Cứ mỗi lần đi ra đường thì tôi lại tìm những bóng cây.
Đường phố Sài Gòn, không phải chỗ nào cũng có cây xanh. Những con đường có cây xanh đẹp nhất thành phố này theo trí nhớ của tôi có lẽ phải kể đến những con đường ở quận 3, quanh khu Hồ Con Rùa. Tôi nhớ ngày xưa, đoạn đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần) khúc từ Lê Văn Duyệt (nay là CMT8) đến Hồ Con Rùa, đi ngang Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch) là đoạn đường vô cùng thơ mộng, 2 bên là 2 hàng me xanh ngợp trời, xòe tán rộng, giao nhau như hai cánh tay giang ra nắm lại nhau. Đoạn đường này mà ai có người tình dắt nhau đi bộ thơ thẩn thì thật là ... hết xảy, các bạn nhỉ. Chẳng thế mà tên những con đường ấy đã vào được trong thơ văn, ca nhạc. Ví dụ như bài Con đường tình ta đi:
Con đường nào ta đi
Với bàn chân nhỏ bé
Con đường chiều thủ đô
Con đường bụi mờ
...
Hỡi người tình Văn khoa
Bóng dài trên hè phố
Lá đổ để đưa đường
Đến người tình Trưng Vương
Hỡi người tình Gia Long
Hỡi người trong tuổi sống
Con đường này xin dâng
Cho người tình bình thường
Hỡi người tình xa xăm
Có buồn ra mà ngắm
Con đường thảnh thơi nằm
Nghe chuyện tình trăm năm...
(Các bạn nghe bài hát ở đây nhé: http://www.youtube.com/watch?v=6-5tig3oS8M - với giọng hát bất hủ của Khánh Ly và Elvis Phương)
Mãi đến giờ tôi vẫn nhớ năm lớp 6 hoặc lớp 7 gì đó, cô giáo dạy Văn của bọn tôi đã cho đọc bài "Những cây sao/dầu (?) trên đường phố Sài Gòn" (cây sao hay cây dầu, bây giờ tôi không còn nhớ rõ), là một bài tản văn rất hay, cũng viết về những bóng cây trên đường, có nhắc đến những loại cây mà hạt có cánh để có thể nhờ gió đưa đi phát tán đến những nơi xa. Mà ở trường Gia Long của tôi thời ấy thì rất nhiều cây những cùng loại, cụ thể là cây nhạc ngựa (người ta bảo tên bình dân là "dái ngựa" vì trái của nó trông thô ráp xù xì rất giống .... cái ấy của con ngựa, nhưng tên thô quá nên đổi thành nhạc ngựa, cũng rất hay vì khi trái của cây này rớt xuống thì những hạt có cánh của nó lại xoay tít trên không trung trước khi rơi xuống, thật đẹp).
Bây giờ những đoạn đường đẹp đẽ này xấu đi nhiều rồi, hình như nhiều cây me hoặc cây cổ thụ khác đã bị chặt, hình như thời thập niên 80 ở SG thì cây cối bị chặt nhiều nhất, lúc ấy đang đói mà, ai cần đẹp nữa. May là cũng chưa chặt hết, và sau này thì người ta cũng có trồng lại nhưng cây còn nhỏ, không đẹp; nhưng dù sao thì chúng vẫn còn giữ được là những đoạn đường có bóng cây.
Nhưng Sài Gòn cũng có những con đường vô cùng xấu xí, nắng chang chang, chẳng hề có chút màu xanh nào. Đấy là con đường nhà tôi mà tôi ở đến mấy chục năm cho đến khi lấy chồng, đường Lê Văn Duyệt (CMT8). Hoặc con đường gần nhà tôi, lối đi sang quận 11, Chợ Lớn, trước đây là Nguyễn Văn Thoại, nay là Lý Thường Kiệt, cũng vậy, đường dài lê thê mà chẳng có bóng cây, nắng chang chang, xe đông nghìn nghịt, khói xe mịt mù, đến chết ngộp. Tôi căm ghét những đoạn đường ấy thế không biết.
Nên đi ra đường là tôi tìm chỗ có bóng cây mà đi. Và nhà riêng của tôi thì cũng thế, cứ phải có bóng cây, có không gian thở thì mới chịu được. Ở với xi măng, bê tông cốt sắt thì tôi điên lên mất.
Hôm rồi, chở con gái đi lên Sài Gòn, vào một chiều mùa mưa nhưng không mưa, râm mát, tôi cũng đi trên những con đường đầy bóng cây như thế. Và chợt nhớ một bài thơ tôi đã đọc trước năm 75, chẳng nhớ tựa cũng chẳng nhớ tác giả, chỉ còn nhớ dăm câu gần cuối. Đọc cho con gái nghe, cô bé rất thích và bảo mẹ chép lại.
Thì đây, chép lại cho con gái, cho chính mình, và chia sẻ đến mọi người. Enjoy các bạn nhé.
...
Anh còn yêu vô cùng
Những bóng cây bên đường
Những bóng cây như mỗi đời chúng ta
Có bao giờ giống nhau?
Từ những cây thẳng đứng vươn cao
Đến những cây cằn cỗi
Những hoa lá rì rào
Những cây đong sầu muôn nỗi ...
Và chiều nay trên đường xa gió bụi
Anh vừa thấy bên đường
Một cây khô vừa chết
Với cành héo khẳng khiu
Mang theo nỗi cô liêu ngàn đời không hết!
Vâng, mỗi bóng cây như mỗi đời chúng ta, có bao giờ giống nhau ...
Những câu cuối cùng của bài thơ này buồn quá, các bạn nhỉ. Làm tôi tự nhiên cũng thấm thía buồn. Hôm nay mở mạng lên, facebook đầy những hình ảnh của cuộc biểu tình ở Hà Nội bị đàn áp. Và báo chí nước ngoài thì nhao nhao đưa tin về vụ trấn áp biểu tình, xem chừng có vẻ rất dã man ấy. Có cả những người nằm ra đường để phản đổi việc đánh người. Rồi comment loạn cả lên, đa số là bất bình, nhưng cũng có những giọng điệu khác, lên án những người biểu tình là "cào đầu ăn vạ", "gây rối trật tự", rồi lại còn thách: "có yêu nước thì sao không vào bộ đội mà đi đánh TQ ấy, chỉ ru rú ở nhà rồi biểu tình thì hay ho gì!"
Tôi chẳng biết nói gì, chỉ biết những hình ảnh của vụ đàn áp này hoàn toàn không đẹp đẽ chút nào, vì trông nó quá thô bạo, đặc biệt là dưới con mắt của bạn bè quốc tế. Chẳng lẽ nhà nước không có cách nào hay hơn là chỉ chờ người ta biểu tình rồi cho công an chìm (mặc thường phục) ra đánh người như côn đồ vậy sao? Đánh người đến đổ máu, rồi quăng ra đường một cách rất dã man nữa chứ.Tất nhiên là tôi đang giả định những hình ảnh kia là đúng sự thật. Nếu họ ngụy tạo (?!) mà dám nêu tên người thật, rồi chụp hình ảnh đưa lên facebook có ngày giờ địa điểm như vậy, thì nhà nước nên chứng minh đó là ngụy tạo và xử lý nghiêm những kẻ vu khống đó, để khỏi làm mất lòng tin của dân. Còn nếu thông tin đó là thật, thì tôi nghĩ nhà nước nên suy nghĩ nghiêm túc xem tại sao nhân dân của mình lại bất chấp nguy hiểm để đi biểu tình như thế, và việc đàn áp, dù có thể dẹp ngay được biểu tình, nhưng liệu có giải quyết được chuyện gì một cách lâu dài không, hay chỉ làm xấu đi hình ảnh của chính mình?
Mà tại sao VN mình lại khổ như thế nhỉ? Trời của ta, đất của ta, nước của ta, chính phủ của ta rồi, có thằng xâm lược nào đang cai trị nước ta nữa đâu, sao mọi việc vẫn không yên? Chính phủ với dân không có cách gì đối thoại với nhau được hay sao?
Lan man, tôi nghĩ, số phận mỗi quốc gia cũng như những bóng cây bên đường đấy nhỉ? Mỗi bóng cây như số phận của mỗi quốc gia, có bao giờ giống nhau? Từ những cây thẳng đứng vươn cao, đến những cây cằn cỗi .... Những hoa lá rì rào, những cây đong sầu muôn nỗi ...
Tôi đang mang trong tim nỗi cô liêu ngàn đời không hết, các bạn của tôi ơi!
Đường phố Sài Gòn, không phải chỗ nào cũng có cây xanh. Những con đường có cây xanh đẹp nhất thành phố này theo trí nhớ của tôi có lẽ phải kể đến những con đường ở quận 3, quanh khu Hồ Con Rùa. Tôi nhớ ngày xưa, đoạn đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần) khúc từ Lê Văn Duyệt (nay là CMT8) đến Hồ Con Rùa, đi ngang Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch) là đoạn đường vô cùng thơ mộng, 2 bên là 2 hàng me xanh ngợp trời, xòe tán rộng, giao nhau như hai cánh tay giang ra nắm lại nhau. Đoạn đường này mà ai có người tình dắt nhau đi bộ thơ thẩn thì thật là ... hết xảy, các bạn nhỉ. Chẳng thế mà tên những con đường ấy đã vào được trong thơ văn, ca nhạc. Ví dụ như bài Con đường tình ta đi:
Con đường nào ta đi
Với bàn chân nhỏ bé
Con đường chiều thủ đô
Con đường bụi mờ
...
Hỡi người tình Văn khoa
Bóng dài trên hè phố
Lá đổ để đưa đường
Đến người tình Trưng Vương
Hỡi người tình Gia Long
Hỡi người trong tuổi sống
Con đường này xin dâng
Cho người tình bình thường
Hỡi người tình xa xăm
Có buồn ra mà ngắm
Con đường thảnh thơi nằm
Nghe chuyện tình trăm năm...
(Các bạn nghe bài hát ở đây nhé: http://www.youtube.com/watch?v=6-5tig3oS8M - với giọng hát bất hủ của Khánh Ly và Elvis Phương)
Mãi đến giờ tôi vẫn nhớ năm lớp 6 hoặc lớp 7 gì đó, cô giáo dạy Văn của bọn tôi đã cho đọc bài "Những cây sao/dầu (?) trên đường phố Sài Gòn" (cây sao hay cây dầu, bây giờ tôi không còn nhớ rõ), là một bài tản văn rất hay, cũng viết về những bóng cây trên đường, có nhắc đến những loại cây mà hạt có cánh để có thể nhờ gió đưa đi phát tán đến những nơi xa. Mà ở trường Gia Long của tôi thời ấy thì rất nhiều cây những cùng loại, cụ thể là cây nhạc ngựa (người ta bảo tên bình dân là "dái ngựa" vì trái của nó trông thô ráp xù xì rất giống .... cái ấy của con ngựa, nhưng tên thô quá nên đổi thành nhạc ngựa, cũng rất hay vì khi trái của cây này rớt xuống thì những hạt có cánh của nó lại xoay tít trên không trung trước khi rơi xuống, thật đẹp).
Bây giờ những đoạn đường đẹp đẽ này xấu đi nhiều rồi, hình như nhiều cây me hoặc cây cổ thụ khác đã bị chặt, hình như thời thập niên 80 ở SG thì cây cối bị chặt nhiều nhất, lúc ấy đang đói mà, ai cần đẹp nữa. May là cũng chưa chặt hết, và sau này thì người ta cũng có trồng lại nhưng cây còn nhỏ, không đẹp; nhưng dù sao thì chúng vẫn còn giữ được là những đoạn đường có bóng cây.
Nhưng Sài Gòn cũng có những con đường vô cùng xấu xí, nắng chang chang, chẳng hề có chút màu xanh nào. Đấy là con đường nhà tôi mà tôi ở đến mấy chục năm cho đến khi lấy chồng, đường Lê Văn Duyệt (CMT8). Hoặc con đường gần nhà tôi, lối đi sang quận 11, Chợ Lớn, trước đây là Nguyễn Văn Thoại, nay là Lý Thường Kiệt, cũng vậy, đường dài lê thê mà chẳng có bóng cây, nắng chang chang, xe đông nghìn nghịt, khói xe mịt mù, đến chết ngộp. Tôi căm ghét những đoạn đường ấy thế không biết.
Nên đi ra đường là tôi tìm chỗ có bóng cây mà đi. Và nhà riêng của tôi thì cũng thế, cứ phải có bóng cây, có không gian thở thì mới chịu được. Ở với xi măng, bê tông cốt sắt thì tôi điên lên mất.
Hôm rồi, chở con gái đi lên Sài Gòn, vào một chiều mùa mưa nhưng không mưa, râm mát, tôi cũng đi trên những con đường đầy bóng cây như thế. Và chợt nhớ một bài thơ tôi đã đọc trước năm 75, chẳng nhớ tựa cũng chẳng nhớ tác giả, chỉ còn nhớ dăm câu gần cuối. Đọc cho con gái nghe, cô bé rất thích và bảo mẹ chép lại.
Thì đây, chép lại cho con gái, cho chính mình, và chia sẻ đến mọi người. Enjoy các bạn nhé.
...
Anh còn yêu vô cùng
Những bóng cây bên đường
Những bóng cây như mỗi đời chúng ta
Có bao giờ giống nhau?
Từ những cây thẳng đứng vươn cao
Đến những cây cằn cỗi
Những hoa lá rì rào
Những cây đong sầu muôn nỗi ...
Và chiều nay trên đường xa gió bụi
Anh vừa thấy bên đường
Một cây khô vừa chết
Với cành héo khẳng khiu
Mang theo nỗi cô liêu ngàn đời không hết!
Vâng, mỗi bóng cây như mỗi đời chúng ta, có bao giờ giống nhau ...
Những câu cuối cùng của bài thơ này buồn quá, các bạn nhỉ. Làm tôi tự nhiên cũng thấm thía buồn. Hôm nay mở mạng lên, facebook đầy những hình ảnh của cuộc biểu tình ở Hà Nội bị đàn áp. Và báo chí nước ngoài thì nhao nhao đưa tin về vụ trấn áp biểu tình, xem chừng có vẻ rất dã man ấy. Có cả những người nằm ra đường để phản đổi việc đánh người. Rồi comment loạn cả lên, đa số là bất bình, nhưng cũng có những giọng điệu khác, lên án những người biểu tình là "cào đầu ăn vạ", "gây rối trật tự", rồi lại còn thách: "có yêu nước thì sao không vào bộ đội mà đi đánh TQ ấy, chỉ ru rú ở nhà rồi biểu tình thì hay ho gì!"
Tôi chẳng biết nói gì, chỉ biết những hình ảnh của vụ đàn áp này hoàn toàn không đẹp đẽ chút nào, vì trông nó quá thô bạo, đặc biệt là dưới con mắt của bạn bè quốc tế. Chẳng lẽ nhà nước không có cách nào hay hơn là chỉ chờ người ta biểu tình rồi cho công an chìm (mặc thường phục) ra đánh người như côn đồ vậy sao? Đánh người đến đổ máu, rồi quăng ra đường một cách rất dã man nữa chứ.Tất nhiên là tôi đang giả định những hình ảnh kia là đúng sự thật. Nếu họ ngụy tạo (?!) mà dám nêu tên người thật, rồi chụp hình ảnh đưa lên facebook có ngày giờ địa điểm như vậy, thì nhà nước nên chứng minh đó là ngụy tạo và xử lý nghiêm những kẻ vu khống đó, để khỏi làm mất lòng tin của dân. Còn nếu thông tin đó là thật, thì tôi nghĩ nhà nước nên suy nghĩ nghiêm túc xem tại sao nhân dân của mình lại bất chấp nguy hiểm để đi biểu tình như thế, và việc đàn áp, dù có thể dẹp ngay được biểu tình, nhưng liệu có giải quyết được chuyện gì một cách lâu dài không, hay chỉ làm xấu đi hình ảnh của chính mình?
Mà tại sao VN mình lại khổ như thế nhỉ? Trời của ta, đất của ta, nước của ta, chính phủ của ta rồi, có thằng xâm lược nào đang cai trị nước ta nữa đâu, sao mọi việc vẫn không yên? Chính phủ với dân không có cách gì đối thoại với nhau được hay sao?
Lan man, tôi nghĩ, số phận mỗi quốc gia cũng như những bóng cây bên đường đấy nhỉ? Mỗi bóng cây như số phận của mỗi quốc gia, có bao giờ giống nhau? Từ những cây thẳng đứng vươn cao, đến những cây cằn cỗi .... Những hoa lá rì rào, những cây đong sầu muôn nỗi ...
Tôi đang mang trong tim nỗi cô liêu ngàn đời không hết, các bạn của tôi ơi!
Những câu văn mềm như nước, nước chảy đá mòn.
Trả lờiXóaĐọc xong bài thơ PA chép lại cho con gái, đã nẩy ra một ý để viết cho PA nhớ lại thời nữ sinh xinh tươi mơ mộng mà "hỉnh"mũi, bỗng PA kết chuyện của facebook vào (ừ cũng đồng ý về vấn đề như vậy) làm cho dư âm của bài hát vừa nghe mất vui, thiệt đó.
Trả lờiXóaThôi thì cứ để PA vui lại cái đã, hồi đó nàng Gia Long-PA có "hỉnh"mũi mỗi khi nghe "Con đường tình ta đi" vì thấy có mình trong đó không?
Cám ơn Dân ban C. Chúng ta là dân ban C nên chuyên cười vay khóc mướn chuyện thiên hạ mà, phải không bạn hiền? Rất vui gặp bạn ở đây và mong thường xuyên gặp bạn tại nhà mình nhé.
XóaGiống như một bản nhạc, có khúc trầm, khúc bổng, có điệu vui, điệu buồn, thoang thoảng mơ hồ nhưng lại thổn thức hơi thở của cuộc sống xã hội và đau đáu những nỗi niềm.
Trả lờiXóaCám ơn nhận xét của bạn, và rất vui đón bạn tại nhà mình.
Xóa