Bài thơ của Chúa thật ra là cái tựa tôi đặt cho mẩu tùy bút mà tôi mới viết cho một tờ báo lưu hành nội bộ của một nhóm giáo dân Công giáo. Mẩu tùy bút ấy viết về bài thơ Trees mà tôi có nhắc đến trong bài viết Hồn cây đăng trên Tạp chí Tia Sáng ngày 20/3 vừa qua, và đã đăng lại trên trang blog này. Khi nào bài tùy bút kia được đăng thì tôi cũng sẽ đăng lên blog, các bạn đón đọc nhé.
Quay lại bài thơ Trees. Việc dịch bài thơ này là một điều tôi đã muốn làm từ rất lâu, nhưng không làm, do tính cách tùy hứng của tôi. Hứng thì rõ ràng là không kiểm soát được, nên nếu nó không đến tôi cũng đành ... bó tay thôi. Nhưng mấy ngày qua, nhân vụ chặt cây ở Hà Nội, vấn đề bảo vệ cây cối, bảo vệ môi trường bỗng trở nên một đề tài nóng, và bài thơ bỗng trở nên hợp thời. Tôi đọc lại bài thơ, viết về nó, rồi lại đọc về tác giả, đọc cả những lời bình luận về bài thơ mà chủ yếu là chê bai về mặt nghệ thuật, tìm ra được cả một giải thưởng thơ ... dở (giống giải Cù nèo vàng của VN) mang tên Joyce Kilmer, tác giả của bài thơ, trong đó bài thơ Trees của ông được chọn là hình mẫu tiêu biểu của thơ ... dở!
Thiệt là hết nói!
Thật ra khi đọc kỹ, tôi thấy rằng việc đưa tên nhà thơ Joyce Kilmer vào đặt tên cho giải thưởng thơ ... dở không phải là để phê phán hoặc hạ bệ ông, mà vẫn là để tưởng niệm và tôn vinh nhà thơ. Việc chỉ ra sự ngô nghê trong bài thơ, thừa nhận là nó không hay (thậm chí là ... dở!) về mặt nghệ thuật được người ta thực hiện một cách thẳng thắn nhưng trìu mến. Nói ngắn gọn, rõ ràng là dù bài thơ hay dở như thế nào thì nó vẫn rất nổi tiếng và được nhiều người yêu mến.
Vì sao chứ? Tôi không biết. Well, thật ra thì tôi biết, nhưng nếu giải thích ra, rồi lại phải chứng minh nữa chứ, thì dài dòng lắm. Mà ngay lúc này thì tôi không muốn làm những việc đầy lý tính như vậy. Chỉ muốn nghỉ ngơi, chỉ muốn cho tâm trí trôi đi theo những suy nghĩ lan man, đẩy đưa như một giòng sông vô định.
Theo kinh nghiệm của tôi thì trong những lúc như vậy, dịch thơ là phù hợp nhất. Ừ nhỉ, sao tôi không dịch cho xong bài thơ mà tôi đã tự hứa với mình là sẽ dịch cho xong vào lúc nào đấy. Còn chờ đến bao giờ, lúc ấy là lúc này chứ còn gì nữa.
Vậy thì đây, bài thơ Trees, mà giờ đây đối với tôi, nó đã trở thành Bài thơ của Chúa. Nói đúng hơn, nó là bài thơ viết về cây cối trong cảm xúc quy về Thiên Chúa. Nhưng ai lại đặt cái tựa dài dòng như thế bao giờ. Đối với tôi, nó sẽ là Bài thơ của Chúa. Ai thích thì hoan nghênh, còn ai không thích thì cấm hó hé nhé, chỉ được giữ yên trong bụng mà thôi, hi hi.
Đây, bài thơ của Chúa, qua phần phỏng dịch của tôi. Nếu bản dịch hay, đấy là do tài viết văn của tôi ạ (!). Còn nếu nó dở, ngây ngô, giống như vè, well, chẳng phải bản gốc cũng thế đó sao? Vậy là tôi đã dịch rất thành công rồi đó! (a win-win situation, ha ha!)
PS: Nhân tiện xin bật mí: bài thơ này giờ đã có vài người dịch sang tiếng Việt rồi. Có hẳn một phong trào đọc, dịch và phổ biến bài thơ này đang nhen nhúm thì phải - vì nó khá hợp thời. Thế nào cũng có những bài hay hơn bản phỏng dịch của tôi dưới đây nhiều. Nhưng dù có thế, thì bản của tôi vẫn là (một trong) những bản dịch đầu tiên, có tính lịch sử của nó đấy nha các bạn! :-D
-----------------
Bài thơ của Chúa
Tác giả: Joyce Kilmer 1913
Phương Anh dịch 2015
I think I will never see
A poem lovely as a tree.
Trần gian nô nức làm thơ
Câu thơ ngơ ngẩn bao giờ như cây?
A tree whose hungry mouth is prest
Against the earth’s sweet flowing breast;
Cành cao vươn tận trời mây
Rễ sâu bám chặt bầu đầy sữa thơm.
A tree that looks at God all day,
And lifts her leafy arms to pray;
Tàn xanh ngước mặt ngày đêm
Trông lên Thượng đế linh thiêng nguyện cầu.
A tree that may in Summer wear
A nest of robins in her hair;
Hè sang rộn rã rừng sâu
Lừng vang chim hót, muôn màu lá hoa.
Upon whose bosom snow has lain;
Who intimately lives with rain.
Đông về tuyết phủ bao la
Vẫn quen gió rét mưa sa đợi chờ.
Poems are made by fools like me
But only God can make a tree.
Gã khờ cũng biết làm thơ
Cây xanh lá thắm phải chờ Chúa thôi.
-------------
Nhân dịp, xin giới thiệu bản dịch trung thành hơn của một bạn trẻ mà tôi có biên tập lại đôi chút:
Quay lại bài thơ Trees. Việc dịch bài thơ này là một điều tôi đã muốn làm từ rất lâu, nhưng không làm, do tính cách tùy hứng của tôi. Hứng thì rõ ràng là không kiểm soát được, nên nếu nó không đến tôi cũng đành ... bó tay thôi. Nhưng mấy ngày qua, nhân vụ chặt cây ở Hà Nội, vấn đề bảo vệ cây cối, bảo vệ môi trường bỗng trở nên một đề tài nóng, và bài thơ bỗng trở nên hợp thời. Tôi đọc lại bài thơ, viết về nó, rồi lại đọc về tác giả, đọc cả những lời bình luận về bài thơ mà chủ yếu là chê bai về mặt nghệ thuật, tìm ra được cả một giải thưởng thơ ... dở (giống giải Cù nèo vàng của VN) mang tên Joyce Kilmer, tác giả của bài thơ, trong đó bài thơ Trees của ông được chọn là hình mẫu tiêu biểu của thơ ... dở!
Thiệt là hết nói!
Thật ra khi đọc kỹ, tôi thấy rằng việc đưa tên nhà thơ Joyce Kilmer vào đặt tên cho giải thưởng thơ ... dở không phải là để phê phán hoặc hạ bệ ông, mà vẫn là để tưởng niệm và tôn vinh nhà thơ. Việc chỉ ra sự ngô nghê trong bài thơ, thừa nhận là nó không hay (thậm chí là ... dở!) về mặt nghệ thuật được người ta thực hiện một cách thẳng thắn nhưng trìu mến. Nói ngắn gọn, rõ ràng là dù bài thơ hay dở như thế nào thì nó vẫn rất nổi tiếng và được nhiều người yêu mến.
Vì sao chứ? Tôi không biết. Well, thật ra thì tôi biết, nhưng nếu giải thích ra, rồi lại phải chứng minh nữa chứ, thì dài dòng lắm. Mà ngay lúc này thì tôi không muốn làm những việc đầy lý tính như vậy. Chỉ muốn nghỉ ngơi, chỉ muốn cho tâm trí trôi đi theo những suy nghĩ lan man, đẩy đưa như một giòng sông vô định.
Theo kinh nghiệm của tôi thì trong những lúc như vậy, dịch thơ là phù hợp nhất. Ừ nhỉ, sao tôi không dịch cho xong bài thơ mà tôi đã tự hứa với mình là sẽ dịch cho xong vào lúc nào đấy. Còn chờ đến bao giờ, lúc ấy là lúc này chứ còn gì nữa.
Vậy thì đây, bài thơ Trees, mà giờ đây đối với tôi, nó đã trở thành Bài thơ của Chúa. Nói đúng hơn, nó là bài thơ viết về cây cối trong cảm xúc quy về Thiên Chúa. Nhưng ai lại đặt cái tựa dài dòng như thế bao giờ. Đối với tôi, nó sẽ là Bài thơ của Chúa. Ai thích thì hoan nghênh, còn ai không thích thì cấm hó hé nhé, chỉ được giữ yên trong bụng mà thôi, hi hi.
Đây, bài thơ của Chúa, qua phần phỏng dịch của tôi. Nếu bản dịch hay, đấy là do tài viết văn của tôi ạ (!). Còn nếu nó dở, ngây ngô, giống như vè, well, chẳng phải bản gốc cũng thế đó sao? Vậy là tôi đã dịch rất thành công rồi đó! (a win-win situation, ha ha!)
PS: Nhân tiện xin bật mí: bài thơ này giờ đã có vài người dịch sang tiếng Việt rồi. Có hẳn một phong trào đọc, dịch và phổ biến bài thơ này đang nhen nhúm thì phải - vì nó khá hợp thời. Thế nào cũng có những bài hay hơn bản phỏng dịch của tôi dưới đây nhiều. Nhưng dù có thế, thì bản của tôi vẫn là (một trong) những bản dịch đầu tiên, có tính lịch sử của nó đấy nha các bạn! :-D
-----------------
Bài thơ của Chúa
Tác giả: Joyce Kilmer 1913
Phương Anh dịch 2015
I think I will never see
A poem lovely as a tree.
Trần gian nô nức làm thơ
Câu thơ ngơ ngẩn bao giờ như cây?
A tree whose hungry mouth is prest
Against the earth’s sweet flowing breast;
Cành cao vươn tận trời mây
Rễ sâu bám chặt bầu đầy sữa thơm.
A tree that looks at God all day,
And lifts her leafy arms to pray;
Tàn xanh ngước mặt ngày đêm
Trông lên Thượng đế linh thiêng nguyện cầu.
A tree that may in Summer wear
A nest of robins in her hair;
Hè sang rộn rã rừng sâu
Lừng vang chim hót, muôn màu lá hoa.
Upon whose bosom snow has lain;
Who intimately lives with rain.
Đông về tuyết phủ bao la
Vẫn quen gió rét mưa sa đợi chờ.
Poems are made by fools like me
But only God can make a tree.
Gã khờ cũng biết làm thơ
Cây xanh lá thắm phải chờ Chúa thôi.
-------------
Nhân dịp, xin giới thiệu bản dịch trung thành hơn của một bạn trẻ mà tôi có biên tập lại đôi chút:
Tôi vẫn biết chẳng thể nào tìm thấy
|
Bài thơ nào đẹp đẽ tựa nàng cây
|
Rễ cắm sâu đầy háo hức khát khao
|
Tìm giòng sữa ngọt ngào từ đất mẹ
|
Ngày lại ngày cây ngắm nhìn Thiên Chúa
|
Vươn lên cao đôi tay lá nguyện cầu
|
Mùa hè sang nàng lại khoác trên đầu
|
Tổ Hồng tước làm duyên trên mái tóc
|
Đông lại về tuyết phủ đầy trên ngực
|
Nàng cây hiền thân thiết sống cùng mưa
|
Thơ tôi đây những con chữ dại khờ
Chỉ có Chúa mới tạo thành cây cối
|