Hôm trước tôi vừa viết một entry về "từ quan". Thì hôm nay lại đọc thấy thư từ biệt của anh Tuấn, TBT tờ Vietnamnet. Nên lại phải viết tiếp về "từ quan", vì chính mình cũng đang ở trong tâm trạng ấy.
Phải nói thêm một chút về cái chức mà tôi đang gọi là "quan" của tôi. Đó chỉ là một chức vụ quản lý vô cùng nhỏ - giám đốc một trung tâm có 16 con người, trong đó có cả tôi. Nếu xét theo tuổi đời, thì ngoài tôi đã quá 50 (chính xác là 50 năm 5 tháng), 3 người khác ngoài 30, thì toàn bộ những người còn lại mới 20 ngoài, tất cả đều thuộc thế hệ 8x, tức là thế hệ của con cái tôi. Đấy, một chức vụ như thế mà gọi là "quan" thì tôi nghĩ thật buồn cười quá thể; đúng ra phải gọi đó là chức "vú em", "mẹ", hay "bảo mẫu" gì đó, thì mới đúng.
Vậy đó, nhưng tôi cũng tự hào về cái đơn vị mà tôi có cái chức "quan" (!?) ấy lắm nhé. Tự hào nhất là những thành quả "vượt khó" của cả TT, để trong thời gian mới hơn 3 năm mà tất cả các thành viên của TT đều đã rất gắn bó và làm việc ăn ý - dù chỉ là những việc thuộc loại "người nhỏ làm việc nhỏ". Nhỏ cũng không sao; vấn đề là cả TT của tôi say sưa làm việc, công việc cứ chạy ro ro, dù điều kiện khó khăn, thiếu thốn. Tôi thì nghiêm khắc (cả với con cái ở nhà cũng thế), nhưng cũng giống như một người thầy, một người mẹ, tôi thực sự quan tâm đến sự phát triển của các em, và rõ ràng các em cũng đã trưởng thành rất nhanh. Hoàn toàn có thể tự lập được mà không cần đến sự có mặt của tôi nữa.
Xét theo một khía cạnh nào đó, thì rõ ràng việc dứt bỏ "chốn quan trường" của tôi (khi nó xảy ra) cũng chỉ như việc cho con cái đã trưởng thành của mình ra ở riêng, cũng có nghĩa là tôi đã trút được một gánh nặng, vậy thôi. Cho nên lẽ ra chẳng có gì đáng để buồn khổ cả. Mừng hết lớn, phải nói như vậy mới đúng.
Nhưng có lẽ đã thành quy luật, sự kết thúc của bất kỳ cái gì vẫn mang lại một chút gì buồn buồn, một cái buồn vô cớ không giải thích được. Thì cũng như mẹ khóc khi con gái đi lấy chồng vậy: kiếm được chồng để gả con gái đi thì bà mẹ nào mà chẳng mừng, nhưng hôm con gái đi lấy chồng lại vẫn buồn, vẫn khóc được, mới lạ chứ. Hoặc, thơ mộng hơn, là cái buồn vẩn vơ của buổi chiều tà, một chút ráng trời, một bầu trời thấp, một chân trời tim tím .... Nhìn thấy rồi buồn, thế thôi. Chẳng có duyên cớ gì cả.
Quay trở lại anh Tuấn của tờ Vietnamnet. Hôm nay trên tờ Vietnamnet, ở đây này, có cho đăng thư của anh Tuấn chia tay mọi người. Bức thư rất ngắn, với lời thông báo là từ ngày mai, 1/4 (April Fool's Day), anh sẽ không còn làm TBT nữa. Một bài viết với giọng nhẹ bỗng như không, vô cùng thanh thản. Nhưng sao tôi cũng nghe thấy cả chút buồn trong đấy nữa - chẳng biết có phải là do tôi tưởng tượng ra không?
Mặc dù, cũng giống như tôi hiện nay, tôi tin chắc là công việc ở Vietnamnet của anh Tuấn phải vất vả lắm. Nên khi "thoát ra được" thì lẽ ra phải mừng mới phải chứ nhỉ?
Thôi có sao đi nữa thì cũng xin tạm biệt anh, anh Tuấn nhé. Ít ra, anh có thể tin là có một người đồng cảm (mà chắc chắn là có rất nhiều người). Cuộc đời như một dòng sông, qua nhiều khúc quanh, chỗ sâu chỗ cạn. Nhưng để dòng sông là một dòng sông chứ không phải ao tù thì dòng nước cứ phải chảy chứ không được dừng lại.
Nhưng sao vẫn tiếc quá, anh Tuấn ạ.
Có ngần ấy thôi ...
---
Blog này là hậu thân của BlogAnhVu đã bị tôi xóa do một số vấn đề kỹ thuật. Như tên gọi của blog, Just for myself, nó chỉ là nhật ký cá nhân, dù ở dạng mở, nhằm ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của chính tôi về những vấn đề xung quanh mình. Vì là nhật ký mở, tôi cũng chia sẻ đến những người đồng cảm, nhưng không chịu trách nhiệm nếu ai đó lấy bài đi và sử dụng ở nơi khác với những mục đích riêng. Nếu có comment, xin sử dụng ngôn từ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng những quan điểm khác biệt.
Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011
Rằng xưa có gã từ quan ...
Không hiểu sao, tự nhiên tôi lại nhớ đến câu thơ ấy.
Bài thơ mà tôi đã mê mẩn một thời, trước hết là vì cái tựa rất thơ mộng lạ lùng - Đưa em tìm động hoa vàng. Cộng thêm vào đó là tác giả cũng không kém phần lạ lùng kỳ bí là thiền sư (hình như thế?) Phạm Thiên Thư.
Không chỉ có thế, bài thơ lại còn được phổ nhạc bởi một nhạc sĩ tài hoa là Phạm Duy, người rất có duyên phổ nhạc cho thơ, mà đặc biệt là thơ lục bát. Những bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc đều là những bài thơ vốn đã rất hay, nhưng khi được phổ nhạc thì cái hay đó được nhân lên gấp bội. Đặc biệt, điệu nhạc đã giúp bài thơ in hẳn vào trí nhớ của mọi người, đến nỗi không thể nào quên được nữa.
Tất nhiên, trong những bài thơ được phổ nhạc mà tôi không bao giờ quên được là bài "Đưa em tìm động hoa vàng", với câu đầu tiên là câu "Rằng xưa có gã từ quan" mà tôi đã đưa lên làm tựa cho entry này.
Nhưng tại sao tôi lại nhớ bài thơ ấy vào lúc này? Có thể là vì nó phù hợp với tâm trạng của tôi - một cảm nhận về một cái gì đó hơi ngậm ngùi, hơi buồn buồn, dù chỉ là một nỗi buồn thoáng qua, mơ hồ, nhưng ... resigned - dù có thở dài, nhưng cũng vẫn là lời cuối; dù có chút buồn, nhưng việc đã quyết, và đã sẵn sàng chấp nhận - well, more than ready; I should say I have been waiting for the moment, mặc dù khi thời điểm đến thì tôi vẫn cứ có chút ngập ngừng, buồn buồn, và một chút gì tiếc nhớ ...
Như tâm trạng của những câu thơ này:
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
Thôi thì thôi để mặc mây trôi
Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Thôi thì thôi chỉ là phù vân
Thôi thì thôi nhé... có ngần ấy thôi
Thôi thì thôi, chỉ là phù vân ...
Thôi thì thôi nhé, có ngần ấy thôi...
Tôi cũng đã có tâm trạng này đôi ba lần rồi. Cũng có hơi ngỡ ngàng một chút - thì ra mọi việc chỉ là như thế - nhưng không có gì lạ; có lạ chăng là sự mơ màng của chính mình, dù già nhưng dường như vẫn quá ngây ngô; cũng có hơi buồn một chút, cái buồn của một người nhìn thấy vật đổi sao dời, chẳng liên quan gì đến mình nhưng sao cũng thấy buồn buồn. Thì buồn vu vơ, vậy thôi.
Rằng xưa có gã từ quan...
Ngày nay có kẻ từ quan...
Ngày mai có đứa từ quan...
Bài thơ mà tôi đã mê mẩn một thời, trước hết là vì cái tựa rất thơ mộng lạ lùng - Đưa em tìm động hoa vàng. Cộng thêm vào đó là tác giả cũng không kém phần lạ lùng kỳ bí là thiền sư (hình như thế?) Phạm Thiên Thư.
Không chỉ có thế, bài thơ lại còn được phổ nhạc bởi một nhạc sĩ tài hoa là Phạm Duy, người rất có duyên phổ nhạc cho thơ, mà đặc biệt là thơ lục bát. Những bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc đều là những bài thơ vốn đã rất hay, nhưng khi được phổ nhạc thì cái hay đó được nhân lên gấp bội. Đặc biệt, điệu nhạc đã giúp bài thơ in hẳn vào trí nhớ của mọi người, đến nỗi không thể nào quên được nữa.
Tất nhiên, trong những bài thơ được phổ nhạc mà tôi không bao giờ quên được là bài "Đưa em tìm động hoa vàng", với câu đầu tiên là câu "Rằng xưa có gã từ quan" mà tôi đã đưa lên làm tựa cho entry này.
Nhưng tại sao tôi lại nhớ bài thơ ấy vào lúc này? Có thể là vì nó phù hợp với tâm trạng của tôi - một cảm nhận về một cái gì đó hơi ngậm ngùi, hơi buồn buồn, dù chỉ là một nỗi buồn thoáng qua, mơ hồ, nhưng ... resigned - dù có thở dài, nhưng cũng vẫn là lời cuối; dù có chút buồn, nhưng việc đã quyết, và đã sẵn sàng chấp nhận - well, more than ready; I should say I have been waiting for the moment, mặc dù khi thời điểm đến thì tôi vẫn cứ có chút ngập ngừng, buồn buồn, và một chút gì tiếc nhớ ...
Như tâm trạng của những câu thơ này:
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
Thôi thì thôi để mặc mây trôi
Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Thôi thì thôi chỉ là phù vân
Thôi thì thôi nhé... có ngần ấy thôi
Thôi thì thôi, chỉ là phù vân ...
Thôi thì thôi nhé, có ngần ấy thôi...
Tôi cũng đã có tâm trạng này đôi ba lần rồi. Cũng có hơi ngỡ ngàng một chút - thì ra mọi việc chỉ là như thế - nhưng không có gì lạ; có lạ chăng là sự mơ màng của chính mình, dù già nhưng dường như vẫn quá ngây ngô; cũng có hơi buồn một chút, cái buồn của một người nhìn thấy vật đổi sao dời, chẳng liên quan gì đến mình nhưng sao cũng thấy buồn buồn. Thì buồn vu vơ, vậy thôi.
Rằng xưa có gã từ quan...
Ngày nay có kẻ từ quan...
Ngày mai có đứa từ quan...
Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011
Bản tiếng Anh của bức thư từ Fukushima
Hôm trước, tôi có đưa lên blog này bản tiếng Việt của bức thư từ Fukushima mà tác giả là một cảnh sát Nhật gốc Việt. Bức thư ấy tôi nhận từ bạn bè qua mail, có đầy đủ tên của tác giả, nhưng do không kiểm chứng lại được nên tôi đã bỏ tất cả tên tuổi trong bức thư ấy đi trước khi đăng lên.
Đăng lên xong chẳng bao lâu thì thấy trên các blog và báo mạng đều có bức thư này, phiên bản hơi khác nhau ít nhiều, nhưng đều cùng một tên tác giả, cùng là cảnh sát Nhật gốc Việt, và quan trọng hơn là cùng có bài học từ một em bé 9 tuổi. Có thể nói là bức thư ấy đã nổi tiếng khắp cộng đồng VN rồi đó.
Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi hôm nay thấy được bản tiếng Anh của bức thư đó, và nó là phiên bản giống hệt phiên bản tôi đã nhận được. Lại còn có cả hình của tác giả nữa chứ. Như vậy là bức thư và người viết thư là có thật chứ không phải là hư cấu. Mặc dù nếu hư cấu thì đó cũng là một bức thư rất hay.
Quá thú vị vì tìm được bức thư này, nên tôi chép lại và đưa lên đây cho mọi người đọc. Mọi người có thể tìm bản gốc ở đây. Chỉ có điều, công tôi biên tập, bỏ các chi tiết về nhân thân của tác giả và những người dược đề cập đến trong bài đều là công cốc, vì bây giờ họ đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới rồi. Chứ gì nữa, một khi đã được phổ biến bằng tiếng Anh thì cả thế giới sẽ biết tiếng.
Các bạn đọc bản tiếng Anh dưới đây nhé. Chú ý: bản tiếng Anh là bản dịch, còn bản tiếng Việt mới là bản gốc.
------------------
Editor’s note: This letter, written by a Vietnamese immigrant working in Fukishima as a policeman to a friend in Vietnam, has been circulating on Facebook among the Vietnamese diaspora. It is an extraordinary testimony to the strength and dignity of the Japanese spirit, and an interesting slice of life near the epicenter of Japan’s current crisis, the Fukushima nuclear power plant. It was translated by NAM editor, Andrew Lam.
Brother,
How are you and your family? These last few days, everything was in chaos. When I close my eyes, I see dead bodies. When I open my eyes, I also see dead bodies. Each one of us must work 20 hours a day, yet I wish there were 48 hours in the day, so that we could continue helping and rescuing folks.
We are without water and electricity, and food rations are near zero. We barely manage to move refugees before there are new orders to move them elsewhere.
I am currently in Fukushima, about 25 kilometers away from the nuclear power plant. I have so much to tell you that if I could write it all down, it would surely turn into a novel about human relationships and behaviors during times of crisis.
The other day I ran into a Vietnamese-American. His name is Toan. He is an engineer working at the Fukushima 1 nuclear plant, and he was wounded right at the beginning, when the earthquake struck. With the chaos that ensued, no one helped him communicate with his family. When I ran into him I contacted the US embassy, and I have to admit that I admire the Americans’ swift action: They sent a helicopter immediately to the hospital and took him to their military base.
But the foreign students from Vietnam are not so lucky. I still haven't received news of them. If there were exact names and addresses of where they work and so on, it would be easier to discover their fate. In Japan, the police do not keep accurate residential information the way they do in Vietnam, and privacy law here makes it even more difficult to find.
I met a Japanese woman who was working with seven Vietnamese women, all here as foreign students. Their work place is only 3 kilometers from the ocean and she said that they don’t really understand Japanese. When she fled, the students followed her, but when she checked back they were gone. Now she doesn't know if they managed to survive. She remembers one woman’s name: Nguyen thi Huyen (or Hien).
No representatives from the Vietnamese embassy have shown up, even though on the Vietnamese Internet news sites they claim to be very concerned about Vietnamese citizens in Japan - all of it a lie.
Even us policemen are going hungry and thirsty, so can you imagine what those Vietnamese foreign students are going through? The worst things here right now are the cold, the hunger and thirst, the lack of water and electricity.
People here remain calm - their sense of dignity and proper behavior are very good - so things aren’t as bad as they could be. But given another week, I can’t guarantee that things won't get to a point where we can no longer provide proper protection and order. They are humans after all, and when hunger and thirst override dignity, well, they will do whatever they have to do. The government is trying to provide air supply, bringing in food and medicine, but it’s like dropping a little salt into the ocean.
Brother, there are so many stories I want to tell you - so many, that I don’t know how to write them all. But there was a really moving incident. It involves a little Japanese boy who taught an adult like me a lesson on how to behave like a human being:
Last night, I was sent to a little grammar school to help a charity organization distribute food to the refugees. It was a long line that snaked this way and that and I saw a little boy around 9 years old. He was wearing a t-shirt and a pair of shorts.
It was getting very cold and the boy was at the very end of the line. I was worried that by the time his turn came there wouldn’t be any food left. So I spoke to him.
He said he was in the middle of PE at school when the earthquake happened. His father worked nearby and was driving to the school. The boy was on the third floor balcony when he saw the tsunami sweep his father’s car away. I asked him about his mother. He said his house is right by the beach and that his mother and little sister probably didn’t make it. He turned his head and wiped his tears when I asked about his relatives.
The boy was shivering so I took off my police jacket and put it on him. That’s when my bag of food ration fell out. I picked it up and gave it to him. “When it comes to your turn, they might run out of food. So here’s my portion. I already ate. Why don’t you eat it.”
The boy took my food and bowed. I thought he would eat it right away, but he didn't. He took the bag of food, went up to where the line ended and put it where all the food was waiting to be distributed. I was shocked. I asked him why he didn’t eat it and instead added it to the food pile …
He answered: “Because I see a lot more people hungrier than I am. If I put it there, then they will distribute the food equally.”
When I heard that I turned away so that people wouldn't see me cry. It was so moving -- a powerful lesson on sacrifice and giving. Who knew a 9-year-old in third grade could teach me a lesson on how to be a human being at a time of such great suffering? A society that can produce a 9- year-old who understands the concept of sacrifice for the greater good must be a great society, a great people.
It reminds me of a phrase that I once learned in school, a capitalist theory from the old man, Fuwa [Tetsuzo], chairman of the Japanese Communist Party: “If Marx comes back to life, he will have to add a phrase to his book, Capital, and that ‘Communist ideology is only successful in Japan.’”
Well, a few lines to send you and your family my warm wishes. The hours of my shift have begun again.
- Ha Minh Thanh
Đăng lên xong chẳng bao lâu thì thấy trên các blog và báo mạng đều có bức thư này, phiên bản hơi khác nhau ít nhiều, nhưng đều cùng một tên tác giả, cùng là cảnh sát Nhật gốc Việt, và quan trọng hơn là cùng có bài học từ một em bé 9 tuổi. Có thể nói là bức thư ấy đã nổi tiếng khắp cộng đồng VN rồi đó.
Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi hôm nay thấy được bản tiếng Anh của bức thư đó, và nó là phiên bản giống hệt phiên bản tôi đã nhận được. Lại còn có cả hình của tác giả nữa chứ. Như vậy là bức thư và người viết thư là có thật chứ không phải là hư cấu. Mặc dù nếu hư cấu thì đó cũng là một bức thư rất hay.
Quá thú vị vì tìm được bức thư này, nên tôi chép lại và đưa lên đây cho mọi người đọc. Mọi người có thể tìm bản gốc ở đây. Chỉ có điều, công tôi biên tập, bỏ các chi tiết về nhân thân của tác giả và những người dược đề cập đến trong bài đều là công cốc, vì bây giờ họ đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới rồi. Chứ gì nữa, một khi đã được phổ biến bằng tiếng Anh thì cả thế giới sẽ biết tiếng.
Các bạn đọc bản tiếng Anh dưới đây nhé. Chú ý: bản tiếng Anh là bản dịch, còn bản tiếng Việt mới là bản gốc.
------------------
Editor’s note: This letter, written by a Vietnamese immigrant working in Fukishima as a policeman to a friend in Vietnam, has been circulating on Facebook among the Vietnamese diaspora. It is an extraordinary testimony to the strength and dignity of the Japanese spirit, and an interesting slice of life near the epicenter of Japan’s current crisis, the Fukushima nuclear power plant. It was translated by NAM editor, Andrew Lam.
Brother,
How are you and your family? These last few days, everything was in chaos. When I close my eyes, I see dead bodies. When I open my eyes, I also see dead bodies. Each one of us must work 20 hours a day, yet I wish there were 48 hours in the day, so that we could continue helping and rescuing folks.
We are without water and electricity, and food rations are near zero. We barely manage to move refugees before there are new orders to move them elsewhere.
I am currently in Fukushima, about 25 kilometers away from the nuclear power plant. I have so much to tell you that if I could write it all down, it would surely turn into a novel about human relationships and behaviors during times of crisis.
The other day I ran into a Vietnamese-American. His name is Toan. He is an engineer working at the Fukushima 1 nuclear plant, and he was wounded right at the beginning, when the earthquake struck. With the chaos that ensued, no one helped him communicate with his family. When I ran into him I contacted the US embassy, and I have to admit that I admire the Americans’ swift action: They sent a helicopter immediately to the hospital and took him to their military base.
But the foreign students from Vietnam are not so lucky. I still haven't received news of them. If there were exact names and addresses of where they work and so on, it would be easier to discover their fate. In Japan, the police do not keep accurate residential information the way they do in Vietnam, and privacy law here makes it even more difficult to find.
I met a Japanese woman who was working with seven Vietnamese women, all here as foreign students. Their work place is only 3 kilometers from the ocean and she said that they don’t really understand Japanese. When she fled, the students followed her, but when she checked back they were gone. Now she doesn't know if they managed to survive. She remembers one woman’s name: Nguyen thi Huyen (or Hien).
No representatives from the Vietnamese embassy have shown up, even though on the Vietnamese Internet news sites they claim to be very concerned about Vietnamese citizens in Japan - all of it a lie.
Even us policemen are going hungry and thirsty, so can you imagine what those Vietnamese foreign students are going through? The worst things here right now are the cold, the hunger and thirst, the lack of water and electricity.
People here remain calm - their sense of dignity and proper behavior are very good - so things aren’t as bad as they could be. But given another week, I can’t guarantee that things won't get to a point where we can no longer provide proper protection and order. They are humans after all, and when hunger and thirst override dignity, well, they will do whatever they have to do. The government is trying to provide air supply, bringing in food and medicine, but it’s like dropping a little salt into the ocean.
Brother, there are so many stories I want to tell you - so many, that I don’t know how to write them all. But there was a really moving incident. It involves a little Japanese boy who taught an adult like me a lesson on how to behave like a human being:
Last night, I was sent to a little grammar school to help a charity organization distribute food to the refugees. It was a long line that snaked this way and that and I saw a little boy around 9 years old. He was wearing a t-shirt and a pair of shorts.
It was getting very cold and the boy was at the very end of the line. I was worried that by the time his turn came there wouldn’t be any food left. So I spoke to him.
He said he was in the middle of PE at school when the earthquake happened. His father worked nearby and was driving to the school. The boy was on the third floor balcony when he saw the tsunami sweep his father’s car away. I asked him about his mother. He said his house is right by the beach and that his mother and little sister probably didn’t make it. He turned his head and wiped his tears when I asked about his relatives.
The boy was shivering so I took off my police jacket and put it on him. That’s when my bag of food ration fell out. I picked it up and gave it to him. “When it comes to your turn, they might run out of food. So here’s my portion. I already ate. Why don’t you eat it.”
The boy took my food and bowed. I thought he would eat it right away, but he didn't. He took the bag of food, went up to where the line ended and put it where all the food was waiting to be distributed. I was shocked. I asked him why he didn’t eat it and instead added it to the food pile …
He answered: “Because I see a lot more people hungrier than I am. If I put it there, then they will distribute the food equally.”
When I heard that I turned away so that people wouldn't see me cry. It was so moving -- a powerful lesson on sacrifice and giving. Who knew a 9-year-old in third grade could teach me a lesson on how to be a human being at a time of such great suffering? A society that can produce a 9- year-old who understands the concept of sacrifice for the greater good must be a great society, a great people.
It reminds me of a phrase that I once learned in school, a capitalist theory from the old man, Fuwa [Tetsuzo], chairman of the Japanese Communist Party: “If Marx comes back to life, he will have to add a phrase to his book, Capital, and that ‘Communist ideology is only successful in Japan.’”
Well, a few lines to send you and your family my warm wishes. The hours of my shift have begun again.
- Ha Minh Thanh
Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011
Thư từ Fukushima
Một người bạn cũ ở nước ngoài vừa gửi cho tôi bức thư này với nội dung có rất nhiều thông tin, và quan trọng hơn là rất nhiều điều đáng suy nghĩ. Tác giả bức thư là một cảnh sát người Nhật gốc Việt. Xin đăng nó lại ở đây để chia sẻ với mọi người. Tôi có cắt bỏ hoặc để ẩn danh những chi tiết về nhân thân mọi người, và cắt đi một vài thông tin nhạy cảm. Và rất cám ơn người bạn đã chia sẻ bức thư, và cám ơn tác giả bức thư đã cho mọi người một bài học về nhân cách.
----
Mấy ngày nay mọi sự đều quay cuồng lên cả. Mở mắt cũng thấy xác chết, nhắm mắt cũng thấy xác chết. Mỗi thằng tụi em mỗi đứa phải trực 20h/một ngày. Ước gì thời gian dài 48 tiếng một ngày để mà còn đi tìm cứu người. Điện nước không , thực phẩm gần như số không ? Di tản dân chưa xong thì lại có lệnh đưa dân đi di tản tiếp.
Em đang ở Fukushima, cách nhà máy điện Fukushima 1 khoảng cách 25km, có rất nhiều chuyện có thể viết nên thành sách về tình người trong hoạn nạn.
Ngày hôm kia em đã tìm thấy và cứu được một người VN. Anh ta tên là [xxxxxx] đến từ Mỹ, kỹ sư nguyên tử lực làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, anh ta bị tai nạn ngay cơn động đất đầu tiên, mọi thứ hỗn loạn nên chẳng ai giúp anh ta liên lạc cả.
Tình cờ biết được em đã liên lạc với Đại sứ quán Mỹ và phải công nhận tụi Mỹ nó nhanh, ngay lập tức trực thăng của quân đội Mý đến bệnh viện bốc anh ta đưa thẳng ra hạm đội 7.
Còn lại một số tu nghiệp sinh VN ở trong vùng này thì em đang tìm vẫn chưa có thông tin rõ ràng. Nếu có thông tin chính xác tên tuổi, nơi làm việc của họ thì dễ tìm kiếm hơn. Ở Nhật cảnh sát không có quản lý gắt gao về hộ tịch như ở VN và luật bảo hộ thông tin cũng khiến cho việc tìm thông tin của họ cũng khó. Em gặp một phụ nữ Nhật có làm việc chung với 7 cô gái đến từ VN làm việc với tư cách tu nghiệp sinh, chỗ họ làm cách bờ biển khoảng 3km, bà ta nói rằng họ không biết tiếng Nhật và lúc chạy loạn thì họ chạy theo bà ta, nhưng sau đó thì không biết chạy đi đâu còn sống hay là chết.Trong đó bà ta chỉ nhớ tên một cô gái tên là [yyyyyyy] vì làm việc chung nhau.
[...]
Ngay cả cảnh sát tụi em còn đói khát tả tơi thì huống chi tới mấy đứa nhỏ tu nghiệp sinh VN. Nỗi khổ nhất ở vùng này bây giờ là Lạnh, Đói, Khát, không có điện, thiếu thông tin. Dân chúng thì vẫn bình tĩnh, lòng tự trọng và luân lý của họ tốt nên chưa đến nỗi loạn nhưng nếu tình hình này kéo dài thêm chừng 1 tuần nữa thì có khả năng tình hình an ninh không thể kiểm soát nổi. Họ cũng là con người mà, khi cơn đói khát đã vượt quá lòng tự trọng và nhân cách thì cái gì cũng phải làm thôi. Chính phủ đang lập cầu không vận thực phẩm và thuốc men vào vùng này nhưng chỉ như muối bỏ biển.
Có nhiều chuyện muốn kể cho anh nghe để đăng trang tin của anh nhưng mà nhiều đến độ bây giờ em cũng chẳng biết gì mà viết nữa.
Có một câu chuyện cảm động ngày hôm qua một đứa bé Nhật đã dạy cho một người lớn như em một bài học làm người.
Tối hôm qua em được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng em chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, em sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhiìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe em hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh em mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của em bị rơi ra ngoài, em nhặt lên đưa cho nó và nói: " Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói".
Thằng bé nhận túi lương khô của em, khom người cảm ơn. Em tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng , em hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: "Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".
Em nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy em một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.
Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.
Nghĩ lại câu nói của ông già Fuwa nguyên chủ tịch Đảng CS Nhật giáo sư dạy em về Tư bản luận đã nói rằng " Nếu Mac sống lại, ông ta sẽ thêm một câu vào trong cuốn Tư bản luận đó là " Chủ nghĩa CS chỉ thành công trên đất Nhật".
Vài dòng gửi cho anh, chúc anh khỏe. Tới giờ em vào phiên trực nữa rồi. Chúc anh và gia đình vạn sự an khang.
----
Mấy ngày nay mọi sự đều quay cuồng lên cả. Mở mắt cũng thấy xác chết, nhắm mắt cũng thấy xác chết. Mỗi thằng tụi em mỗi đứa phải trực 20h/một ngày. Ước gì thời gian dài 48 tiếng một ngày để mà còn đi tìm cứu người. Điện nước không , thực phẩm gần như số không ? Di tản dân chưa xong thì lại có lệnh đưa dân đi di tản tiếp.
Em đang ở Fukushima, cách nhà máy điện Fukushima 1 khoảng cách 25km, có rất nhiều chuyện có thể viết nên thành sách về tình người trong hoạn nạn.
Ngày hôm kia em đã tìm thấy và cứu được một người VN. Anh ta tên là [xxxxxx] đến từ Mỹ, kỹ sư nguyên tử lực làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, anh ta bị tai nạn ngay cơn động đất đầu tiên, mọi thứ hỗn loạn nên chẳng ai giúp anh ta liên lạc cả.
Tình cờ biết được em đã liên lạc với Đại sứ quán Mỹ và phải công nhận tụi Mỹ nó nhanh, ngay lập tức trực thăng của quân đội Mý đến bệnh viện bốc anh ta đưa thẳng ra hạm đội 7.
Còn lại một số tu nghiệp sinh VN ở trong vùng này thì em đang tìm vẫn chưa có thông tin rõ ràng. Nếu có thông tin chính xác tên tuổi, nơi làm việc của họ thì dễ tìm kiếm hơn. Ở Nhật cảnh sát không có quản lý gắt gao về hộ tịch như ở VN và luật bảo hộ thông tin cũng khiến cho việc tìm thông tin của họ cũng khó. Em gặp một phụ nữ Nhật có làm việc chung với 7 cô gái đến từ VN làm việc với tư cách tu nghiệp sinh, chỗ họ làm cách bờ biển khoảng 3km, bà ta nói rằng họ không biết tiếng Nhật và lúc chạy loạn thì họ chạy theo bà ta, nhưng sau đó thì không biết chạy đi đâu còn sống hay là chết.Trong đó bà ta chỉ nhớ tên một cô gái tên là [yyyyyyy] vì làm việc chung nhau.
[...]
Ngay cả cảnh sát tụi em còn đói khát tả tơi thì huống chi tới mấy đứa nhỏ tu nghiệp sinh VN. Nỗi khổ nhất ở vùng này bây giờ là Lạnh, Đói, Khát, không có điện, thiếu thông tin. Dân chúng thì vẫn bình tĩnh, lòng tự trọng và luân lý của họ tốt nên chưa đến nỗi loạn nhưng nếu tình hình này kéo dài thêm chừng 1 tuần nữa thì có khả năng tình hình an ninh không thể kiểm soát nổi. Họ cũng là con người mà, khi cơn đói khát đã vượt quá lòng tự trọng và nhân cách thì cái gì cũng phải làm thôi. Chính phủ đang lập cầu không vận thực phẩm và thuốc men vào vùng này nhưng chỉ như muối bỏ biển.
Có nhiều chuyện muốn kể cho anh nghe để đăng trang tin của anh nhưng mà nhiều đến độ bây giờ em cũng chẳng biết gì mà viết nữa.
Có một câu chuyện cảm động ngày hôm qua một đứa bé Nhật đã dạy cho một người lớn như em một bài học làm người.
Tối hôm qua em được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng em chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, em sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhiìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe em hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh em mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của em bị rơi ra ngoài, em nhặt lên đưa cho nó và nói: " Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói".
Thằng bé nhận túi lương khô của em, khom người cảm ơn. Em tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng , em hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: "Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".
Em nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy em một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.
Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.
Nghĩ lại câu nói của ông già Fuwa nguyên chủ tịch Đảng CS Nhật giáo sư dạy em về Tư bản luận đã nói rằng " Nếu Mac sống lại, ông ta sẽ thêm một câu vào trong cuốn Tư bản luận đó là " Chủ nghĩa CS chỉ thành công trên đất Nhật".
Vài dòng gửi cho anh, chúc anh khỏe. Tới giờ em vào phiên trực nữa rồi. Chúc anh và gia đình vạn sự an khang.
Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011
Nhân ngày 8/3, nghĩ về phụ nữ Ấn
Tôi vừa đi Ấn Độ về, với rất nhiều ấn tượng mạnh mẽ về sự kỳ bí của đất nước này. Rất muốn có một vài entry để ghi lại những ấn tượng ấy, nhưng tôi đang bận quá, mọi việc đã đến hạn phải hoàn thành mà thời gian thì không còn, nên đầu óc không rảnh rang để viết lại, thấy rất tiếc vì không viết bây giờ thì sau này sẽ quên mất.
Trong rất nhiều ấn tượng về đất nước và nền văn hóa Ấn Độ lạ lùng này thì ấn tượng rõ nhất là sự tồn tại của những phong tục kỳ lạ và lạc hậu, và vai trò thấp hèn của phụ nữ so với nam giới. Dù chỉ mới đến Ấn lần đầu tiên, và cũng không nghiên cứu gì về đất nước này ngoài những tin tức thông thường mà tôi thỉnh thoảng đọc trên báo chí, tôi vẫn có một cảm nhận rất rõ rằng là sự chậm phát triển của Ấn Độ (không phủ nhận những thành tựu lớn mà họ đạt được) chính là do sự kỳ thị nam nữ ở đất nước này - vì nói gì thì nói, ít nhất là về mặt số lượng thì phụ nữ cũng chiếm (gần) một nửa số dân Ấn, và việc cản trở vai trò của phụ nữ trong xã hội tất nhiên sẽ làm cho Ấn Độ chậm phát triển đi một nửa (nếu không nói là nhiều hơn, vì phụ nữ kém thì sẽ giáo dục con cái kém, tức ảnh hưởng xấu đến tương lai của đất nước).
Và sáng nay thì tôi tình cờ đọc được trên trang Asia Society một bài viết về phụ nữ Ấn nhân dịp ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ở đây. Những gì được viết trong bài hoàn toàn củng cố cảm nhận của tôi về vai trò thấp hèn của phụ nữ Ấn, và cung cấp thêm nhiều thông tin về nạn kỳ thị giới tính sâu sắc ở nước này. Ví dụ, các bạn thử xem 2 tấm hình dưới đây:
1. Chồng ngồi trên giường, vợ ngồi dưới đất, ăn cơm. Có đúng là "chồng chúa vợ tôi" chưa hở các bạn?
2. Phụ nữ hốt phân bò (vốn là con vật thiêng), chồng và con trai đứng nhìn. "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" mà lại!
Xin các bạn đọc hãy bài viết dưới đây, với những chỗ tôi đã nhấn mạnh:
Đọc xong bài viết, và nhất là xem đoạn phim video kèm theo, tôi cảm thấy rất "biết ơn" vì mình không phải là phụ nữ Ấn Độ. Vậy nên, các phụ nữ VN của tôi ơi, chúng ta nên vui mừng và hãnh diện vì mình là phụ nữ Việt (chứ không phải phụ nữ Ấn), và vì thế đã có được điều kiện sự đóng góp của mình cho sự phát triển của đất nước, ngay từ thời xa xưa.
Và cả bây giờ nữa, dù sự đóng góp ấy có thể chỉ là ... đi lấy chồng Hàn, chồng Đài, chồng Trung, chồng Nhật, để có thể có chút tiền để gửi về giúp đỡ gia đình.
Kết luận của tôi cho entry này: Bất kỳ phụ nữ VN nào mà cảm thấy ở VN vẫn còn kỳ thị nam nữ và không hài lòng về điều này, thì hãy nghĩ về số phận phụ nữ Ấn như trong bài viết mà tôi đã nêu, để cảm thấy mình vẫn còn vô cùng may mắn.
Và cùng nhau tiếp tục cố gắng để xóa bỏ hoàn toàn sự bất bình đẳng giới tính kia trên toàn thế giới, phải không các bạn?
Xin gửi các bạn lời chúc ngày 8/3 muộn màng.
Trong rất nhiều ấn tượng về đất nước và nền văn hóa Ấn Độ lạ lùng này thì ấn tượng rõ nhất là sự tồn tại của những phong tục kỳ lạ và lạc hậu, và vai trò thấp hèn của phụ nữ so với nam giới. Dù chỉ mới đến Ấn lần đầu tiên, và cũng không nghiên cứu gì về đất nước này ngoài những tin tức thông thường mà tôi thỉnh thoảng đọc trên báo chí, tôi vẫn có một cảm nhận rất rõ rằng là sự chậm phát triển của Ấn Độ (không phủ nhận những thành tựu lớn mà họ đạt được) chính là do sự kỳ thị nam nữ ở đất nước này - vì nói gì thì nói, ít nhất là về mặt số lượng thì phụ nữ cũng chiếm (gần) một nửa số dân Ấn, và việc cản trở vai trò của phụ nữ trong xã hội tất nhiên sẽ làm cho Ấn Độ chậm phát triển đi một nửa (nếu không nói là nhiều hơn, vì phụ nữ kém thì sẽ giáo dục con cái kém, tức ảnh hưởng xấu đến tương lai của đất nước).
Và sáng nay thì tôi tình cờ đọc được trên trang Asia Society một bài viết về phụ nữ Ấn nhân dịp ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ở đây. Những gì được viết trong bài hoàn toàn củng cố cảm nhận của tôi về vai trò thấp hèn của phụ nữ Ấn, và cung cấp thêm nhiều thông tin về nạn kỳ thị giới tính sâu sắc ở nước này. Ví dụ, các bạn thử xem 2 tấm hình dưới đây:
1. Chồng ngồi trên giường, vợ ngồi dưới đất, ăn cơm. Có đúng là "chồng chúa vợ tôi" chưa hở các bạn?
2. Phụ nữ hốt phân bò (vốn là con vật thiêng), chồng và con trai đứng nhìn. "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" mà lại!
Xin các bạn đọc hãy bài viết dưới đây, với những chỗ tôi đã nhấn mạnh:
The United Nations reports that at least 40 million women in India have died from neglect or were simply never born in the first place. Dr. Amartya Sen, a Nobel laureate, first applied the term "missing" to this phenomenon in 1986 when he examined India's census data. Among Christians and Muslims, the female to male sex ratios were close to normal. Among Hindus, who make up 80 percent of India's population, the gender imbalance would spark a demographic crisis.
Until the 1980s, when ultrasound machines became more widespread, girls were commonly killed at birth or were neglected of health and nutrition to ensure their death. Baby girls were left in dumpsters, buried in clay pots or poisoned. Shocking, yes, but the practice still continues. Across the country there is a 47 percent excess female child mortality, girls aged 1-to-4 who are dying before their life expectancy because of discrimination. In the north, specifically the wealthy state of Punjab and neighboring Haryana, the excess female child mortality is 81 and 135 percent respectively, according to India's National Family Health Survey.
The arrival of ultrasound machines, and its subsequent exploitation, ushered in a silent era of organized crime. Now able to identify the sex of a fetus early in pregnancy, parents who learn their child is a girl often abort her. The government has banned abortions based on gender for the last 16 years. Every ultrasound clinic is required to have a poster explaining the law, yet this $250 million business a year flourishes because of deeply entrenched traditions, official apathy and the lucrative business of illegal ultrasounds.
Every day 7,000 female fetuses are aborted in India, according to the UN.
Đọc xong bài viết, và nhất là xem đoạn phim video kèm theo, tôi cảm thấy rất "biết ơn" vì mình không phải là phụ nữ Ấn Độ. Vậy nên, các phụ nữ VN của tôi ơi, chúng ta nên vui mừng và hãnh diện vì mình là phụ nữ Việt (chứ không phải phụ nữ Ấn), và vì thế đã có được điều kiện sự đóng góp của mình cho sự phát triển của đất nước, ngay từ thời xa xưa.
Và cả bây giờ nữa, dù sự đóng góp ấy có thể chỉ là ... đi lấy chồng Hàn, chồng Đài, chồng Trung, chồng Nhật, để có thể có chút tiền để gửi về giúp đỡ gia đình.
Kết luận của tôi cho entry này: Bất kỳ phụ nữ VN nào mà cảm thấy ở VN vẫn còn kỳ thị nam nữ và không hài lòng về điều này, thì hãy nghĩ về số phận phụ nữ Ấn như trong bài viết mà tôi đã nêu, để cảm thấy mình vẫn còn vô cùng may mắn.
Và cùng nhau tiếp tục cố gắng để xóa bỏ hoàn toàn sự bất bình đẳng giới tính kia trên toàn thế giới, phải không các bạn?
Xin gửi các bạn lời chúc ngày 8/3 muộn màng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)