(Chính trị) - “Ngày
30-4, ngày nếu có một triệu người vui, cũng là ngày có một triệu người
buồn”, câu nói trong quá khứ của ông Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng chủ
trương chính sách Đổi Mới, được lập đi nhắc lại.
Ngày nay, nền kinh tế chưa thật sự hiệu quả, hàng xuất là lao động giá bèo, cái đinh vít cũng không làm được mà nhập hàng ngoại tuốt tuột, nợ chồng chất. Rồi tham nhũng tràn lan, đạo đức xã hội xuống cấp, bạo hành diễn ra khắp nơi, và nhất là hiểm họa mất biển mất đất vào tay những ‘đồng chí đàn anh’ phương Bắc ngày một trầm trọng.
Thế nhưng hàng loạt lễ hội vẫn được chuẩn bị, xây dựng tượng đài khắp nơi, những từ ngữ như chiến thắng, giải phóng…tiếp tục lại phô trương đến bị bào mòn để lẩn vào vô thức một dân tộc mà sự phân hóa có khả năng trở thành nguyên nhân gây chia rẽ dài hạn.
Trong trường hợp này, người Việt chúng ta không tập hợp được nội lực dân tộc lẽ ra phải có, đất nước tụt hậu dài dài, chủ quyền bị gậm nhấm và chẳng thể nào tránh được nguy cơ xâm lược của ngoại bang.
Ngày 30-04-1975 là ngày kết thúc một cuộc chiến tranh, có người gọi là chiến tranh giải phóng, người cho là chiến tranh ủy nhiệm của hai khối Tư Bản và Cộng Sản đối đầu trong thời Chiến Tranh lạnh…
Dù gì, khí giới là khí giới Nga, Tàu, Mỹ…nhưng xác người lại là dân tộc Việt Nam, mà con số tử trận và thương vong lên đến cả chục triệu. Năm nay, năm 2015.
Sau 40 năm hò reo chiến thắng và vinh quang, dẫu muộn nhưng đã đến lúc chúng ta hóa giải hận thù trong lòng người Việt Nam trong nước cũng như ở hải ngoại.
Ngược dòng lịch sử nước ta, ngay sau khi chiến thắng quân Nguyên xâm lăng hơn 600 năm trước, Vua Trần Nhân Tông, một minh quân kiệt xuất, đã đốt hết thư tịch làm bằng chứng tố cáo đám người theo giặc, tránh trả thù, không truy bức để yên lòng dân.
Trong cuộc nội chiến Nam-Bắc ở Mỹ, điều kiện đầu hàng mà tướng Grant phía Bắc- quân (Union) viết cho tướng Lee phía Nam-quân (Confederate) ghi rõ chỉ tịch thu khí giới, cho phép binh lính Nam-quân về làm ăn sinh sống bình thường trong đời sống dân sự.
Năm 1975, chúng ta đã sai lầm khi dùng chữ ngụy quân, ngụy quyền để chỉ những người thua trận, và đưa ra chính sách học tập cải tạo mà mục đích là cầm tù những người-Việt-Nam thua trận, khiến họ sợ hãi.
Chính sợ hãi là yếu tố khiến hàng trăm ngàn thuyền nhân liều mạng phiêu lưu trên biển cả, đánh cược mạng sống của mình và gia đình, hậu quả là số bỏ mạng lên tới trên dưới 500 ngàn người. Chúng ta đã sai lầm khi vô tình đẩy đồng bào đi đến lựa chọn rời bỏ Tổ quốc ra đi.
Hóa giải hận thù, điều kiện cần
Trong hầu hết mọi tôn giáo – ở nước ta chủ yếu là Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo – hận thù là cái phải cởi, không nên buộc. Hoá giải hận thù là điều kiện cần khiến hòa giải mới có khả năng thành hiện thực.
Hòa giải giữa nạn nhân và những kẻ tác nghiệp chỉ khả thi khi những bên đối tác cùng có tâm thế nhân ái bao dung, đồng thời tôn trọng sự thật, công lý và cố gắng xua đi những bồng bột cảm tính.
Nếu hai bên có tinh thần đối thoại, lắng nghe và tìm hiểu lý lẽ chứ không khăng khăng xác quyết chân lý của riêng mình, sự tháo gỡ hoặc giảm thiểu tính đối đầu ăn thua có khả năng hiện thực và từ đó một lộ trình hòa giải mới có thể thành hình.
Sau ngày một phía gọi là ngày mất nước, phía bên kia gọi là ngày Giải phóng, chính sách Học tập Cải tạo đã sai lầm khi cả trăm nghìn người vào cảnh tù tội khổ sai. Nạn nhân là người trong guồng máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa, các quân nhân, trí thức văn nghệ sĩ…
Kèm vào tác động khủng bố tâm lý của chính sách Học tập Cải tạo, chiến tranh với Campuchia và sau là chiến tranh biên giới với Trung Quốc, kẻ ‘dạy Việt Nam một bài học’, sự hoảng sợ lan rộng trong nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là ở thành thị ngày một ngột ngạt vì không còn được sinh hoạt tự do như trước đây.
Đồng thời, phong trào đánh tư sản và hai lần đổi tiền khiến nhiều người mất hết cơ nghiệp. Dẫu biết đầy bất trắc hiểm nguy đến tính mạng, họ đánh liều vượt biển nhân dịp người gốc Hoa ‘được’ ra đi chính thức hoặc bán chính thức.
Thảm kịch thuyền nhân, với những con thuyền đuôi tôm hai blốc đầy ắp người lênh đênh tìm đường sang Phi, Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương…chết chìm trong lòng Thái Bình Dương là một nỗi đau xót không bao giờ nguôi của cả dân tộc.
Nhìn nhận và mong mỏi khắc phục những sai lầm trong quá khứ, chính phủ Việt Nam kiên quyết nhất quán tư tưởng “Việt kiều là khúc ruột ngàn dặm”, và mới đây là ra Nghị quyết 36 nhằm củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc, cả dân tộc cùng nhìn về một hướng và góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.
Tuy nhiên, những nỗ lực này là chưa đủ, chúng ta cần phải có những hành độnh cụ thể hơn để đồng bào Việt Nam ở nước ngoài yên tâm hồi hương, hướng về Tổ quốc. Một trong số đó là xem ngày 30-4 là Ngày Hóa giải Hận thù.
Và trong tương lai, Việt Nam nên cho xây dựng ở những địa phương từ Bắc đến Nam:
1- Tượng đài thương tiếc những người lính hy sinh trong chiến tranh, không phân biệt Bắc – Nam, Quốc- Cộng.
2- Tượng đài Ghi ơn mẹ Việt Nam, không cần thêm chữ ‘anh hùng’, chỉ cần hiểu là những người mẹ có con đã hy sinh trong cuộc chiến.
3- Ghi nhớ và lập bia cho những nạn nhân bỏ mạng trên biển cũng như đất liền ở mọi nơi.
Hội đồng Hòa giải Dân tộc
Trên thế giới, sau những cuộc đổi đời trong những quốc gia từng có bất công, bạo hành và những vi phạm quyền con người…thì nhiều nước đã thành lập những Hội đồng hòa giải dân tộc (Commission for National Reconciliation, hoặc Commission for Truth and Reconciliation).
Có thể kể Nam Phi khi Mandela lên nắm chính quyền, Pakistan dưới thời Musharraf, rồi Palestine, Liberia, Algeria…và ở Á châu có Đông Timor sau khi ly khai khỏi Indonesia.
Mỗi quốc gia, vấn đề một khác. Nơi thì chủ yếu khác biệt sắc tộc, nơi khác biệt tôn giáo… đã là nguồn gốc của hận thù và sự phân liệt cần được hóa giải.
Con đường không ngắn, nhưng cũng không buộc là dài. Và trong bất cứ trường hợp dài ngắn thế nào đi chăng nữa, chúng ta rồi thì cũng sẽ đối mặt với nhiệm vụ này như một nhiệm vụ lịch sử.
Thùy Linh (TH)
Ngày nay, nền kinh tế chưa thật sự hiệu quả, hàng xuất là lao động giá bèo, cái đinh vít cũng không làm được mà nhập hàng ngoại tuốt tuột, nợ chồng chất. Rồi tham nhũng tràn lan, đạo đức xã hội xuống cấp, bạo hành diễn ra khắp nơi, và nhất là hiểm họa mất biển mất đất vào tay những ‘đồng chí đàn anh’ phương Bắc ngày một trầm trọng.
Thế nhưng hàng loạt lễ hội vẫn được chuẩn bị, xây dựng tượng đài khắp nơi, những từ ngữ như chiến thắng, giải phóng…tiếp tục lại phô trương đến bị bào mòn để lẩn vào vô thức một dân tộc mà sự phân hóa có khả năng trở thành nguyên nhân gây chia rẽ dài hạn.
Trong trường hợp này, người Việt chúng ta không tập hợp được nội lực dân tộc lẽ ra phải có, đất nước tụt hậu dài dài, chủ quyền bị gậm nhấm và chẳng thể nào tránh được nguy cơ xâm lược của ngoại bang.
Ngày 30-04-1975 là ngày kết thúc một cuộc chiến tranh, có người gọi là chiến tranh giải phóng, người cho là chiến tranh ủy nhiệm của hai khối Tư Bản và Cộng Sản đối đầu trong thời Chiến Tranh lạnh…
Dù gì, khí giới là khí giới Nga, Tàu, Mỹ…nhưng xác người lại là dân tộc Việt Nam, mà con số tử trận và thương vong lên đến cả chục triệu. Năm nay, năm 2015.
Sau 40 năm hò reo chiến thắng và vinh quang, dẫu muộn nhưng đã đến lúc chúng ta hóa giải hận thù trong lòng người Việt Nam trong nước cũng như ở hải ngoại.
Ngược dòng lịch sử nước ta, ngay sau khi chiến thắng quân Nguyên xâm lăng hơn 600 năm trước, Vua Trần Nhân Tông, một minh quân kiệt xuất, đã đốt hết thư tịch làm bằng chứng tố cáo đám người theo giặc, tránh trả thù, không truy bức để yên lòng dân.
Trong cuộc nội chiến Nam-Bắc ở Mỹ, điều kiện đầu hàng mà tướng Grant phía Bắc- quân (Union) viết cho tướng Lee phía Nam-quân (Confederate) ghi rõ chỉ tịch thu khí giới, cho phép binh lính Nam-quân về làm ăn sinh sống bình thường trong đời sống dân sự.
Năm 1975, chúng ta đã sai lầm khi dùng chữ ngụy quân, ngụy quyền để chỉ những người thua trận, và đưa ra chính sách học tập cải tạo mà mục đích là cầm tù những người-Việt-Nam thua trận, khiến họ sợ hãi.
Chính sợ hãi là yếu tố khiến hàng trăm ngàn thuyền nhân liều mạng phiêu lưu trên biển cả, đánh cược mạng sống của mình và gia đình, hậu quả là số bỏ mạng lên tới trên dưới 500 ngàn người. Chúng ta đã sai lầm khi vô tình đẩy đồng bào đi đến lựa chọn rời bỏ Tổ quốc ra đi.
Hóa giải hận thù, điều kiện cần
Trong hầu hết mọi tôn giáo – ở nước ta chủ yếu là Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo – hận thù là cái phải cởi, không nên buộc. Hoá giải hận thù là điều kiện cần khiến hòa giải mới có khả năng thành hiện thực.
Hòa giải giữa nạn nhân và những kẻ tác nghiệp chỉ khả thi khi những bên đối tác cùng có tâm thế nhân ái bao dung, đồng thời tôn trọng sự thật, công lý và cố gắng xua đi những bồng bột cảm tính.
Nếu hai bên có tinh thần đối thoại, lắng nghe và tìm hiểu lý lẽ chứ không khăng khăng xác quyết chân lý của riêng mình, sự tháo gỡ hoặc giảm thiểu tính đối đầu ăn thua có khả năng hiện thực và từ đó một lộ trình hòa giải mới có thể thành hình.
Sau ngày một phía gọi là ngày mất nước, phía bên kia gọi là ngày Giải phóng, chính sách Học tập Cải tạo đã sai lầm khi cả trăm nghìn người vào cảnh tù tội khổ sai. Nạn nhân là người trong guồng máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa, các quân nhân, trí thức văn nghệ sĩ…
Kèm vào tác động khủng bố tâm lý của chính sách Học tập Cải tạo, chiến tranh với Campuchia và sau là chiến tranh biên giới với Trung Quốc, kẻ ‘dạy Việt Nam một bài học’, sự hoảng sợ lan rộng trong nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là ở thành thị ngày một ngột ngạt vì không còn được sinh hoạt tự do như trước đây.
Đồng thời, phong trào đánh tư sản và hai lần đổi tiền khiến nhiều người mất hết cơ nghiệp. Dẫu biết đầy bất trắc hiểm nguy đến tính mạng, họ đánh liều vượt biển nhân dịp người gốc Hoa ‘được’ ra đi chính thức hoặc bán chính thức.
Thảm kịch thuyền nhân, với những con thuyền đuôi tôm hai blốc đầy ắp người lênh đênh tìm đường sang Phi, Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương…chết chìm trong lòng Thái Bình Dương là một nỗi đau xót không bao giờ nguôi của cả dân tộc.
Nhìn nhận và mong mỏi khắc phục những sai lầm trong quá khứ, chính phủ Việt Nam kiên quyết nhất quán tư tưởng “Việt kiều là khúc ruột ngàn dặm”, và mới đây là ra Nghị quyết 36 nhằm củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc, cả dân tộc cùng nhìn về một hướng và góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.
Tuy nhiên, những nỗ lực này là chưa đủ, chúng ta cần phải có những hành độnh cụ thể hơn để đồng bào Việt Nam ở nước ngoài yên tâm hồi hương, hướng về Tổ quốc. Một trong số đó là xem ngày 30-4 là Ngày Hóa giải Hận thù.
Và trong tương lai, Việt Nam nên cho xây dựng ở những địa phương từ Bắc đến Nam:
1- Tượng đài thương tiếc những người lính hy sinh trong chiến tranh, không phân biệt Bắc – Nam, Quốc- Cộng.
2- Tượng đài Ghi ơn mẹ Việt Nam, không cần thêm chữ ‘anh hùng’, chỉ cần hiểu là những người mẹ có con đã hy sinh trong cuộc chiến.
3- Ghi nhớ và lập bia cho những nạn nhân bỏ mạng trên biển cũng như đất liền ở mọi nơi.
Hội đồng Hòa giải Dân tộc
Trên thế giới, sau những cuộc đổi đời trong những quốc gia từng có bất công, bạo hành và những vi phạm quyền con người…thì nhiều nước đã thành lập những Hội đồng hòa giải dân tộc (Commission for National Reconciliation, hoặc Commission for Truth and Reconciliation).
Có thể kể Nam Phi khi Mandela lên nắm chính quyền, Pakistan dưới thời Musharraf, rồi Palestine, Liberia, Algeria…và ở Á châu có Đông Timor sau khi ly khai khỏi Indonesia.
Mỗi quốc gia, vấn đề một khác. Nơi thì chủ yếu khác biệt sắc tộc, nơi khác biệt tôn giáo… đã là nguồn gốc của hận thù và sự phân liệt cần được hóa giải.
Con đường không ngắn, nhưng cũng không buộc là dài. Và trong bất cứ trường hợp dài ngắn thế nào đi chăng nữa, chúng ta rồi thì cũng sẽ đối mặt với nhiệm vụ này như một nhiệm vụ lịch sử.
Thùy Linh (TH)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đây là blog cá nhân, mong các bạn chỉ đưa những nhận xét ôn hoà, không cực đoan, không kích động hận thù, và tôn trọng sự khác biệt, để không gây rắc rối, bất lợi cho chủ blog.