Blog này là hậu thân của BlogAnhVu đã bị tôi xóa do một số vấn đề kỹ thuật. Như tên gọi của blog, Just for myself, nó chỉ là nhật ký cá nhân, dù ở dạng mở, nhằm ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của chính tôi về những vấn đề xung quanh mình. Vì là nhật ký mở, tôi cũng chia sẻ đến những người đồng cảm, nhưng không chịu trách nhiệm nếu ai đó lấy bài đi và sử dụng ở nơi khác với những mục đích riêng. Nếu có comment, xin sử dụng ngôn từ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng những quan điểm khác biệt.
In modern society, the voice of the people forms the crux of any legislation or policy in the land. While this facet of societal feedback is prevalent in all societies regardless of the degree of authoritarianism, it is especially true for democratic societies of the world.]
But it is important to first realise and understand what public opinion really is. The term ‘public opinion’ was coined by philosopher John Locke in the 17th century. However, the concept itself predates Locke. Vox populi or ‘voice of the people’ is a similar Latin concept. Today, public opinion is defined in the following way: collective evaluations expressed by people on political issues, policies, institutions and individuals.
It is important to differentiate between public opinion and pressure groups. Public opinion changes policy through passive observations that accumulate amongst citizens. Pressure groups work to change policy actively through direct interaction with policymakers.
Public opinion is important in a democracy because the people are the ultimate source of political power. In theory, a government official has to take public opinion into account whilst deciding on a future course of action. This is not to say that politicians always do what people want. Clearly, there is more statistical incidence of political malcontent today than there were, say, 500 years ago. But even the most unapproachable politician needs to avoid making the majority of a country too displeased. Political parties must maintain a certain level of positive public opinion which is subject to a certain measure of manipulation through mass media and other sources and used to maintain the status quo. That is, however, not to say that public opinion, itself, should be considered a ‘positive social function’. Grantland Rice, a renowned American journalist once said, “A wise man makes his own decisions, an ignorant man follows the public opinion.”
It is important to understand the factors that shape public opinion as a whole. These include social class, education, region, age, gender and ethnic group. Society is not a homogeneous whole. It is made up of components. Each component faces different challenges in its functioning, therefore, members of each component view the world differently. To quote a real life example, on the question of building the Kalabagh Dam, Khyber-Pakhtunkhwa, Balochistan and Sindh are in extreme opposition to this while Punjab stands alone in its support. These differing points of view lead to vying social opinions which look for expanding ‘political’ space. The greater the space that the holders of a worldview can secure for their argument, the greater the chance that this worldview would be incorporated within the general structure of regional or national policy.
A state is built upon the consent of the members of society. A constitution is drafted by the collective will of the people. Just as the state and the constitution are vital organic constructs, so is the primary method of informing them: public opinion.
Published in The Express Tribune, March 31st, 2015.
Bài đã đăng trên Nhịp cầu thế giới. Link đây: http://nhipcauthegioi.hu/goc-nhin/VI-SAO-TOI-QUAN-TAM-DEN-CHUYEN-CUA-MAI-KHOI-5781.html
--------
VÌ SAO TÔI QUAN TÂM ĐẾN CHUYỆN CỦA MAI KHÔI?
Thứ ba - 14/11/2017 21:18
(NCTG) “Một khi “công luận” không còn dễ dàng điều khiển, không còn nằm trong tay của riêng một nhóm thiểu số nào - dù đó là thiểu số ưu tú nhất của xã hội - thì lúc ấy chúng ta đã có được mầm mống của một xã hội dân chủ đích thực”.
Nhiều báo chí quốc tế đã đưa tin về hành động mang tính “nổi loạn” của ca sĩ Mai Khôi - Ảnh: bản tin trên tờ “The Guardian”
Có một sự kiện đang làm nóng không gian công cộng trên facebook của người Việt, bắt đầu từ một ca sĩ có tên là Mai Khôi mà từ đây tôi sẽ gọi một cách “vô nhân xưng” (impersonal) là “cô ấy”. Đối với tôi Mai Khôi chỉ là một cái tên bất kỳ, tôi không quan tâm đến Mai Khôi như một nghệ sĩ có tính cách và tên tuổi cụ thể, mà hoàn toàn có thể thay thế cái tên này bằng một tên khác thì những điều tôi viết ở đây vẫn hoàn toàn giữ nguyên ý nghĩa.
Vâng, cô ca sĩ ấy, mà qua những tranh luận gần đây thì tôi hiểu đó là một người có bề dày về các hành động và phát ngôn mang tính “nổi loạn”, vừa làm một hành động hiếm thấy ở Việt Nam. Cô ấy đã đón chào tổng thống Mỹ đến Việt Nam dự hội nghị APEC bằng một biểu ngữ tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt có nghĩa đại khái là “Đái vào mặt ông, Trump ạ”.
Vì vậy, sẽ không lạ gì nếu có dư luận lên tiếng. Là một người hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn, cô ấy hẳn không xa lạ gì với sự “soi mói” của dư luận về mọi lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc và thậm chí đời tư của mình, và cũng chẳng bất ngờ trước các loại phản ứng ở cả hai chiều thuận nghịch của dư luận về bản thân hoặc hoạt động nghề nghiệp của mình. Thậm chí, tôi tin rằng mọi hành vi công cộng của cô ấy - như việc giương biểu ngữ chống Trump mới đây - đều có tính toán để làm sao gây ra tác động đối với dư luận càng nhiều càng tốt.
Tất nhiên, tôi đoán rằng với cái biểu ngữ “độc đáo” ấy - dù, xin nhắc lại, chỉ là bản sao chép của một trong những cách phản đối của những người anti-Trump, vị tổng thống Mỹ vốn nhiều tai tiếng ngay từ khi mới xuất hiện - cô ấy đã mong nhận được nhiều lời tán thưởng. Và có thể cô đã khá bất ngờ và thất vọng khi thấy bên cạnh không ít lời ca ngợi về sự can đảm (vì dám thực hiện quyền biểu tình tại Việt Nam, wow!), sự thông minh (vì đã khôn ngoan lựa chọn một đối tượng “tấn công” khá “an toàn” là một tổng thống Mỹ - đối tượng luôn hứng chịu sự chỉ trích hợp lý hoặc vô lý của bất kỳ kẻ nào trên thế giới đến mức cảm thấy đó là việc bình thường, chứ không phải là, ví dụ thế, tổng thống Nga Putin hoặc thủ tướng Canada là những người có lượng fan đáng kể ở Việt Nam, hoặc chủ tịch Trung Quốc, như lời thách đố của nhiều người đang phản đối cô ấy một cách khá cực đoan), thì cô còn nhận nhiều lời phản đối rất gay gắt với lời lẽ đôi chỗ rất thô tục và khó chấp nhận, ít ra là theo quan điểm khá bảo thủ và hơi khắt khe của tôi, một người suốt đời làm trong ngành giáo dục.
Phải nói ngay là những phản ứng ở cả hai chiều khác nhau của dư luận đều không hoàn hảo, điều mà có lẽ chẳng ai ngạc nhiên vì đó là những phản ứng bộc phát tức thời nên chắc chắn là thừa cảm tính mà thiếu logic, đầy phiến diện và chủ quan. Nhưng không giống những scandal ầm ỹ khác cũng liên quan đến giới nghệ sĩ ở Việt Nam, vốn rất mau chóng lụi tàn giữa ngổn ngang các thông tin đáng khác trong tình hình đất nước hiện nay, cuộc tranh cãi giữa phe ủng hộ và phe phản đối cô ca sĩ ấy kéo dài dai dẳng và căng thẳng một cách bất ngờ, đến nỗi một người vốn dĩ không có chút quan tâm gì đến giới showbiznhư tôi cũng phải quan tâm và lên tiếng.
Có lẽ đang có nhiều đang thắc mắc: một bà giáo già về hưu như tôi còn ham hố gì mà lại bỏ thì giờ quý báu của mình ra để dính vào các chuyện thị phi của giới showbiz nhỉ? Vâng, bài viết viết này chính là để giải đáp thắc mắc ấy.
Dưới đây là câu trả lời đã được tôi cố gắng tối đa để làm cho vắn tắt và dễ đọc nhất.
1. Mặc dù tôi thuộc nhóm không ủng hộ hành vi của cô ấy vì tôi theo tôi nó rất không phù hợp với văn hóa công cộng của người Việt Nam, nhưng đó không phải là lý do khiến tôi phát biểu.
Tôi lên tiếng, trước hết là vì tôi thấy có quá nhiều người lên tiếng “lên lớp” những người đã lên tiếng phản đối hành động của cô ca sĩ kia. Họ cho rằng những kẻ phản đối cô ca sĩ là đang xâm phạm vào quyền tự do biểu đạt của cô ấy, trong khi lẽ ra hành động ấy đáng phải được tôn vinh. Như một người ngoài cuộc, tôi thấy rất rõ - và khá ngạc nhiên vì những người lên tiếng bênh vực cô ấy lại không nhận ra - rằng lời bênh vực kia phản ánh một cách hành xử theo “tiêu chuẩn kép” rất thường thấy ở Việt Nam. Bởi, “quyền tự do biểu đạt” lẽ đâu lại chỉ dành riêng cho cô ca sĩ ấy?
Thật vậy, nếu cô ấy có quyền phản đối và chê bai, thậm chí có thể sỉ nhục hoặc xúc phạm (tất nhiên như thế nào là xúc phạm thì tùy thuộc vào cảm nhận của từng người) một người của công chúng (public figure) là tổng thống Mỹ mà không cần có lý do chính đáng (vả lại, ai có quyền đưa ra phán xét thế nào là chính đáng nhỉ?), thì tại sao những người khác lại không có quyền phản đối cô ấy, vốn cũng là một public figure (một celebrity - người nổi tiếng - trong tiếng Anh), và tất nhiên cũng không cần có lý do chính đáng?
2. Đáng sợ hơn, là những người lên tiếng “phản đối người phản đối” lại gồm không ít người tên tuổi - ở một mức độ nào đó - trong làng facebook cả trong và ngoài nước, trong đó có nhiều trí thức, nhà báo, luật sư, giảng viên đại học, với những khái niệm cao cả như quyền tự do dân chủ, những hình ảnh trích dẫn từ báo chí nước ngoài, những trích dẫn hàn lâm, những phân tích về tiếng Anh, về cách chơi chữ, và trên hết là lập luận cao siêu dễ làm người ít học cảm thấy “choáng” vì không đủ trình độ để tranh cãi, và hẳn là đã/đang/sẽ có những người phải lặng lẽ rút lui khỏi cuộc tranh luận không cân sức này.
Có một điều gì đó rất giống tình trạng “học phiệt” ở Việt Nam, nơi các diễn đàn công cộng được chiếm lĩnh bởi một số người có vai vế, có kỹ năng phát ngôn và thừa các khái niệm cao siêu, các ngôn từ hoa mỹ, dù chưa hẳn đã thực sự chứa đựng chân lý. Còn tuyệt đại đa số quần chúng thì thuộc về đám đông thầm lặng, không tiếng nói, không hình hài, và phải chấp nhận cam chịu vì biết là mình thấp kém.
Bên cạnh vai trò của chính quyền và thể chế chính trị mà trong bài viết này tôi sẽ không đề cập đến vì nhiều lý do, tôi cho rằng chính thái độ cao đạo, trịch thượng của những người có địa vị, có học thức như vậy trên không gian công cộng đã góp phần hạn chế sự đa dạng, đa chiều của công luận, khiến cho tình trạng dân trí của Việt Nam vẫn cứ mãi lẹt đẹt như hiện nay - một điều mà lại cũng chính những con người này luôn miệng lên tiếng sỉ vả, chê bai, rồi lắc đầu ngao ngán buông lửng một câu: “Dân trí thế này thì chả trách...”.
Nhưng cuối cùng, thì việc lên tiếng (rất mất thời giờ) của tôi, và cuộc tranh luận dằng dai quanh vụ scandal của cô ca sĩ ấy có mang lại lợi ích gì cho ai không? Tôi nghĩ là có. Rất rõ ràng, sự tồn tại của mạng xã hội tại Việt Nam đã tạo cho tất cả mọi người thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, dù có địa vị hay không có địa vị, học vấn cao hay thất học, cái quyền tiếp cận những diễn đàn công khai về mọi vấn đề mà họ quan tâm. Những ý kiến đa dạng, đủ phong cách và màu sắc, ít nhiều hợp lý hoặc hoàn toàn vô lý ấy, tất cả họp lại để tạo thành cái mà Phương Tây gọi là “công luận” (public opinion), vốn tự nó có một sức mạnh đáng kiêng dè, đủ để được các nhà nghiên cứu của Phương Tây xem là “cái thắng đối với quyền lực của giới cầm quyền”, và có thể “make or break” cả một “triều đại”. Đó là lý do tại sao tất cả nhà chính trị trên thế giới - độc tài hoặc không độc tài - đều cố gắng khống chế, điều khiển, hoặc ít ra là tạo ra những tác động đến công luận theo cách có lợi cho mình.
Và một khi “công luận” không còn dễ dàng điều khiển, không còn nằm trong tay của riêng một nhóm thiểu số nào - dù đó là thiểu số ưu tú nhất của xã hội - thì lúc ấy chúng ta đã có được mầm mống của một xã hội dân chủ đích thực. Chứ không phải là sự quan tâm hoặc không quan tâm của các chính khách và truyền thông quốc tế đến tình hình dân chủ và xã hội dân sự của một đất nước nghèo nàn, lạc hậu và đang khao khát vươn lên để theo kịp với đà tiến triển của thế giới.
Chép lại đoản văn này từ trên facebook về đây để lưu. Để lâu lâu đọc lại, kẻo ... uổng!
----------
Lần nào cũng vậy, tôi lặng lẽ ra Hà Nội rồi lặng lẽ về. Và lúc nào cũng đi vào chiều tối, hoặc chạng vạng hoặc thậm chí lúc tối khuya, cả lượt đi lẫn lượt về.
Đi như thế, trước hết là do tính cách của tôi: a die-hard introvert who does not need other people around her. Emotionally I am fully self-sufficient. Và như thế cũng được nhiều cái lợi, mà trước hết là tiết kiệm thời gian, để không phải nghỉ việc nhiều quá.
Nhưng thích nhất là mỗi lần đi vào lúc chiều tối như vậy, tôi có thời gian tĩnh lại để suy nghĩ. Để nhớ vu vơ đến những ngày tháng cũ, những hình ảnh cũ, những con người cũ. Những gì gần như không còn nữa, và vì thế, nó trở nên đẹp lung linh và quý báu vô cùng.
Lần nào từ Nội Bài vào Hà Nội, đi qua những vùng ngoại ô chìm thấp thoáng trong những ánh đèn xa xa, tôi đều cảm nhận vừa rõ ràng nhưng cũng rất mơ hồ sự u tịnh trầm mặc của vùng đất cổ này. Đâu đó trong không gian như có như có tiếng lá trúc xào xạc, như có mùi của đất, của khói, của rơm rạ ... hệt như trong những bài văn tả cảnh của Thạch Lam hay Tô Hoài thời tiền chiến. Và hiểu được vì sao những người phải rời miền Bắc vào miền Nam năm 1954 - như cha mẹ tôi lúc sinh thời - lại nhớ quê quay quắt đến vậy. Rất dễ hiểu: vùng đất ấy quá đẹp, mà cũng quá buồn!
Lần này đến Hà Nội, trời đang vào thu - thời tiết đẹp nhất của năm. Nhưng tôi chẳng có thời gian để thưởng ngoạn tiết thu của Hà Nội, vì đến nơi, chui vào khách sạn, ngủ một đêm, rồi sáng ra trả phòng ngay để khi làm việc xong là có thể chạy luôn từ phòng họp ra sân bay.
Phí tiền vé máy bay và tiền khách sạn quá, tôi biết. Nhưng trời ơi, a die-hard introvert như tôi thì có cần gì bên ngoài cơ chứ. Chỉ một cái nhìn thoáng qua, một hơi gió, một buổi nói chuyện vu vơ trên đoạn đường dài với cậu lái xe là tôi đã có quá đủ chất liệu để tha hồ nghĩ ngợi mông lung và viết, nếu có hứng. Nên dù Hà Nội có đẹp thế nào, thì tôi cũng chỉ muốn về thôi, về với cái xóm nghèo Cây Quéo ấy - dù bây giờ cũng đã chộn rộn hơn xưa nhiều lắm lắm rồi.
Vâng, tôi lại về rồi đây, Sài Gòn của tôi, Gia Định của tôi, Bình Thạnh của tôi. Chuyến bay về của tôi đáp xuống đúng vào lúc Sài Gòn mới lên đèn.Từ trên không nhìn xuống, những ánh đèn trên những con đường ngoằn nghèo lộn xộn với tôi sao thân thuộc và đẹp lạ lùng đến vậy. Ở đó, mọi người đang hối hả, hối hả làm lụng, hối hả ăn chơi, hối hả buôn bán, hối hả học hành ... Nói ngắn gọn, Sài Gòn hối hả sống.
Và hối hả cả trong cả cái cách SG đóng góp phần lớn những gì mình làm ra vào ngân sách còm cõi của quốc gia, như những đứa con đi làm ăn xa vất vả dành dụm để gửi tiền về cho bà mẹ quê và đám em nheo nhóc. Những người còn ở lại trên quê hương miền Bắc với vẻ đẹp ảo não đến nao lòng, đẹp mà buồn thê thảm vì nghèo quá.
Buồn và nghèo như trong bài hát của Phạm Duy:
Làng tôi, không xa kinh kỳ sáng chói
Có những cánh đồng cát dài
Có lũy tre còm tả tơi...
Nhưng ơ kìa, đây là Sài Gòn cơ mà? Sài Gòn tất bật đã kéo tôi ra khỏi cơn mơ, hay là cơn mê nhỉ, mà mỗi lần ra Hà Nội - ra miền Bắc nói chung - là tôi lại rơi vào, as in a trance. Hết rồi, vẻ trầm mặc u buồn chậm rãi mà mê hoặc của vùng đất ngàn năm ấy. Sài Gòn, một thành phố không ngủ, Sài Gòn, quê hương thứ hai mà có lẽ cũng là quê hương duy nhất của tôi.
Hà Nội ơi, đất Bắc ơi, quê cha đất tổ thân thương nhưng lại cũng rất xa xôi. Sài Gòn ơi, đất khách xa lạ mà gần gũi. Tôi là người Bắc sinh ở miền Nam, hay tôi là người Nam có gốc gác miền Bắc nhỉ?