Viết về chính mình như thế này thì kỳ, nhưng không thể không viết, hic!
Tôi vừa nhận được một cú điện thoại của một người đồng nghiệp lớn tuổi hơn tôi, trong nghề dạy tiếng Anh. Anh ấy hỏi xin tôi 1 copy của cuốn luận án tiến sĩ mà tôi đã hoàn tất cách đây 17 năm, năm 1997.
Tại sao giờ này lại đòi đọc luận án của tôi? Dạ, là vì nó có liên quan rất mật thiết đến đề án 2020 (đề án ngoại ngữ gần 10 ngàn tỷ mà lâu lâu báo chí vẫn nhắc đến một cách mỉa mai đấy ạ).
Tôi hoàn thành luận án đó năm 1997, và bắt đầu nó vào năm 1994. Lúc ấy, VN bắt đầu mở cửa, và mọi người bắt đầu có nhu cầu đi học ở các nước tư bản. Mà muốn được nhận học thì điều đầu tiên là phải có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ ở trình độ chấp nhận được. TOEFL 550 - paper-based - nếu đi Mỹ (thấp nhất), còn đi Anh hoặc Úc thì lúc ấy bắt đầu xuất hiện IELTS (rất mới, chỉ tồn tại chừng 1, 2 năm gì đó).
Lúc ấy, có cuộc tranh cãi nảy lửa về giá trị tương đương của 2 kỳ thi này. Miền Nam, chủ yếu là SG, thì đã biết về TOEFL từ trước năm 1975, nhưng miền Bắc thì chưa biết. Đến khi mở cửa thì do Mỹ cấm vận, không chơi với VN, nên chỉ có mấy nước như Anh, Úc mới có quan hệ, giao lưu, viện trợ giáo dục vv cho VN. Và họ đem theo cái test của họ, đó là IELTS (do Anh với Úc hợp tác để cạnh tranh với TOEFL, lúc ấy là kỳ thi gần như là duy nhất để đánh giá năng lực ngoại ngữ của sinh viên quốc tế).
Cuộc tranh cãi lúc ấy có thể tóm tắt như sau: Giới chuyên môn dạy tiếng Anh của miền Bắc, vừa xa lạ với TOEFL nên không có lý do gì để ủng hộ nó, lại vừa học theo sách của các thầy Anh - Úc nên rất chê TOEFLvì cho rằng nó là một kỳ thi thiên lệch, không đánh giá được chính xác năng lực của người học. Điều này cũng không hẳn là sai, vì TOEFL cũ không phải là một kỳ thi quá tốt - nó rất dễ luyện, nên điểm có thể cao nhưng năng lực có thể vẫn kém (tương tự với TOEIC cũ mà hiện nay VN vẫn đang sử dụng).
Còn dân miền Nam thì dù sao cũng đã quen với TOEFL và thấy nó ... hay, vả lại nếu muốn đi Mỹ thì không có cách nào khác hơn là phải học và thi TOEFL (cũ, trên giấy). Chưa kể, người ta lập luận rằng dù có luyện đi chăng nữa thì người học cũng phải có một trình độ nào đó mới có thể đạt đến số điểm đủ để đi học đại học, và TOEFL đã giúp các trường đại học Mỹ tuyển được người học phù hợp trên khắp thế giới, sao có thể xem là "dỏm" được? Ngược lại, IELTS với cách ra đề và chấm thi chủ quan (speaking và writing - và cả reading nữa, trong những phiên bản đầu của IELTS) thì điểm thi liệu có đáng tin cậy? Cứ thế, cứ thế, hai bên đả phá nhau kịch liệt.
Lúc ấy, mới ngoài 30 tuổi, tôi thấy rất muốn tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi: Nói tóm lại là ai đúng ai sai trong cuộc tranh luận nói trên, hay cả hai cùng đúng một phần và sai một phần? Mà nếu vậy, thì ai đúng cái gì? Và với câu hỏi ấy, tôi miệt mài làm việc trong mấy năm, để ra được một luận án khá thú vị, được các examiner đánh giá cao, chấm điểm đạt mức 1 trong 5 mức, nói chung là nổi đình đám lắm lắm!
Với luận án tiến sĩ như vậy, khi về tôi là người phụ nữ có bằng tiến sĩ đầu tiên trong ngành giảng dạy tiếng Anh, và là người thứ hai trên cả nước có bằng tiến sĩ của ngành này (người đầu tiên là một thầy ở trường ĐH Ngoại thương, hoàn tất trước tôi 1 năm), và là tiến sĩ đầu tiên của trường ĐH KHXH-NV, vì lúc ấy hiệu trưởng hiệu phó trường tôi chỉ mới có phó tiến sĩ (chưa "lên đời"). Và tất nhiên, tôi rất háo hức muốn làm điều này điều khác, muốn cải cách, muốn thay đổi, muốn, muốn .... Để rồi, do muốn nhiều quá (toàn muốn những việc đụng chạm) tôi đã "được" điều đi nơi khác (nói thẳng ra là: đi chỗ khác chơi!), để không được làm gì liên quan trực tiếp đến tiếng Anh nữa, mà làm .... kiểm định chất lượng, cho đến giờ là 10 năm trong nghề kiểm định.
Ở nghề mới ấy, tôi cũng bắt đầu từ đầu, đúng nghĩa là từ con số 0. Mà vẫn làm được, vì lúc ấy có ai biết làm đâu! Với lợi thế tiếng Anh, tôi mò mẫm tự học, rồi tham gia các lớp đào tạo ngắn ngày của khu vực và quốc tế, rồi vừa học vừa làm ... để đến giờ cũng trở thành một loại chuyên gia. Nói cho đúng thì background về đánh giá giáo dục (đánh giá người học) của tôi cũng giúp ích chút ít. Và, lịch sử lặp lại, giờ thì tôi lại (gần như) rời hẳn nghề kiểm định rồi, để ... lại mon men quay về với nghề tiếng Anh, hic!
Quay lại, để thấy rằng những gì mình đặt ra cách đây 20 năm bây giờ mới được mọi người mò mẫm tìm đến, và hiểu chút ít. Cũng có nghĩa là chỉ riêng lĩnh vực của tôi, và lấy chính tôi làm chuẩn (!!!!) thì đã chậm ít nhất là 20 năm rồi. Vì, nói thẳng ra là thế, sau thời cải cách mạnh mẽ của cuối thập niên 80, đầu 90, thì VN lại quay ngược trở lại với quỹ đạo cũ. Lỡ tàu. Và lỡ nhiều lần lắm rồi, hu hu.
Tôi viết lăng nhăng quá, chỉ là để nguôi ngoai mà thôi. Không, nói cho đúng, tôi đã tiếc, đã xót xa cho mình, cho ngành tiếng Anh của tôi, nhưng cũng đã quên hẳn rồi. Giờ thì tôi dửng dưng lắm. Và hôm nay, nhận được cuộc gọi của người đồng nghiệp, tôi vừa thấy ... mừng vì giờ đây những gì mình nghiên cứu cách đây 20 năm đã bắt đầu có người quan tâm, nhưng ngược lại cũng thấy ... rất buồn, vì tôi đã sắp về hưu, đã rời nhà nước, và đã bỏ nghề một thời gian khá lâu rồi, uổng quá! Giá mà những đề xuất của tôi được nghe, thì ít nhất riêng ngành giảng dạy/kiểm tra đánh giá tiếng Anh của tôi đã đi được đến chỗ nào rồi chứ đâu phải lộn xộn rối rắm như thế này.
Buồn lắm, nhưng rồi tôi tự nghĩ, tôi cũng chẳng phải là người duy nhất rơi vào tình trạng này. Cha con ông nông dân giờ là đại tướng quân của Campuchia là một ví dụ. Chắc chắn là còn nhiều nữa.
Hèn gì mà ông TBT bảo, đến cuối thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở VN hay chưa. Nếu CNXH hoàn thiện được hiểu là mô hình Bắc Âu, thì tôi hoàn toàn đồng ý với ông TBT. Có cách nào đi nhanh hơn không nhỉ? À mà không được đi nhanh quá, đi trước mọi người ở VN là một bi kịch đấy!
Giống như tôi đây, các bạn ạ! Các bạn không tin ư? Đọc lại entry này một lần nữa nhé! :-D
Tôi vừa nhận được một cú điện thoại của một người đồng nghiệp lớn tuổi hơn tôi, trong nghề dạy tiếng Anh. Anh ấy hỏi xin tôi 1 copy của cuốn luận án tiến sĩ mà tôi đã hoàn tất cách đây 17 năm, năm 1997.
Tại sao giờ này lại đòi đọc luận án của tôi? Dạ, là vì nó có liên quan rất mật thiết đến đề án 2020 (đề án ngoại ngữ gần 10 ngàn tỷ mà lâu lâu báo chí vẫn nhắc đến một cách mỉa mai đấy ạ).
Tôi hoàn thành luận án đó năm 1997, và bắt đầu nó vào năm 1994. Lúc ấy, VN bắt đầu mở cửa, và mọi người bắt đầu có nhu cầu đi học ở các nước tư bản. Mà muốn được nhận học thì điều đầu tiên là phải có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ ở trình độ chấp nhận được. TOEFL 550 - paper-based - nếu đi Mỹ (thấp nhất), còn đi Anh hoặc Úc thì lúc ấy bắt đầu xuất hiện IELTS (rất mới, chỉ tồn tại chừng 1, 2 năm gì đó).
Lúc ấy, có cuộc tranh cãi nảy lửa về giá trị tương đương của 2 kỳ thi này. Miền Nam, chủ yếu là SG, thì đã biết về TOEFL từ trước năm 1975, nhưng miền Bắc thì chưa biết. Đến khi mở cửa thì do Mỹ cấm vận, không chơi với VN, nên chỉ có mấy nước như Anh, Úc mới có quan hệ, giao lưu, viện trợ giáo dục vv cho VN. Và họ đem theo cái test của họ, đó là IELTS (do Anh với Úc hợp tác để cạnh tranh với TOEFL, lúc ấy là kỳ thi gần như là duy nhất để đánh giá năng lực ngoại ngữ của sinh viên quốc tế).
Cuộc tranh cãi lúc ấy có thể tóm tắt như sau: Giới chuyên môn dạy tiếng Anh của miền Bắc, vừa xa lạ với TOEFL nên không có lý do gì để ủng hộ nó, lại vừa học theo sách của các thầy Anh - Úc nên rất chê TOEFLvì cho rằng nó là một kỳ thi thiên lệch, không đánh giá được chính xác năng lực của người học. Điều này cũng không hẳn là sai, vì TOEFL cũ không phải là một kỳ thi quá tốt - nó rất dễ luyện, nên điểm có thể cao nhưng năng lực có thể vẫn kém (tương tự với TOEIC cũ mà hiện nay VN vẫn đang sử dụng).
Còn dân miền Nam thì dù sao cũng đã quen với TOEFL và thấy nó ... hay, vả lại nếu muốn đi Mỹ thì không có cách nào khác hơn là phải học và thi TOEFL (cũ, trên giấy). Chưa kể, người ta lập luận rằng dù có luyện đi chăng nữa thì người học cũng phải có một trình độ nào đó mới có thể đạt đến số điểm đủ để đi học đại học, và TOEFL đã giúp các trường đại học Mỹ tuyển được người học phù hợp trên khắp thế giới, sao có thể xem là "dỏm" được? Ngược lại, IELTS với cách ra đề và chấm thi chủ quan (speaking và writing - và cả reading nữa, trong những phiên bản đầu của IELTS) thì điểm thi liệu có đáng tin cậy? Cứ thế, cứ thế, hai bên đả phá nhau kịch liệt.
Lúc ấy, mới ngoài 30 tuổi, tôi thấy rất muốn tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi: Nói tóm lại là ai đúng ai sai trong cuộc tranh luận nói trên, hay cả hai cùng đúng một phần và sai một phần? Mà nếu vậy, thì ai đúng cái gì? Và với câu hỏi ấy, tôi miệt mài làm việc trong mấy năm, để ra được một luận án khá thú vị, được các examiner đánh giá cao, chấm điểm đạt mức 1 trong 5 mức, nói chung là nổi đình đám lắm lắm!
Với luận án tiến sĩ như vậy, khi về tôi là người phụ nữ có bằng tiến sĩ đầu tiên trong ngành giảng dạy tiếng Anh, và là người thứ hai trên cả nước có bằng tiến sĩ của ngành này (người đầu tiên là một thầy ở trường ĐH Ngoại thương, hoàn tất trước tôi 1 năm), và là tiến sĩ đầu tiên của trường ĐH KHXH-NV, vì lúc ấy hiệu trưởng hiệu phó trường tôi chỉ mới có phó tiến sĩ (chưa "lên đời"). Và tất nhiên, tôi rất háo hức muốn làm điều này điều khác, muốn cải cách, muốn thay đổi, muốn, muốn .... Để rồi, do muốn nhiều quá (toàn muốn những việc đụng chạm) tôi đã "được" điều đi nơi khác (nói thẳng ra là: đi chỗ khác chơi!), để không được làm gì liên quan trực tiếp đến tiếng Anh nữa, mà làm .... kiểm định chất lượng, cho đến giờ là 10 năm trong nghề kiểm định.
Ở nghề mới ấy, tôi cũng bắt đầu từ đầu, đúng nghĩa là từ con số 0. Mà vẫn làm được, vì lúc ấy có ai biết làm đâu! Với lợi thế tiếng Anh, tôi mò mẫm tự học, rồi tham gia các lớp đào tạo ngắn ngày của khu vực và quốc tế, rồi vừa học vừa làm ... để đến giờ cũng trở thành một loại chuyên gia. Nói cho đúng thì background về đánh giá giáo dục (đánh giá người học) của tôi cũng giúp ích chút ít. Và, lịch sử lặp lại, giờ thì tôi lại (gần như) rời hẳn nghề kiểm định rồi, để ... lại mon men quay về với nghề tiếng Anh, hic!
Quay lại, để thấy rằng những gì mình đặt ra cách đây 20 năm bây giờ mới được mọi người mò mẫm tìm đến, và hiểu chút ít. Cũng có nghĩa là chỉ riêng lĩnh vực của tôi, và lấy chính tôi làm chuẩn (!!!!) thì đã chậm ít nhất là 20 năm rồi. Vì, nói thẳng ra là thế, sau thời cải cách mạnh mẽ của cuối thập niên 80, đầu 90, thì VN lại quay ngược trở lại với quỹ đạo cũ. Lỡ tàu. Và lỡ nhiều lần lắm rồi, hu hu.
Tôi viết lăng nhăng quá, chỉ là để nguôi ngoai mà thôi. Không, nói cho đúng, tôi đã tiếc, đã xót xa cho mình, cho ngành tiếng Anh của tôi, nhưng cũng đã quên hẳn rồi. Giờ thì tôi dửng dưng lắm. Và hôm nay, nhận được cuộc gọi của người đồng nghiệp, tôi vừa thấy ... mừng vì giờ đây những gì mình nghiên cứu cách đây 20 năm đã bắt đầu có người quan tâm, nhưng ngược lại cũng thấy ... rất buồn, vì tôi đã sắp về hưu, đã rời nhà nước, và đã bỏ nghề một thời gian khá lâu rồi, uổng quá! Giá mà những đề xuất của tôi được nghe, thì ít nhất riêng ngành giảng dạy/kiểm tra đánh giá tiếng Anh của tôi đã đi được đến chỗ nào rồi chứ đâu phải lộn xộn rối rắm như thế này.
Buồn lắm, nhưng rồi tôi tự nghĩ, tôi cũng chẳng phải là người duy nhất rơi vào tình trạng này. Cha con ông nông dân giờ là đại tướng quân của Campuchia là một ví dụ. Chắc chắn là còn nhiều nữa.
Hèn gì mà ông TBT bảo, đến cuối thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở VN hay chưa. Nếu CNXH hoàn thiện được hiểu là mô hình Bắc Âu, thì tôi hoàn toàn đồng ý với ông TBT. Có cách nào đi nhanh hơn không nhỉ? À mà không được đi nhanh quá, đi trước mọi người ở VN là một bi kịch đấy!
Giống như tôi đây, các bạn ạ! Các bạn không tin ư? Đọc lại entry này một lần nữa nhé! :-D
Sáng ra "điểm tâm" bằng một bài đầy dãy những tâm tư của chị P.Anh, thiệt tình là…ấm cả lòng. Mà, coi bộ không chỉ ấm thôi, có khi nó lấn qua khỏi ranh giới giữa ấm, và nóng cũng nên. Nói nóng lòng, lại nhớ tới câu [gần cuối] vừa đọc trong khúc tâm tình của chị - À, mà không được đi nhanh quá, đi trước mọi người ở VN là một bi kịch đấy! – tôi chắc không đủ cốt cách để có thể trở thành một người nóng lòng trong chuyện đi đứng…nhất là còn mang căn cước của một công dân CHXHCNVN.
Trả lờiXóaKhi bắt đầu gõ những ký tự đầu tiên vào ô “nhận xét”, tôi không để ý tới từ “nóng lòng” mà chỉ chăm chăm nghĩ tới thành ngữ quen thuộc “đi chỗ khác chơi” mà chị có nhắc về giai đoạn sau khi lấy bằng Tiến sĩ. Nhớ ra điều đó, để mơ hồ thấy được cái tánh lan man của mình, cũng như rất nhiều người Việt khác, bắt tay vào một việc gì đó đầy hăm hở, để rồi…khi bắt đầu, dễ bị cuốn hút bởi một thứ khác. Đúng là, một nhược điểm đáng báo động. Báo động, là nên báo động cho đám thanh niên, chứ còn…cỡ tuổi tôi thì e rằng chẳng có cơ hội để sửa sai nữa rồi.
Nói gì thì nói, cũng nên trở lại cái thành ngữ “đi chỗ khác chơi” mà tôi muốn viết như một chút tâm sự của một kẻ “văn dốt vũ dát” sống trong một thời điểm, tai một địa điểm quá ư nhiều nhiều…cay đắng và tiếc nuối.
Thành ngữ này, trong đoạn chị sử dụng, có lẽ là được chị viết ra dành cho ngôi thứ nhất của…các ông bà chức sắc tại ngôi trường của chị. Tức là, một câu thuộc mệnh lệnh cách: “Ê! Đi chỗ khác chơi.” Tôi đồ chừng, lúc ấy, chị P.Anh vẫn còn đầy nhiệt huyết của một người trẻ tuổi, đầy hào hứng của một người vừa dự tính mở ra một chương trình mang đầy tính khai phá, và…có lẽ không thiếu một chút gì đó của cảm xúc tự hào về khả năng và chí hướng của bản thân trước những trì trệ và sái quấy đầy dãy trong xã hội đương thời.
Với những yếu tố [mà tôi chủ quan cho rằng] khá là mạnh mẽ kia, thế mà sau 20 năm nhìn lại, chị chỉ nhìn thấy một hậu quả đáng ngậm ngùi sau cái câu ra lệnh kia” “Đi chỗ khác chơi!”. Đáng buồn quá phải không chị. Tôi không biết chắc rằng chị có nghĩ ngợi lan man thêm một chút, nếu câu chuyện xảy ra trong thời điểm hiện nay, thì…những câu ra lệnh kiểu ấy vẫn có thể được phát ra với liều lượng không kém mảy may, thậm chí còn mang nhiều tính răn đe hơn nữa.
Và rồi, nếu những người trí thức trẻ của chúng ta, cũng chấp nhận tuân lệnh một cách êm ả và xuôi xị y hệt như vậy, có lẽ cảm xúc đáng buồn còn nặng nề hơn gấp bội. Ngồi không, tách biệt hẳn với những va chạm thấm đẫm máu-mồ hôi-nước mắt của cái xã hội ngoài kia, rồi gõ lên những câu chữ thể hiện sự bất bình như tôi một cách đầy hào sảng quả tình là rất dễ. Biết vậy, nhưng, nếu không gõ ra, chỉ sợ…mớ mạch máu nhỏ nhít trong não tôi có thể bùng ra rách toang toác như chơi. Thành ra, nếu có gì thất thố, xúc phạm tới chị P.Anh, cho tôi xin một lời đại xá.
Lòng vòng tới lui, chẳng qua, tôi muốn nói ra điều mình nghĩ, ấy là câu ra lệnh “Đi chỗ khác chơi” thật ra, nó còn kém tác hại so với cái tâm trạng “thôi, mình đi chỗ khác chơi vậy” của chính bản thân mỗi trí thức trẻ khi bị đám quan chức quyền hành xua đuổi. Chính cái tâm trạng đầu hàng của vài ba thế hệ trí thức ở Việt nam đã vô tình chắp cánh cho đám quan chức xôi thịt điều hành cái xứ sở Việt Nam này từ đang là một đám chuột rúc rỉa kho gạo thành những con kền kền đủ sức bay lên trời cao và rình rập xác thối ở bất cứ đâu.
Trả lờiXóaCó một thời hồi còn rất trẻ ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã cảm thấy khá là ngưỡng mộ phong thái xuất-xử của nhà Nho xưa, từng mê mẩn câu “Thương giang thủy thanh hề trạc ngã anh, thương giang thủy trọc hề trạc ngã túc”…Sau đó, càng đi sâu vào những thân phận chấp nhận “đi chỗ khác chơi” của rất nhiều trí thức (Nho học cũng như Tây học) trong lịch sử nước mình, tôi càng cảm thấy chán ngán cho quan điểm một thời mình tỏ ra ngưỡng mộ.
Bản thân tôi chỉ là một gã rất chi là ươn ươn, dở thầy dở thợ, thậm chí dở cả cu-li, nên chưa bao giờ coi mình là một nhân vật nào đó để có thể tham dự vào sự thay đổi xã hội chung quanh. Có lẽ chính vì yếu tố đặc thù kể trên, thành ra có lẽ tôi càng được thể để viết những dòng chữ lổn nhổn những sắc thái trách cứ giới trí thức xứ mình chăng? Nói như vậy không sai, không chỉ không sai mà còn có thể nói là trúng quá xá trúng nữa kia. Nhưng, chị P.Anh ơi, những người trí thức như chị, tôi nghĩ, đáng ra phải mạnh mẽ hơn nữa trong việc suy nghĩ và cư xử trước những mệnh lệnh kiểu “Đi chỗ khác chơi” của đám khốn kiếp kia, dứt khoát không thể chấp nhận kiểu “Ừ, thôi thì mình đi chỗ khác chơi vậy…”
Có thể, yêu cầu của tôi là quá đáng và không đếm xỉa tới những an nguy rất đời thường của một người trí thức. Rất nhiều khi tôi cũng nghĩ rằng, người trí thức, cũng có vợ, có chồng, có cha mẹ con cái để lo lắng, bảo bọc…Tôi biết điều đó, và tôi hiểu được, cảm thông được những mối đe dọa trùm lên mỗi thân phận chúng ta trong cái xã hội nhiễu nhương này, từ chính kinh nghiệm cá nhân. Tuy nhiên, trong sâu thẳm tâm hồn, tôi vẫn đau đáu hy vọng vào những trí thức dũng cảm và mạnh mẽ, tôi nghĩ…có lẽ họ là chút hy vọng mong manh còn lại, để có thể cải thiện được những thứ tồi tệ đang ngự trị trên quê hương chúng ta.
Cách đây chừng nửa tháng, khi tranh luận với đứa em, tôi đã khá là nóng nảy khi nó cứ khăn khăn rằng, việc chống lại bất công, thay đổi xã hội là việc của những người “có điều kiện”, tài năng và quyền hành. Nó còn nhắc tới việc tôi khiến Ba tôi (một ông cụ hơn 90 tuổi) phải để tâm lo lắng cho sự an nguy của tôi trước sự đe dọa quy chụp của đám nha lại là một việc không nên, nói trắng ra là do lỗi của tôi. Nó buộc tôi phải cười khẩy mà kết thúc câu chuyện bằng câu nhận định Nguyễn Thái Học và các đồng chí nghĩa quân ở Yên Báy là một lũ ngu bởi vì họ không đủ khả năng lẫn quyền hành mà cứ theo đuổi việc chống lại sự bất công.
Chị P.Anh ơi, đúng là tôi bị món “điểm tâm” của chị mời nó ám ảnh tới mức nóng lòng rồi…Một lần nữa, xin gởi tới chị lời xin lỗi chân thành nhất từ tôi.