Câu hỏi trong tựa của entry này không phải của tôi, mà là một phần tựa gốc của bài báo ngắn bằng tiếng Anh cách đây gần 2 năm của tác giả Brendan O'Neill đăng trên tờ The Telegraph của Anh. Có thể đọc toàn bài ở đây: http://blogs.telegraph.co.uk/news/brendanoneill2/100191832/marx-hated-press-freedom-er-i-dont-think-so-he-was-its-most-passionate-champion/.
Vì đang quan tâm đến tự do báo chí, đặc biệt là từ đầu tháng 5, ngày báo chí thế giới, tình cờ tìm được mấy bài viết của chính Karl Marx viết về tự do báo chí (mà tôi đã giới thiệu một chút trên blog này) nên dù đang bận nhưng tôi cũng phải bỏ chút thời gian ngồi đọc và viết tóm tắt để lưu lại cho mình và chia sẻ với các bạn. Vậy thì đây, tóm tắt những điểm đáng lưu ý về bài báo.
Theo tác giả, ai cho rằng Marx ghét tự do báo chí thì người ấy quả là dốt nát về lịch sử. Không những không ghét, Marx còn là người ủng hộ tự do báo chí một cách hết sức nhiệt thành. Ông đã từng thú nhận rằng tự do báo chí là điều kiện căn bản mà nếu không có nó thì con người không thể tồn tại một cách đầy đủ, hoàn thiện và thỏa mãn.Ông cũng tỏ ra kinh ngạc khi thấy có một số người có thể hưởng thụ cuộc sống cho dù điều kiện sống của họ hoàn toàn không có tự do báo chí. (Xem đoạn trích tiến Anh bên dưới.)
Marx confessed his love for press freedom: "I feel that its existence is essential, that it is something which I need, without which my nature can have no full, satisfied, complete existence." He marvelled at the ability of some people, particularly those in authority, to "enjoy a complete existence even in the absence of any freedom of the press".
Tất nhiên, tự do báo chí không phải là hoàn hảo. Cũng có những điều bất tiện và bất lợi, nhưng theo Marx thì "ta không thể đòi hưởng những ưu điểm của một nền báo chí tự do mà lại không chấp nhận những điều bất tiện của nó. Không ai có thể hái được hoa hồng mà không chạm phải gai!" (Trích dẫn phía dưới.)
Of course the press is not perfect, Marx said – but "you cannot enjoy the advantages of a free press without putting up with its inconveniences. You cannot pluck the rose without its thorns!" Those wise words should be borne in mind by all those who now want to "clean up" the press and get rid of the bad bits of it.
Bài báo kết thúc bằng phần trích dẫn dài những gì Marx đã viết về tự do báo chí, đoạn mà tôi cũng đã từng trích trong bài giới thiệu của tôi trên blog này. Tác giả cho rằng đoạn trích ấy là lập luận hay nhất và mạnh mẽ nhất đã từng được viết ra để ủng hộ tự do báo chí.
Xin trích lại:
Báo chí tự do là con mắt có mặt ở khắp nơi để giám sát linh hồn của mỗi dân tộc, là hiện thân của niềm tin vào chính mình của dân tộc ấy, là mối liên kết mạnh mẽ kết nối mỗi cá nhân với nhà nước và với thế giới, là hiện thân của một nền văn hóa có khả năng biến đổi cuộc đấu tranh vật chất thành cuộc đấu tranh trí tuệ và lý tưởng hóa hình thức vật chất của nó. Đó là lời thú tội thẳng thắn của một dân tộc với chính mình, và ai cũng biết sức mạnh cứu rỗi của việc thú tội là như thế nào rồi. Đó cũng là tấm gương tinh thần trong đó một dân tộc có thể nhìn thấy chính mình, và việc tự xem xét chính mình là điều kiện đầu tiên của sự khôn ngoan. Đó là linh hồn của nhà nước, có thể được đưa vào dưới mỗi mái nhà, và rẻ hơn so với khí than. Nó toàn diện, có mặt ở mọi nơi, và toàn trí. Nó là thế giới lý tưởng luôn tuôn trào từ thế giới thực và chảy trở lại vào trong thế giới đó với những của cải thiêng liêng to lớn hơn nữa và làm đổi mới tâm hồn của thế giới này.
Nếu vậy, thì tự bao giờ và tại sao, tất cả các nước cộng sản đều không có tự do báo chí? Ở các nước này, hoàn toàn không có báo chí tư nhân, nhà báo phải chịu kiểm soát chặt chẽ, việc cấp thẻ khá khó khăn, hạn chế, từng bài báo phải chịu kiểm duyệt - mà đa số đã được tự kiểm duyệt trước đó - và tổng biên tập của mọi tờ báo đều phải là đảng viên (nếu thông tin của tôi là đúng), chịu nhiều ràng buộc vì tư cách đảng viên của mình (phải tuyệt đối phục tùng cấp trên và trung thành với tổ chức).
Tại sao, tại sao? Xin dành câu trả lời cho những người có trách nhiệm. Và thêm một câu hỏi trong danh sách những câu hỏi lớn không lời đáp của chúng ta, "thuở đất nước của Hùng Vương có Đảng ...".
Biết đến bao giờ mới có câu trả lời đây?
Vì đang quan tâm đến tự do báo chí, đặc biệt là từ đầu tháng 5, ngày báo chí thế giới, tình cờ tìm được mấy bài viết của chính Karl Marx viết về tự do báo chí (mà tôi đã giới thiệu một chút trên blog này) nên dù đang bận nhưng tôi cũng phải bỏ chút thời gian ngồi đọc và viết tóm tắt để lưu lại cho mình và chia sẻ với các bạn. Vậy thì đây, tóm tắt những điểm đáng lưu ý về bài báo.
Theo tác giả, ai cho rằng Marx ghét tự do báo chí thì người ấy quả là dốt nát về lịch sử. Không những không ghét, Marx còn là người ủng hộ tự do báo chí một cách hết sức nhiệt thành. Ông đã từng thú nhận rằng tự do báo chí là điều kiện căn bản mà nếu không có nó thì con người không thể tồn tại một cách đầy đủ, hoàn thiện và thỏa mãn.Ông cũng tỏ ra kinh ngạc khi thấy có một số người có thể hưởng thụ cuộc sống cho dù điều kiện sống của họ hoàn toàn không có tự do báo chí. (Xem đoạn trích tiến Anh bên dưới.)
Marx confessed his love for press freedom: "I feel that its existence is essential, that it is something which I need, without which my nature can have no full, satisfied, complete existence." He marvelled at the ability of some people, particularly those in authority, to "enjoy a complete existence even in the absence of any freedom of the press".
Tất nhiên, tự do báo chí không phải là hoàn hảo. Cũng có những điều bất tiện và bất lợi, nhưng theo Marx thì "ta không thể đòi hưởng những ưu điểm của một nền báo chí tự do mà lại không chấp nhận những điều bất tiện của nó. Không ai có thể hái được hoa hồng mà không chạm phải gai!" (Trích dẫn phía dưới.)
Of course the press is not perfect, Marx said – but "you cannot enjoy the advantages of a free press without putting up with its inconveniences. You cannot pluck the rose without its thorns!" Those wise words should be borne in mind by all those who now want to "clean up" the press and get rid of the bad bits of it.
Bài báo kết thúc bằng phần trích dẫn dài những gì Marx đã viết về tự do báo chí, đoạn mà tôi cũng đã từng trích trong bài giới thiệu của tôi trên blog này. Tác giả cho rằng đoạn trích ấy là lập luận hay nhất và mạnh mẽ nhất đã từng được viết ra để ủng hộ tự do báo chí.
Báo chí tự do là con mắt có mặt ở khắp nơi để giám sát linh hồn của mỗi dân tộc, là hiện thân của niềm tin vào chính mình của dân tộc ấy, là mối liên kết mạnh mẽ kết nối mỗi cá nhân với nhà nước và với thế giới, là hiện thân của một nền văn hóa có khả năng biến đổi cuộc đấu tranh vật chất thành cuộc đấu tranh trí tuệ và lý tưởng hóa hình thức vật chất của nó. Đó là lời thú tội thẳng thắn của một dân tộc với chính mình, và ai cũng biết sức mạnh cứu rỗi của việc thú tội là như thế nào rồi. Đó cũng là tấm gương tinh thần trong đó một dân tộc có thể nhìn thấy chính mình, và việc tự xem xét chính mình là điều kiện đầu tiên của sự khôn ngoan. Đó là linh hồn của nhà nước, có thể được đưa vào dưới mỗi mái nhà, và rẻ hơn so với khí than. Nó toàn diện, có mặt ở mọi nơi, và toàn trí. Nó là thế giới lý tưởng luôn tuôn trào từ thế giới thực và chảy trở lại vào trong thế giới đó với những của cải thiêng liêng to lớn hơn nữa và làm đổi mới tâm hồn của thế giới này.
Nếu vậy, thì tự bao giờ và tại sao, tất cả các nước cộng sản đều không có tự do báo chí? Ở các nước này, hoàn toàn không có báo chí tư nhân, nhà báo phải chịu kiểm soát chặt chẽ, việc cấp thẻ khá khó khăn, hạn chế, từng bài báo phải chịu kiểm duyệt - mà đa số đã được tự kiểm duyệt trước đó - và tổng biên tập của mọi tờ báo đều phải là đảng viên (nếu thông tin của tôi là đúng), chịu nhiều ràng buộc vì tư cách đảng viên của mình (phải tuyệt đối phục tùng cấp trên và trung thành với tổ chức).
Tại sao, tại sao? Xin dành câu trả lời cho những người có trách nhiệm. Và thêm một câu hỏi trong danh sách những câu hỏi lớn không lời đáp của chúng ta, "thuở đất nước của Hùng Vương có Đảng ...".
Biết đến bao giờ mới có câu trả lời đây?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đây là blog cá nhân, mong các bạn chỉ đưa những nhận xét ôn hoà, không cực đoan, không kích động hận thù, và tôn trọng sự khác biệt, để không gây rắc rối, bất lợi cho chủ blog.