Tôi chẳng muốn viết gì vào tháng tư này. Vì chẳng thể nào viết điều gì vui hoặc hay ho trong những ngày đẫm đìa ký ức ấy.
Nhưng tôi biết, tôi vẫn sẽ còn viết những bài viết cho tháng tư. Sẽ viết, khi nỗi đau còn đó mà chưa có được phương thuốc nào chữa trị.
Hôm nay là ngày 19/4. Chỉ còn hơn chục ngày nữa là đến cái ngày định mệnh ấy rồi. Sáng mở facebook ra, đọc được một phóng sự ảnh trên báo Thanh Niên online về ngày 30/4 năm ấy.
Dù rất muốn vào viết mấy dòng để chia sẻ nỗi buồn với người đã thốt lên từ "buồn" kia, nhưng sau khi đọc những lời mắng mỏ thậm tệ của những người tự cho rằng chỉ có mình mới xứng đáng là người Việt, thì ôi chỉ biết thở dài, và rút lui, không muốn bình luận gì nữa.
Nhưng tôi biết, tôi vẫn sẽ còn viết những bài viết cho tháng tư. Sẽ viết, khi nỗi đau còn đó mà chưa có được phương thuốc nào chữa trị.
Hôm nay là ngày 19/4. Chỉ còn hơn chục ngày nữa là đến cái ngày định mệnh ấy rồi. Sáng mở facebook ra, đọc được một phóng sự ảnh trên báo Thanh Niên online về ngày 30/4 năm ấy.
Ký ức ùa về. Buồn, buồn lắm cuộc chiến tranh tương tàn, nồi da xáo thịt kéo dài đến 20 năm.
Chiến tranh thì chấm dứt rồi nhưng trên 40 năm mà lòng người vẫn còn ly tán. Kẻ thắng thì vẫn ăn mừng trên những nấm mồ dù là bia mộ được xây nguy nga hay chỉ là những nấm mồ hoang vô chủ của đồng loại hai bên chiến tuyến. Người thua thì vẫn căm giận vì những đối xử đầy hận thù của bên thắng đối với mình và gia đình, vợ con, thậm chí giòng giống của của mình. Vâng, cứ tưởng tru di tam tộc chỉ có ở thời phong kiến, nhưng không, khi tôi đi thi đại học thì vẫn cứ phải khai lý lịch 3 đời.
Và ít ngày nữa sẽ lại thấy người ta múa hát léo nhéo với cờ hoa đỏ đỏ xanh xanh với đèn đuốc sáng choang đêm ngày để ăn mừng chiến thắng, một chiến thắng với cái giá quá đắt cho cả dân tộc, và cho cả chính bên thắng cuộc nữa. Tôi không khỏi nhớ đến tựa một bài hát của TCS: Hát trên những xác người. Và chợt nghĩ, giò phải đổi tựa bài hát ấy là Hát/Múa trên những nấm mồ, thì mới đúng.
Và ít ngày nữa sẽ lại thấy người ta múa hát léo nhéo với cờ hoa đỏ đỏ xanh xanh với đèn đuốc sáng choang đêm ngày để ăn mừng chiến thắng, một chiến thắng với cái giá quá đắt cho cả dân tộc, và cho cả chính bên thắng cuộc nữa. Tôi không khỏi nhớ đến tựa một bài hát của TCS: Hát trên những xác người. Và chợt nghĩ, giò phải đổi tựa bài hát ấy là Hát/Múa trên những nấm mồ, thì mới đúng.
Những bức ảnh trong phóng sự ấy buồn lắm. Người Việt hai miền đều gày gò, đáng thương. Kẻ bại trận thì lưng trần, chân đất, cúi đầu, khuôn mặt hoang mang lo lắng nghĩ tới những ngày mai chưa biết ra sao, đã đành. Mà những người thắng cuộc cũng đâu khá gì hơn, cũng chỉ là những khuôn mặt hốc hác, thất thần, cũng những thân hình gày gò, da xanh mướt, mắt lõm sâu. Những khuôn mặt VN, tuổi trẻ VN, thanh niên VN của cả hai miền, tàn tạ vì một cuộc chiến tranh ý thức hệ tương tàn và vô nghĩa.
Có ai đó đã dẫn bài phóng sự ảnh ấy lên trên fb để nó hiện trên tường nhà tôi, với lời bình rất hay: Hãy nhìn đi, người Việt cả hai miền. Đau thương lắm. Hãy yêu nhau đi, đừng hận thù nữa.
Rất cảm động. Tôi đã thoáng nghĩ, có lẽ phương thuốc chữa lành đã có đây rồi. Với việc đưa lên những hình ảnh khách quan của cả hai miền, để cả hai phía thấy điều mà người viết lời bình ở trên đã thấy: Đau thương lắm, đừng hận thù nhau nữa.
Mở những dòng bình luận bên dưới bài viết, có một ai đó thốt lên đúng một từ: Buồn.
Tôi cũng thấy buồn. Những hình ảnh trong những tấm hình đó có xa lạ gì với tôi đâu. Mấy chục năm rồi mà những hình ảnh ấy vẫn còn nguyên trong ký ức của tôi, lúc ấy chỉ mới 15 tuổi. Những hàng binh VNCH buông khí giới, chạy về nhà với vợ con mà nước mắt ràn rụa trên mặt. Những xe chở các quân nhân, du kích bên thắng cuộc vào thành phố với những lá cờ xa lạ và những hàng người chẳng biết từ đâu túa ra reo hò, tung hô chào đón. Và những người dân hốt hoảng rút vào nhà, đóng chặt cửa nhưng vẫn thập thò sau cánh cửa nhìn ra, với những ánh nhìn lo sợ. Những lá cờ VNCH bị người dân vứt ra đường vì sợ hãi. Những đám cháy nho nhỏ trong những căn nhà, nơi người ta đốt các sách vở, giấy tờ có liên quan đến chế độ vừa sụp đổ, vì e rằng để nó lại trong nhà sẽ làm liên lụy đến gia chủ, vì nó làm cho một chính quyền mới đầy đa nghi không hài lòng....
Vâng. Buồn. Buồn lắm.
Nhưng trời ơi, buồn hơn là những dòng trao đổi bên dưới lời bình luận chỉ có đúng một từ "buồn" nói trên. Có rất nhiều người xúm vào mắng chửi tác giả của lời bình luận ấy. Họ bảo, Anh là ai mà dám "buồn" vào cái ngày chiến thắng ấy? Anh có bị điên không? Anh có phải là người Việt không?
Dù rất muốn vào viết mấy dòng để chia sẻ nỗi buồn với người đã thốt lên từ "buồn" kia, nhưng sau khi đọc những lời mắng mỏ thậm tệ của những người tự cho rằng chỉ có mình mới xứng đáng là người Việt, thì ôi chỉ biết thở dài, và rút lui, không muốn bình luận gì nữa.
Tôi chợt nhớ đến bài hát "Việt Nam, Việt Nam" của Phạm Duy, với lời giải thích của chính tác giả: Tôi viết VN, VN lặp lại hai lần, vì sao? Vì có đến 2 nước VN, có hai lá cờ, hai chính thể.
Tôi muốn thêm: Và để xóa bỏ cái nghịch lý "có hai nước VN ấy", nên nước VN này đã bức tử nước VN kia, và không bao giờ muốn cho những người "phía bên kia" có một cơ hội để tồn tại một cách chính đáng.
Giờ thì tôi hiểu tại sao mà hơn 40 năm rồi, vết thương kia vẫn không khép lại được.
Và thấm thía những lời trong bài hát Gia tài của mẹ của TCS từ cách đây mấy mươi năm. Một bài hát mang tính tiên tri, về một nước Việt ngày nay, cũng như lúc ấy.
Vâng. Là nước Việt buồn!
-------------
Chùm phóng sự ảnh ấy ở đây, nếu có ai muốn xem:
Còn đây là bình luận "buồn" và những lời mắng mỏ:
PA viết cho mình, cho bằng hữu và cả con cháu nữa.
Trả lờiXóaMình nhớ mài mại: "Việt Nam không đòi xương máu, VN kêu gọi thương nhau.."