Không, bài viết này chẳng liên quan gì đến câu hò dễ thương ấy đâu ạ. Chỉ là tôi dùng nó để đặt tựa, cho nó ... hấp dẫn, thế thôi.
Còn bài viết dưới đây thì nói về đèn giao thông của Sài Gòn qua các thời kỳ. Cũng chẳng phải của tôi viết, mà là comment dài của một bạn đọc gửi vào entry có bài thơ "ngã tư không đèn đỏ" của tôi.
Ký ức của một người Sài Gòn, sống qua những thay đổi lớn nhỏ của thành phố này. Những ký ức đáng nhớ, đáng trân trọng và chia sẻ. Vì đối với tôi, ký ức bao giờ cũng đáng quý. Thì, người già như tôi (ngoại ngũ tuần rồi chứ ít gì) - hoặc già hơn nữa- luôn là người của ký ức mà. Đối với họ, ký ức thì đầy ắp và đẹp đẽ, tha hồ mà khai quật, còn tương lai thì ngắn ngủi và hoặc là quá xa lạ, khó chấp nhận, hoặc cũ xì, chẳng có gì mới, vì bản chất của sự việc thì họ (trong đó có tôi, tất nhiên) đã biết quá rồi còn gì.
Thôi, lăng nhăng thế đủ rồi, các bạn thưởng thức bài viết bên dưới nhé. Và cám ơn tác giả của nó đã giúp tôi nhớ lại những ký ức nho nhỏ về một Sài Gòn năm xưa.... Tôi có sửa lại đôi chút, vì giọng văn của tác giả là giọng trao đổi riêng với tôi, nhưng chắc chắn là tác giả muốn viết chung cho mọi người đấy. Đặc biệt là những người thuộc thế hệ của tôi - ngoại ngũ tuần trở lên.
-------------------
Còn bài viết dưới đây thì nói về đèn giao thông của Sài Gòn qua các thời kỳ. Cũng chẳng phải của tôi viết, mà là comment dài của một bạn đọc gửi vào entry có bài thơ "ngã tư không đèn đỏ" của tôi.
Ký ức của một người Sài Gòn, sống qua những thay đổi lớn nhỏ của thành phố này. Những ký ức đáng nhớ, đáng trân trọng và chia sẻ. Vì đối với tôi, ký ức bao giờ cũng đáng quý. Thì, người già như tôi (ngoại ngũ tuần rồi chứ ít gì) - hoặc già hơn nữa- luôn là người của ký ức mà. Đối với họ, ký ức thì đầy ắp và đẹp đẽ, tha hồ mà khai quật, còn tương lai thì ngắn ngủi và hoặc là quá xa lạ, khó chấp nhận, hoặc cũ xì, chẳng có gì mới, vì bản chất của sự việc thì họ (trong đó có tôi, tất nhiên) đã biết quá rồi còn gì.
Thôi, lăng nhăng thế đủ rồi, các bạn thưởng thức bài viết bên dưới nhé. Và cám ơn tác giả của nó đã giúp tôi nhớ lại những ký ức nho nhỏ về một Sài Gòn năm xưa.... Tôi có sửa lại đôi chút, vì giọng văn của tác giả là giọng trao đổi riêng với tôi, nhưng chắc chắn là tác giả muốn viết chung cho mọi người đấy. Đặc biệt là những người thuộc thế hệ của tôi - ngoại ngũ tuần trở lên.
-------------------
Rảnh rỗi, lan man một chút về cái vụ đèn đỏ-đèn xanh.
Tôi sống ở Sài Gòn từ khi mới nứt mắt chào đời. Còn nhớ, lúc ấy Sài Gòn còn ít ngã tư có đèn xanh đèn đỏ. Ví dụ như đường Hồng Thập Tự (đổi thành Xô Viết Nghệ Tĩnh, rồi lại đổi thành Nguyễn Thị Minh Khai như ngày nay), một con đường đặc biệt vì ở hai đầu đều là đường mang tên Hùng Vương, dài thăm thẳm nhưng, nếu tôi nhớ không lầm, chỉ có vài ngã tư có đèn xanh đèn đỏ. Bây giờ, kể cả ngã ba (NTMK-Tôn Thất Tùng, bên kia TTT chỉ là cái hẻm nhỏ rất ít xe cộ), nhà nước cũng chịu khó lắp đèn xanh đèn đỏ. Đây cũng là một minh chứng cho sự đầu tư của nhà nước, chưa bàn tới hiệu quả tới đâu hoặc hiệu quả hay không.
Dân số bùng nổ, các loại xe cộ cũng bùng nổ, không có đèn xanh-đèn đỏ có mà vỡ đầu sứt trán vì...cọ quẹt, vì đập nhau nữa. Nhưng, nhiều khi sự quá trớn trong vụ lắp trụ đèn giao lộ, kèm theo chưa có sự nghiên cứu hay thống kê thấu đáo, lắp trụ đèn quá gần nhau mà chưa phân bổ hợp lý thời gian ben dừng bên chạy, làm cho giao thông nghẽn càng thêm nghẽn,,,
Hiện giờ, ngã ba NTMK và Bà Huyện Thanh Quan, trụ đèn chỉ để làm dáng vì...khi đưa vào hoạt động, nó rất là...bất cập, vì ngã ba này khá gần với giao lộ chính, NTMK-CMT8, lúc nào cũng ứ nghẽn, bất kể giờ cao điểm hay không. Đôi khi tắt tịt, nhưng đôi khi cũng có chớp vàng, tạo chú ý tới giao lộ cho các lái xe, cũng là đièu hay.
Đèn đỏ ở các ngã tư liên tiếp, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur, Phạm Ngọc Thạch, Hai Bà Trưng tên đường NTMK, là một cái bẫy thực sự. Tôi nói bẫy ở đây không với ẩn ý xấu (với ngành Giao thông và CSGT) như báo chí dạo gần đây hay nhắc. Tôi dùng từ "bẫy" để chỉ ra vấn đề, chỉ cần một chút sơ sẩy, sẽ là lợi bất cập hại. Giá mà, thay vì các anh CSGT đi xe mô tô đứng hầm hừ chực bắt lỗi lấn tuyến lấn vạch ngay cả trong giờ cao điểm, các anh có thể điều chỉnh thời gian xanh-đỏ của các trụ đèn cho hợp lý thì...tốt hơn biết bao nhiêu.
Thường xuyên đi trên con đường này, tôi chứng kiến rất nhiều lần, xe cộ đã bắt đầu dồn ứ, các anh vẫn cứ điềm nhiên tọa thị làm nhiệm vụ một cách máy móc, vẫn huýt còi khi có xe hai bánh lấn tuyến, xe hai bánh thiếu kiếng chiếu hậu, thậm chí cả xe bốn bánh không biết lỗi gì (có thể tài xế không thắt dây an toàn) cũng không nằm ngoài "vùng phủ sóng".
Có nhiều trụ đèn đỏ lâu tới phi lý. Ví dụ, ngã tư NTMK-MĐC. Con đường Mạc Đĩnh Chi khá thưa thớt xe, nhưng thời gian đỏ cũng gần như thời gian xanh. Trong khi đó, tuyến NTMK thì xe đông như đi lễ hội, vẫn phải chịu dồn ứ cho nó...công bằng.
Qua khỏi cầu Thị Nghè, đã hết NTMK, đổi thành Xô Viết Nghệ Tĩnh, nhìn cái trụ đèn ngay chân cầu, tôi muốn hỡi ôi. Hôm nọ con gái tôi "chuyển" thắc mắc này cho tôi, tôi phải loanh quanh giải thích (cốt biện hộ cho ngành Giao thông nhà ta), vì đường ngang (hình như là Phan Văn Hân, vào cư xá Cửu Long cũ) bây giờ đông xe quá, bị con gái phản bác, thì phải cấm quẹo trái lên cầu chứ Ba.
Đúng là ngày xưa, từ cư xá Cửu Long muốn vào trung tâm Sài Gòn thì buộc phải đi bằng cầu Thị Nghè chứ không còn đường nào khác trừ phi phải bọc qua Phan Thanh Giản (vòng xa khủng khiếp). Hiện nay, có khá nhiều con đường khác để dân cư trong đó vào Quận 1 mà không cần thiết phải qua cầu Thị Nghè. Cầu Thị Nghè 2 trên đường Nguyễn Hữu Cảnh chẳng hạn. Hoặc giả, thiết kế một vòng xoay ở giao lộ XVNT-Nguyễn Văn Lạc cách đó không xa cũng là một cách không tồi.
Gì thì gì, tình trạng thiết kế trụ đèn xanh-đỏ ở trên cầu là một điều không đáng phải chấp nhận. Biết được tuổi thọ của cây cầu Thị Nghè (1), tôi không thể không lo lắng cho chuyện quá tải đến một thời điểm nào đó thì...đứt gánh.
Chuyện về những trụ đèn xanh-đỏ ở Sài Gòn thì...viết thành sách được nếu có chút kỹ năng...Tiếc rằng, tôi dở ẹt nên đành chờ ai đó, ví dụ như ... chị P.Anh, chẳng hạn...
---------
PS: Nhân đặt tựa cho bài viết, tôi đi tìm thêm về câu ca dao "Đèn SG ngọn xanh, ngọn đỏ" thì mới biết rằng đúng là câu ca dao ấy nói về đèn tín hiệu giao thông ở SG. Hóa ra ngày xưa ở miền Nam chỉ có SG là văn minh hơn nên mới có đèn xanh-đèn đỏ làm tín hiệu giao thông như thế. Lại là ký ức rồi. Bài viết hay lắm, các bạn đọc ở đây nhé: http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3609&cap=2&id=6463
Dân số bùng nổ, các loại xe cộ cũng bùng nổ, không có đèn xanh-đèn đỏ có mà vỡ đầu sứt trán vì...cọ quẹt, vì đập nhau nữa. Nhưng, nhiều khi sự quá trớn trong vụ lắp trụ đèn giao lộ, kèm theo chưa có sự nghiên cứu hay thống kê thấu đáo, lắp trụ đèn quá gần nhau mà chưa phân bổ hợp lý thời gian ben dừng bên chạy, làm cho giao thông nghẽn càng thêm nghẽn,,,
Hiện giờ, ngã ba NTMK và Bà Huyện Thanh Quan, trụ đèn chỉ để làm dáng vì...khi đưa vào hoạt động, nó rất là...bất cập, vì ngã ba này khá gần với giao lộ chính, NTMK-CMT8, lúc nào cũng ứ nghẽn, bất kể giờ cao điểm hay không. Đôi khi tắt tịt, nhưng đôi khi cũng có chớp vàng, tạo chú ý tới giao lộ cho các lái xe, cũng là đièu hay.
Đèn đỏ ở các ngã tư liên tiếp, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur, Phạm Ngọc Thạch, Hai Bà Trưng tên đường NTMK, là một cái bẫy thực sự. Tôi nói bẫy ở đây không với ẩn ý xấu (với ngành Giao thông và CSGT) như báo chí dạo gần đây hay nhắc. Tôi dùng từ "bẫy" để chỉ ra vấn đề, chỉ cần một chút sơ sẩy, sẽ là lợi bất cập hại. Giá mà, thay vì các anh CSGT đi xe mô tô đứng hầm hừ chực bắt lỗi lấn tuyến lấn vạch ngay cả trong giờ cao điểm, các anh có thể điều chỉnh thời gian xanh-đỏ của các trụ đèn cho hợp lý thì...tốt hơn biết bao nhiêu.
Thường xuyên đi trên con đường này, tôi chứng kiến rất nhiều lần, xe cộ đã bắt đầu dồn ứ, các anh vẫn cứ điềm nhiên tọa thị làm nhiệm vụ một cách máy móc, vẫn huýt còi khi có xe hai bánh lấn tuyến, xe hai bánh thiếu kiếng chiếu hậu, thậm chí cả xe bốn bánh không biết lỗi gì (có thể tài xế không thắt dây an toàn) cũng không nằm ngoài "vùng phủ sóng".
Có nhiều trụ đèn đỏ lâu tới phi lý. Ví dụ, ngã tư NTMK-MĐC. Con đường Mạc Đĩnh Chi khá thưa thớt xe, nhưng thời gian đỏ cũng gần như thời gian xanh. Trong khi đó, tuyến NTMK thì xe đông như đi lễ hội, vẫn phải chịu dồn ứ cho nó...công bằng.
Qua khỏi cầu Thị Nghè, đã hết NTMK, đổi thành Xô Viết Nghệ Tĩnh, nhìn cái trụ đèn ngay chân cầu, tôi muốn hỡi ôi. Hôm nọ con gái tôi "chuyển" thắc mắc này cho tôi, tôi phải loanh quanh giải thích (cốt biện hộ cho ngành Giao thông nhà ta), vì đường ngang (hình như là Phan Văn Hân, vào cư xá Cửu Long cũ) bây giờ đông xe quá, bị con gái phản bác, thì phải cấm quẹo trái lên cầu chứ Ba.
Đúng là ngày xưa, từ cư xá Cửu Long muốn vào trung tâm Sài Gòn thì buộc phải đi bằng cầu Thị Nghè chứ không còn đường nào khác trừ phi phải bọc qua Phan Thanh Giản (vòng xa khủng khiếp). Hiện nay, có khá nhiều con đường khác để dân cư trong đó vào Quận 1 mà không cần thiết phải qua cầu Thị Nghè. Cầu Thị Nghè 2 trên đường Nguyễn Hữu Cảnh chẳng hạn. Hoặc giả, thiết kế một vòng xoay ở giao lộ XVNT-Nguyễn Văn Lạc cách đó không xa cũng là một cách không tồi.
Gì thì gì, tình trạng thiết kế trụ đèn xanh-đỏ ở trên cầu là một điều không đáng phải chấp nhận. Biết được tuổi thọ của cây cầu Thị Nghè (1), tôi không thể không lo lắng cho chuyện quá tải đến một thời điểm nào đó thì...đứt gánh.
Chuyện về những trụ đèn xanh-đỏ ở Sài Gòn thì...viết thành sách được nếu có chút kỹ năng...Tiếc rằng, tôi dở ẹt nên đành chờ ai đó, ví dụ như ... chị P.Anh, chẳng hạn...
---------
PS: Nhân đặt tựa cho bài viết, tôi đi tìm thêm về câu ca dao "Đèn SG ngọn xanh, ngọn đỏ" thì mới biết rằng đúng là câu ca dao ấy nói về đèn tín hiệu giao thông ở SG. Hóa ra ngày xưa ở miền Nam chỉ có SG là văn minh hơn nên mới có đèn xanh-đèn đỏ làm tín hiệu giao thông như thế. Lại là ký ức rồi. Bài viết hay lắm, các bạn đọc ở đây nhé: http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3609&cap=2&id=6463