Hẳn các bạn còn nhớ, hôm trước tôi đã dịch và đăng lên trên blog này truyện ngắn Boys and Girls của Alice Munro (mà khi dịch tôi đã đổi sang thành Con gái, con trai cho dễ nghe hơn trong tiếng Việt).
Nay đọc được trên RFI một bài giới thiệu và bình luận dài về Munro và các tác phẩm của bà, trong đó có nhắc đến Boys and Girls. Phần phân tích không dài nhưng cũng đủ để giúp các bạn hiểu truyện ngắn khá dài với nhiều chi tiết mà tôi đã dịch và đăng lên đây. Các bạn đọc thêm để biết, và để yêu thích Munro hơn, nhé!
Link đây: http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20131231-nu-hoang-truyen-ngan-alice-munro
------------
“Boys and Girls” và thân phận
Một truyện của Munro mà tôi đặc biệt ưa thích là Trai và Gái (Boys and Girls). Văn viết uyển chuyển. Tâm lý sâu sắc. Diễn biến tế nhị.
“My father was a fox farmer.” Munro vào truyện, rõ ràng, chính xác, không những không che dấu nguồn gốc khiêm nhượng, miệt vườn của mình mà còn như có vẻ ngạo mạn, thách đố.
Alice Munro thường dùng cái thế giới mà bà biết rõ nhất, miền tây-nam Ontario, làm nền trong các tác phẩm. Trai và Gái là truyện xẩy ra ở vùng này trong đó Munro kể lại những năm thơ ấu của mình vào thời kỳ kinh tế suy thoái.
Một gia đình sống trong một trang trại nuôi cáo, gồm cha làm nghề nuôi cáo, mẹ nội trợ và hai chị em, cô chị 11 tuổi là người kể truyện. Truyện tả sự trưởng thành của hai chị em, nhất là cô chị, với tất cả những bối rối gai góc của nó. Hai chị em thường phụ giúp cha, thằng bé em lóng ngóng làm việc lặt vặt nơi chuồng cáo, còn cô là người quán xuyến hết mọi việc. Cô cảm thấy vai trò của mình trong trang trại được đảm bảo; cha cô có lần nói chuyện với khách, chỉ cô giới thiệu, “Tay đàn ông phụ việc tôi mới thuê,” khiến cô đỏ mặt vì vui sướng.
Như một bản nhạc gồm hai giọng chạy theo nhau, quyện lấy nhau. Hai cuộc đời triển khai theo nhịp sống của trang trại; phụ giúp cha trông nom, cho cáo ăn uống rồi giết cáo để lấy da. Cuộc đời tưởng như không có gì thay đổi, nhưng mùa đông này cô nhận ra rằng mẹ cô không muốn cô cả ngày lúi húi dưới chuồng cáo mà muốn cô giúp bà với việc trong nhà.
Một trong những nét nổi bật nhất của câu chuyện là sự tương phản gợi ra bởi ý tưởng “cậu bé” và “cô gái”, luôn luôn phản ảnh trong mọi khía cạnh của thế giới người kể truyện. Truyện tiếp tục kể chi tiết về thời gian trong cuộc sống của cô khi cô qua khỏi thời thơ ấu, bỏ lại đằng sau sự tự do, nhận ra rằng mình là một “cô gái” và cuối cùng, một phụ nữ. Đứa trẻ bắt đầu hiểu rõ phân loại xã hội đòi hỏi những tác động nghiêm trọng. Do đó trở thành một “cô gái” trên đường đến phái nữ là một thời gian đầy khó khăn cho nhân vật chính bởi vì cô quan niệm phụ nữ thuộc giai cấp thấp hơn (“đỏ mặt vì vui sướng” chỉ vì được bố gọi là tay đàn ông). Ban đầu, cô cố gắng chống lại nỗ lực của cha mẹ cố đào tạo cho cô những sở thích, thói quen, hành vi và công việc của một phụ nữ. Tuy nhiên, kháng cự này vô ích. Cô gái kết thúc câu chuyện rõ ràng là xã hội đã dành riêng một chỗ đứng cho cô, một cô gái; một cái gì đó làm cô lo sợ, ngại ngùng.
Mặc dù Munro không là người quan tâm đến nữ quyền một cách rõ ràng và thuyết phục, câu chuyện có thể được xem như một dụ ngôn, chứng minh hùng hồn công việc người phụ nữ cần làm để thay đổi vị trí xã hội của họ.
Cuộc đời trôi đi, cho đến một hôm cô biết cha cô có ý định giết một con ngựa để nuôi cáo; không suy tính trước, cô thả con ngựa. Và đây cũng là lần đầu tiên trong đời cô không vâng lời cha, không những không đóng cửa trang trại mà còn mở rộng cho ngựa chạy ra. Thằng bé em đi theo bố suốt buổi để đuổi bắt rồi giết ngựa, trở về, quần áo dính máu, nó đã nghiễm nhiên chiếm chỗ của cô; không những thế nó còn mách lẻo với bố là cô đã giúp cho ngựa chạy.
Cô không ngạc nhiên về việc bố bắt lại được con ngựa nhưng ngạc nhiên thấy ông không tức giận và không trừng phạt cô; như cam chịu, đôi chút cởi mở, ông nói, “Nó chỉ là một cô gái.” Ngạc nhiên hơn nữa là phản ứng của cô gái trước câu nói của bố: “Tôi không phản đối điều đó, ngay tự trong thâm tâm tôi. Có lẽ đó là sự thật.” Bữa cơm gia đình tối hôm đó là một bức tranh đẹp tuyệt vời.
“I didn’t protest that, even in my heart. Maybe it was true.” Chấm hết, một ngày không tốt mấy cho nữ quyền.
Nay đọc được trên RFI một bài giới thiệu và bình luận dài về Munro và các tác phẩm của bà, trong đó có nhắc đến Boys and Girls. Phần phân tích không dài nhưng cũng đủ để giúp các bạn hiểu truyện ngắn khá dài với nhiều chi tiết mà tôi đã dịch và đăng lên đây. Các bạn đọc thêm để biết, và để yêu thích Munro hơn, nhé!
Link đây: http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20131231-nu-hoang-truyen-ngan-alice-munro
------------
“Boys and Girls” và thân phận
Một truyện của Munro mà tôi đặc biệt ưa thích là Trai và Gái (Boys and Girls). Văn viết uyển chuyển. Tâm lý sâu sắc. Diễn biến tế nhị.
“My father was a fox farmer.” Munro vào truyện, rõ ràng, chính xác, không những không che dấu nguồn gốc khiêm nhượng, miệt vườn của mình mà còn như có vẻ ngạo mạn, thách đố.
Alice Munro thường dùng cái thế giới mà bà biết rõ nhất, miền tây-nam Ontario, làm nền trong các tác phẩm. Trai và Gái là truyện xẩy ra ở vùng này trong đó Munro kể lại những năm thơ ấu của mình vào thời kỳ kinh tế suy thoái.
Một gia đình sống trong một trang trại nuôi cáo, gồm cha làm nghề nuôi cáo, mẹ nội trợ và hai chị em, cô chị 11 tuổi là người kể truyện. Truyện tả sự trưởng thành của hai chị em, nhất là cô chị, với tất cả những bối rối gai góc của nó. Hai chị em thường phụ giúp cha, thằng bé em lóng ngóng làm việc lặt vặt nơi chuồng cáo, còn cô là người quán xuyến hết mọi việc. Cô cảm thấy vai trò của mình trong trang trại được đảm bảo; cha cô có lần nói chuyện với khách, chỉ cô giới thiệu, “Tay đàn ông phụ việc tôi mới thuê,” khiến cô đỏ mặt vì vui sướng.
Như một bản nhạc gồm hai giọng chạy theo nhau, quyện lấy nhau. Hai cuộc đời triển khai theo nhịp sống của trang trại; phụ giúp cha trông nom, cho cáo ăn uống rồi giết cáo để lấy da. Cuộc đời tưởng như không có gì thay đổi, nhưng mùa đông này cô nhận ra rằng mẹ cô không muốn cô cả ngày lúi húi dưới chuồng cáo mà muốn cô giúp bà với việc trong nhà.
Một trong những nét nổi bật nhất của câu chuyện là sự tương phản gợi ra bởi ý tưởng “cậu bé” và “cô gái”, luôn luôn phản ảnh trong mọi khía cạnh của thế giới người kể truyện. Truyện tiếp tục kể chi tiết về thời gian trong cuộc sống của cô khi cô qua khỏi thời thơ ấu, bỏ lại đằng sau sự tự do, nhận ra rằng mình là một “cô gái” và cuối cùng, một phụ nữ. Đứa trẻ bắt đầu hiểu rõ phân loại xã hội đòi hỏi những tác động nghiêm trọng. Do đó trở thành một “cô gái” trên đường đến phái nữ là một thời gian đầy khó khăn cho nhân vật chính bởi vì cô quan niệm phụ nữ thuộc giai cấp thấp hơn (“đỏ mặt vì vui sướng” chỉ vì được bố gọi là tay đàn ông). Ban đầu, cô cố gắng chống lại nỗ lực của cha mẹ cố đào tạo cho cô những sở thích, thói quen, hành vi và công việc của một phụ nữ. Tuy nhiên, kháng cự này vô ích. Cô gái kết thúc câu chuyện rõ ràng là xã hội đã dành riêng một chỗ đứng cho cô, một cô gái; một cái gì đó làm cô lo sợ, ngại ngùng.
Mặc dù Munro không là người quan tâm đến nữ quyền một cách rõ ràng và thuyết phục, câu chuyện có thể được xem như một dụ ngôn, chứng minh hùng hồn công việc người phụ nữ cần làm để thay đổi vị trí xã hội của họ.
Cuộc đời trôi đi, cho đến một hôm cô biết cha cô có ý định giết một con ngựa để nuôi cáo; không suy tính trước, cô thả con ngựa. Và đây cũng là lần đầu tiên trong đời cô không vâng lời cha, không những không đóng cửa trang trại mà còn mở rộng cho ngựa chạy ra. Thằng bé em đi theo bố suốt buổi để đuổi bắt rồi giết ngựa, trở về, quần áo dính máu, nó đã nghiễm nhiên chiếm chỗ của cô; không những thế nó còn mách lẻo với bố là cô đã giúp cho ngựa chạy.
Cô không ngạc nhiên về việc bố bắt lại được con ngựa nhưng ngạc nhiên thấy ông không tức giận và không trừng phạt cô; như cam chịu, đôi chút cởi mở, ông nói, “Nó chỉ là một cô gái.” Ngạc nhiên hơn nữa là phản ứng của cô gái trước câu nói của bố: “Tôi không phản đối điều đó, ngay tự trong thâm tâm tôi. Có lẽ đó là sự thật.” Bữa cơm gia đình tối hôm đó là một bức tranh đẹp tuyệt vời.
“I didn’t protest that, even in my heart. Maybe it was true.” Chấm hết, một ngày không tốt mấy cho nữ quyền.