Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Về một cuốn sách từ 221 năm về trước (1)

Nó ở đây, full-text, nếu các bạn muốn lấy xuống đọc. Hoặc ít ra, để biết tôi đang nói về cái gì.

Link đây: http://pinkmonkey.com/dl/library1/right.pdf.

Lẽ ra tôi vẫn chưa quan tâm đến cuốn sách này, nếu hôm qua tôi không dịch một bài viết mới của Jonathan London trên blog của ông, ở đây: http://blog.jonathanlondon.net/.

Mở ngoặc, nói thêm: tôi dịch xong rồi mới biết là mình làm việc ... rỗi hơi, thừa, vì đồng thời với blog tiếng Anh thì Jonathan cũng có một blog tiếng Việt tên là Xin lỗi ông, nơi chứa những bài dịch tiếng Việt của những bài viết bằng tiếng Anh trên blog kia của ông. Nhưng thôi, cũng được một việc, đó là đọc kỹ, và tra kỹ những gì mình đọc, trước khi hạ bút dịch ra tiếng Việt. Và thêm những phần chú thích khi cần thiết.

Trong bài viết của mình, Jonathan có sử dụng cụm từ "Rights of Man", với cách viết khiến tôi hiểu nó phải là tựa của một cuốn sách, đồng thời nhắc tới ý mà Hồ Chủ tịch đã mượn trong Tuyên ngôn độc lập của VN, đại loại là con người phải có tự do và quyền bình đẳng .... À, ý này cũng có trong tuyên ngôn độc lập của Mỹ, điều này thì tôi biết từ lâu rồi!

Nhưng là một người dịch cẩn thận thì tôi cứ phải tra lại cho chắc ăn. Nhờ thế mới biết Rights of Man là tựa của một cuốn sách của Thomas Paine viết năm 1792, tức sau khi Thomas Jefferson đọc Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ khá lâu, vì Tuyên ngôn độc lập được viết/đọc vào tận trước đó 16 năm, vào năm 1776. Tất nhiên, tuyên ngôn độc lập của Mỹ và tên tuổi của Thomas Jefferson thì cả thế giới ai cũng biết. Còn Thomas Paine với cuốn sách của ông thì không phải ai cũng biết rõ, ví dụ như tôi chẳng hạn, ừ thì có nghe loáng thoáng gì đấy nhưng đâu có để ý.

Thế nhưng, các bạn chú ý này, trong giới chính trị, lịch sử vv người ta có đặt ra nghi vấn về tác giả thật của Declaration of Independence có đúng là Jefferson không, hay Paine mới đúng là tác giả đấy nhé! Đọc về nghi vấn ấy ở đây: http://www.crookedlakereview.com/articles/67_100/76july1994/76williams.html.

Ôi, một người như tôi thì sẽ nghĩ, ai là tác giả mà chẳng được (!), chuyện đó đã mấy trăm năm rồi, cái quan trọng bây giờ là cái ý tưởng trong những tác phẩm ấy chứ! Nhưng những nhà nghiên cứu về lịch sử và chinh trị học như ông Jonathan London thì không thế. Ông ấy không nhắc đến Declaration, mà chỉ nhắc đến Rights of Man mà thôi.

Well, thế thì dịch là tác phẩm Rights of Man (quyền làm người), chứ sao. Mà tác phẩm Rights of Man thì chẳng mấy ai biết, nên tôi phải chú thích vào bài dịch rằng đây là tác phẩm của Thomas Paine, viết năm 1792. Nhưng có bạn đọc lại sửa lưng tôi và bảo rằng, đây là ý lấy trong bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ do Thomas Jefferson viết. Well, tôi chỉ làm người dịch, nên tác giả Jonathan nhắc đến Rights of Man thì tôi dịch là Rights of Man. Mà nhắc thế chắc là có ý gì đấy, và tôi phải tôn trọng thôi.

Vậy cái cuốn sách ấy - mà bây giờ các bạn có thể download xuống đọc free, dịch và phổ biến cũng free vì đã hết bản quyền từ lâu (trên 200 năm rồi còn gì) - nó ra sao, nói gì trong đó, mà Jonathan lại nhắc đến, chứ không phải là bản tuyên ngôn độc lập nổi tiếng kia?

Tò mò, tôi vào đọc, và vừa kinh ngạc vừa kính trọng những tư tưởng tiến bộ mà nhà tư tưởng người Mỹ Thomas Paine đã có và thể hiện trong cuốn sách được viết cách đây đã 221 năm rồi.

(còn tiếp)

7 nhận xét:

  1. Bài viết của tác giả Elizabeth C. Economy,Quỹ C.V. Starr Senior Fellow, và là giám đốc Vụ nghiên cứu châu Á. Bà nghiên cứu về chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc, quan hệ Mỹ Trung và các vấn đề về môi trường tòan cầu.

    Xem bản gốc Anh ngữ tại địa chỉ:
    http://www.cfr.org/china/there-any-hope-political-change-china/p30735

    _________________

    HY VỌNG NÀO CHO ĐỔI THAY CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC ?

    Chuyển biến chính trị đang xảy ra mọi lúc mọi nơi ở Trung Quốc, mặc dù nhà nước không khởi xướng việc này. Thay vào đó, chính người dân Trung Quốc đang thúc đẩy đổi thay chính trị thông qua sự ủng hộ tích cực của các tổ chức phi chính phủ, thông qua Internet, và phản kháng chính trị.

    Vấn đề bảo vệ môi trường cung cấp một cái nhìn về "sức mạnh của nhân dân" to lớn như thế nào nhằm lèo lái chuyển biến chính trị ở Trung Quốc. Chẳng hạn, các tổ chức phi chính phủ đã bắt đầu xếp hạng các thành phố lớn của Trung Quốc theo các tiêu chí chất lượng bảo vệ môi trường, buộc các quan chức địa phương phải nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quá trình bảo vệ môi trường.

    Internet cũng đóng một vai trò quan trọng không kém trong việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hệ thống chính trị của đất nước này. Các cuộc khủng hoảng gần đây xung quanh việc ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh, nhiều xác lợn chết trôi sông ở Thượng Hải , và gạo chứa chất độc cadmium ở Quảng Đông, tất cả những gì xảy ra làm tổn hại đến cuộc sống người dân đã trở thành vấn đề quan tâm ở tầm quốc gia và quốc tế được lưu truyền trên Internet. Và người dân Trung Quốc liên tục sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để kêu gọi câu trả lời và hành động thiết thực từ chính quyền.

    Khi những nguyện vọng chính đáng không được chính quyền giải quyết, người dân xuống đường, trong và sau cuộc biểu tình, lãnh đạo địa phương không chống đỡ nổi đòi hỏi của nhân dân thường phải hủy bỏ dự án đầu tư quy mô lớn trong quá trình xét duyệt. Điển hình là một trường hợp đột phá vào tháng 5 năm 2013, một cuộc biểu tình phản đối việc xây dựng một nhà máy lọc dầu công suất lớn ở thành phố Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, khiến thị trưởng thành phố phải tuyên bố rằng chính quyền sẽ hủy bỏ dự án này "nếu người dân không đồng ý ".

    Vẫn còn những hạn chế khả năng của người dân Trung Quốc muốn thúc đẩy chuyển biến chính trị trong hệ thống độc đảng hiện nay. Đến một lúc nào đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ buộc phải thừa nhận rằng thể chế của họ không còn phù hợp với nhu cầu và lợi ích của các công dân và bắt đầu cải cách chính trị thực sự. Tuy nhiên, chừng nào đến lúc đó, người dân Trung Quốc mới thực sự làm chủ vận mệnh của mình.

    Trả lờiXóa
  2. Bạn dịch luôn cuốn Lẽ Thường "commoon Sense" của Thomas Paine cũng hay lắm, sách này viết năm 1776

    Trả lờiXóa
  3. Tạp chí Financial Times có bài viết dưới nhan đề:

    China’s national problems start in local government của tác giả George Magnus tại địa chỉ:

    http://www.ft.com/intl/cms/s/0/e898e1c0-bef2-11e2-87ff-00144feab7de.html#axzz2UBCsdUQA

    ____________________


    Lược dịch:


    TRUNG QUỐC, VẤN NẠN QUỐC GIA BẮT NGUỒN TỪ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
    George Magnus
    _______________
    George Magnus nhận xét rằng, kêu gọi kiềm chế chi tiêu và đầu tư thận trọng của chính phủ đã thất bại.
    ___________

    Sự xuống cấp của cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu gây ra sóng gió tại Bắc Kinh, làm dấy lên những câu hỏi gay gắt rằng chính phủ phải làm gì trước hiện trạng này. Thủ tướng Lý Khắc Cường gần đây đã tảng lờ về những kỳ vọng vào chính phủ nên và có thể làm gì, ông chỉ nói rằng Trung Quốc phải tùy thuộc vào "cơ chế" thị trường. Trong thực tế, điều này chỉ ra rằng đây chính là sự mâu thuẫn trong mô hình kinh tế Trung Quốc.

    Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước, trụ cột của mô hình tăng trưởng và đầu tư theo định hướng , đã trở thành tác nhân của suy giảm tăng trưởng kinh tế cùng những quan ngại gia tăng rủi ro tài chính. Ông Lý Khắc Cường nói rằng để khắc phục những nguy cơ trên, cần phải chuyển đổi nền kinh tế nếu như đảng của ông có thể thực hiện điều này. Bị thúc đẩy bởi sự tranh giành nội bộ mạnh mẽ và một mức độ tự trị đáng kể về mặt chính trị, chính quyền địa phương đóng một vai trò then chốt trong việc xúc tiến đầu tư kinh tế địa phương cùng với đó là lợi ích chính trị cũng như chạy theo tăng trưởng kinh tế. Mặc cho những đòi hỏi cấp bách nhằm cung cấp dịch vụ công cho người dân, các quan chức địa phương được khuyến khích bởi những món tiền thưởng và sự che chắn của cấp trên nên chỉ tập trung vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy vậy, chi tiêu vô tội vạ của chính quyền địa phương ít tạo ra lực kéo cho nền kinh tế đi lên .

    Các khỏan vay của chính quyền địa phương đã tăng gấp ba kể từ năm 2007, tăng gấp đôi tính theo GDP, và chiếm khoảng 30 phần trăm tổng sản phẩm nội địa (GDP). Năng lực tài chính của nhà nước bị suy yếu do tăng chi tiêu xã hội, sút kém doanh thu từ việc bán đất, giảm lợi nhuận từ đầu tư và suy giảm dòng tiền lưu thông. Họ phải vay mượn nhiều hơn để tái cấp vốn khỏan nợ đáo hạn, trả nợ hiện có và bổ sung vốn lưu động. Nhiều người tự hỏi rằng có phải chính quyền địa phương của Trung quốc sắp tới đây sẽ ở tình trạng tín dụng dưới chuẩn an tòan.

    Hiện tượng các chính quyền địa phương điều hành kém và mắc nợ quá khả năng thanh tóan không phải chỉ riêng Trung quốc ngày nay. Nước Mỹ đã trải qua kinh nghiệm này trong quá khứ, họat động tài chính thiếu thận trọng của chính quyền địa phương đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong ba trường hợp cá biệt của đổ nát tài chính, đó là các năm từ 1837 đến 1843, 1873_1879 và 1893_1899. Việc chi tiêu của địa phương phình to trở thành nguồn chi tiêu công lớn nhất và, đến năm 1900, nợ của chính quyền bang và địa phương sánh ngang bằng với nợ của chính quyền liên bang.

    Trả lờiXóa
  4. Đô thị hóa, như ở Trung Quốc ngày nay, là động cơ để mạnh tay chi tiêu cái ngân sách dồi dào thu được từ việc đánh thuế tài sản. Mặt khác, chính quyền địa phương ở Trung Quốc có nguồn thu yếu và việc đánh thuế tràn lan vào sở hữu tài sản là một điều cấm kỵ trong chính trị.

    Trong quá khứ chính quyền ở các tiểu bang Hoa Kỳ đối phó với các giai đoạn căng thẳng tài chính và phát hành trái phiếu quá mức bằng cách hạn chế thậm chí ngăn chặn đầu tư công đổ vào các công ty tư nhân và cấm việc phát hành trái phiếu. Trong những năm 1930, Washington bắt đầu kiểm soát hệ thống tài chính, đưa thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, các khỏan thu bảo hiểm xã hội về chính quyền liên bang đồng thời thực hiện một hệ thống tài trợ chính quyền tiểu bang, đổi lại, chính quyền liên bang quản lý các khỏan thu của chính quyền tiểu bang. Từ đó đến nay, chính quyền liên bang buộc chính quyền địa phương phải phụ thuộc và xây dựng một khuôn khổ pháp lý tài chính mạnh mẽ để các thị trường tài chính địa phương phát triển một cách trật tự đồng thời cho phép cá nhân bất cứ ai có khả năng cũng được quyền tham gia thị trường tài chính thay vì chỉ nhóm các nhà đầu tư lớn nhất trước kia.



    Tuy nhiên, đến giờ này Trung Quốc vẫn chưa cho phép cá nhân tiếp cận một khung pháp lý mà ở đó tự thân một cá nhân được khai thác thị trường tài chính. Bắc Kinh kêu gọi chính quyền ở các địa phương hạn chế chi tiêu và đầu tư thận trọng nhưng đã không được thi hành triệt để và vì thế nợ của chính quyền địa phương đã gia tăng. Bị cấm huy động trực tiếp từ họat động ngân hàng và các thị trường vốn, các quan chức địa phương đã thiết lập hàng ngàn tổ chức tài chánh làm "cỗ xe tài chánh của chính quyền địa phương" từ năm 2008. Còn hơn thế nữa, những thực thể tài chánh này kéo theo cả guồng máy phun trào tiền tệ trong hệ thống họat động ngân hàng đen ở Trung Quốc. Trong con mắt của các nhà bình luận Trung Quốc, những quan chức địa phương này đại diện cho một thế hệ mới các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ độc quyền các nguồn lực tài chính, bóp méo thị trường, và o ép, đè nén, bức hiếp đầu tư tư nhân _ rõ ràng đấy là những rủi ro đem đến cho tăng trưởng kinh tế mà ông thủ tướng Lý Khắc Cường đã xa gần bóng gió.

    Chính quyền địa phương là tiêu biểu cho vấn đề rộng lớn mà chính phủ trung ương phải đối mặt trong mong muốn thúc đẩy cơ chế thị trường. Động thái bóp méo thị trường, lấn át đầu tư tư nhân của chính quyền địa phương làm mất cân bằng giữa sự tăng trưởng theo định hướng nhà nước và sự cạnh tranh trong khu vực tư nhân và làm hại tiến trình đổi mới. Ông thủ tướng Lý Khắc Cường muốn củng cố quyền lực của chính phủ trung ương và buộc các quan chức địa phương phải tuân thủ kỷ luật và các chính sách của nhà nước từ trên xuống dưới.

    Trả lờiXóa
  5. Thực hiện được điều này sẽ làm thay đổi vị thế của chính phủ. Chính quyền trung ương sẽ khẳng định quyền lực của mình đối với các mục tiêu kinh tế cơ bản, chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tuy thấp hơn nhưng bền vững hơn, cải thiện môi trường thân thiện hơn, cải cách tài chính và thu hẹp hố sâu bất bình đẳng giữa một thiểu số người có thu nhập cao và tầng lớp đa số có thu nhập thấp . Chính quyền địa phương khi đó sẽ phải thay đổi mục tiêu từ theo đuổi tăng trưởng trở về với nhiệm vụ cung cấp hàng hóa và dịch vụ công.

    Ông Lý Khắc Cường cũng hiểu rằng khi giải quyết điều này sẽ động chạm đến quyền lợi chồng chéo của những thế lực trong đảng, một nhiệm vụ mà ông đã mô tả là khó hơn "lay động tâm hồn". Nhưng để củng cố tăng trưởng ổn định và bền vững, Trung Quốc phải từ bỏ việc thả lỏng tín dụng và mô hình đầu tư chú trọng tăng trưởng mà chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước cố ý làm nổi bật, Trung Quốc ngày nay phải nên cải cách khuôn khổ chính trị và thể chế trong đó các nguồn lực phải được phân bổ hợp lý, các quyết định kinh tế được thực hiện và tiến trình đổi mới thực sự xuất hiện. Hơn bao giờ hết, hậu quả ở Trung Quốc dù không muốn vẫn phải giải quyết mà thôi.(HẾT)

    Trả lờiXóa
  6. Kính chào cô Em có thể coi là học trò Anh văn của cô thích đọc các bài của cô. Nhưng làm trong ngành nên em biết cô đang bị chú ý dữ.Gần đây bài về sinh nhật người ta cho là có ý mỉa mai ngày sinh HCT. Ngay sau bài này nhiều thân hữu của cô đã bị cảnh báo nhắc nhở về cô.Viết nhẹ chút cô.Chúc cô mạnh.

    Trả lờiXóa
  7. Bạn dịch luôn cuốn Lẽ Thường "commoon Sense" của Thomas Paine cũng hay lắm, sách này viết năm 1776
    Em cũng thích quyển này lắm nè

    Trả lờiXóa

Đây là blog cá nhân, mong các bạn chỉ đưa những nhận xét ôn hoà, không cực đoan, không kích động hận thù, và tôn trọng sự khác biệt, để không gây rắc rối, bất lợi cho chủ blog.