Sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong vài thập niên vừa qua để trở thành một nền kinh tế đứng thứ hai sau Hoa Kỳ đã làm cho cả thế giới kinh ngạc và thán phục. Tuy nhiên, những thành tựu trong phát triển kinh tế của Trung Quốc không phải là không có mặt trái của nó, trong đó có những tác hại ghê gớm về môi trường, về các chính sách xã hội, và đặc biệt là về mối quan hệ giữa chính phủ và dân chúng - tất cả đang đe dọa làm chậm lại sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Xin giới thiệu với bạn đọc một bài phân tích về cái giá phải trả cho việc phát triển kinh tế tại Trung Quốc của một học giả người Anh gốc Trung Quốc vừa đăng trên tờ London Evening Standard của Anh ngày 14/10/2013. Những phân tích của tác giả không chỉ có tác dụng cảnh báo đối với Trung Quốc mà còn đúng cho cả Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay, vì nhiều vấn đề mà Trung Quốc đã và đang đối mặt gặp phải cũng là những vấn đề của chính chúng ta.
Tựa bài viết do tôi đặt lại; tựa gốc là "TQ không thể là một siêu cường cho tới khi nào dân TQ được tự do".
Nguồn: http://www.standard.co.uk/comment/sir-david-tang-china-wont-be-a-superpower-until-its-people-are-free-8878936.html
--------
Tốc độ phát triển phi thường của Trung Quốc trong ba thập kỷ vừa qua đã khiến nhiều người tin rằng đất nước này sẽ trở thành một siêu cường của thế kỷ 21, thậm chí một số người còn cho rằng TQ sẽ qua mặt Hoa Kỳ . Bản thân tôi cũng là người Trung Quốc và tôi cũng cảm thấy tự hào về những thay đổi nhanh chóng trong đất nước của tôi, những thay đổi đến mức không còn nhận ra được, kể từ khi tôi bắt dầu giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh từ đầu thập niên tám mươi đến nay. Tuy vậy, những điều đó vẫn chưa đủ sức thuyết phục tôi tin rằng Trung Quốc sẽ trở thành bá chủ của thế giới trong thế kỷ 21.
Trung Quốc đang chuyển từ một xã hội nông nghiệp - nông thôn sang một xã hội công nghiệp - đô thị, và quá trình này đang làm cho vấn đề bảo vệ đất canh tác ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bình quân mỗi người dân Trung Quốc hiện chỉ có 900 mét vuông đất canh tác trên đầu người , ít hơn đến 40 phần trăm so với mức bình quân toàn cầu. Đáng báo động hơn là nguồn tài nguyên vốn đã hạn chế này lại đang liên tục giảm dần. Nhiều khu vực nông thôn rộng lớn đang bị chính phủ các cấp - cấp quốc gia, cấp tỉnh và địa phương - biến thành các đô thị với lý do là cần phát triển.
Không chỉ là đất đai, mà không khí cũng đang có vấn đề, vì bị ô nhiễm trầm trọng. Chất lượng không khí tồi tệ trên toàn cõi Trung Quốc, đặc biệt là tại các thành phố lớn - là điều mà không ai có thể tranh cãi. Các chỉ số về chất lượng không khí đăng trên trang Twitter của Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh vào hồi hè thiệu đã đưa ra những nhận định đại loại như "vô cùng tệ hại" hoặc "không thể dùng chỉ số nào để ghi lại". Ngoài ra, sự ô nhiễm không khí đang tăng rất nhanh do khí độc từ nhà máy luyện kim loại và từ ngành công nghiệp pin. Điều này dẫn đến nhiễm độc chì , một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ở trẻ em: hiện có đến một phần ba số trẻ em Trung Quốc bị nhiễm chì trong máu ở mức cao .
Sau nữa là nước. Những vấn đề nghiêm trọng hiện nay là sự khai thác nước ngầm quá mức dẫn đến mực nước ngầm giảm liên tục. Nguồn nước đang cạn kiệt dần. Việc khai thác các đập nước và các hệ thống thủy lợi khác đã làm ngưng dòng chảy tự nhiên của sông Hoàng Hà, gây nguy cơ hạn hán trên toàn bộ thung lũng. Thậm chí vào năm 1997, vùng hạ lưu sông Hoàng Hà đã ngưng chảy đến 230 ngày trong năm.
Vì vậy, chỉ cần xét đến các điều kiện thiết yếu của cuộc sống thì đã có thể thấy Trung Quốc đang phải đối mặt với những vấn đề rất lớn. Những vấn đề này thậm chí lại càng nghiêm trọng hơn vì dân số khổng lồ đến 1,3 tỷ người của Trung Quốc, kèm theo những vấn đề về nhân khẩu học của đất nước này, tất cả đã tạo ra cái mà có lúc người ta ví von là một "cơn bão hoàn hảo".
Trước hết, tổng số dân trong độ tuổi lao động của Trung Quốc chắc chắn sẽ giảm liên tục trong vòng 20 năm tới. Đến năm 2030, chỉ có ba công nhân trẻ để thay thế cho hơn bốn công nhân của thế hệ trước đó. Với một lực lượng lao động giảm đi về số lượng và già hơn về tuổi tác, chắc chắn tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ không còn giữ được như trước đây.
Thứ hai, Trung Quốc sẽ bùng nổ dân số người cao tuổi trong vòng 20 năm tới . Đến năm 2030, đất nước này sẽ có 240 triệu người từ 65 tuổi trở lên. Số lượng người cao tuổi ngày càng tăng chắc chắn sẽ đặt lên đất nước Trung Quốc một áp lực kinh tế ghê gớm mà chưa có quốc gia có mức thu nhập tương đương đã từng phải đối mặt .
Thứ ba, do chính sách một con với xu hướng ưu tiên có con trai (cùng những số liệu thống kê kinh hoàng về việc tiêu diệt trẻ sơ sinh nữ) , Trung Quốc sẽ có một sự mất cân đối lớn giữa nam và nữ. Tủ số trong năm 2005 đã là 120 bé trai trên 100 bé gái. Hậu quả là có một số lượng ngày càng tăng các thanh niên không thể lập gia đình và trở nên thất vọng.
Thứ tư, chính sách một con cũng có nghĩa là thế hệ này không có nhiều anh chị em , cô dì, chú, bác, cũng không có cháu gái và cháu trai. Với truyền thống tổ chức các hoạt động doanh thương dựa trên quan hệ huyết thống của Trung Quốc, chắc chắn thành tựu kinh tế của nước này sẽ bị ảnh hưởng.
Nhưng có lẽ câu hỏi quan trọng nhất về tương lai của Trung Quốc liên quan đến các lãnh đạo của họ, hoặc đúng hơn là các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị. Có rất ít thông tin về việc những nhân vật này lựa chọn cách làm việc cùng nhau như thế nào, hoặc thậm chí là họ đang nghĩ những gì, hoặc đưa ra những quyết định như thế nào. Quá trình đưa ra tất cả các quyết định quan trọng của nhà nước đều không rõ ràng, và điều này tồn tại từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc vào năm 1949 đến giờ. Chính điều này đã gây nên một nền văn hóa "đâm sau lưng" lẫn nhau giữa những người đang cạnh tranh quyền lực, và quan trọng hơn là nó tạo ra một sự cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ giữa chính phủ và dân chúng. Và điều này không bao giờ có thể là cơ sở để xây dựng một quốc gia phát triển thực sự bền vững.
Những khó khăn của người dân Trung Quốc với tư cách từng cá nhân là rất căn bản. Rất thường xuyên chúng ta thấy có các hội nghị, hội thảo và các bài viết nói về Trung Quốc như một quốc gia - về các tiến bộ đã đạt được, con số tăng trưởng kinh tế , sự gia tăng của tầng lớp trung lưu - nhưng hiếm khi có ai đề cập đến vai trò của các cá nhân.
Khi tôi sống ở Trung Quốc trong thập niên tám mươi đầu tôi đã có cảm nhận rất rõ về sự tồn tại của một lối cai trị bàn tay sắt bọc nhung chiếm ưu thế ở thủ đô. Đó là một cảm giác rất rõ về sự sợ hãi của người dân đối với nhà chức trách. Ba mươi năm sau, tình hình có vẻ ít căng thẳng hơn - nhưng tôi vẫn có thể phát hiện ra cảm giác sợ hãi, hoặc ít ra là bất lực của người dân. Khi người Trung Quốc được hỏi xem họ nghĩ về Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản năm ngoái, câu trả lời của họ là họ không quan tâm bởi vì nó không liên quan đến họ. Tôi nghĩ điều họ có ý nói rằng họ chẳng thể có tác động gì, và vì thế chẳng có lý do gì khiến họ cần quan tâm cả.
Chính là cảm giác sợ hãi này là trở ngại lớn nhất đối với một Trung Quốc đang cố gắng nổi lên như một siêu cường. Trung Quốc chỉ có thể thực sự trở thành một quốc gia vĩ đại khi đất nước này có được sự trọng dụng nhân tài thực sự trong các cơ quan công quyền, cũng như sự kết nối thực sự giữa chính phủ và dân chúng, cùng với quá trình đảm bảo - dù là dần dần - các quyền tự do cơ bản cho toàn bộ người dân. Chúng ta cần nhìn thấy một đất nước Trung Quốc nơi người dân được sống thoải mái và hạnh phúc mà không phải có sợ hãi đối với chính quyền.
Tôi rất mong nhìn thấy Trung Quốc nổi lên như một siêu cường trong thế kỷ 21. Nhưng vẫn còn đây nỗi sợ hãi và sự bất hạnh bao trùm lên đa số những thường dân. Cách đây 100 Trung Quốc đã trở thành một nước cộng hòa với lời hứa dân chủ - mang lại sự kết thúc cho 4.000 năm cai trị của các triều đại phong kiến. Có thể Trung Quốc sẽ phải cần thêm 100 năm nữa để đảm bảo tự do thật sự trước khi đạt được vị thế siêu cường. Suy cho cùng, 200 năm cũng là khoảng thời gian mà nước Mỹ đã phải bỏ ra để trở thành một siêu cường từ một khởi đầu nghèo khó.
Xin giới thiệu với bạn đọc một bài phân tích về cái giá phải trả cho việc phát triển kinh tế tại Trung Quốc của một học giả người Anh gốc Trung Quốc vừa đăng trên tờ London Evening Standard của Anh ngày 14/10/2013. Những phân tích của tác giả không chỉ có tác dụng cảnh báo đối với Trung Quốc mà còn đúng cho cả Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay, vì nhiều vấn đề mà Trung Quốc đã và đang đối mặt gặp phải cũng là những vấn đề của chính chúng ta.
Tựa bài viết do tôi đặt lại; tựa gốc là "TQ không thể là một siêu cường cho tới khi nào dân TQ được tự do".
Nguồn: http://www.standard.co.uk/comment/sir-david-tang-china-wont-be-a-superpower-until-its-people-are-free-8878936.html
--------
Tốc độ phát triển phi thường của Trung Quốc trong ba thập kỷ vừa qua đã khiến nhiều người tin rằng đất nước này sẽ trở thành một siêu cường của thế kỷ 21, thậm chí một số người còn cho rằng TQ sẽ qua mặt Hoa Kỳ . Bản thân tôi cũng là người Trung Quốc và tôi cũng cảm thấy tự hào về những thay đổi nhanh chóng trong đất nước của tôi, những thay đổi đến mức không còn nhận ra được, kể từ khi tôi bắt dầu giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh từ đầu thập niên tám mươi đến nay. Tuy vậy, những điều đó vẫn chưa đủ sức thuyết phục tôi tin rằng Trung Quốc sẽ trở thành bá chủ của thế giới trong thế kỷ 21.
Trung Quốc đang chuyển từ một xã hội nông nghiệp - nông thôn sang một xã hội công nghiệp - đô thị, và quá trình này đang làm cho vấn đề bảo vệ đất canh tác ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bình quân mỗi người dân Trung Quốc hiện chỉ có 900 mét vuông đất canh tác trên đầu người , ít hơn đến 40 phần trăm so với mức bình quân toàn cầu. Đáng báo động hơn là nguồn tài nguyên vốn đã hạn chế này lại đang liên tục giảm dần. Nhiều khu vực nông thôn rộng lớn đang bị chính phủ các cấp - cấp quốc gia, cấp tỉnh và địa phương - biến thành các đô thị với lý do là cần phát triển.
Không chỉ là đất đai, mà không khí cũng đang có vấn đề, vì bị ô nhiễm trầm trọng. Chất lượng không khí tồi tệ trên toàn cõi Trung Quốc, đặc biệt là tại các thành phố lớn - là điều mà không ai có thể tranh cãi. Các chỉ số về chất lượng không khí đăng trên trang Twitter của Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh vào hồi hè thiệu đã đưa ra những nhận định đại loại như "vô cùng tệ hại" hoặc "không thể dùng chỉ số nào để ghi lại". Ngoài ra, sự ô nhiễm không khí đang tăng rất nhanh do khí độc từ nhà máy luyện kim loại và từ ngành công nghiệp pin. Điều này dẫn đến nhiễm độc chì , một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ở trẻ em: hiện có đến một phần ba số trẻ em Trung Quốc bị nhiễm chì trong máu ở mức cao .
Sau nữa là nước. Những vấn đề nghiêm trọng hiện nay là sự khai thác nước ngầm quá mức dẫn đến mực nước ngầm giảm liên tục. Nguồn nước đang cạn kiệt dần. Việc khai thác các đập nước và các hệ thống thủy lợi khác đã làm ngưng dòng chảy tự nhiên của sông Hoàng Hà, gây nguy cơ hạn hán trên toàn bộ thung lũng. Thậm chí vào năm 1997, vùng hạ lưu sông Hoàng Hà đã ngưng chảy đến 230 ngày trong năm.
Vì vậy, chỉ cần xét đến các điều kiện thiết yếu của cuộc sống thì đã có thể thấy Trung Quốc đang phải đối mặt với những vấn đề rất lớn. Những vấn đề này thậm chí lại càng nghiêm trọng hơn vì dân số khổng lồ đến 1,3 tỷ người của Trung Quốc, kèm theo những vấn đề về nhân khẩu học của đất nước này, tất cả đã tạo ra cái mà có lúc người ta ví von là một "cơn bão hoàn hảo".
Trước hết, tổng số dân trong độ tuổi lao động của Trung Quốc chắc chắn sẽ giảm liên tục trong vòng 20 năm tới. Đến năm 2030, chỉ có ba công nhân trẻ để thay thế cho hơn bốn công nhân của thế hệ trước đó. Với một lực lượng lao động giảm đi về số lượng và già hơn về tuổi tác, chắc chắn tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ không còn giữ được như trước đây.
Thứ hai, Trung Quốc sẽ bùng nổ dân số người cao tuổi trong vòng 20 năm tới . Đến năm 2030, đất nước này sẽ có 240 triệu người từ 65 tuổi trở lên. Số lượng người cao tuổi ngày càng tăng chắc chắn sẽ đặt lên đất nước Trung Quốc một áp lực kinh tế ghê gớm mà chưa có quốc gia có mức thu nhập tương đương đã từng phải đối mặt .
Thứ ba, do chính sách một con với xu hướng ưu tiên có con trai (cùng những số liệu thống kê kinh hoàng về việc tiêu diệt trẻ sơ sinh nữ) , Trung Quốc sẽ có một sự mất cân đối lớn giữa nam và nữ. Tủ số trong năm 2005 đã là 120 bé trai trên 100 bé gái. Hậu quả là có một số lượng ngày càng tăng các thanh niên không thể lập gia đình và trở nên thất vọng.
Thứ tư, chính sách một con cũng có nghĩa là thế hệ này không có nhiều anh chị em , cô dì, chú, bác, cũng không có cháu gái và cháu trai. Với truyền thống tổ chức các hoạt động doanh thương dựa trên quan hệ huyết thống của Trung Quốc, chắc chắn thành tựu kinh tế của nước này sẽ bị ảnh hưởng.
Nhưng có lẽ câu hỏi quan trọng nhất về tương lai của Trung Quốc liên quan đến các lãnh đạo của họ, hoặc đúng hơn là các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị. Có rất ít thông tin về việc những nhân vật này lựa chọn cách làm việc cùng nhau như thế nào, hoặc thậm chí là họ đang nghĩ những gì, hoặc đưa ra những quyết định như thế nào. Quá trình đưa ra tất cả các quyết định quan trọng của nhà nước đều không rõ ràng, và điều này tồn tại từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc vào năm 1949 đến giờ. Chính điều này đã gây nên một nền văn hóa "đâm sau lưng" lẫn nhau giữa những người đang cạnh tranh quyền lực, và quan trọng hơn là nó tạo ra một sự cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ giữa chính phủ và dân chúng. Và điều này không bao giờ có thể là cơ sở để xây dựng một quốc gia phát triển thực sự bền vững.
Những khó khăn của người dân Trung Quốc với tư cách từng cá nhân là rất căn bản. Rất thường xuyên chúng ta thấy có các hội nghị, hội thảo và các bài viết nói về Trung Quốc như một quốc gia - về các tiến bộ đã đạt được, con số tăng trưởng kinh tế , sự gia tăng của tầng lớp trung lưu - nhưng hiếm khi có ai đề cập đến vai trò của các cá nhân.
Khi tôi sống ở Trung Quốc trong thập niên tám mươi đầu tôi đã có cảm nhận rất rõ về sự tồn tại của một lối cai trị bàn tay sắt bọc nhung chiếm ưu thế ở thủ đô. Đó là một cảm giác rất rõ về sự sợ hãi của người dân đối với nhà chức trách. Ba mươi năm sau, tình hình có vẻ ít căng thẳng hơn - nhưng tôi vẫn có thể phát hiện ra cảm giác sợ hãi, hoặc ít ra là bất lực của người dân. Khi người Trung Quốc được hỏi xem họ nghĩ về Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản năm ngoái, câu trả lời của họ là họ không quan tâm bởi vì nó không liên quan đến họ. Tôi nghĩ điều họ có ý nói rằng họ chẳng thể có tác động gì, và vì thế chẳng có lý do gì khiến họ cần quan tâm cả.
Chính là cảm giác sợ hãi này là trở ngại lớn nhất đối với một Trung Quốc đang cố gắng nổi lên như một siêu cường. Trung Quốc chỉ có thể thực sự trở thành một quốc gia vĩ đại khi đất nước này có được sự trọng dụng nhân tài thực sự trong các cơ quan công quyền, cũng như sự kết nối thực sự giữa chính phủ và dân chúng, cùng với quá trình đảm bảo - dù là dần dần - các quyền tự do cơ bản cho toàn bộ người dân. Chúng ta cần nhìn thấy một đất nước Trung Quốc nơi người dân được sống thoải mái và hạnh phúc mà không phải có sợ hãi đối với chính quyền.
Tôi rất mong nhìn thấy Trung Quốc nổi lên như một siêu cường trong thế kỷ 21. Nhưng vẫn còn đây nỗi sợ hãi và sự bất hạnh bao trùm lên đa số những thường dân. Cách đây 100 Trung Quốc đã trở thành một nước cộng hòa với lời hứa dân chủ - mang lại sự kết thúc cho 4.000 năm cai trị của các triều đại phong kiến. Có thể Trung Quốc sẽ phải cần thêm 100 năm nữa để đảm bảo tự do thật sự trước khi đạt được vị thế siêu cường. Suy cho cùng, 200 năm cũng là khoảng thời gian mà nước Mỹ đã phải bỏ ra để trở thành một siêu cường từ một khởi đầu nghèo khó.
TQ mà trở thành siêu cường thực sự thì thế giới sớm lâm nguy....
Trả lờiXóaKhó tưởng tượng được anh chàng China này sẽ trở thành một siêu cường đúng nghĩa. Kể cả chỉ đóng vai trò một "sen đầm quốc tế", China cũng chưa chứng tỏ được sự đủ tầm.
Trả lờiXóaHi vọng Eric X Li, tác giả của bài "A Tale of Two Political Systems" đọc bài này để có thể thấy ông ta sai lầm như thế nào. Mong Phương Anh có thể phiên dịch và phân tích bài diễn thuyết đó....
Trả lờiXóa