Langston Hughes, nếu ai đã học qua, thì biết đó là một nhà thơ Mỹ da đen. Ông sinh ra vào năm 1902 và mất năm 1967 lúc cuộc chiến ở Việt Nam đang ngày càng khốc liệt. Nhưng ông không có chút liên quan gì đến chiến tranh Việt Nam cả.
Vậy tại sao đến ngày 30 tháng 4 tôi lại nhớ đến ông? Có lẽ đó chỉ là một sự liên tưởng hết sức cá nhân. Vì tôi thấy tâm trạng của ông ông như một người da đen ở Mỹ trong thời kỳ mà sự kỳ thị đối với người da màu vẫn còn khá nhiều, phần nào cũng thật giống tâm trạng của tôi--một người trẻ thuộc về bên thua cuộc nhưng vẫn phải sống và vươn lên ở trong một hoàn cảnh không mấy thuận lợi cho mình.
Khi hoàn cảnh ngặt nghèo, không thuận lợi cho sự phát triển của mình thì người ta phản ứng ra sao? Tôi vẫn nhớ câu danh ngôn và ba tôi tôi thường đọc cho anh chị em tôi, đại khái như sau:
Cảnh khổ là nấc thang của kẻ anh tài, là kho tàng của người khôn khéo, và vực thẳm của kẻ yếu đuối."
Tôi không dám nhận mình là kẻ anh tài, và ở nhiều khía cạnh thì phải nói là khờ khạo chứ không hề khôn khéo, nhưng tôi dám chắc rằng tôi không yếu đuối - vì hoàn cảnh buộc mình phải mạnh mẽ để tồn tại. Tôi, cũng như tất cả 8 anh chị em em trong gia đình tôi vẫn phải vươn lên, chiến đấu với nghịch cảnh để có được một chỗ đứng dưới mặt trời.... dù hằng ngày vẫn nhìn thấy những điều trái tai gai mắt bất công bất hạnh xảy ra cho mình và những người đồng cảnh ngộ....
Và trong những ngày đầu tiên vất vả vật lộn với cuộc sống trong "chế độ cách mạng" ấy, tôi tìm thấy Langston Hughes. Với những bài thơ đa số có giọng lạc quan, mạnh mẽ, khôi hài, tự tin nhưng thỉnh thoảng vẫn có một luồng ngầm những nét chua xót và đôi khi đau đớn - kể cả trong những bài thơ mạnh mẽ nhất.
Về Langston Hughes, tôi đã viết lan man ở nhiều nơi và có lẽ sẽ còn viết nữa. Thơ của ông tôi cũng đã dịch vài ba bài và đăng trên blog này. Có một bài mà tôi rất thích là Cả tôi nữa, các bạn có thể tìm được trên blog này . Một bài khác rất phù hợp với ngày 30 tháng 04 là bài Ước vọng không thành, tôi cũng đã đưa trên blog.
Còn hôm nay, 45 năm sau ngày 30.4.75, ở chặng cuối của cuộc đời làm việc của mình, tôi muốn giới thiệu thêm bài thơ khác của Langston Hughes. Một trong những bài mà trước đây tôi thấy không xuất sắc nhưng lại phù hợp với tâm trạng của chính tôi ngay lúc này.
DÂN TÔI
(Thơ Langston Hughes, PA dịch)
Đêm thì đẹp
Và đẹp sao là khuôn mặt của dân tôi
Bầu trời sao thật đẹp
Và đẹp tuyệt vời là ánh mắt của dân tôi
Cũng rất đẹp là mặt trời sáng rực
Và rực sáng luôn là hồn cốt của dân tôi.
-----
Dân tôi trong bài thơ của LH là dân da đen. Còn đối với tôi thì dân tôi, trong đó có cả tôi, là những người thuộc về phe nước mắt.
Vậy tại sao đến ngày 30 tháng 4 tôi lại nhớ đến ông? Có lẽ đó chỉ là một sự liên tưởng hết sức cá nhân. Vì tôi thấy tâm trạng của ông ông như một người da đen ở Mỹ trong thời kỳ mà sự kỳ thị đối với người da màu vẫn còn khá nhiều, phần nào cũng thật giống tâm trạng của tôi--một người trẻ thuộc về bên thua cuộc nhưng vẫn phải sống và vươn lên ở trong một hoàn cảnh không mấy thuận lợi cho mình.
Khi hoàn cảnh ngặt nghèo, không thuận lợi cho sự phát triển của mình thì người ta phản ứng ra sao? Tôi vẫn nhớ câu danh ngôn và ba tôi tôi thường đọc cho anh chị em tôi, đại khái như sau:
Cảnh khổ là nấc thang của kẻ anh tài, là kho tàng của người khôn khéo, và vực thẳm của kẻ yếu đuối."
Tôi không dám nhận mình là kẻ anh tài, và ở nhiều khía cạnh thì phải nói là khờ khạo chứ không hề khôn khéo, nhưng tôi dám chắc rằng tôi không yếu đuối - vì hoàn cảnh buộc mình phải mạnh mẽ để tồn tại. Tôi, cũng như tất cả 8 anh chị em em trong gia đình tôi vẫn phải vươn lên, chiến đấu với nghịch cảnh để có được một chỗ đứng dưới mặt trời.... dù hằng ngày vẫn nhìn thấy những điều trái tai gai mắt bất công bất hạnh xảy ra cho mình và những người đồng cảnh ngộ....
Và trong những ngày đầu tiên vất vả vật lộn với cuộc sống trong "chế độ cách mạng" ấy, tôi tìm thấy Langston Hughes. Với những bài thơ đa số có giọng lạc quan, mạnh mẽ, khôi hài, tự tin nhưng thỉnh thoảng vẫn có một luồng ngầm những nét chua xót và đôi khi đau đớn - kể cả trong những bài thơ mạnh mẽ nhất.
Về Langston Hughes, tôi đã viết lan man ở nhiều nơi và có lẽ sẽ còn viết nữa. Thơ của ông tôi cũng đã dịch vài ba bài và đăng trên blog này. Có một bài mà tôi rất thích là Cả tôi nữa, các bạn có thể tìm được trên blog này . Một bài khác rất phù hợp với ngày 30 tháng 04 là bài Ước vọng không thành, tôi cũng đã đưa trên blog.
Còn hôm nay, 45 năm sau ngày 30.4.75, ở chặng cuối của cuộc đời làm việc của mình, tôi muốn giới thiệu thêm bài thơ khác của Langston Hughes. Một trong những bài mà trước đây tôi thấy không xuất sắc nhưng lại phù hợp với tâm trạng của chính tôi ngay lúc này.
DÂN TÔI
(Thơ Langston Hughes, PA dịch)
Đêm thì đẹp
Và đẹp sao là khuôn mặt của dân tôi
Bầu trời sao thật đẹp
Và đẹp tuyệt vời là ánh mắt của dân tôi
Cũng rất đẹp là mặt trời sáng rực
Và rực sáng luôn là hồn cốt của dân tôi.
-----
Dân tôi trong bài thơ của LH là dân da đen. Còn đối với tôi thì dân tôi, trong đó có cả tôi, là những người thuộc về phe nước mắt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đây là blog cá nhân, mong các bạn chỉ đưa những nhận xét ôn hoà, không cực đoan, không kích động hận thù, và tôn trọng sự khác biệt, để không gây rắc rối, bất lợi cho chủ blog.