đồng nghĩa với việc đẩy họ ra ngoài, làm việc cho những công ty tư nhân hoặc nước ngoài, vậy có phải là Đảng đang hành động tốt nhất cho lợi ích của dân tộc như Đảng vẫn "tâm nguyện" hay không?
Cũng chỉ là mấy câu hỏi lan man, hơi vớ vẩn nhưng thẳng thắn của tôi, nhân dịp tôi đọc bài phỏng vấn mà thôi. Nếu Đảng có quan tâm và đọc đến, thì cũng xin xem đấy là đóng góp của tôi cho đại hội Đảng lần thứ XI, sắp diễn ra trong vài ngày tới. Nếu tôi nói sai hoặc phiến diện, xin mọi người cứ trao đổi cho tôi hiểu rõ hơn. Còn nếu không ai quan tâm, thì cũng chỉ như bất kỳ entry nào khác, tôi viết để ghi lại những thắc mắc của tôi mà thôi. Biết đâu 10, 20 năm nữa đọc lại, thì mọi việc đã thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn?
À mà tôi đang hết sức tò mò tự hỏi, ở các nước người ta tham gia các đảng phái chính trị như thế nào nhỉ? Chắc là không giống VN một chút nào cả. Việc riêng hoàn toàn, và không ai dám hỏi đến cho đến khi họ đã trở thành chính khách thực sự, chứ không thể nào lại là chuyện mà tất cả mọi người làm trong cơ quan nhà nước đều phải nghĩ đến như VN hiện nay, chắc là thế. Chính ra, VN là một cái case hết sức độc đáo, có khi phải có nhà khoa học chính trị (political scientist) làm một nghiên cứu đến nơi đến chốn để mọi người cùng hiểu, phải không?
-------
Cập nhật ngày 23/1/2011
Bài viết này của tôi đã nằm trên blog này khá lâu rồi, và cho đến nay tôi cũng đã viết entry khác (tức là entry này đã cũ). Nhưng cho đến nay mỗi ngày tôi vẫn thấy có người vào đọc nó, và thỉnh thoảng vẫn có người comment. Điều này cho thấy entry này thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Nhưng có một điều bất ngờ đối với tôi là bên cạnh mối quan tâm về vấn đề chính mà tôi nêu ra (vào Đảng), thì entry này có vẻ lại có nhiều người quan tâm và phản ứng hơn về mấy câu có liên quan đến đạo Công giáo, mà tôi xem là "di sản tinh thần" của chính mình.
Như các bạn có thể thấy, đã có những người phản ứng với mấy câu đó của tôi, qua các comments đôi khi phải nói là khá gay gắt. Và hôm nay tôi nhận được email của một người bạn cũ với lời khuyên là lẽ ra không nên đề cập đến những điều đó. Một người bạn mà tôi quý trọng, một người đồng đạo.
Thực sự như tôi đã nói trong các comments, tôi không có ý đả kích bất kỳ ai trong entry này, lại càng không có ý định đả kích đạo Công giáo mà tôi đã xem là "di sản tinh thần" của chính tôi. Tôi cũng có những lý do để đề cập đến những điều liên quan đến đạo Công giáo, vì nó là sự nối dài của những suy nghĩ và tranh luận mà tôi đã có với những người tôi quen biết và có đọc blog này. Tôi đã viết rất chân thành với chính mình và không ngại bị ai lên án hay kết tội gì cả - vì có lẽ ai cũng hiểu rằng để hiểu cả một con người mà chỉ dựa vào mấy câu thì hẳn là không thể đúng được.
Nhưng nếu những câu tôi nói ra - thể hiện suy nghĩ của chính mình, một kiểu tự phản tỉnh - mà một cách nào đó đã vô tình xúc phạm đến tình cảm tôn giáo của mọi người thì quả thật đó là điều mà tôi hoàn toàn không muốn. Vì vậy, sau khi nhận được góp ý của bạn tôi thì tôi đã remove những dòng ấy đi và không còn thấy trên entry này nữa. Mặc dù tôi vẫn để lại những comments có liên quan đến phần đã được remove, vì nó có tính lịch sử của nó, và cũng là để tỏ sự tôn trọng những người đã đến đọc và bỏ công nhận xét, phản ứng, dù đôi lúc không mấy nhẹ nhàng.
Trên hết, xin cám ơn mọi người đã đọc và trao đổi, dù ý kiến có trái ngược nhau. Đáng mừng là trang blog này của tôi cũng tạo ra được một diễn đàn nho nhỏ để mọi người chia sẻ những suy nghĩ thẳng thắn về những vấn đề của cuộc sống xung quanh.
Một điều mà hình như cho đến nay vẫn chưa có nhiều trong xã hội của ta thì phải? Mà tinh thần thẳng thắn tranh luận trong hòa bình, trật tự và thượng tôn pháp luật thật cần thiết biết bao cho sự phát triển của đất nước này?
Chúc các bạn một ngày chủ nhật hạnh phúc.
Những thái độ này là do tôi luôn tuyên bố không quan tâm đến chính trị và không muốn làm chính trị. Mà ở VN thì chỉ có những người quan tâm đến chính trị và muốn làm chính trị thì mới đọc, suy nghĩ, viết, hoặc nói về Đảng mà thôi. Vậy không quan tâm đến chính trị mà lại nói về việc vào Đảng, là cớ làm sao?
Xin cho tôi được giải thích. Rất tình cờ, sáng nay tôi tìm thấy bài phỏng vấn đã được thực hiện gần 2 năm nay về việc không muốn vào Đảng của nhà văn Võ Thị Hảo. Một bài phỏng vấn rất hay, đặt ra rất nhiều điều đáng suy nghĩ mặc dù theo tác giả của nó thì bài phỏng vấn đã được gửi đến nhiều tờ báo nhưng chẳng có ai phản hồi cả. Nói cách khác, công luận chính thống không xem những vấn đề được nêu trong bài phỏng vấn là đáng quan tâm, hoặc cũng có thể là nó quá ... nhạy cảm nên mọi người muốn lờ đi vì không biết nên phản ứng với nó ra sao.
Bài phỏng vấn đó ở đây này. Tôi tin rằng nó là một bài nên đọc, đặc biệt là đối với những ai yêu Đảng và quan tâm xây dựng nó. Còn dưới đây thì tôi xin trích lại vài đoạn, cùng với những suy nghĩ của tôi về những phát biểu của nhà văn Võ Thị Hảo, và thông qua đó, những suy nghĩ về Đảng Cộng sản Việt Nam:
Tôi về đây được ba tháng, mọi thủ tục bổ nhiệm tôi giữ chức Phó tổng biên tập báo này gần như đã hoàn tất, kể cả việc lấy ý kiến tán thành của tất cả 100% anh chị em trong toà soạn, chỉ còn chờ sự phê duyệt của Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương là xong. Nhưng đến đây vấn đề bị “ách” lại vì tôi không là đảng viên (!?). Trước tình hình này, các cấp uỷ Đảng ở đây có lời đề nghị tôi nên chấp thuận vào Đảng nhưng tôi đã một mực từ chối: “Tôi không vào Đảng để chỉ đổi lấy một cái chức. Nếu mà vào Đảng như vậy thì rất là cơ hội, rất là tồi. Nếu mà quyền lực chỉ để phân phối cho những đảng viên thì Đảng chỉ thu hút được những kẻ cơ hội, những kẻ chỉ vì một miếng mồi lợi, vun vén cho bản thân mình mà thôi! Và như thế thì Đảng sẽ suy yếu, sẽ mọt ruỗng từ bên trong, từ tâm hồn, hành vi của mỗi đảng viên”. Tôi không muốn làm một người như thế. Có những lúc nhiều người đã mời tôi đến cùng ăn với họ một bữa cơm để vận động tôi nên vào Đảng. Tôi rất cảm ơn họ và thật cảm động vì thực sự là họ vì quyền lợi của tôi. Họ nói: “Hảo cần phải ngồi vào một vị trí có quyền lực. Những người như Hảo ngồi vào chức vụ đó thì những kẻ cơ hội sẽ không thể chen chân vào đó được”. Cho đến tận giờ tôi vẫn thầm cảm ơn họ. Có lúc tôi cũng định đồng ý vào Đảng cho xong vì thực sự muốn quản lý một tờ báo, muốn làm cho nó phát triển thì mình phải có một vị trí, một chút quyền lực nhất định mới có thể làm được. Nhưng tôi không thể tự lừa dối lòng mình được.
[...]
Bố mẹ tôi là những người cộng sản nòi. Bố tôi tham gia Cách mạng đồng chí Hội từ năm 1929, là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1931 cho đến bây giờ. Mẹ tôi vào Đảng từ năm 1934, là đảng viên mãi cho đến lúc cụ mất. Các anh em ruột của bố mẹ tôi đều là những người khá giả và đều đã từng bỏ tiền nhà mình ra để hoạt động cách mạng. Và thời đó, họ đã hy sinh cho một lý tưởng, lý tưởng giải phóng cho những người bị áp bức, bóc lột, đem lại công bằng, tự do cho xã hội. Thời đó, đa phần những trí thức cũng vậy. Còn bây giờ thì khác, bây giờ vào Đảng là... Tôi không phê phán gì ai vào Đảng mà theo tôi, bây giờ vào Đảng là tự dối chính mình. Phải sống làm sao để mình trọng được mình. Đấy mới là quan trọng. Nếu bản thân mình không trọng mình thì mình sẽ không yêu mình được. Không yêu mình được thì không thể yêu người khác được.
Hai đoạn tôi trích ở trên là những đoạn gây cho tôi ấn tượng mạnh nhất về nhà văn Võ Thị Hảo, đồng thời làm nổi bật những vấn đề mà tôi cho là những người có vị trí quyết định trong Đảng hiện nay nên thực sự quan tâm. Về đoạn đầu tiên, tôi thấy hoàn toàn đồng cảm, đặc biệt là điều trăn trở cho rằng nếu mình muốn thực sự có tác động gì đó (ở đây là đóng góp cho những điều tích cực) thì trước hết mình cũng cần một ít quyền lực. Vì tôi cũng đã từng trải qua nhiều ngày suy nghĩ như thế: nên vào Đảng để làm được nhiều hơn cho công việc chung. Nhưng cuối cùng, tôi cũng vẫn thấy hình như có cái gì đó không ổn, có một chút dối trá, một chút ... lươn lẹo trong cái lập luận đó của chính tôi.
Tại sao lại dối trá và lươn lẹo nhỉ? Nói thẳng ra, là vì như thế này: tôi không tin vào lý tưởng cộng sản như một chân lý tuyệt đối, và tôi vì vậy tôi không sẵn sàng "nguyện suốt đời trung thành với lý tưởng cộng sản", là điều mà tôi đoán rằng các đảng viên khi làm lễ kết nạp sẽ phải tuyên thệ. Nếu tôi có vào (đây chỉ là giả thuyết, là câu điều kiện loại 3 trong tiếng Anh), thì chắc tôi cũng chỉ xem đó như một công cụ cho phép tôi đạt được những tính toán, cân nhắc của tôi để được thăng tiến trong nghề nghiệp mà thôi. Một việc làm, nói gì thì nói, cũng sẽ được tất cả mọi người (nói theo ngôn ngữ chính trị của đảng là "quần chúng") nhìn nhận đó trước hết là vì lợi ích riêng, chứ chẳng thể nào nhận vơ rằng đấy là vì cái chung được. Ai mà tin, và làm sao mà tin nổi, khi một người vào Đảng vì một cái chức vụ dang chờ mình, mà lại nói là mình vào chỉ vì mình muốn đóng góp cho cái chung, vào vì người khác?
Nói một chút về từ "quần chúng". Chẳng biết mọi người thì sao, chứ tôi thì cực ghét cái từ này, vì nó có hàm ý ngạo mạn, xem mọi người là một đám đông vô thức cần được dẫn dắt, chỉ có mình (tức các đảng viên và những người sắp được kết nạp vào đấy) mới sáng suốt, có ý thức, và vì thế mới được làm lãnh đạo. Tôi nghĩ, thái độ này có thể sẽ làm cho (một số) trí thức xa rời, xa lánh Đảng. Nếu Đảng muốn có sức thu hút hơn, muốn làm cho mình thực sự mạnh một cách bền vững, tức là có những đảng viên có tri thức thực sự, và gắn bó với "quần chúng", với "nhân dân" thực sự, do dân và vì dân, thì chắc là phải thay đổi một số quan điểm và cả ngôn ngữ của Đảng, thì mới có sức thu hút nhiều hơn.
Còn nếu không, tôi e rằng hiện nay tình trạng sẽ là, ai vào Đảng thì cứ vào, their problem, chẳng qua là họ muốn vào đấy để đạt được một mục đích riêng mà thôi. Ví dụ, họ vào vì muốn được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng, thì cũng giống như muốn lấy vợ Công giáo thì anh phải (giả vờ) theo đạo. OK, đó là lựa chọn của anh, đường anh anh cứ đi, còn thì quần chúng người ta cũng có những lựa chọn và những con đường của họ, anh đi đường anh tôi đường tôi!
Tôi không nói là cứ hễ là đảng viên thì không tốt (chính ra, về mặt chính thống thì trong xã hội ta, by default thì đảng viên đương nhiên phải tốt hơn quần chúng đấy ạ). Thôi thì không tranh cãi ai đúng ai sai, hãy cứ tạm chấp nhận là ở đâu cũng vậy, sẽ có người tốt hay người xấu, dù họ có là đảng viên hay không, nhưng mà nếu thế thì đảng viên đâu có khác gì ai đâu nhỉ? Cũng là những lựa chọn, cân nhắc cho cuộc đời riêng của mình mà thôi!
Tôi muốn quay lại đoạn trích thứ hai của nhà văn Võ Thị Hảo. Nhà văn nói về cha mẹ mình, những đảng viên cộng sản nòi. Tôi cũng tin, như nhà văn đã tin, là những vị ấy là những người có lý tưởng. Thì đã rõ: họ phải hy sinh cho lý tưởng của mình, trước mắt họ chẳng được gì cho bản thân khi vào Đảng, mà chỉ thấy bị mất mát thôi, thế nhưng họ vẫn vào. Nhưng tôi hoàn toàn đồng ý với nhà văn rằng với cái cách gắn việc vào Đảng với những "phần thưởng" cụ thể như được quy hoạch để bổ nhiệm các chức vụ quan trọng, thì đảng viên thời nay đã hoàn toàn mất đi điều kiện để hy sinh vì lý tưởng rồi. Đảng đã tước mất của họ cơ hội để rèn luyện, để chứng tỏ với "quần chúng" rằng họ là một giai cấp ưu tú hơn.
Dưới mắt "quần chúng" như tôi thì họ vào đó thì Đảng sẽ cho họ được chức vụ, được trở thành giai cấp lãnh đạo, được tổ chức giáo dục, che chở, bảo vệ kể cả khi có sai lầm, lại được cung cấp những thông tin mật mà quần chúng sẽ chẳng bao giờ được cung cấp hoặc chỉ được cung cấp sau mà thôi. Cho nên, tôi hoàn toàn thông cảm với nhà văn VTH khi nói rằng đôi khi cũng nghĩ đến việc vào cho rồi, vì đã muốn làm gì thì cũng cần một chút quyền lực để có thể làm được điều mình muốn làm. Nhưng nếu thế, thì đảng viên nếu không làm tốt hơn người khác thì thật mới là khó hiểu, còn làm tốt thì chẳng có gì đáng phục cả; ngược lại nếu họ làm không tốt bằng quần chúng thì thật vô cùng đáng trách, vì họ đã được tổ chức đầu tư biết bao nhiêu (bằng tiền thuế của dân, nhớ nhé!) để trở thành những người lãnh đạo cơ mà!
Cơ chế của chúng ta hiện nay khiến cho chỉ có các đảng viên mới được có quyền lợi chính trị thực sự (nói theo một cách nào đó là họ được độc quyền yêu nước, còn quần chúng như tôi thì không). Chỉ có họ mới được là đại biểu quốc hội (hơn 90%), được tham gia các đại hội đảng cấp dưới để bầu ra những đại biểu tham dự đại hội Đảng cấp trên --> đại hội Đảng toàn quốc, vốn là sự kiện chính trị quan trọng nhất để định đoạt tương lai của đất nước. Chứ người dân như tôi thì có quyền gì đâu, cho nên đại hội Đảng quan trọng thế mà một người có học (ừ thì cũng có bằng sau đại học, cũng đi dạy học) như tôi cũng chẳng quan tâm gì mấy, vì có nói gì thì rồi cái cơ chế ấy nó vẫn chạy theo những nguyên tắc vận hành riêng (đối với tôi là hơi bí hiểm) của nó, thì tôi quan tâm để làm gì?
Có lẽ nãy giờ tôi nói hơi lòng vòng, lộn xộn. Xin tóm lại như thế này: tôi thấy đảng viên ở VN hiện nay là một giai cấp đặc quyền đặc lợi, vì nếu bạn làm việc ở những cơ quan thuộc nhà nước mà không phải là đảng viên thì chỉ là công dân hạng hai (thực ra mọi việc lúc này cũng đã có những thay đổi, nhưng mà rất chậm). Tuy vậy, hình như cái đặc quyền đặc lợi đó hiện nay cũng không phải là quá hấp dẫn đối với tất cả mọi người, vì vẫn có người không muốn vào như nhà văn Võ Thị Hảo, hay ... như tôi. Nếu những người không muốn hoặc không thể vào là những thực sự kém cỏi, hoặc tầm thường, thì Đảng không có gì phải suy nghĩ. Nhưng nếu đó là những trí thức, những người có tâm huyết, có năng lực, ví dụ như nhà văn Võ Thị Hảo (tôi chẳng quen biết gì, chỉ biết tên chứ thậm chí còn chưa biết mặt), mà họ không muốn vào, thì Đảng nên xem lại cách thu hút Đảng viên mới của mình.
Và quan trọng hơn nữa, nếu vì họ không phải là đảng viên, nên dù họ có tốt mấy thì Đảng cũng sẽ không bổ nhiệm những chức vụ quan trọng cho họ, mà sẽ đưa vào đấy những đảng viên dù hơi kém hơn một chút, thì liệu như thế Đảng có đang sử dụng nhân lực tốt nhất để xây dựng đất nước hay không? Chắc là không. Những người có tài, có tâm huyết nhưng không vào Đảng vì lý do nào đấy, nhưng vẫn sẵn sàng làm trong khu vực nhà nước để đóng góp, mà Đảng không sử dụng (vì không chịu vào Đảng) thì đồng nghĩa với việc đẩy họ ra ngoài, làm việc cho những công ty tư nhân hoặc nước ngoài, vậy có phải là Đảng đang hành động tốt nhất cho lợi ích của dân tộc như Đảng vẫn "tâm nguyện" hay không?
Cũng chỉ là mấy câu hỏi lan man, hơi vớ vẩn nhưng thẳng thắn của tôi, nhân dịp tôi đọc bài phỏng vấn mà thôi. Nếu Đảng có quan tâm và đọc đến, thì cũng xin xem đấy là đóng góp của tôi cho đại hội Đảng lần thứ XI, sắp diễn ra trong vài ngày tới. Nếu tôi nói sai hoặc phiến diện, xin mọi người cứ trao đổi cho tôi hiểu rõ hơn. Còn nếu không ai quan tâm, thì cũng chỉ như bất kỳ entry nào khác, tôi viết để ghi lại những thắc mắc của tôi mà thôi. Biết đâu 10, 20 năm nữa đọc lại, thì mọi việc đã thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn?
À mà tôi đang hết sức tò mò tự hỏi, ở các nước người ta tham gia các đảng phái chính trị như thế nào nhỉ? Chắc là không giống VN một chút nào cả. Việc riêng hoàn toàn, và không ai dám hỏi đến cho đến khi họ đã trở thành chính khách thực sự, chứ không thể nào lại là chuyện mà tất cả mọi người làm trong cơ quan nhà nước đều phải nghĩ đến như VN hiện nay, chắc là thế. Chính ra, VN là một cái case hết sức độc đáo, có khi phải có nhà khoa học chính trị (political scientist) làm một nghiên cứu đến nơi đến chốn để mọi người cùng hiểu, phải không?
-------
Cập nhật ngày 23/1/2011
Bài viết này của tôi đã nằm trên blog này khá lâu rồi, và cho đến nay tôi cũng đã viết entry khác (tức là entry này đã cũ). Nhưng cho đến nay mỗi ngày tôi vẫn thấy có người vào đọc nó, và thỉnh thoảng vẫn có người comment. Điều này cho thấy entry này thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Nhưng có một điều bất ngờ đối với tôi là bên cạnh mối quan tâm về vấn đề chính mà tôi nêu ra (vào Đảng), thì entry này có vẻ lại có nhiều người quan tâm và phản ứng hơn về mấy câu có liên quan đến đạo Công giáo, mà tôi xem là "di sản tinh thần" của chính mình.
Như các bạn có thể thấy, đã có những người phản ứng với mấy câu đó của tôi, qua các comments đôi khi phải nói là khá gay gắt. Và hôm nay tôi nhận được email của một người bạn cũ với lời khuyên là lẽ ra không nên đề cập đến những điều đó. Một người bạn mà tôi quý trọng, một người đồng đạo.
Thực sự như tôi đã nói trong các comments, tôi không có ý đả kích bất kỳ ai trong entry này, lại càng không có ý định đả kích đạo Công giáo mà tôi đã xem là "di sản tinh thần" của chính tôi. Tôi cũng có những lý do để đề cập đến những điều liên quan đến đạo Công giáo, vì nó là sự nối dài của những suy nghĩ và tranh luận mà tôi đã có với những người tôi quen biết và có đọc blog này. Tôi đã viết rất chân thành với chính mình và không ngại bị ai lên án hay kết tội gì cả - vì có lẽ ai cũng hiểu rằng để hiểu cả một con người mà chỉ dựa vào mấy câu thì hẳn là không thể đúng được.
Nhưng nếu những câu tôi nói ra - thể hiện suy nghĩ của chính mình, một kiểu tự phản tỉnh - mà một cách nào đó đã vô tình xúc phạm đến tình cảm tôn giáo của mọi người thì quả thật đó là điều mà tôi hoàn toàn không muốn. Vì vậy, sau khi nhận được góp ý của bạn tôi thì tôi đã remove những dòng ấy đi và không còn thấy trên entry này nữa. Mặc dù tôi vẫn để lại những comments có liên quan đến phần đã được remove, vì nó có tính lịch sử của nó, và cũng là để tỏ sự tôn trọng những người đã đến đọc và bỏ công nhận xét, phản ứng, dù đôi lúc không mấy nhẹ nhàng.
Trên hết, xin cám ơn mọi người đã đọc và trao đổi, dù ý kiến có trái ngược nhau. Đáng mừng là trang blog này của tôi cũng tạo ra được một diễn đàn nho nhỏ để mọi người chia sẻ những suy nghĩ thẳng thắn về những vấn đề của cuộc sống xung quanh.
Một điều mà hình như cho đến nay vẫn chưa có nhiều trong xã hội của ta thì phải? Mà tinh thần thẳng thắn tranh luận trong hòa bình, trật tự và thượng tôn pháp luật thật cần thiết biết bao cho sự phát triển của đất nước này?
Chúc các bạn một ngày chủ nhật hạnh phúc.
Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011
Vì sao người ta viết blog?
Phần 1 (viết ngày 6/1/2011)
Trước khi mọi người đọc tiếp, xin được giải thích một chút. Entry này gồm có 3 phần, được viết tại 3 thời điểm khác nhau.
Phần đầu là phần này, được viết tối hôm qua, khi tôi nghĩ là tôi sẽ hoàn tất ngay được trong buổi tối ấy.
Phần 2 thực ra lại là phần đầu tiên, được bắt đầu vào ngày 8/11/2010 , nhân dịp có một số vấn đề liên quan đến những bloggers Việt, chẳng hạn như blogger Hương Trà bị tạm giam vì tội "vu khống" do những điều cô ấy đã viết có liên hệ đến những người đang làm việc trong bộ máy nhà nước của VN.
Còn phần 3 là phần cuối, được viết hôm nay, khi tôi cố gắng hoàn tất entry đã bị để quá lâu này.
----
Hôm bắt đầu viết entry này vào cách đây 2 tháng, tôi hoàn toàn không có ý định bình luận gì về việc giam giữ các bloggers, mà chỉ là định ghi lại những suy nghĩ tản mạn của riêng tôi về nguyên do tại sao người ta lại viết blog mà thôi.
Nhưng tôi viết dở dang rồi bỗng ngưng lại, để đó mà không kết thúc. Hình như tôi có hơi e ngại vì sợ bị hiểu lầm về động cơ viết entry đó (ví dụ, bị xem là ... có ý chống đối chính quyền), nên muốn viết từ từ và đọc kỹ trước khi đăng lên - một thói quen trái ngược với tính cách "tùy hứng" của tôi). Rồi sau đó thì bận quá nên quên mất, và sau đó thì ... mất hứng vì chuyện đã cũ.
Mãi đến hôm nay (6/1/2011), trong một bữa tiệc để tiễn một người đồng nghiệp của tôi tại cơ quan chuyển công tác sang nơi khác, cái thói quen “chơi blog” của tôi lại được “sếp” tôi nhắc đến. Thực tình, tôi cũng không hiểu rõ sếp tôi nhắc thế là có ý gì không, ví dụ, nhắc nhở tôi cần ... cẩn ngôn hơn, chẳng hạn. Mà nếu ví dụ “sếp” có ý nhắc thì chắc cũng đúng thôi, blog tuy là chốn riêng, nhưng cũng rất công cộng, nên một người trưởng thành và có ý thức thì không được lạm dụng nó và làm ảnh hưởng không tốt đến người khác.
Vấn đề là người ta có thể cảm nhận khác nhau về ảnh hưởng của các “phát ngôn”. Có những điều mình viết vì đinh ninh là không ảnh hưởng đến ai, rồi bỗng nhiên có những người kêu ầm lên là bị ảnh hưởng, thậm chí là ảnh hưởng nghiêm trọng. Biết làm thế nào nhỉ? Nếu vì sợ bị người khác than phiền nên cái gì cũng giữ gìn, "tròn trịa" quá, thì liệu người ta có sẽ mất hết khả năng suy nghĩ độc lập, mất đi cái riêng, và mất đi khả năng sáng tạo hay không nhỉ?
Tôi thì cứ nghĩ đơn giản rằng điều tốt nhất là mỗi người cứ sống đúng như mình, cứ dám là mình, mặc dù cũng đồng thời cố gắng lắng nghe người khác và điều chỉnh dần cho tốt hơn lên cho cả mình và mọi người (bởi vì người ta không chỉ sống một mình). Rồi thì cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, mà chẳng cần gì nhiều, ngoài việc áp dụng phương pháp "thử và sai" và “liên tục cải tiến”, như cuộc sống vốn thế, trong thiên nhiên.
Và tôi tìm lại để viết tiếp entry này. Cũng là một cách "giãi bày" những suy nghĩ của mình đến những ai quan tâm (trong đó có cả "sếp" và các đồng nghiệp của tôi nữa)?
Mọi người đọc nhé, có lẽ cũng ... mua vui được ít phút, cho nó ... đổi món, đỡ ngán vậy mà. Hẳn là đọc blog của tôi phải thú vị hơn ... đọc báo cáo đánh giá chất lượng các trường đại học, chẳng hạn (!!!).
---------
Phần 2 (viết ngày 8/11/2010)
Chẳng rõ thế nào mà dạo này các trang blog (và người viết blogs) gặp nhiều vấn đề quá!
Tôi thực sự không hiểu tại sao có ai đó lại sợ blog. Đã đành là cũng có những trang blog có phong cách chẳng lấy gì lịch sự, thanh cao. Và thông tin từ nhiều trang blogs cũng chẳng có giá trị gì cả, đặc biệt là những thông tin có tính tuyên truyền chính trị, hoặc chửi bới, bôi nhọ cá nhân, vv.
Tôi nhớ, hồi đầu tiên khi có mạng Internet, một điều làm cho tôi rất lo lắng là sự tồn tại của những trang web sex. Lần đầu mới nhìn thấy những trang này, tôi thực sự shocked vì sự dung tục và nhiều khi kỳ quặc, bệnh hoạn của chúng. Và shocked hơn nữa khi có những người tôi quen biết, những người mà tôi tin là ... rất đàng hoàng và hoàn toàn bình thường, lại có những khoảng thời gian gần như là bị nghiện vào web để xem những trang web này.
Những trang web ấy đã từng gây lo lắng, sợ hãi, đau khổ cho các bậc phụ huynh, dẫn đến sự canh chừng, cấm đoán .... Nhưng cũng chẳng được, vì cha mẹ, phụ huynh nào mà có thời gian để canh chừng mãi. Nên đành phải chấp nhận, mặc dù rất không hài lòng. Và tôi cũng đã từng rơi vào tâm trạng lo lắng, khổ sở đó vì có những bằng chứng là những người thân của mình cũng không cưỡng được sự tò mò. Nói tóm lại, xã hội như thế này thì hỏng, hỏng, hỏng!!!!
Rồi sao nữa? Sau một thời gian thì hình như những người tôi quen biết, những người mà tôi đánh giá là đàng hoàng ấy, không ai còn thèm vào những trang "web xấu" ấy nữa. Những trang ấy có lẽ cũng vẫn có người xem, tất nhiên, nhưng dường như mọi người đã xem việc ấy là điều ... bình thường, ừ thì cuộc sống nó thế mà.
Vì bản chất của con người là tìm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu của mình. Không bằng cách này thì bằng cách khác. Nên ai mà có nhu cầu xem ... "web xấu", thì nếu họ không xem trên web, chắc sẽ tìm cách xem ... ở chỗ khác! Và cũng vậy, với những người viết blog: nếu không có blog, hẳn là họ cũng sẽ tìm được một cách nào đó để thỏa mãn nhu cầu ghi lại và chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ của mình. Ví dụ như thời còn đi học ở trung học, tôi và mấy đứa bạn hay viết nhật ký và lâu lâu đưa cho nhau xem (!). Hoặc là thói quen viết "lưu bút" - một thói quen mà tôi thấy vẫn còn tồn tại đến năm 1982 khi bọn tôi tốt nghiệp đại học (cuốn lưu bút ấy hiện nay tôi vẫn còn giữ, sợ chưa!)
-----
Phần 3 (viết vào tối ngày 7/1/2011)
Như thế là tôi vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi đã được đặt ra, đó là: vì sao người ta viết blog?
Câu trả lời của riêng tôi là tôi viết đơn giản chỉ vì nó là một phần tính cách của tôi, là một nhu cầu rất căn bản, như ăn khi đói, ngủ khi buồn ngủ. Thậm chí, có thể nói nó giống như nhu cầu thở, không cần suy nghĩ, không phải cố gắng, và không ngừng nghỉ. Vì nếu ngưng thở, thì cũng đồng nghĩa với việc không còn sống nữa.
Tôi viết, vì tôi cần ghi lại những kinh nghiệm, những suy nghĩ, những cảm xúc của chính mình, để khi nào có dịp thì đọc lại, để hiểu chính mình, hiểu cuộc đời, để sửa chữa những gì cần sửa chữa, để nhân rộng những gì cần nhân rộng, và chia sẻ những gì mình biết với người khác, những người cũng có nhu cầu giống như tôi, mà thôi.
Viết như thế, có phải là mất thì giờ vô ích không? Tôi không nghĩ thế. Thực ra, tôi tin rằng từ ngày tôi viết blog, tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn (vì nói ra được một phần những gì làm mình nặng lòng, trăn trở), và cũng có vẻ được bạn bè, đồng nghiệp hiểu và thông cảm nhiều hơn.
Đối với những người như tôi, không có blog thì tôi sẽ viết bằng cách khác. Viết nhật ký. Viết tự truyện. Viết tiểu thuyết dựa trên những gì mình quan sát và cảm nhận.
Viết blog – chơi blog, như cách nói của sếp tôi – là một công việc ôn hòa, hiền lành, và có tính xây dựng. Là chủ động góp tiếng nói và sự có mặt của mình đối với cộng đồng. Là đóng góp cho những người có trách nhiệm về những vấn đề mà các bloggers cho là đáng quan tâm dưới góc nhìn cá nhân của mình. Là, thực vậy, góp phần xây dựng một xã hội dân sự, điều rất cần cho sự phát triển của mọi quốc gia, mà đặc biệt là VN trong giai đoạn hiện nay.
Khi làm điều ấy, thì tất nhiên mỗi blogger sẽ làm với phong cách khác nhau. Có người ôn tồn, nhã nhặn, đưa lập luận thuyết phục, đưa những giải pháp hợp lý. Rất tốt. Có người thì bức xúc la lối, chửi rủa vô lễ; cũng có người lại cạnh khóe, mỉa mai, cay độc. Rất dở. Nhưng mà đó cũng là chuyện bình thường thôi, 9 người 10 ý, và chẳng ai giống ai. Cái chính vẫn là họ đã nói lên điều họ quan tâm, tức cung cấp thông tin miễn phí đến những người cần thông tin - chính quyền và báo chí, tức quyền lực thứ tư. Vậy thì phản ứng tốt nhất đối với những người này là cứ để yên cho họ làm, để còn biết đường mà điều chỉnh các chính sách, định hướng xã hội chứ. Cấm họ thì có ai được lợi gì đâu, chưa kể là còn làm cho họ bức xúc thêm?
Và nếu thế, thì tại sao ở một số nơi trên thế giới, người ta không hài lòng với các bloggers? Vì ... bực mình quá vì "chúng" nói cạnh nói khóe, hoặc thậm chí nói thẳng, phê bình mình nặng nề, nên ... bắt cho bõ ghét? Tôi nghĩ, nếu thế thì trẻ con quá. Tất nhiên là các bloggers cũng cần có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm, đặc biệt khi nói những điều liên quan đến chính quyền. Đặc biệt là ... nếu không muốn bị bắt (!).
Thật ra thì ở các nước phát triển, báo chí còn tha hồ tự do chỉ trích chính quyền kia, chứ không phải chỉ là trên blog. Còn blogs ư? Nó nhiều quá, đến nỗi chẳng mấy ai đọc, mà gần như chỉ là việc riêng của từng người, hoặc của từng nhóm bạn nho nhỏ. Hoặc là cánh tay nối dài của những người sống bằng nghề viết lách, chẳng hạn như các nhà báo và các nhà giáo, giống như tôi. Để những ý tưởng của mình được phổ biến rộng rãi, để tạo được những trao đổi, tranh luận, để từ đó chân lý sẽ bật ra.
Viết đến đây thì tôi nhớ hiện nay facebook ở VN lại đang bị chặn, không ai vào được. Thì chắc là nó có hại gì đó đối với an ninh của đất nước. Nhưng quả thật cũng chẳng hiểu tại sao lại như thế. Lẽ nào một đất nước hiền lành, một dân tộc thân thiện như VN, dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của đảng ta, lại có thể những bất ổn bên trong, và có thể có những kẻ thù rình rập bên ngoài, đến nỗi nhà nước ta phải lo lắng, đến nỗi phải lập tường lửa, phải đánh sập các trang blog, phải chặn facebook như thế?
Tôi không biết, hoặc cũng có thể là không muốn biết. Điều ấy quá phức tạp (và dường như cũng quá nguy hiểm?) đối với tôi, dù giờ đây tôi đã là một bà già ngoài 50 tuổi. Về các vấn đề chính trị thì tôi cảm thấy mình rất giống như Xuân Diệu trong 2 câu thơ ấy:
Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ lắm
Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì!
(Chú thích: yêu ở đây là yêu thơ, và cả yêu blog nữa. Vâng, người ta viết blog có thể chỉ vì lý do đơn giản vậy thôi!)
Trước khi mọi người đọc tiếp, xin được giải thích một chút. Entry này gồm có 3 phần, được viết tại 3 thời điểm khác nhau.
Phần đầu là phần này, được viết tối hôm qua, khi tôi nghĩ là tôi sẽ hoàn tất ngay được trong buổi tối ấy.
Phần 2 thực ra lại là phần đầu tiên, được bắt đầu vào ngày 8/11/2010 , nhân dịp có một số vấn đề liên quan đến những bloggers Việt, chẳng hạn như blogger Hương Trà bị tạm giam vì tội "vu khống" do những điều cô ấy đã viết có liên hệ đến những người đang làm việc trong bộ máy nhà nước của VN.
Còn phần 3 là phần cuối, được viết hôm nay, khi tôi cố gắng hoàn tất entry đã bị để quá lâu này.
----
Hôm bắt đầu viết entry này vào cách đây 2 tháng, tôi hoàn toàn không có ý định bình luận gì về việc giam giữ các bloggers, mà chỉ là định ghi lại những suy nghĩ tản mạn của riêng tôi về nguyên do tại sao người ta lại viết blog mà thôi.
Nhưng tôi viết dở dang rồi bỗng ngưng lại, để đó mà không kết thúc. Hình như tôi có hơi e ngại vì sợ bị hiểu lầm về động cơ viết entry đó (ví dụ, bị xem là ... có ý chống đối chính quyền), nên muốn viết từ từ và đọc kỹ trước khi đăng lên - một thói quen trái ngược với tính cách "tùy hứng" của tôi). Rồi sau đó thì bận quá nên quên mất, và sau đó thì ... mất hứng vì chuyện đã cũ.
Mãi đến hôm nay (6/1/2011), trong một bữa tiệc để tiễn một người đồng nghiệp của tôi tại cơ quan chuyển công tác sang nơi khác, cái thói quen “chơi blog” của tôi lại được “sếp” tôi nhắc đến. Thực tình, tôi cũng không hiểu rõ sếp tôi nhắc thế là có ý gì không, ví dụ, nhắc nhở tôi cần ... cẩn ngôn hơn, chẳng hạn. Mà nếu ví dụ “sếp” có ý nhắc thì chắc cũng đúng thôi, blog tuy là chốn riêng, nhưng cũng rất công cộng, nên một người trưởng thành và có ý thức thì không được lạm dụng nó và làm ảnh hưởng không tốt đến người khác.
Vấn đề là người ta có thể cảm nhận khác nhau về ảnh hưởng của các “phát ngôn”. Có những điều mình viết vì đinh ninh là không ảnh hưởng đến ai, rồi bỗng nhiên có những người kêu ầm lên là bị ảnh hưởng, thậm chí là ảnh hưởng nghiêm trọng. Biết làm thế nào nhỉ? Nếu vì sợ bị người khác than phiền nên cái gì cũng giữ gìn, "tròn trịa" quá, thì liệu người ta có sẽ mất hết khả năng suy nghĩ độc lập, mất đi cái riêng, và mất đi khả năng sáng tạo hay không nhỉ?
Tôi thì cứ nghĩ đơn giản rằng điều tốt nhất là mỗi người cứ sống đúng như mình, cứ dám là mình, mặc dù cũng đồng thời cố gắng lắng nghe người khác và điều chỉnh dần cho tốt hơn lên cho cả mình và mọi người (bởi vì người ta không chỉ sống một mình). Rồi thì cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, mà chẳng cần gì nhiều, ngoài việc áp dụng phương pháp "thử và sai" và “liên tục cải tiến”, như cuộc sống vốn thế, trong thiên nhiên.
Và tôi tìm lại để viết tiếp entry này. Cũng là một cách "giãi bày" những suy nghĩ của mình đến những ai quan tâm (trong đó có cả "sếp" và các đồng nghiệp của tôi nữa)?
Mọi người đọc nhé, có lẽ cũng ... mua vui được ít phút, cho nó ... đổi món, đỡ ngán vậy mà. Hẳn là đọc blog của tôi phải thú vị hơn ... đọc báo cáo đánh giá chất lượng các trường đại học, chẳng hạn (!!!).
---------
Phần 2 (viết ngày 8/11/2010)
Chẳng rõ thế nào mà dạo này các trang blog (và người viết blogs) gặp nhiều vấn đề quá!
Tôi thực sự không hiểu tại sao có ai đó lại sợ blog. Đã đành là cũng có những trang blog có phong cách chẳng lấy gì lịch sự, thanh cao. Và thông tin từ nhiều trang blogs cũng chẳng có giá trị gì cả, đặc biệt là những thông tin có tính tuyên truyền chính trị, hoặc chửi bới, bôi nhọ cá nhân, vv.
Tôi nhớ, hồi đầu tiên khi có mạng Internet, một điều làm cho tôi rất lo lắng là sự tồn tại của những trang web sex. Lần đầu mới nhìn thấy những trang này, tôi thực sự shocked vì sự dung tục và nhiều khi kỳ quặc, bệnh hoạn của chúng. Và shocked hơn nữa khi có những người tôi quen biết, những người mà tôi tin là ... rất đàng hoàng và hoàn toàn bình thường, lại có những khoảng thời gian gần như là bị nghiện vào web để xem những trang web này.
Những trang web ấy đã từng gây lo lắng, sợ hãi, đau khổ cho các bậc phụ huynh, dẫn đến sự canh chừng, cấm đoán .... Nhưng cũng chẳng được, vì cha mẹ, phụ huynh nào mà có thời gian để canh chừng mãi. Nên đành phải chấp nhận, mặc dù rất không hài lòng. Và tôi cũng đã từng rơi vào tâm trạng lo lắng, khổ sở đó vì có những bằng chứng là những người thân của mình cũng không cưỡng được sự tò mò. Nói tóm lại, xã hội như thế này thì hỏng, hỏng, hỏng!!!!
Rồi sao nữa? Sau một thời gian thì hình như những người tôi quen biết, những người mà tôi đánh giá là đàng hoàng ấy, không ai còn thèm vào những trang "web xấu" ấy nữa. Những trang ấy có lẽ cũng vẫn có người xem, tất nhiên, nhưng dường như mọi người đã xem việc ấy là điều ... bình thường, ừ thì cuộc sống nó thế mà.
Vì bản chất của con người là tìm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu của mình. Không bằng cách này thì bằng cách khác. Nên ai mà có nhu cầu xem ... "web xấu", thì nếu họ không xem trên web, chắc sẽ tìm cách xem ... ở chỗ khác! Và cũng vậy, với những người viết blog: nếu không có blog, hẳn là họ cũng sẽ tìm được một cách nào đó để thỏa mãn nhu cầu ghi lại và chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ của mình. Ví dụ như thời còn đi học ở trung học, tôi và mấy đứa bạn hay viết nhật ký và lâu lâu đưa cho nhau xem (!). Hoặc là thói quen viết "lưu bút" - một thói quen mà tôi thấy vẫn còn tồn tại đến năm 1982 khi bọn tôi tốt nghiệp đại học (cuốn lưu bút ấy hiện nay tôi vẫn còn giữ, sợ chưa!)
-----
Phần 3 (viết vào tối ngày 7/1/2011)
Như thế là tôi vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi đã được đặt ra, đó là: vì sao người ta viết blog?
Câu trả lời của riêng tôi là tôi viết đơn giản chỉ vì nó là một phần tính cách của tôi, là một nhu cầu rất căn bản, như ăn khi đói, ngủ khi buồn ngủ. Thậm chí, có thể nói nó giống như nhu cầu thở, không cần suy nghĩ, không phải cố gắng, và không ngừng nghỉ. Vì nếu ngưng thở, thì cũng đồng nghĩa với việc không còn sống nữa.
Tôi viết, vì tôi cần ghi lại những kinh nghiệm, những suy nghĩ, những cảm xúc của chính mình, để khi nào có dịp thì đọc lại, để hiểu chính mình, hiểu cuộc đời, để sửa chữa những gì cần sửa chữa, để nhân rộng những gì cần nhân rộng, và chia sẻ những gì mình biết với người khác, những người cũng có nhu cầu giống như tôi, mà thôi.
Viết như thế, có phải là mất thì giờ vô ích không? Tôi không nghĩ thế. Thực ra, tôi tin rằng từ ngày tôi viết blog, tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn (vì nói ra được một phần những gì làm mình nặng lòng, trăn trở), và cũng có vẻ được bạn bè, đồng nghiệp hiểu và thông cảm nhiều hơn.
Đối với những người như tôi, không có blog thì tôi sẽ viết bằng cách khác. Viết nhật ký. Viết tự truyện. Viết tiểu thuyết dựa trên những gì mình quan sát và cảm nhận.
Viết blog – chơi blog, như cách nói của sếp tôi – là một công việc ôn hòa, hiền lành, và có tính xây dựng. Là chủ động góp tiếng nói và sự có mặt của mình đối với cộng đồng. Là đóng góp cho những người có trách nhiệm về những vấn đề mà các bloggers cho là đáng quan tâm dưới góc nhìn cá nhân của mình. Là, thực vậy, góp phần xây dựng một xã hội dân sự, điều rất cần cho sự phát triển của mọi quốc gia, mà đặc biệt là VN trong giai đoạn hiện nay.
Khi làm điều ấy, thì tất nhiên mỗi blogger sẽ làm với phong cách khác nhau. Có người ôn tồn, nhã nhặn, đưa lập luận thuyết phục, đưa những giải pháp hợp lý. Rất tốt. Có người thì bức xúc la lối, chửi rủa vô lễ; cũng có người lại cạnh khóe, mỉa mai, cay độc. Rất dở. Nhưng mà đó cũng là chuyện bình thường thôi, 9 người 10 ý, và chẳng ai giống ai. Cái chính vẫn là họ đã nói lên điều họ quan tâm, tức cung cấp thông tin miễn phí đến những người cần thông tin - chính quyền và báo chí, tức quyền lực thứ tư. Vậy thì phản ứng tốt nhất đối với những người này là cứ để yên cho họ làm, để còn biết đường mà điều chỉnh các chính sách, định hướng xã hội chứ. Cấm họ thì có ai được lợi gì đâu, chưa kể là còn làm cho họ bức xúc thêm?
Và nếu thế, thì tại sao ở một số nơi trên thế giới, người ta không hài lòng với các bloggers? Vì ... bực mình quá vì "chúng" nói cạnh nói khóe, hoặc thậm chí nói thẳng, phê bình mình nặng nề, nên ... bắt cho bõ ghét? Tôi nghĩ, nếu thế thì trẻ con quá. Tất nhiên là các bloggers cũng cần có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm, đặc biệt khi nói những điều liên quan đến chính quyền. Đặc biệt là ... nếu không muốn bị bắt (!).
Thật ra thì ở các nước phát triển, báo chí còn tha hồ tự do chỉ trích chính quyền kia, chứ không phải chỉ là trên blog. Còn blogs ư? Nó nhiều quá, đến nỗi chẳng mấy ai đọc, mà gần như chỉ là việc riêng của từng người, hoặc của từng nhóm bạn nho nhỏ. Hoặc là cánh tay nối dài của những người sống bằng nghề viết lách, chẳng hạn như các nhà báo và các nhà giáo, giống như tôi. Để những ý tưởng của mình được phổ biến rộng rãi, để tạo được những trao đổi, tranh luận, để từ đó chân lý sẽ bật ra.
Viết đến đây thì tôi nhớ hiện nay facebook ở VN lại đang bị chặn, không ai vào được. Thì chắc là nó có hại gì đó đối với an ninh của đất nước. Nhưng quả thật cũng chẳng hiểu tại sao lại như thế. Lẽ nào một đất nước hiền lành, một dân tộc thân thiện như VN, dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của đảng ta, lại có thể những bất ổn bên trong, và có thể có những kẻ thù rình rập bên ngoài, đến nỗi nhà nước ta phải lo lắng, đến nỗi phải lập tường lửa, phải đánh sập các trang blog, phải chặn facebook như thế?
Tôi không biết, hoặc cũng có thể là không muốn biết. Điều ấy quá phức tạp (và dường như cũng quá nguy hiểm?) đối với tôi, dù giờ đây tôi đã là một bà già ngoài 50 tuổi. Về các vấn đề chính trị thì tôi cảm thấy mình rất giống như Xuân Diệu trong 2 câu thơ ấy:
Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ lắm
Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì!
(Chú thích: yêu ở đây là yêu thơ, và cả yêu blog nữa. Vâng, người ta viết blog có thể chỉ vì lý do đơn giản vậy thôi!)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)