Nó ở đây, full-text, nếu các bạn muốn lấy xuống đọc. Hoặc ít ra, để biết tôi đang nói về cái gì.
Link đây: http://pinkmonkey.com/dl/library1/right.pdf.
Lẽ ra tôi vẫn chưa quan tâm đến cuốn sách này, nếu hôm qua tôi không dịch một bài viết mới của Jonathan London trên blog của ông, ở đây: http://blog.jonathanlondon.net/.
Mở ngoặc, nói thêm: tôi dịch xong rồi mới biết là mình làm việc ... rỗi hơi, thừa, vì đồng thời với blog tiếng Anh thì Jonathan cũng có một blog tiếng Việt tên là Xin lỗi ông, nơi chứa những bài dịch tiếng Việt của những bài viết bằng tiếng Anh trên blog kia của ông. Nhưng thôi, cũng được một việc, đó là đọc kỹ, và tra kỹ những gì mình đọc, trước khi hạ bút dịch ra tiếng Việt. Và thêm những phần chú thích khi cần thiết.
Trong bài viết của mình, Jonathan có sử dụng cụm từ "Rights of Man", với cách viết khiến tôi hiểu nó phải là tựa của một cuốn sách, đồng thời nhắc tới ý mà Hồ Chủ tịch đã mượn trong Tuyên ngôn độc lập của VN, đại loại là con người phải có tự do và quyền bình đẳng .... À, ý này cũng có trong tuyên ngôn độc lập của Mỹ, điều này thì tôi biết từ lâu rồi!
Nhưng là một người dịch cẩn thận thì tôi cứ phải tra lại cho chắc ăn. Nhờ thế mới biết Rights of Man là tựa của một cuốn sách của Thomas Paine viết năm 1792, tức sau khi Thomas Jefferson đọc Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ khá lâu, vì Tuyên ngôn độc lập được viết/đọc vào tận trước đó 16 năm, vào năm 1776. Tất nhiên, tuyên ngôn độc lập của Mỹ và tên tuổi của Thomas Jefferson thì cả thế giới ai cũng biết. Còn Thomas Paine với cuốn sách của ông thì không phải ai cũng biết rõ, ví dụ như tôi chẳng hạn, ừ thì có nghe loáng thoáng gì đấy nhưng đâu có để ý.
Thế nhưng, các bạn chú ý này, trong giới chính trị, lịch sử vv người ta có đặt ra nghi vấn về tác giả thật của Declaration of Independence có đúng là Jefferson không, hay Paine mới đúng là tác giả đấy nhé! Đọc về nghi vấn ấy ở đây: http://www.crookedlakereview.com/articles/67_100/76july1994/76williams.html.
Ôi, một người như tôi thì sẽ nghĩ, ai là tác giả mà chẳng được (!), chuyện đó đã mấy trăm năm rồi, cái quan trọng bây giờ là cái ý tưởng trong những tác phẩm ấy chứ! Nhưng những nhà nghiên cứu về lịch sử và chinh trị học như ông Jonathan London thì không thế. Ông ấy không nhắc đến Declaration, mà chỉ nhắc đến Rights of Man mà thôi.
Well, thế thì dịch là tác phẩm Rights of Man (quyền làm người), chứ sao. Mà tác phẩm Rights of Man thì chẳng mấy ai biết, nên tôi phải chú thích vào bài dịch rằng đây là tác phẩm của Thomas Paine, viết năm 1792. Nhưng có bạn đọc lại sửa lưng tôi và bảo rằng, đây là ý lấy trong bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ do Thomas Jefferson viết. Well, tôi chỉ làm người dịch, nên tác giả Jonathan nhắc đến Rights of Man thì tôi dịch là Rights of Man. Mà nhắc thế chắc là có ý gì đấy, và tôi phải tôn trọng thôi.
Vậy cái cuốn sách ấy - mà bây giờ các bạn có thể download xuống đọc free, dịch và phổ biến cũng free vì đã hết bản quyền từ lâu (trên 200 năm rồi còn gì) - nó ra sao, nói gì trong đó, mà Jonathan lại nhắc đến, chứ không phải là bản tuyên ngôn độc lập nổi tiếng kia?
Tò mò, tôi vào đọc, và vừa kinh ngạc vừa kính trọng những tư tưởng tiến bộ mà nhà tư tưởng người Mỹ Thomas Paine đã có và thể hiện trong cuốn sách được viết cách đây đã 221 năm rồi.
(còn tiếp)
Link đây: http://pinkmonkey.com/dl/library1/right.pdf.
Lẽ ra tôi vẫn chưa quan tâm đến cuốn sách này, nếu hôm qua tôi không dịch một bài viết mới của Jonathan London trên blog của ông, ở đây: http://blog.jonathanlondon.net/.
Mở ngoặc, nói thêm: tôi dịch xong rồi mới biết là mình làm việc ... rỗi hơi, thừa, vì đồng thời với blog tiếng Anh thì Jonathan cũng có một blog tiếng Việt tên là Xin lỗi ông, nơi chứa những bài dịch tiếng Việt của những bài viết bằng tiếng Anh trên blog kia của ông. Nhưng thôi, cũng được một việc, đó là đọc kỹ, và tra kỹ những gì mình đọc, trước khi hạ bút dịch ra tiếng Việt. Và thêm những phần chú thích khi cần thiết.
Trong bài viết của mình, Jonathan có sử dụng cụm từ "Rights of Man", với cách viết khiến tôi hiểu nó phải là tựa của một cuốn sách, đồng thời nhắc tới ý mà Hồ Chủ tịch đã mượn trong Tuyên ngôn độc lập của VN, đại loại là con người phải có tự do và quyền bình đẳng .... À, ý này cũng có trong tuyên ngôn độc lập của Mỹ, điều này thì tôi biết từ lâu rồi!
Nhưng là một người dịch cẩn thận thì tôi cứ phải tra lại cho chắc ăn. Nhờ thế mới biết Rights of Man là tựa của một cuốn sách của Thomas Paine viết năm 1792, tức sau khi Thomas Jefferson đọc Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ khá lâu, vì Tuyên ngôn độc lập được viết/đọc vào tận trước đó 16 năm, vào năm 1776. Tất nhiên, tuyên ngôn độc lập của Mỹ và tên tuổi của Thomas Jefferson thì cả thế giới ai cũng biết. Còn Thomas Paine với cuốn sách của ông thì không phải ai cũng biết rõ, ví dụ như tôi chẳng hạn, ừ thì có nghe loáng thoáng gì đấy nhưng đâu có để ý.
Thế nhưng, các bạn chú ý này, trong giới chính trị, lịch sử vv người ta có đặt ra nghi vấn về tác giả thật của Declaration of Independence có đúng là Jefferson không, hay Paine mới đúng là tác giả đấy nhé! Đọc về nghi vấn ấy ở đây: http://www.crookedlakereview.com/articles/67_100/76july1994/76williams.html.
Ôi, một người như tôi thì sẽ nghĩ, ai là tác giả mà chẳng được (!), chuyện đó đã mấy trăm năm rồi, cái quan trọng bây giờ là cái ý tưởng trong những tác phẩm ấy chứ! Nhưng những nhà nghiên cứu về lịch sử và chinh trị học như ông Jonathan London thì không thế. Ông ấy không nhắc đến Declaration, mà chỉ nhắc đến Rights of Man mà thôi.
Well, thế thì dịch là tác phẩm Rights of Man (quyền làm người), chứ sao. Mà tác phẩm Rights of Man thì chẳng mấy ai biết, nên tôi phải chú thích vào bài dịch rằng đây là tác phẩm của Thomas Paine, viết năm 1792. Nhưng có bạn đọc lại sửa lưng tôi và bảo rằng, đây là ý lấy trong bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ do Thomas Jefferson viết. Well, tôi chỉ làm người dịch, nên tác giả Jonathan nhắc đến Rights of Man thì tôi dịch là Rights of Man. Mà nhắc thế chắc là có ý gì đấy, và tôi phải tôn trọng thôi.
Vậy cái cuốn sách ấy - mà bây giờ các bạn có thể download xuống đọc free, dịch và phổ biến cũng free vì đã hết bản quyền từ lâu (trên 200 năm rồi còn gì) - nó ra sao, nói gì trong đó, mà Jonathan lại nhắc đến, chứ không phải là bản tuyên ngôn độc lập nổi tiếng kia?
Tò mò, tôi vào đọc, và vừa kinh ngạc vừa kính trọng những tư tưởng tiến bộ mà nhà tư tưởng người Mỹ Thomas Paine đã có và thể hiện trong cuốn sách được viết cách đây đã 221 năm rồi.
(còn tiếp)