Tựa của entry này thế nào cũng làm cho ai đó thắc mắc. Tại sao lại Khuất Nguyên và Nguyễn Trãi nhỉ? Hai vị này sống cách nhau biết bao nhiêu thế kỷ, và cũng chẳng trên cùng một quốc gia, có cái gì chung đâu mà tôi lại kết hợp vào chung một entry như thế này?
Ừ thì ... tôi mà! Cái trò liên tưởng linh tinh kiểu này là tôi ... rất giỏi, các bạn hay đọc blog này đã biết rồi còn gì nữa! :-) Thật ra, entry này tôi định viết từ mấy ngày nay rồi, đầu tiên nó chỉ là Khuất Nguyên thôi. Nhưng vì bận việc khác nên đến hôm nay mới viết được, và thế là nó trở thành Khuất Nguyên và Nguyễn Trãi.
Trước hết, hãy nói về Khuất Nguyên. Số là cách đây mấy ngày, sau một buổi dạy học về nhà, trao đổi với ông xã tôi có tỏ ra thất vọng và đưa ra nhận định của tôi về thái độ học hành của giới trẻ ngày nay.
Đại khái, tôi cho rằng dường như giáo dục VN đã rất rất thành công trong việc tạo ra một lớp trẻ dễ dàng hài lòng với việc học hành hời hợt, miễn sao có thể qua được môn học một cách dễ nhất. Không còn thấy đâu sự kiên trì, nhẫn nại, sinh viên vào thư viện nghiền ngẫm, đọc sách, trao đổi, hỏi thầy hỏi bạn. Chỉ thấy làm qua quýt, chưa biết cái gì thì chỉ google được đến đâu hay đến đó, sao chép cut and paste thoải mái, nói năng thì lốp bốp thuật ngữ và big words nhưng nghe kỹ thì rất nhiều chỗ hổng vv và vv.
Nghe tôi nói xong, ông xã tôi chỉ nói: "Em muốn làm Khuất Nguyên ư?"
Khuất Nguyên? Chà chà, gay đây!
Khuất Nguyên là ai, mà tại sao em lại là Khuất Nguyên chứ? Tôi hỏi ông xã tôi như vậy. Vì mặc dù nghe tên Khuất Nguyên cũng thấy quen quen, biết là một danh nhân nào đấy của Trung Quốc, nhưng quả thật ông là ai thì tôi hoàn toàn không biết (kể ra cũng hơi xấu hổ nhỉ, quả thật vậy!)
Và ông xã tôi nói: "Em biết câu: 'Đời đục mình ta trong' chứ? Không biết, thì tìm trên google đi chứ còn chờ gì nữa?"
Vậy thì tôi phải google về Khuất Nguyên. Chỉ một click thôi với từ khóa "Khuất Nguyên", tôi tìm được "khoảng 5.690.000 kết quả trong 0,21 giây". Một kết quả cho thấy sự nổi tiếng của nhân vật Khuất Nguyên, tác giả của câu nói "Đời đục mình ta trong" mà chắc là ở VN ai cũng biết, dù có thể không rõ tác giả là ai, tên gì, và tiểu sử ra sao.
Còn dưới đây là một vài chi tiết về Khuất Nguyên từ wikipedia (thông tin từ wikipedia thì tất nhiên còn phải kiểm chứng lại, nhưng để biết sơ sơ thì ... cũng tạm chấp nhận phải không?).
Khuất Nguyên (chữ Hán: 屈原; bính âm: qū yúan), tên Bình, biệt hiệu Linh Quân (340 TCN - 278 TCN) là một chính trị gia, một nhà thơ yêu nước nổi tiếng của Trung Quốc. Ông là người trong hoàng tộc nước Sở, làm chức Tả Đồ cho Sở Hoài Vương. Ông học rộng, nhớ dai, giỏi về chính trị, lại có tài văn chương. Lúc đầu ông được vua yêu quý, sau có quan lại ganh tài ông, tìm cách hãm hại. Vua Sở nghe lời gièm pha nên ghét ông. Ông âu sầu, ưu tư viết thiên Ly Tao để tả nỗi buồn bị vua bỏ.Thế đấy. Té ra nhà thơ Khuất Nguyên lại còn liên quan đến Tết Đoan Ngọ nữa cơ! Mới biết có rất nhiều thứ mình cứ tưởng mình biết, mà hóa ra là không biết! ("Biết thì biết mình biết, không biết thì biết mình không biết, đó mới là biết vậy!" thời xưa có ai đó đã từng phán như thế, còn ai thì ... tôi lại cũng không biết nốt, khổ thật!)
Ngoài tập Ly Tao là tập thơ bất hủ của ông để lại, ông còn có nhiều sáng tác thơ khác như Sở từ, Thiên Vấn (Hỏi trời).v.v.
Đến cuối đời ông bị vua Tương Vương (người nối ngôi Sở Hoài Vương) đày ra Giang Nam (phía nam sông Dương Tử). Ông thất chí, tự cho mình là người trong sống trong thời đục, suốt ngày ca hát như người điên, làm bài phú "Hoài Sa" rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La tự tử.
Ông cũng chính là nhân vật trong sự tích tết Đoan Ngọ (Đoan Dương). Theo truyền thuyết này, để tưởng nhớ về con người và cái chết bi ai của ông, hàng năm người ta tổ chức vào ngày mồng năm tháng năm là ngày tết Đoan Dương ở Trung Quốc và một số nước khác ở Châu Á.
Quay trở lại đề tài Khuất Nguyên. Sau khi tìm và đọc về ông, tôi cứ ... bần thần mãi, xót xa cho một số phận thiên tài nhưng không gặp thời, đến nỗi phải chấm dứt cuộc đời một cách đau đớn như vậy.
Ờ, mà hình như mấy vị thiên tài của châu Á nhà ta, ít ra là Trung Quốc và Việt Nam, thường hay có kết thúc đau khổ lắm thì phải?
Bởi vì kết thúc đau khổ, nào chỉ có Khuất Nguyên, phải không? Ở VN, còn có một vị cũng nhà thơ nhưng không chỉ làm thơ (có ai không biết câu "... khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc" không nhỉ), là Nguyễn Trãi, một trong những nhân vật lịch sử mà tôi vô cùng yêu mến, ngưỡng mộ.
Nguyễn Trãi
Đó là lý do khi nhắc đến Khuất Nguyên tôi lại liên tưởng đến Nguyễn Trãi và dùng tên hai ông để đặt thành cái tựa của entry này đây.
Chẳng là tôi lại mới đọc được một tài liệu rất hay về Nguyễn Trãi, phân tích sự tất yếu của cái chết oan ức, tức tưởi của ông với vụ án Thị Lộ và Lệ Chi Viên. Của một Giáo sư Việt kiều, hình như thế, tên Nguyễn Văn Thành, mà tôi tìm thấy ở trang mạng Công giáo Việt Nam, ở đây. Link: http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module3&v=detail&ib=15.
Mở ngoặc một chút: mặc dù là ở trang công giáo, nhưng tác phẩm mà tôi giới thiệu chẳng liên quan chút nào đến đạo công giáo cả, các bạn cứ yên tâm mà đọc nhé! Bản thân tôi cũng rất ghét việc tìm mọi cách để "rao giảng" niềm tin của mình ở chốn công cộng mà!
Nhân tiện, ai muốn đọc thêm về Lệ Chi Viên thì đọc cái này trên wikipedia mà tôi cho là khá hay, link đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_%C3%A1n_L%E1%BB%87_Chi_Vi%C3%AAn.
Còn tôi, khi đọc cuốn Nguyễn Trãi, Vạn Xuân và Đại Việt (chưa đọc kỹ lắm, chỉ một số đoạn thôi, nhưng tôi cho là rất đáng đọc), tôi lại suy nghĩ bần thần: Tại sao những con người thiên tài như Nguyễn Trãi thời ấy, hay Khuất Nguyên thời rất xa xưa kia, không được trân trọng hay ít ra cũng được sống an nhiên, thanh thản, mà dằn vặt, đau đớn đến vậy?
Tất nhiên, câu trả lời hẳn là GS Nguyễn Văn Thành đã đưa ra trong cuốn sách của ông rồi, nhưng tôi chưa đọc hết, sẽ phải có thời gian để quay lại đọc.
Nhưng câu hỏi mà tôi đang lẩn thẩn tự hỏi mình ngay lúc này, là phải chăng chỉ có trong một xã hội cụ thể nào, với những thể chế sao đó, thì những con người như Khuất Nguyên và Nguyễn Trãi mới có kết cục đau đớn như thế? Còn ở những thể chế khác thì có thể sẽ không như vậy?
Và lại tự phản biện: Hay biết đâu, chính là vì sống trong những xã hội như họ đã sống, nên Khuất Nguyên mới là Khuất Nguyên và Nguyễn Trãi mới là Nguyễn Trãi?
Quả trứng hay con gà có trước? Tôi không rõ.
Tôi chỉ rõ một điều: Tôi không muốn làm Khuất Nguyên, hay Nguyễn Trãi đâu, thực vậy.
Vậy thì làm gì? Hay là cho tôi làm Từ Thức vậy? Làm Rip Van Winkle?
Ừ nhỉ, lẽ ra cái tựa entry này của tôi còn phải có thêm một cái tên khác nữa: Khuất Nguyên, Nguyễn Trãi hay Từ Thức?
Rip Van Winkle
Tôi lại lẩn thẩn rồi, các bạn ơi!
---
Chú thích:
Hình Khuất Nguyên, Nguyễn Trãi và Rip Van Winkle lấy trên wikipedia.
Viết thêm:
Ai đã đọc entry này, nhất thiết phải đọc thêm entry hay gấp trăm lần này của Nguyễn Ngọc Tư, viết từ năm 2007, ở đây, nếu chưa đọc. http://ngngtu.blogspot.com/2007/08/li-va-chm.html. Do SGK giới thiệu.
Nhân nói chuyện Nguyễn Trãi, không biết cô đã đọc tản văn này của Nguyễn Ngọc Tư chưa?
Trả lờiXóahttp://ngngtu.blogspot.com/2007/08/li-va-chm.html
SGK
Khi một dân tộc chưa biết cúi đầu
Trả lờiXóaĐọc bài viết của cô, thấy hay quá. Rõ ràng câu trả lời ở đây thuộc về thể chế. Bi kịch của Nguyễn Trãi hay Khuất Nguyên sẽ còn tiếp tục khi một dân tộc chưa biết cúi đầu.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun đã tự sát vì cảm thấy xấu hổ khi bị điều tra tham nhũng. Thủ tướng Nhật Yasuo Fukuda từ chức vì đã không giữ được lời hứa đưa căn cứ quân sự Mỹ ra khỏi đảo Okinawa. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak bật khóc khi đọc tên những binh sĩ tử nạn trong vụ chìm tàu Cheonan. Chắc chắn rằng trong xã hội Nhật Bản hay Hàn Quốc, đó không phải là hành động của Nguyễn Trãi hay Khuất Nguyên.
Thẩm phán Kim Sang-jun của Toà án Daejeon tự vấn lương tâm của dân tộc Hàn Quốc trong bản án xét xử việc giết chết cô dâu Huỳnh Mai “Chúng ta đều phải thừa nhận sự dã man bên trong cái vỏ ngoài sức mạnh kinh tế, văn hoá của thế kỷ 21” khi “Chúng ta không đủ khả năng nhận ra ước mơ nhỏ bé, tốt đẹp của một cô dâu Việt muốn trở thành một người vợ ở đất nước này” (1), chúng ta chưa được nghe một lời tự vấn nào của các nguyên thủ Việt Nam vì đã không thể giúp những cô gái Việt Nam tạo dựng giấc mơ nhỏ bé tại quê hương.
Trong buổi họp báo tai nạn sập cầu Cần Thơ do bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng chủ trì, chỉ có các nhà thầu cúi đầu tạ lỗi (2)
Sau vụ lật tàu E1 năm 2005, bộ trưởng Đào Đình Bình vẫn an nhiên đi tắm bùn tại Nha Trang trước khi bay ra Hà Nội giải quyết sự cố lật tàu. Chữa cháy cho hành động trên, vụ trưởng Vụ Tổ chức - cán bộ của Bộ GTVT Phạm Tăng Lộc đã xác nhận với báo giới: “không có chuyện Bộ trưởng Đào Đình Bình đi tắm bùn ở Nha Trang trong lúc đổ tàu E1 năm 2005” (3)
Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt bị báo chí Việt Nam phản đối khi ông cảm thấy nhục nhã với tấm hộ chiếu Việt Nam khi đi ra nước ngoài. Đã đi nước ngoài với passport Việt Nam, chắc cô phải cảm nhận được tinh thần của câu nói trên.
Chương trình giáo dục hiện nay luôn dạy chúng ta hãy ngạo nghễ và luôn ngẩng cao đầu. Dẫu lòng tự hào dân tộc là cần thiết, mong rằng chúng ta sẽ được dạy cách biết cúi đầu, vì một dân tộc biết tự xấu hổ là một dân tộc mạnh mẽ, vì chúng ta không muốn nhìn thấy thêm những Khuất Nguyên và Nguyễn Trãi.
Phụ chú: Em không phải là người Công Giáo và không có bất kỳ mối quan hệ tinh thần hoặc tài chính với Nhật Bản và Hàn Quốc
(1) http://tintuc.xalo.vn/0375185691/12_nam_tu_cho_nguoi_chong_han_quoc_giet_co_dau_viet.html
(2) http://m.tin247.com/bo_truong_ho_nghia_dung_xin_loi_vi_tham_hoa_sap_cau-1-105035.html
(3) http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:ZzoSy-JRtpsJ:vietbao.vn/Xa-hoi/Bo-truong-Dao-Dinh-Binh-phan-phao-ve-chuyen-tam-bun/65050172/157/+l%E1%BA%ADt+t%C3%A0u+t%E1%BA%AFm+b%C3%B9n&cd=1&hl=en&ct=clnk&gl=au&client=firefox-a
you (and not just you) seem to have identity issue.
Trả lờiXóaSGK,
Trả lờiXóaCô đã đọc bài của Nguyễn Ngọc Tư rồi đó. Hay quá, và thấm thía quá, phải không em?
Thanh Hòa,
Thanks for your long comment. Đúng là "khi một dân tộc chưa biết cúi đầu" thật. Mà theo tôi (cô?), những người đầu tiên phải cúi đầu, nhận trách nhiệm về những khiếm khuyết, bất toàn của hệ thống và của cá nhân chính là những người có vị trí cao, thì mới tạo được một thói quen, một nét văn hóa mới trong xã hội ta, phải không?
Nặc danh,
Identity issue, chẳng phải bất kỳ người VN nào cũng có hay sao? Ngay từ thuở bắt đầu dựng nước. Đám con rồng, cháu tiên này là Rồng hay là Tiên? Ai theo cha, ai theo mẹ? Theo mẹ rồi, có nhớ thương cha không? Theo cha rồi, có giữ những thói quen, những giá trị của mẹ, được không?
Cái đó, có phải là số phận của một dân tộc nằm giữa hai dòng ảnh hưởng của India và China không? Vì tên của khu vực này là Indochina mà. Rồi sau đó, là cuộc chạm trán giữa nền văn minh phương Đông huyền bí với phương Tây khoa học, bắt đầu từ 100 năm thuộc Pháp?
Nên giờ đây, nếu mỗi người VN như tôi đều phải tự vấn và trả lời những câu hỏi về identity của mình thì cũng là lẽ thường tình thôi, phải không Nặc danh?
PA
Ừ, thật lại lẩn thẩn nữa rồi!
Trả lờiXóaTám cũng vậy, những chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi cũng như từ Rip Van Winkle thật éo le và rất đáng để mình suy tư, nhưng Khuất Nguyên hay Từ Thức không biết thật giả thế nào cùng có đáng để mình vô tư hay không, Ông Tư?
Bà 8
Entry này của mẹ hay quá. Đọc xong con biết được nhiều thứ. Mà sao con hổng thấy bố dzô comment cho mẹ gì hết dzậy!? Blog mẹ viết hay mừ. Kì thiệt. :-<
Trả lờiXóaBài này của cô hay và dí dỏm ghê. Em cũng mới biết được vài thứ.
Trả lờiXóaEm nghĩ, thời thế tạo anh hùng, thời phải thế thì ta mới thế, thời không thế thì ta ...tự xử :)
Bà Tám ui,
Trả lờiXóaKhuất Nguyên hay Từ Thức có thật hay không có thật đâu có quan trọng hả Tám? Quan trọng là làm sao thời nay không phải có những Khuất Nguyên nữa, để Tư khỏi mong được làm Từ Thức thôi!
Khuê à,
Bố Khuê ... mắc cỡ mà, Khuê biết rồi. Bố thích ẩn dật, việc mình mình biết, chẳng cần và chẳng muốn bày ra cho ai xem. Còn mẹ muốn ... khoe thì, thôi chuyện đàn bà con nít, không chấp! ;-)
Sông ơi,
Câu kết luận của em hay lắm: đời phải thế thì ta mới thế, đời không thế thì ta ... tự xử!
Hèn chi mà ... hic hic hic!
PA
Nói lại chút:
Trả lờiXóaCâu của Sông là: "thời" phải thế thì ta mới thế, "thời" không thế thì ta ... tự xử! Không phải là "đời".
Thế mới biết là tam sao thất bổn, mới đọc ở trên mà trả lời ở dưới đã ... sửa ngay của người ta đi rồi! Nguy hiểm chưa?
PA
Toi khong biet nhieu ve hai nhan vat nay hon cac' ban.
Trả lờiXóaNhung toi kinh' phuc. cu. Nguyen~ Trai. tuy trat. tu van vay. nhung hau the' khong bao gio quen duoc. mot nhan cach' lon' nhu cu.
Qua? la` con Ro^ng` do^n. the^' nay da~ yen vui noi Canh? troi` .... Thap. toan` Thap. my~ thien bien' van. hoa' ^^...
ca'c ban ko can` dau long` dau nha' ^^..
KT tuc. the^' Dai. ty sat' @@!
"Biết thì biết (nói) mình biết, không biết thì (nói) [biết ] mình không biết, đó mới là biết vậy!"- Câu này của Khổng tử, sách Luận ngữ. Chủ blog dẫn lại chưa chính xác.
Trả lờiXóa