Chỉ là một câu trong một bài thơ thời trước năm 1975 mà chị tôi đã chép trong những tập thơ chép tay hồi chị ấy 19-20 tuổi, học năm thứ nhất Văn Khoa, còn tôi thì 14-15 tuổi, học lớp 9, tò mò đọc lén, rồi thuộc. Chẳng nhớ tác giả là ai. Chép lên đây cho những những người yêu thơ cùng đọc.
Đêm quán vắng
Còn đây, còn đây em
Quán xưa mình hò hẹn
Bây giờ, bây giờ em
Một mình anh hiện diện.
Em về đâu, về đâu
Con sông nào ngăn cách?
Tình xưa giờ nát nhàu
Như những tờ thư rách.
Quán về khuya vắng quá
Ngọn đèn khuya lặng im
Gió về rung cành lá
Gió se lạnh trái tim.
Bên tay này nỗi sầu
Lên cao như khói thuốc
Bên tay kia niềm đau
Như vành ly sủi bọt.
Anh có thấy gì đâu
Trên cánh đồng sao đó?
À, có vì sao sầu
Thật mờ và thật nhỏ.
Xin em về đêm nay
Dù chỉ trong trí nhớ
Xin em về đêm mai
Dù chỉ trong giấc ngủ.
Tại sao hôm nay tôi lại nhớ bài thơ này? Vì hôm nay tôi mới gặp lại một người bạn cũ cùng học với tôi ở đại học, cách đây đã hơn 30 năm rồi. Cũng là Văn Khoa, nhưng lúc ấy đã được nhập chung với ĐH Khoa học để trở thành ĐH Tổng hợp. Bọn tôi vào đại học năm 1978, năm mà đất nước "chưa yên vui cho trọn ngày, áo lính lại khoác vào ngay" - khi ở biên giới Tây Nam có chiến tranh với Campuchea, và sau đó ít lâu là chiến tranh biên giới phía Bắc.
Vậy đó, mà chẳng hiểu sao thời đó đám sinh viên Văn Khoa bọn tôi vẫn rất lãng mạn, đển là ... đáng tội nghiệp! Tôi nhớ, lúc ấy bọn tôi đi học vẫn còn chất "scholar" lắm. Vẫn nhớ sân trường Văn Khoa với những cây ngọc lan thơm ngát vào mùa mưa. Bọn tôi 18, 19 tuổi, mà sao thấy mình lớn lắm rồi, và thấy mình phải có trách nhiệm với xã hội. Làm gì có chuyện đánh nhau, quay phim tung lên mạng, bạo lực học đường như bây giờ? Mà là một thế hệ trẻ rất khác với thế hệ ngày nay: ít thực dụng hơn, nhiều lý tưởng hơn (có lẽ cũng dễ bị lừa hơn?), hăng máu hơn, và ... lãng mạn hơn.
Nên mới có chỗ cho những bài thơ như thế này. Tôi nhớ, đã đọc nó vào một buổi tối trong dịp bọn tôi đi học quân sự ở trên Thủ Đức. Buổi tối, mọi người hay rủ nhau đi ăn chè, cũng là để có thêm chất, vì thời đó ăn cơm tập thể rất thiếu chất: toàn là canh toàn quốc (= toàn nước), "chạy qua hàng thịt" (= rất ít thịt, một 2 lát mỏng dính làm vì thôi), và rất nhiều món "không người lái" (= món chay, không có thịt, chỉ có rau). Một buổi tối trời thật tối, và bầu trời đầy sao.
Tức cảnh sinh tình, tôi lẩm bẩm đọc câu thơ ấy, cái câu mà tôi lấy làm tựa của entry này ấy. Cô bạn cùng lớp tôi (không thân lắm), người Huế, chắc là cũng lãng mạn còn hơn tôi, chẳng hiểu sao nghe được, và yêu cầu tôi đọc cả bài. Và tôi đọc, cũng chẳng ngờ rằng mình còn thuộc. Bài thơ mà tôi đã chép trên đây cho các bạn đọc ấy.
Chỉ có vậy thôi, lẩn thẩn một chút ký ức. Và một chút buồn buồn, chút tiếc nuối một thời đã qua. Có một cái gì đó đã mất đi, cùng với sự phát triển nóng ngày nay, hình như thế.
Có phải chúng ta đã "đổ em bé đi cùng với nước tắm" không nhỉ?
Blog này là hậu thân của BlogAnhVu đã bị tôi xóa do một số vấn đề kỹ thuật. Như tên gọi của blog, Just for myself, nó chỉ là nhật ký cá nhân, dù ở dạng mở, nhằm ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của chính tôi về những vấn đề xung quanh mình. Vì là nhật ký mở, tôi cũng chia sẻ đến những người đồng cảm, nhưng không chịu trách nhiệm nếu ai đó lấy bài đi và sử dụng ở nơi khác với những mục đích riêng. Nếu có comment, xin sử dụng ngôn từ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng những quan điểm khác biệt.
Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đọc bài này em nhớ tới Ngày xưa Hoàng Thị. Cô có đọc thơ Nguyễn Tất Nhiên hay Phạm Thiên Thư không ạ?
Trả lờiXóaSGK
Cô Anh ạ,
Trả lờiXóaXã hội thay đổi không ngừng, ở đâu cũng thế. Tốc độ cuộc sống làm con nguời thay đổi. Từ những năm 1950s, Sài gòn đẹp vô cùng, Đuờng Hồng Thập Tự, Duờng Trần Qúy Cáp, Công Truờng Chiến sĩ Trận Vong (Sau này là hồ con rùa), Đuờng Phan Dình Phùng, rợp cây bóng mát.
1960s Cổng truờng Gia Long luôn luôn có những anh học Petruský đứng đợi các cô nữ sinh Gia Long, cũng như các anh Chu Văn An đứng cổng truờng Trưng Vuợng đợi những cô "Bắc Kỳ." Nhưng mà anh nào anh nấy cũng chỉ dám đứng xế ra chứ không dám đứng ngat cổng (Không tin cứ hỏi những gốc cây me ở cổng truờng thì biết)
1970s thì các anh đứng ngay cổng truờng chứ không cần đứng xê xế ra ngòai nữa.
1980s thì các anh xông thẳng vào trong truờng đứng đợi.
1990s tới nay thì vào đứng ngay của lớp đợi cho chắc ăn.
2000s thì gọi di động và nổ máy xe sẵn sàng, ra là phóng tuốt.
Ngày xưa nguời ít, thành phố rộng rãi, xe đạp, xe Velo solex và mobilette, sau đên xe Honda, rồi bây giờ thì tay ga học trò cấp 2 cũng phóng như bay.
Trong thời chiến (truớc cũng như sau 75) luôn luôn có những mối tình lãng mạng. Bây giờ thời bình, dân số tăng, phải chạy đua với cuộc sống nên "lãng mạng tiểu tư sản" sẽ chẳng còn trở lại.
Bây giờ giới trẻ cũng lãng mạng, nhưng lãng mạng kiểu khác, Đi học ở chung nam nữ chia tiền phòng hay sống thử rồi ăn cơm truớc kẻng.
"một túp lều tranh và hai qủa tim vàng" không còn nữa.
Ngay cả nguời lớn (quãng 50 ngòai bây giờ cũng thế). Xem báo online VN thấy đưa tin một Survey thực hiện ở VN cho biết thì hơn 40% dằn ông VN có Affair với người thứ 2 (cái này thì chắc chắn không phải là lãng mạng rồi phải không cô Anh). Vội vàng cho xong những ngày còn lại????
Thời thế bây giờ nó thế, thời thế tạo ra anh hùng trong thời chiến, thời khó khăn. Nhưng thời bình thì lại tạo ra những Anh Hùng "kiểu Khác như Đại Gia chẳng hạn.....)Mà đại gia thì luôn luôn phải có "Chân Dài" mới là Đại Gia. Thế là nhu cầu Chân Dài nổi lên.
Bao giờ có lại đuợc, "Nay tôi yêu quê hương vì trong từng năm dất, có một phần xương thịt của em tôi (Giang Nam).
Tôi cũng là lọai hòai cổ nên hơi miên man một chút. Sorry nhé.
Choi
Dear SGK và Bác Choi,
Trả lờiXóa1. Rất vui gặp được những người yêu thơ (hiếm hoi còn sót lại;-)) ở đây. Như thế, có nghĩa là chủ nhân của blog này vẫn còn chưa bất thường quá, vì ít ra còn đến ... 2 người khác giống mình.
2. Phạm Thiên Thư và Nguyễn Tất Nhiên là my favorites, SGK ạ! "Đưa em tìm động hoa vàng" và "Cô Bắc Kỳ nho nhỏ", có ai yêu thơ mà không biết 2 bài này kia chứ?
3. Bác Choi ơi, mình cùng nhau lập Câu lạc bộ những người hoài cổ trên blog này được không? Vì dường như ký ức của lớp người 50 up như bọn mình cũng còn có lớp trẻ như SGK đọc mà, nên ... vẫn còn có chỗ dùng phải không bác?
Còn lãng mạn với bồ nhí và chân dài, thì biết đâu thời trước ta định nghĩa "lãng mạn" theo kiểu khác, còn thời nay chỉ có bồ nhí hoặc chân dài mới là indicators của sự lãng mạn thì sao, bác nhỉ?
PA
Entry này mẹ viết hay phết nhỉ. "[...]Chỉ có vậy thôi, lẩn thẩn một chút ký ức. Và một chút buồn buồn, chút tiếc nuối một thời đã qua. Có một cái gì đó đã mất đi, cùng với sự phát triển nóng ngày nay, hình như thế." Câu này của mẹ rất chi là đúng. ^^ Mà câu cuối cùng mẹ ghi khó hiểu quá. Sao lại "đổ em bé đi cùng với nước tắm"?
Trả lờiXóaHi Khuê,
Trả lờiXóa"Đổ em bé đi cùng với nước tắm" là mẹ dịch câu thành ngữ tiếng Anh "Throw the baby out with the bath water" đấy mà.
Định nghĩa của nó đây này, lấy trên Internet:
to get rid of the good parts as well as the bad parts of something when you are trying to improve it. Có nghĩa là, khi mình thay đổi một cái gì đó mà mình cho là không tốt, nhằm cải thiện nó, thì đôi khi mình cũng vô tình hủy hoại đi phần tốt của nó.
Như khi muốn đổ chậu nước dơ sau khi tắm em bé, ta lại quên nhấc em bé ra mà đổ luôn cả em bé đi cùng với nước tắm vậy mà!
Khuê thấy câu thành ngữ này hình tượng ghê không? Mà hình như ở VN người ta đổ đi rất nhiều em bé rồi thì phải, Khuê nhỉ?