Quốc Việt – Đặng Phong – Tuổi Trẻ – 5 April 2015
TT - “Một hôm tôi xuống thăm người dân xã Hòa Nghĩa, huyện An Thụy, Hải Phòng thì thấy nhà nào cũng đói. Có gia đình ba cháu đói lả trên giường mà chẳng thấy người lớn…
Tôi hỏi cha mẹ các cháu đâu, bọn trẻ trả lời bố mẹ cháu ra bãi biển mò tôm cá về bán đong gạo”. Nhắc nhớ những ngày khó khăn này, ông Đoàn Duy Thành, nguyên phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, vẫn ngậm ngùi suy tư. Ông tâm sự hồi đương chức chủ tịch rồi bí thư Tỉnh ủy Hải Phòng phải chứng kiến nhiều cảnh như vậy. Người dân phải tìm mọi cách để xoay xở miếng ăn.
“Ám ảnh việc kiếm cái ăn!”
“Không biết lúc nào cha mẹ các cháu mới về đến nhà, mà có kiếm được gì để ăn không, tôi bảo tài xế về gấp nhà tôi lấy gạo nấu ngay cho các cháu ăn lại sức” – vừa tâm sự, ông Đoàn Duy Thành vừa giở lại những tài liệu ố màu thời gian.
Hồi còn kháng chiến, ông nghĩ dân mình chỉ cần có đất là không lo, thế mà hòa bình người dân có đất vẫn cứ đói triền miên. Ruộng quê ông xưa cày cấy bình thường cũng được 100kg lúa mỗi sào đất, bây giờ cũng ruộng ấy chỉ được 40kg lúa. Ở các thửa ruộng khác lão nông tri điền cũng chẳng làm khá hơn.
Cày cho mình thật sự mọi người hăng hái đổ mồ hôi, cày cho hợp tác xã cuối vụ tính điểm còn không đủ thóc nuôi con, chẳng ai hăng hái nổi. Ông Thành đi tham quan các tỉnh lúa khác tình hình cũng chẳng khá hơn. Nông dân vẫn phải ăn bo bo, khoai độn, cháo nấu với thân chuối mỗi ngày.
Ở Hải Phòng, ông Thành kể: “Kinh tế hợp tác xã chỉ bảo đảm được 20% cuộc sống xã viên, mọi người phải bổ ra ngoài kiếm sống. Ngay trên ruộng hợp tác xã rộng lớn dân cũng chỉ làm qua loa cho xong để còn về làm ruộng 5% thuộc về mình. Quanh đi quẩn lại mọi người triền miên ám ảnh việc kiếm ăn”.
Cũng như nhiều địa phương khác, chỉ qua 10 ngày đầu tháng cửa hàng gạo Hải Phòng chẳng còn gì bán cho cán bộ công nhân viên, kể cả bo bo. Thành phần có lương, có tem phiếu đã vất vả, người dân lao động càng khó sống hơn.
Hồi tưởng năm tháng vật vã kiếm ăn hầu như ai cũng có kỷ niệm khó quên. Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học – con trai cố bộ trưởng giáo dục Nguyễn Văn Huyên, tâm sự: “Hồi ấy đồng lương eo hẹp quá. Ở Hà Nội cả nhà tôi người là giáo sư, viện phó, người là tiến sĩ này nọ đều phải xoay xở kiếm thêm.
Khoảnh sân nhà tôi trở thành vườn – chuồng đúng nghĩa, chỉ còn thiếu mỗi ao, mà nếu có thể đào được thì chắc chúng tôi cũng đào rồi. Từ mẹ tôi, vợ một bộ trưởng đến con cái, dâu rể đều lăn ra nuôi heo, gà vịt, trồng nấm, sắn dây. Tối tối mọi người còn cặm cụi phân từng hạt đậu phộng bỏ vào bọc nilông đem bán kiếm thêm mấy hào”.
Tiến sĩ Huy bùi ngùi nhớ mẹ mình hồi ấy đã lớn tuổi mà đêm đêm vẫn thức khuya nối len, đan mũ, khăn quàng để vun vén thêm nồi cơm cho cả nhà ba thế hệ.
“Đến giờ tôi vẫn có thói quen ăn cơm nguội bữa sáng, mà hồi ấy có chén cơm là quý lắm. Chỉ mẹ già và con còn nhỏ mới được ưu tiên, chúng tôi vẫn phải ăn độn bo bo” – tiến sĩ Huy tâm sự mình vẫn nhớ “hương” phân gián trong chén bo bo.
Cứu đói!
Nhiều nơi ở miền Nam mấy trăm năm chưa từng có chuyện thiếu miếng ăn, thế mà người dân thời kỳ này cũng phải bươn chải xoay gạo từng bữa. Cả xã hội vật vã kiếm ăn. Cả sinh viên cũng không thể toàn tâm ngồi ghế giảng đường.
Thầy giáo Nguyễn Xuân Thiệu, Trường tiểu học Nguyễn Văn Nguyên, huyện Đức Huệ, Long An, kể năm 1986 mình rời quê đi học sư phạm ở thị xã Tân An. Tiếng là ngành sư phạm được bao cấp hơn ngành khác, nhưng suốt thời gian dài người thầy này chỉ ăn hai bữa mỗi ngày, thậm chí một bữa. “Lương” sinh viên sư phạm 13kg gạo, sau được quy tiền. Cầm số tiền đó mà ra ngoài ăn dè sẻn nhất cũng chỉ năm ngày đã thiếu, nên 25 ngày còn lại là nồi cơm sinh viên tự nấu và độn đủ thứ từ bo bo đến bắp, khoai mì… Tất cả trông vào gạo nhà quê tiếp tế, nhiều đợt không có phải nấu cháo húp với muối ớt chứ không được nước mắm ớt.
Hồi tưởng thời kỳ thiếu đói, ông Lê Văn Triết – nguyên bộ trưởng Bộ Thương mại – ray rứt kể có những cuộc họp Chính phủ, Quốc hội thật nặng nề chuyện miếng cơm người dân.
Một lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa họp Quốc hội bị chất vấn: tại sao tỉnh lúa Bắc Trung bộ lại để dân đói trầm trọng? Vị cán bộ này khóc ròng giữa Quốc hội và thừa nhận địa phương bất lực…
Ông Đoàn Duy Thành, nguyên phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, cũng có kỷ niệm ngậm ngùi Tết Nguyên đán năm 1988 với hơn 100 người chết đói ở Thanh Hóa vì tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát chung lại thêm mất mùa nặng ở địa phương.
Tuy nhiên, theo ông Thành, con số này vẫn chưa đầy đủ vì nhiều nơi báo cáo thiếu. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng mới nhận chức định vào Nam ăn tết, phải ở lại Hà Nội lo chuyện cứu đói. Hai ông gặp nhau ngày tết mà nặng trĩu nỗi lo.
Là nhân chứng trong đoàn cán bộ cứu đói Thanh Hóa, ông Nguyễn Thành Thơ – tức Mười Thơ, nguyên phó bí thư Thành ủy TP.HCM – kể vừa xuống ga xe lửa đã sốc với cảnh dân lén lút bán gạo với giá đắt gấp nhiều lần bình thường.
Lúc đong gạo, vài hạt bị vương vãi dân tranh nhau lượm. Ông Mười Thơ hỏi cán bộ tỉnh: “Địa phương có gạo dự trữ không?”. Người này thở dài: “Còn một ít dự trữ, nhưng chỉ đủ cho cán bộ, nhân viên ăn thôi”.
Đi vào vùng thiếu đói Thanh Hóa, ông Mười Thơ tiếp tục sốc với những góc bếp không một hạt gạo nào, có nhà chỉ còn một vài củ khoai mì, bắp, thậm chí chỉ có những rổ lá cây dại mà dân vào rừng kháng chiến như ông cũng không biết có ăn được không.
Bà Cao Thị Hảo – nguyên cục phó Cục Cung cấp lương thực Bộ Lương thực – đi kiểm tra tình hình phân phối lương thực ở Thanh Hóa ám ảnh mãi cảnh: “Một bà cụ chống gậy từ trong nhà ra đón chúng tôi. Bà đi được vài bước thì ngã quỵ xuống không đứng lên nổi. Tôi hỏi người con thì nghe câu trả lời nhiều ngày nhà không còn gì ăn, bà cụ lả vì đói”.
Bà Hảo kể những thời điểm thiếu đói nghiêm trọng đến mức xe chở gạo miền Nam ra Hà Nội nhưng cứ phải đỗ dọc đường vì không thể qua được các nơi thiếu đói gay gắt như Thanh Hóa, Nghệ An. Chính bà Hảo phải điện khẩn cấp về Bộ Lương thực xin ứng ít gạo, bo bo để tạm cứu đói cho dân.
Đêm Dài Đói Khát
Quốc Việt – Tuổi Trẻ – 4 April 2015
Thời khan hiếm miếng ăn, người ta hay nghĩ ai có chân trong công ty lương thực là mèo sa hũ mỡ, nhưng thực tế không hẳn ai cũng vậy. Bà Nguyễn Thị Kim Anh, cán bộ văn phòng Công ty Lương thực TP.HCM từ thời còn là tổ thu mua, vẫn nhớ chế độ được mua gạo của mình cũng thiếu hụt như mọi người.
Mãi khi gạo miền Tây về thành phố nhiều hơn, bà mới được nâng suất lên 25kg gạo mỗi tháng. Tuy nhiên, bọc gạo ấy chẳng thấm vào đâu với sáu miệng ăn trong nhà, bữa cơm cũng lẫn lộn hạt bo bo.
“Ba má tôi hồi ấy lớn tuổi rồi, không nhai bo bo được mà có cố nuốt chửng vào cũng không tiêu nổi. Chị em tôi phải nhường cơm cho ba má. Lo sáu cái bao tử trong nhà đã vã mồ hôi, tụi tôi còn phải chia sẻ thêm cho dòng họ lúc ấy còn đói hơn mình”- bà Kim Anh nhớ những ngày ghé thăm nhà người chú đang nuôi bốn con ăn học ở Thanh Đa.
Trước năm 1975, người chú này bán phụ tùng xe máy, sau giải phóng tình hình kinh doanh bết bát phải về Bình Quới làm vườn. Nồi chỉ bo bo độn khoai mì mà cũng thường hụt miệng ăn. Chị chia phần gạo ít ỏi của nhà mình qua cho nhà chú vẫn không đủ, phải sẻ thêm cả bo bo.
Hũ gạo cán bộ nhà nước có chế độ hẳn hoi mà còn thiếu hụt, tình hình ngoài dân rất căng thẳng. Ông Trần Văn Đức, dân kinh tế mới, chạy lên ở khu Mã Lạng, quận 1, đợt miền Tây lụt nặng năm 1978.
Nhiều đợt cả tháng liền vợ chồng ông Đức chỉ ăn bo bo để dành gạo nấu cơm, cháo cho con. Có tối bà vợ loay hoay lo ba đứa nhỏ, quên ngâm bo bo để sáng kịp nấu sớm cho chồng đi đạp xích lô.
Ông thức dậy, đói quá, đổ đại vốc bo bo khô vô nồi nấu suốt gần hai giờ, hạt bo bo chưa được ngâm vẫn cứng.
“Nhai đâu có nổi, tôi phải cố nuốt trộng xuống bụng, bị nghẹn suýt tắc thở. Tôi ngã lăn ra. Bà vợ tưởng chồng bị tai biến vừa khóc vừa la làng. Hàng xóm chạy sang thấy tôi ho ói được mớ bo bo nguyên hột ra ngoài”. Cái bao tử không thể nghiền được hạt bo bo!
Không chỉ dân kinh tế mới quá khó khăn, nhiều người có nhà cửa, sinh kế bình thường ở TP.HCM lúc ấy vẫn nhai đều khoai mì, khoai lang, bo bo độn cơm.
Bà Trần Thanh Thủy, ở đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, nhớ mãi: “Con gái tôi lúc ấy vừa 7 tuổi, mới thay răng. Một hôm cháu đang ăn tự nhiên máu chảy đầy miệng. Tôi bắt cháu phun ra thì thấy trong mớ bo bo có cả cái răng non bị gãy. Hóa ra nhà hết vôi, tôi chỉ ngâm bo bo vài giờ trong nước nên nấu lẫn cơm bo bo không mềm ra được”.
Nguyên cục phó Cục Cung cấp lương thực Bộ Lương thực, bà Cao Thị Hảo chính là nhân chứng thời cả nước phải chạy vạy từng hạt gạo, hạt bo bo, khoai sắn.
Bà tâm sự: “Nhiều đợt các kho lương thực Hà Nội cạn sạch. Gạo cung cấp cho dân dù chỉ là chế độ tem phiếu 9kg, 13kg nhỏ giọt cũng không còn. Tin đồn hết gạo lan nhanh như đám cháy nhà.
Dân đổ xô đi lùng sục, vét nhẵn tất cả những gì còn lại. Gạo bán lén lút ngoài vỉa hè theo tin đồn giá nhảy lên vùn vụt”.
Chính bà Hảo nhiều ngày ra cảng Hải Phòng chờ chực lương thực về. Tình hình căng đến mức bà phải xin xoay trước cho Hà Nội năm xe gạo nhỏ để “chữa cháy” tin đồn mặc dù thực chất nó chưa đủ cho một tổ dân phố ăn vài ngày.
Năm xe mở bạt cứ chạy vòng phố xá Hà Nội để dân thấy “đầy gạo” mà yên tâm. Đến cửa hàng lương thực, tài xế còn vờ dừng lại cố tình cho dân nhìn cảnh gạo về kho. Rồi xe lại qua cửa hàng khác. Hình ảnh “gạo về kho” tiếp diễn …
Nhà bà Hảo có năm miệng ăn gồm hai vợ chồng, ba đứa con với hai suất gạo 13 kg và 4-5kg cho mỗi con tùy độ tuổi. Nguồn gạo tem phiếu thiếu hụt mỗi tháng thành nỗi ám ảnh, còn thêm nỗi lo con cháu ở quê lên nương tựa ăn học.
Bà nhớ mãi: “Nhường bọn nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn, tôi không ăn sáng, đạp xe đi làm. Nhiều hôm đạp từ Bộ Lương thực ở phố Ngô Quyền về đến Ngã Tư Sở người cứ lả đi. Khi mở nắp nồi thì lưng chén cơm nguội cũng không còn. Con cháu đang tuổi ăn kiềm chế không nổi”.
Làm ở Bộ Lương thực mà vẫn phải ăn cơm độn ê cả răng, nhưng bà Hảo thừa nhận dù sao mình vẫn đỡ. Có lần bà đi kiểm tra cửa hàng lương thực thấy thầy hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương một thời của mình đang lom khom vác bao bo bo từ xe tải vào cửa hàng.
Bà Hảo thảng thốt: “Ôi! Thầy ơi, sao thầy vất vả thế này?”. Người thầy ngại nhìn học trò cũ, mắt mờ đục: “Nhà hết nhẵn cái ăn rồi. Con lại đang bệnh. Cửa hàng trưởng nói ai chịu khó vác bo bo vào sẽ ưu tiên cho mua trước, mà xếp hàng muộn cũng chẳng còn để mua nữa”.
Sau năm 1975, với tiêu chuẩn phân phối trung bình 9kg gạo mỗi người thì 4 triệu dân phải cần 530.000 tấn gạo. Nhưng số lượng này không được đảm bảo khi Nhà nước chỉ có thể huy động nổi hơn 1 triệu tấn mỗi năm trên toàn quốc.
Còn sản lượng của cả vựa lúa miền Nam từ mức 1,9 triệu tấn năm 1976 cứ tụt dần xuống còn 0,99 triệu tấn năm 1977 và 0,64 triệu tấn năm 1979.
TP.HCM mặc dù rất cố gắng, nhưng những năm 1970-1980 chỉ phân phối được trung bình 6kg gạo cho mỗi người dân.
Theo nhà nghiên cứu Đặng Phong, đô thị lớn nhất miền Nam từ thừa mứa gạo trong suốt 300 năm qua, lần đầu phải ăn độn khoai mì, khoai lang, kể cả bo bo, thứ hạt cứng ngắc mà Liên Xô viện trợ.
TT - Sau khi thị sát tình hình Nam bộ, phó thủ tướng Phạm Hùng phát biểu ngày 10-9-1979 ở TP.HCM: “Nhiều tỉnh đã tiến hành tập thể hóa theo kiểu mệnh lệnh, gò ép.
Chẳng những thế còn có tình hình ức hiếp, còng kẹp, tập trung học tập để gò ép vào tập đoàn. Các tập đoàn không có nội dung nhưng vì sợ phê bình làm chậm nên thành lập vội vã. Có nơi tình hình này rất nghiêm trọng: đánh trói nông dân, bắt tập trung học tập cải tạo cho thông rồi mới cho về…”.
Hậu quả là sản lượng lương thực Nhà nước huy động trong năm 1979 chỉ còn được 1,45 triệu tấn, sút giảm nghiêm trọng so với 2,04 triệu tấn năm 1976. Sản lượng lúa đầu người, tức nồi cơm người dân, cũng giảm từ 211 kg/người năm 1976 xuống còn 157 kg/người năm 1980.
Bo bo cứu đói
Trong hồi ký của mình, nguyên phó thủ tướng Trần Phương kể: “Nhiệm vụ nặng nhất của Chính phủ và của phó thủ tướng phụ trách lưu thông hồi ấy là chạy gạo. Nhu cầu gạo ăn và thóc giống mỗi năm phải đảm bảo tối thiểu 300kg thóc/đầu người.
Dưới mức ấy phải “vác rá” đi xin viện trợ của các nước anh em hoặc vay nợ để mua lương thực”. Chính vì tình hình nghiêm trọng như vậy nên cơ cấu bữa ăn được độn cả rau, khoai vào, mà đặc biệt là bo bo đã thành nỗi ám ảnh của người dân.
Giáo sư Nguyễn Văn Luật, nguyên viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, kể khi còn đi học đã thấy Liên Xô và nhiều nước khác trồng bo bo, nhưng họ ít sử dụng trực tiếp làm thực phẩm cho con người.
Tinh bột chủ yếu trong bữa ăn của họ là khoai tây, bột mì đã qua chế biến và một ít cơm gạo. Loại bo bo mà dân Việt một thời phải trệu trạo nhai để sinh tồn còn gọi lúa miến (sorghum), là loại cây chịu hạn rất tốt.
Vẻ ngoài của nó rất giống cây bắp, nhưng trổ ra chùm nhiều hạt nhỏ như hạt đậu ở phần ngọn. Bo bo có vỏ rất cứng không thể nấu ăn trực tiếp như kiểu người Việt từng phải ăn. Liên Xô, Ấn Độ cùng một số nước khác từng viện trợ và bán nợ bo bo cho VN làm lương thực. Ngoài ra cũng có một số thực hiện theo nghị định thư hàng đổi hàng.
Ngoài bo bo, người dân VN còn ăn độn lúa mì và lúa mạch nguyên hạt chưa xay, được quen gọi chung là bo bo. Theo giáo sư Mai Văn Quyền – chuyên gia cây lương thực, từ thời chiến miền Bắc VN đã nhập lúa mì (wheat) nguyên hạt từ Liên Xô về làm lương thực tạm.
Để làm thực phẩm cho con người phải qua xay xát thải cám, lên men thành bột mì nhưng nhiều đợt VN không có điều kiện làm kịp nên đưa thẳng đến người dân. Ngoài cách ngâm nước, nấu lâu để ăn trực tiếp như cơm, người dân còn tự giã làm bột, nhưng vẫn dai cứng do không lên men được.
Đặc biệt, lúa mì được nhập thời kỳ ấy có phẩm cấp thấp từ đầu nguồn, lại tiếp tục bị suy giảm ở khâu vận chuyển nên thành “miếng khổ nhớ đời”. Miền Bắc từng trồng thử lúa mì vào vụ đông xuân với năng suất 2-3 tấn mỗi mẫu trong thời gian 80-90 ngày nhưng không phát triển đại trà được vì sâu bệnh…
Riêng lúa mạch (barley) chủ yếu dùng trong công nghiệp chế biến rượu bia, thức ăn gia súc và nhiên liệu sinh học. Một số ít được làm bánh kẹo truyền thống nhưng phải qua xay xát kỹ và trộn thêm với các loại bột khác như bột mì, bắp và sữa.
Nó không được làm thức ăn trực tiếp như gạo nấu cơm ăn ngay cho con người. Tuy nhiên, người VN cũng từng trệu trao nhai nó trong thời đói kém
Từng được trồng, nhưng dân chê
Giáo sư Võ Tòng Xuân nhớ: “Năm 1972, miền Nam đưa hạt giống bo bo, tức lúa miến, về trồng trong chương trình đa canh hóa. Đầu tiên bo bo được trồng thí nghiệm ở Cần Thơ và Bình Đức, An Giang. Sau mùa thu hoạch lúa nổi tháng 12, hạt bo bo được gieo.
Hồi ấy vùng đất này rất màu mỡ nhờ phù sa lũ và rơm rạ sau vụ lúa. Sản lượng bo bo trồng khoảng 3-4 tấn/ha qua ba tháng”. Sau năm 1975, bo bo tiếp tục được trồng ở vùng này trong chương trình mở rộng nguồn lương thực vì hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên nó không được phát triển đại trà vì bị dân chê khó ăn.
Giáo sư Luật chưa quên miền Bắc sau năm 1975 cũng trồng thử cây này nhưng không thể mở rộng vì năng suất kém. Vợ ông Luật từng nhận ít hạt bo bo về trồng ở vườn mà chưa lần nào được ăn.
Mới đầu hàng xóm tưởng giống bắp mới, nhưng nó không cho trái lớn mà đậu thành từng chùm hạt tròn và bị sâu bệnh phá hoại dữ dội. Hiện nay hầu như chỉ một số vùng núi Tây Bắc và Bắc Trung bộ còn lẻ tẻ trồng bo bo phù hợp với đất khô nóng.
Hồi khó khăn, gia đình ông Luật ở Thanh Trì, Hà Nội, được phân phối bo bo. Với tem phiếu giáo viên, bà Trần Thị Minh Thu, vợ ông, được mua 13kg lương thực. Có đợt bà nhận một nửa bo bo, nửa gạo, có đợt toàn bo bo.
“Hồi ấy đói khủng khiếp. Những nhà không có tem phiếu càng đói gay gắt. Bây giờ nghĩ lại không hiểu sao mình ăn bo bo nổi. Thế mà hồi ấy nó vẫn bị người ta ăn cắp vì quá đói”- bà Thu kể mình đi dạy cất bọc bo bo ở góc phòng bị lấy mất.
Bà phải vay tiền ra mua tạm ngoài chợ đen với giá đắt hơn gấp mấy lần. Con bà lúc ấy mới 5 tuổi cũng phải nhai bo bo cứng ngắc, nên nhà lúc nào cũng lộp cộp tiếng giã bo bo trong cối giã cua…
Đến giờ ông Nguyễn Nhật Tân, lúc đó là thứ trưởng Bộ Ngoại thương, vẫn nhớ chính vì bữa ăn người dân khổ sở như vậy nên Chính phủ phải căng thẳng xoay xở. Tàu vận chuyển vừa về Hải Phòng hay TP.HCM là phải nhanh chóng bốc dỡ đưa về hệ thống phân phối quốc doanh cho dân ăn.
Có giai đoạn việc dỡ hàng bị chậm trễ trong lúc dân thiếu đói gay gắt, chính các ông Đỗ Mười, Đinh Đức Thiện và Đồng Sỹ Nguyên đều phải lần lượt xuống giải tỏa bằng kỷ luật quân đội.
Lãnh đạo các tỉnh trông vào nguồn lương thực từ cảng Hải Phòng cũng dồn về. Nhiều đêm đến 2g sáng họ còn đứng ở cảng. Nhưng họ vừa về Hà Nội tình hình lại như cũ, kể cả nạn ăn cắp bùng nổ. Công nhân quá khổ không trộm được nguyên bao thì dùng ống sắt, ống trúc chọc thủng bao bo bo, gạo cho chảy vào túi mình.
TT - “Một hôm tôi xuống thăm người dân xã Hòa Nghĩa, huyện An Thụy, Hải Phòng thì thấy nhà nào cũng đói. Có gia đình ba cháu đói lả trên giường mà chẳng thấy người lớn…
Tôi hỏi cha mẹ các cháu đâu, bọn trẻ trả lời bố mẹ cháu ra bãi biển mò tôm cá về bán đong gạo”. Nhắc nhớ những ngày khó khăn này, ông Đoàn Duy Thành, nguyên phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, vẫn ngậm ngùi suy tư. Ông tâm sự hồi đương chức chủ tịch rồi bí thư Tỉnh ủy Hải Phòng phải chứng kiến nhiều cảnh như vậy. Người dân phải tìm mọi cách để xoay xở miếng ăn.
“Ám ảnh việc kiếm cái ăn!”
“Không biết lúc nào cha mẹ các cháu mới về đến nhà, mà có kiếm được gì để ăn không, tôi bảo tài xế về gấp nhà tôi lấy gạo nấu ngay cho các cháu ăn lại sức” – vừa tâm sự, ông Đoàn Duy Thành vừa giở lại những tài liệu ố màu thời gian.
Hồi còn kháng chiến, ông nghĩ dân mình chỉ cần có đất là không lo, thế mà hòa bình người dân có đất vẫn cứ đói triền miên. Ruộng quê ông xưa cày cấy bình thường cũng được 100kg lúa mỗi sào đất, bây giờ cũng ruộng ấy chỉ được 40kg lúa. Ở các thửa ruộng khác lão nông tri điền cũng chẳng làm khá hơn.
Cày cho mình thật sự mọi người hăng hái đổ mồ hôi, cày cho hợp tác xã cuối vụ tính điểm còn không đủ thóc nuôi con, chẳng ai hăng hái nổi. Ông Thành đi tham quan các tỉnh lúa khác tình hình cũng chẳng khá hơn. Nông dân vẫn phải ăn bo bo, khoai độn, cháo nấu với thân chuối mỗi ngày.
Ở Hải Phòng, ông Thành kể: “Kinh tế hợp tác xã chỉ bảo đảm được 20% cuộc sống xã viên, mọi người phải bổ ra ngoài kiếm sống. Ngay trên ruộng hợp tác xã rộng lớn dân cũng chỉ làm qua loa cho xong để còn về làm ruộng 5% thuộc về mình. Quanh đi quẩn lại mọi người triền miên ám ảnh việc kiếm ăn”.
Cũng như nhiều địa phương khác, chỉ qua 10 ngày đầu tháng cửa hàng gạo Hải Phòng chẳng còn gì bán cho cán bộ công nhân viên, kể cả bo bo. Thành phần có lương, có tem phiếu đã vất vả, người dân lao động càng khó sống hơn.
Hồi tưởng năm tháng vật vã kiếm ăn hầu như ai cũng có kỷ niệm khó quên. Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học – con trai cố bộ trưởng giáo dục Nguyễn Văn Huyên, tâm sự: “Hồi ấy đồng lương eo hẹp quá. Ở Hà Nội cả nhà tôi người là giáo sư, viện phó, người là tiến sĩ này nọ đều phải xoay xở kiếm thêm.
Khoảnh sân nhà tôi trở thành vườn – chuồng đúng nghĩa, chỉ còn thiếu mỗi ao, mà nếu có thể đào được thì chắc chúng tôi cũng đào rồi. Từ mẹ tôi, vợ một bộ trưởng đến con cái, dâu rể đều lăn ra nuôi heo, gà vịt, trồng nấm, sắn dây. Tối tối mọi người còn cặm cụi phân từng hạt đậu phộng bỏ vào bọc nilông đem bán kiếm thêm mấy hào”.
Tiến sĩ Huy bùi ngùi nhớ mẹ mình hồi ấy đã lớn tuổi mà đêm đêm vẫn thức khuya nối len, đan mũ, khăn quàng để vun vén thêm nồi cơm cho cả nhà ba thế hệ.
“Đến giờ tôi vẫn có thói quen ăn cơm nguội bữa sáng, mà hồi ấy có chén cơm là quý lắm. Chỉ mẹ già và con còn nhỏ mới được ưu tiên, chúng tôi vẫn phải ăn độn bo bo” – tiến sĩ Huy tâm sự mình vẫn nhớ “hương” phân gián trong chén bo bo.
Cứu đói!
Nhiều nơi ở miền Nam mấy trăm năm chưa từng có chuyện thiếu miếng ăn, thế mà người dân thời kỳ này cũng phải bươn chải xoay gạo từng bữa. Cả xã hội vật vã kiếm ăn. Cả sinh viên cũng không thể toàn tâm ngồi ghế giảng đường.
Thầy giáo Nguyễn Xuân Thiệu, Trường tiểu học Nguyễn Văn Nguyên, huyện Đức Huệ, Long An, kể năm 1986 mình rời quê đi học sư phạm ở thị xã Tân An. Tiếng là ngành sư phạm được bao cấp hơn ngành khác, nhưng suốt thời gian dài người thầy này chỉ ăn hai bữa mỗi ngày, thậm chí một bữa. “Lương” sinh viên sư phạm 13kg gạo, sau được quy tiền. Cầm số tiền đó mà ra ngoài ăn dè sẻn nhất cũng chỉ năm ngày đã thiếu, nên 25 ngày còn lại là nồi cơm sinh viên tự nấu và độn đủ thứ từ bo bo đến bắp, khoai mì… Tất cả trông vào gạo nhà quê tiếp tế, nhiều đợt không có phải nấu cháo húp với muối ớt chứ không được nước mắm ớt.
Hồi tưởng thời kỳ thiếu đói, ông Lê Văn Triết – nguyên bộ trưởng Bộ Thương mại – ray rứt kể có những cuộc họp Chính phủ, Quốc hội thật nặng nề chuyện miếng cơm người dân.
Một lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa họp Quốc hội bị chất vấn: tại sao tỉnh lúa Bắc Trung bộ lại để dân đói trầm trọng? Vị cán bộ này khóc ròng giữa Quốc hội và thừa nhận địa phương bất lực…
Ông Đoàn Duy Thành, nguyên phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, cũng có kỷ niệm ngậm ngùi Tết Nguyên đán năm 1988 với hơn 100 người chết đói ở Thanh Hóa vì tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát chung lại thêm mất mùa nặng ở địa phương.
Tuy nhiên, theo ông Thành, con số này vẫn chưa đầy đủ vì nhiều nơi báo cáo thiếu. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng mới nhận chức định vào Nam ăn tết, phải ở lại Hà Nội lo chuyện cứu đói. Hai ông gặp nhau ngày tết mà nặng trĩu nỗi lo.
Là nhân chứng trong đoàn cán bộ cứu đói Thanh Hóa, ông Nguyễn Thành Thơ – tức Mười Thơ, nguyên phó bí thư Thành ủy TP.HCM – kể vừa xuống ga xe lửa đã sốc với cảnh dân lén lút bán gạo với giá đắt gấp nhiều lần bình thường.
Lúc đong gạo, vài hạt bị vương vãi dân tranh nhau lượm. Ông Mười Thơ hỏi cán bộ tỉnh: “Địa phương có gạo dự trữ không?”. Người này thở dài: “Còn một ít dự trữ, nhưng chỉ đủ cho cán bộ, nhân viên ăn thôi”.
Đi vào vùng thiếu đói Thanh Hóa, ông Mười Thơ tiếp tục sốc với những góc bếp không một hạt gạo nào, có nhà chỉ còn một vài củ khoai mì, bắp, thậm chí chỉ có những rổ lá cây dại mà dân vào rừng kháng chiến như ông cũng không biết có ăn được không.
Bà Cao Thị Hảo – nguyên cục phó Cục Cung cấp lương thực Bộ Lương thực – đi kiểm tra tình hình phân phối lương thực ở Thanh Hóa ám ảnh mãi cảnh: “Một bà cụ chống gậy từ trong nhà ra đón chúng tôi. Bà đi được vài bước thì ngã quỵ xuống không đứng lên nổi. Tôi hỏi người con thì nghe câu trả lời nhiều ngày nhà không còn gì ăn, bà cụ lả vì đói”.
Bà Hảo kể những thời điểm thiếu đói nghiêm trọng đến mức xe chở gạo miền Nam ra Hà Nội nhưng cứ phải đỗ dọc đường vì không thể qua được các nơi thiếu đói gay gắt như Thanh Hóa, Nghệ An. Chính bà Hảo phải điện khẩn cấp về Bộ Lương thực xin ứng ít gạo, bo bo để tạm cứu đói cho dân.
Nền kinh tế tập thể nông dân chỉ tồn tại trên giấy và trên hình thức do cấp ủy địa phương sợ trung ương nên phải làm. Nông dân lại sợ cấp ủy nên phải vào tập đoàn sản xuất hay hợp tác xã. | Năm 1976 sản lượng lúa bình quân trên một người dân là 211kg thì
đến năm 1980 chỉ còn 157kg. Kế hoạch năm năm 1976-1980 nâng tổng sản
lượng lúa lên gần gấp đôi vào khoảng 21 triệu tấn, nhưng đến năm 1980
chỉ đạt được khoảng một nửa, chưa bằng mức 11,827 triệu tấn của năm
1976. …Do không thu mua được lương thực, người dân các thành phố phải ăn độn. Thủ đô Hà Nội khẩu phần định lượng được mua giá cung cấp 0,40 đồng/kg vốn đã ít ỏi (13 kg/người/tháng), đến tháng 3-1978 thực tế chỉ còn được 4kg gạo, còn lại là khoai lang, sắn khô… Chưa bao giờ tình trạng thiếu hụt lương thực lại trầm trọng như vậy, kể cả thời chiến. Thường trực Ban bí thư Nguyễn Duy Trinh phải điện khẩn các tỉnh nông nghiệp Hải Hưng, Hà Bắc, Thái Bình, Hà Nam Ninh bằng mọi cách “làm nhiệm vụ chính trị” cung cấp gạo cho Hà Nội. Từ tháng 4 năm đó, số gạo đủ để bán cho mỗi nhân khẩu cũng chỉ bằng 40% tiêu chuẩn định lượng. Nhà nghiên cứu ĐẶNG PHONG |
Quốc Việt – Tuổi Trẻ – 4 April 2015
Thời khan hiếm miếng ăn, người ta hay nghĩ ai có chân trong công ty lương thực là mèo sa hũ mỡ, nhưng thực tế không hẳn ai cũng vậy. Bà Nguyễn Thị Kim Anh, cán bộ văn phòng Công ty Lương thực TP.HCM từ thời còn là tổ thu mua, vẫn nhớ chế độ được mua gạo của mình cũng thiếu hụt như mọi người.
Mãi khi gạo miền Tây về thành phố nhiều hơn, bà mới được nâng suất lên 25kg gạo mỗi tháng. Tuy nhiên, bọc gạo ấy chẳng thấm vào đâu với sáu miệng ăn trong nhà, bữa cơm cũng lẫn lộn hạt bo bo.
“Ba má tôi hồi ấy lớn tuổi rồi, không nhai bo bo được mà có cố nuốt chửng vào cũng không tiêu nổi. Chị em tôi phải nhường cơm cho ba má. Lo sáu cái bao tử trong nhà đã vã mồ hôi, tụi tôi còn phải chia sẻ thêm cho dòng họ lúc ấy còn đói hơn mình”- bà Kim Anh nhớ những ngày ghé thăm nhà người chú đang nuôi bốn con ăn học ở Thanh Đa.
Trước năm 1975, người chú này bán phụ tùng xe máy, sau giải phóng tình hình kinh doanh bết bát phải về Bình Quới làm vườn. Nồi chỉ bo bo độn khoai mì mà cũng thường hụt miệng ăn. Chị chia phần gạo ít ỏi của nhà mình qua cho nhà chú vẫn không đủ, phải sẻ thêm cả bo bo.
Hũ gạo cán bộ nhà nước có chế độ hẳn hoi mà còn thiếu hụt, tình hình ngoài dân rất căng thẳng. Ông Trần Văn Đức, dân kinh tế mới, chạy lên ở khu Mã Lạng, quận 1, đợt miền Tây lụt nặng năm 1978.
Nhiều đợt cả tháng liền vợ chồng ông Đức chỉ ăn bo bo để dành gạo nấu cơm, cháo cho con. Có tối bà vợ loay hoay lo ba đứa nhỏ, quên ngâm bo bo để sáng kịp nấu sớm cho chồng đi đạp xích lô.
Ông thức dậy, đói quá, đổ đại vốc bo bo khô vô nồi nấu suốt gần hai giờ, hạt bo bo chưa được ngâm vẫn cứng.
“Nhai đâu có nổi, tôi phải cố nuốt trộng xuống bụng, bị nghẹn suýt tắc thở. Tôi ngã lăn ra. Bà vợ tưởng chồng bị tai biến vừa khóc vừa la làng. Hàng xóm chạy sang thấy tôi ho ói được mớ bo bo nguyên hột ra ngoài”. Cái bao tử không thể nghiền được hạt bo bo!
Không chỉ dân kinh tế mới quá khó khăn, nhiều người có nhà cửa, sinh kế bình thường ở TP.HCM lúc ấy vẫn nhai đều khoai mì, khoai lang, bo bo độn cơm.
Bà Trần Thanh Thủy, ở đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, nhớ mãi: “Con gái tôi lúc ấy vừa 7 tuổi, mới thay răng. Một hôm cháu đang ăn tự nhiên máu chảy đầy miệng. Tôi bắt cháu phun ra thì thấy trong mớ bo bo có cả cái răng non bị gãy. Hóa ra nhà hết vôi, tôi chỉ ngâm bo bo vài giờ trong nước nên nấu lẫn cơm bo bo không mềm ra được”.
Nguyên cục phó Cục Cung cấp lương thực Bộ Lương thực, bà Cao Thị Hảo chính là nhân chứng thời cả nước phải chạy vạy từng hạt gạo, hạt bo bo, khoai sắn.
Bà tâm sự: “Nhiều đợt các kho lương thực Hà Nội cạn sạch. Gạo cung cấp cho dân dù chỉ là chế độ tem phiếu 9kg, 13kg nhỏ giọt cũng không còn. Tin đồn hết gạo lan nhanh như đám cháy nhà.
Dân đổ xô đi lùng sục, vét nhẵn tất cả những gì còn lại. Gạo bán lén lút ngoài vỉa hè theo tin đồn giá nhảy lên vùn vụt”.
Chính bà Hảo nhiều ngày ra cảng Hải Phòng chờ chực lương thực về. Tình hình căng đến mức bà phải xin xoay trước cho Hà Nội năm xe gạo nhỏ để “chữa cháy” tin đồn mặc dù thực chất nó chưa đủ cho một tổ dân phố ăn vài ngày.
Năm xe mở bạt cứ chạy vòng phố xá Hà Nội để dân thấy “đầy gạo” mà yên tâm. Đến cửa hàng lương thực, tài xế còn vờ dừng lại cố tình cho dân nhìn cảnh gạo về kho. Rồi xe lại qua cửa hàng khác. Hình ảnh “gạo về kho” tiếp diễn …
Nhà bà Hảo có năm miệng ăn gồm hai vợ chồng, ba đứa con với hai suất gạo 13 kg và 4-5kg cho mỗi con tùy độ tuổi. Nguồn gạo tem phiếu thiếu hụt mỗi tháng thành nỗi ám ảnh, còn thêm nỗi lo con cháu ở quê lên nương tựa ăn học.
Bà nhớ mãi: “Nhường bọn nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn, tôi không ăn sáng, đạp xe đi làm. Nhiều hôm đạp từ Bộ Lương thực ở phố Ngô Quyền về đến Ngã Tư Sở người cứ lả đi. Khi mở nắp nồi thì lưng chén cơm nguội cũng không còn. Con cháu đang tuổi ăn kiềm chế không nổi”.
Làm ở Bộ Lương thực mà vẫn phải ăn cơm độn ê cả răng, nhưng bà Hảo thừa nhận dù sao mình vẫn đỡ. Có lần bà đi kiểm tra cửa hàng lương thực thấy thầy hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương một thời của mình đang lom khom vác bao bo bo từ xe tải vào cửa hàng.
Bà Hảo thảng thốt: “Ôi! Thầy ơi, sao thầy vất vả thế này?”. Người thầy ngại nhìn học trò cũ, mắt mờ đục: “Nhà hết nhẵn cái ăn rồi. Con lại đang bệnh. Cửa hàng trưởng nói ai chịu khó vác bo bo vào sẽ ưu tiên cho mua trước, mà xếp hàng muộn cũng chẳng còn để mua nữa”.
Sau năm 1975, với tiêu chuẩn phân phối trung bình 9kg gạo mỗi người thì 4 triệu dân phải cần 530.000 tấn gạo. Nhưng số lượng này không được đảm bảo khi Nhà nước chỉ có thể huy động nổi hơn 1 triệu tấn mỗi năm trên toàn quốc.
Còn sản lượng của cả vựa lúa miền Nam từ mức 1,9 triệu tấn năm 1976 cứ tụt dần xuống còn 0,99 triệu tấn năm 1977 và 0,64 triệu tấn năm 1979.
TP.HCM mặc dù rất cố gắng, nhưng những năm 1970-1980 chỉ phân phối được trung bình 6kg gạo cho mỗi người dân.
Theo nhà nghiên cứu Đặng Phong, đô thị lớn nhất miền Nam từ thừa mứa gạo trong suốt 300 năm qua, lần đầu phải ăn độn khoai mì, khoai lang, kể cả bo bo, thứ hạt cứng ngắc mà Liên Xô viện trợ.
Bo Bo Từ Đâu Ra?
Quốc Việt – Tuổi Trẻ – 08 April 2015TT - Sau khi thị sát tình hình Nam bộ, phó thủ tướng Phạm Hùng phát biểu ngày 10-9-1979 ở TP.HCM: “Nhiều tỉnh đã tiến hành tập thể hóa theo kiểu mệnh lệnh, gò ép.
Chẳng những thế còn có tình hình ức hiếp, còng kẹp, tập trung học tập để gò ép vào tập đoàn. Các tập đoàn không có nội dung nhưng vì sợ phê bình làm chậm nên thành lập vội vã. Có nơi tình hình này rất nghiêm trọng: đánh trói nông dân, bắt tập trung học tập cải tạo cho thông rồi mới cho về…”.
Hậu quả là sản lượng lương thực Nhà nước huy động trong năm 1979 chỉ còn được 1,45 triệu tấn, sút giảm nghiêm trọng so với 2,04 triệu tấn năm 1976. Sản lượng lúa đầu người, tức nồi cơm người dân, cũng giảm từ 211 kg/người năm 1976 xuống còn 157 kg/người năm 1980.
Bo bo cứu đói
Trong hồi ký của mình, nguyên phó thủ tướng Trần Phương kể: “Nhiệm vụ nặng nhất của Chính phủ và của phó thủ tướng phụ trách lưu thông hồi ấy là chạy gạo. Nhu cầu gạo ăn và thóc giống mỗi năm phải đảm bảo tối thiểu 300kg thóc/đầu người.
Dưới mức ấy phải “vác rá” đi xin viện trợ của các nước anh em hoặc vay nợ để mua lương thực”. Chính vì tình hình nghiêm trọng như vậy nên cơ cấu bữa ăn được độn cả rau, khoai vào, mà đặc biệt là bo bo đã thành nỗi ám ảnh của người dân.
Giáo sư Nguyễn Văn Luật, nguyên viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, kể khi còn đi học đã thấy Liên Xô và nhiều nước khác trồng bo bo, nhưng họ ít sử dụng trực tiếp làm thực phẩm cho con người.
Tinh bột chủ yếu trong bữa ăn của họ là khoai tây, bột mì đã qua chế biến và một ít cơm gạo. Loại bo bo mà dân Việt một thời phải trệu trạo nhai để sinh tồn còn gọi lúa miến (sorghum), là loại cây chịu hạn rất tốt.
Vẻ ngoài của nó rất giống cây bắp, nhưng trổ ra chùm nhiều hạt nhỏ như hạt đậu ở phần ngọn. Bo bo có vỏ rất cứng không thể nấu ăn trực tiếp như kiểu người Việt từng phải ăn. Liên Xô, Ấn Độ cùng một số nước khác từng viện trợ và bán nợ bo bo cho VN làm lương thực. Ngoài ra cũng có một số thực hiện theo nghị định thư hàng đổi hàng.
Ngoài bo bo, người dân VN còn ăn độn lúa mì và lúa mạch nguyên hạt chưa xay, được quen gọi chung là bo bo. Theo giáo sư Mai Văn Quyền – chuyên gia cây lương thực, từ thời chiến miền Bắc VN đã nhập lúa mì (wheat) nguyên hạt từ Liên Xô về làm lương thực tạm.
Để làm thực phẩm cho con người phải qua xay xát thải cám, lên men thành bột mì nhưng nhiều đợt VN không có điều kiện làm kịp nên đưa thẳng đến người dân. Ngoài cách ngâm nước, nấu lâu để ăn trực tiếp như cơm, người dân còn tự giã làm bột, nhưng vẫn dai cứng do không lên men được.
Đặc biệt, lúa mì được nhập thời kỳ ấy có phẩm cấp thấp từ đầu nguồn, lại tiếp tục bị suy giảm ở khâu vận chuyển nên thành “miếng khổ nhớ đời”. Miền Bắc từng trồng thử lúa mì vào vụ đông xuân với năng suất 2-3 tấn mỗi mẫu trong thời gian 80-90 ngày nhưng không phát triển đại trà được vì sâu bệnh…
Riêng lúa mạch (barley) chủ yếu dùng trong công nghiệp chế biến rượu bia, thức ăn gia súc và nhiên liệu sinh học. Một số ít được làm bánh kẹo truyền thống nhưng phải qua xay xát kỹ và trộn thêm với các loại bột khác như bột mì, bắp và sữa.
Nó không được làm thức ăn trực tiếp như gạo nấu cơm ăn ngay cho con người. Tuy nhiên, người VN cũng từng trệu trao nhai nó trong thời đói kém
Từng được trồng, nhưng dân chê
Giáo sư Võ Tòng Xuân nhớ: “Năm 1972, miền Nam đưa hạt giống bo bo, tức lúa miến, về trồng trong chương trình đa canh hóa. Đầu tiên bo bo được trồng thí nghiệm ở Cần Thơ và Bình Đức, An Giang. Sau mùa thu hoạch lúa nổi tháng 12, hạt bo bo được gieo.
Hồi ấy vùng đất này rất màu mỡ nhờ phù sa lũ và rơm rạ sau vụ lúa. Sản lượng bo bo trồng khoảng 3-4 tấn/ha qua ba tháng”. Sau năm 1975, bo bo tiếp tục được trồng ở vùng này trong chương trình mở rộng nguồn lương thực vì hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên nó không được phát triển đại trà vì bị dân chê khó ăn.
Giáo sư Luật chưa quên miền Bắc sau năm 1975 cũng trồng thử cây này nhưng không thể mở rộng vì năng suất kém. Vợ ông Luật từng nhận ít hạt bo bo về trồng ở vườn mà chưa lần nào được ăn.
Mới đầu hàng xóm tưởng giống bắp mới, nhưng nó không cho trái lớn mà đậu thành từng chùm hạt tròn và bị sâu bệnh phá hoại dữ dội. Hiện nay hầu như chỉ một số vùng núi Tây Bắc và Bắc Trung bộ còn lẻ tẻ trồng bo bo phù hợp với đất khô nóng.
Hồi khó khăn, gia đình ông Luật ở Thanh Trì, Hà Nội, được phân phối bo bo. Với tem phiếu giáo viên, bà Trần Thị Minh Thu, vợ ông, được mua 13kg lương thực. Có đợt bà nhận một nửa bo bo, nửa gạo, có đợt toàn bo bo.
“Hồi ấy đói khủng khiếp. Những nhà không có tem phiếu càng đói gay gắt. Bây giờ nghĩ lại không hiểu sao mình ăn bo bo nổi. Thế mà hồi ấy nó vẫn bị người ta ăn cắp vì quá đói”- bà Thu kể mình đi dạy cất bọc bo bo ở góc phòng bị lấy mất.
Bà phải vay tiền ra mua tạm ngoài chợ đen với giá đắt hơn gấp mấy lần. Con bà lúc ấy mới 5 tuổi cũng phải nhai bo bo cứng ngắc, nên nhà lúc nào cũng lộp cộp tiếng giã bo bo trong cối giã cua…
Đến giờ ông Nguyễn Nhật Tân, lúc đó là thứ trưởng Bộ Ngoại thương, vẫn nhớ chính vì bữa ăn người dân khổ sở như vậy nên Chính phủ phải căng thẳng xoay xở. Tàu vận chuyển vừa về Hải Phòng hay TP.HCM là phải nhanh chóng bốc dỡ đưa về hệ thống phân phối quốc doanh cho dân ăn.
Có giai đoạn việc dỡ hàng bị chậm trễ trong lúc dân thiếu đói gay gắt, chính các ông Đỗ Mười, Đinh Đức Thiện và Đồng Sỹ Nguyên đều phải lần lượt xuống giải tỏa bằng kỷ luật quân đội.
Lãnh đạo các tỉnh trông vào nguồn lương thực từ cảng Hải Phòng cũng dồn về. Nhiều đêm đến 2g sáng họ còn đứng ở cảng. Nhưng họ vừa về Hà Nội tình hình lại như cũ, kể cả nạn ăn cắp bùng nổ. Công nhân quá khổ không trộm được nguyên bao thì dùng ống sắt, ống trúc chọc thủng bao bo bo, gạo cho chảy vào túi mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đây là blog cá nhân, mong các bạn chỉ đưa những nhận xét ôn hoà, không cực đoan, không kích động hận thù, và tôn trọng sự khác biệt, để không gây rắc rối, bất lợi cho chủ blog.