Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn ngàn năm
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
Hai câu thơ mở đầu trong bài thơ "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" là hai câu thơ đẹp. Lần đầu tiên tôi được đọc bài thơ ấy là vào năm 77, 78 gì đó, năm ấy tôi đang học lớp 12 tại trường Gia Long (sau năm 1975 đổi tên là Nguyễn Thị Minh Khai).
Vì học ban Văn chương (lúc ấy gọi là ban A-B, thực ra là ban B tức là Văn - Sinh ngữ, khác với ban A là Văn - Sử; hai ban này riêng biệt nhưng vì số học sinh ít quá nên được gộp chung lại cho đủ một lớp gọi chung là ban A-B) nên môn Văn đối với chúng tôi là một môn học quan trọng, một tuần học đến 5 tiết (hình như thế), trong khi các môn khoa học tự nhiên như môn Lý chỉ học có 1 tiết/tuần, còn môn Toán - cũng là một môn quan trọng, xuất hiện trong mọi kỳ thi lớn - cũng chỉ có 3 tiết/tuần mà thôi.
Quan trọng thế, lại là bọn yêu văn chương (chẳng thế thì tại sao lại chọn học ban A-B!) nên bọn tôi rất chăm đọc văn, thơ của các nhà văn, nhà thơ "cách mạng", dù thơ của họ hay hoặc dở thì cũng thế. Và rất mừng khi được đọc/học một bài thơ, một đoạn văn hay, vì như thế chúng tôi sẽ không phải bò ra học những câu văn, lời thơ khô như ngói hoặc sống sượng, ngây ngô kiểu như "ăn đi vài con cá/dăm bảy cái chột nưa" hoặc "nhà lao mà giống gia đình" mà thời đó bọn tôi vẫn cứ phải cố gào lên để học cho thuộc.
Quay lại bài thơ của CLV. Đó là một bài thơ rất dài và không phải câu nào cũng hay; vẫn có những câu ca ngợi đảng CS và lãnh tụ quá mức theo phong cách của mấy nước cộng sản "anh em" - chẳng hạn như mấy câu "thuở đất nước của Hùng Vương có Đảng/mỗi người dân đều được thấy bác Hồ", hoặc "cho tôi sinh ra buổi Đảng dựng xây đời", "Ta tựa vào Đảng ta, lên tiếng hát" - nhưng nói chung vẫn là một bài thơ hay với nhiều ẩn dụ độc đáo, giọng điệu tự tin reo vui, lời thơ đẹp, ngôn ngữ chọn lọc, hình ảnh đẹp tươi lấp lánh .... Chỉ đọc qua một lần thôi mà bài thơ dài ấy đã được nhiều đứa trong lớp tôi thuộc hết, còn nếu không thì cũng thuộc những câu hay nhất, nổi tiếng nhất.
Những câu thơ đẹp và đầy cảm xúc như thế này làm sao mà tôi quên dược cơ chứ:
Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời,
Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá
Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời
Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ
Văn Chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi!
Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá
Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời
Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ
Văn Chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi!
hoặc:
Không ai có thể ngủ yên trong đời chật
Buổi thủy triều vẫy gọi những vầng trăng.
Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt,
Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm,
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt,
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng...
Buổi thủy triều vẫy gọi những vầng trăng.
Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt,
Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm,
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt,
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng...
Những câu thơ ấy đã đi vào lòng chúng tôi, thế hệ thanh niên miền Nam đầu tiên được hưởng nền giáo dục cách mạng. Nhắc lại một chút, hồi ấy để giúp phường và tổ dân phố có thể "quản lý" được người dân và sắp xếp họ vào các hoạt động đoàn thể cho đúng, ví dụ hội thanh niên, hội phụ nữ, đội thiếu niên tiền phong vv thì người ta đã định nghĩa "thanh niên" là lứa tuổi từ 15 đến 28. Mà năm 1975 thì tôi 15 tuổi, bắt đầu vào cấp 3, nên tôi học trọn chương trình cấp 3 trong chế độ mới, vâng tôi nói tôi là thế hệ thanh niên đầu tiên hưởng nền giáo dục cách mạng là như thế đấy.
Những câu thơ đẹp như thế đã làm cho chúng tôi yêu chế độ hơn một chút, và lạc quan hơn một chút, quên đi những bữa cơm gạo hẩm độn khoai mì hoặc bo bo của thời ấy, quên những cuộc "cải tạo công thương nghiệp" mà người ta hay gọi nôm na là "đánh tư sản", thậm chí thảng hoặc còn quên là mình là con cái của ngụy quân, ngụy quyền, quên những người thân còn đang trong trại cải tạo chưa biết đến bao giờ mới được về. Chỉ thấy đất nước đẹp vô vàn, dân tộc anh hùng, đất nước thống nhất, khó khăn nếu có chỉ là tạm thời của một đất nước vừa qua một cuộc chiến tranh lâu dài, mọi người cần phải cố gắng xây dựng đất nước, bla bla bla ....
Thậm chí, một số bạn bè của tôi là con gái mà vẫn mà xung phong đi bộ đội, đi thanh niên xung phong sau khi tốt nghiệp lớp 12, để rồi sau đó bị thương nặng, tàn phế trong chiến trường Campuchia - nhưng thôi những chuyện ấy không liên quan nên tôi sẽ không nhắc thêm ở đây. Chỉ biết, dù khó khăn không có bút mực nào tả xiết nhưng lúc ấy đối với chúng tôi câu "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" vẫn là một câu thơ rất đẹp, và dường như rất thật.
Thế rồi, từ một cô gái mười bảy bẻ gẫy sừng trâu đầu chứa đầy những câu thơ đẹp và tình cảm ngây thơ về một đất nước đẹp tươi, thống nhất, sạch bóng ngoại bang, ngây thơ tin vào một tương lai tươi sáng khi đất nước đang "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH", thoắt một cái tôi đã thành một bà già sắp về hưu, còn cô con gái út của tôi thì bây giờ lại đúng 17 tuổi, sắp vào lớp 12.
Trong thời gian dài bẵng đi mấy mươi năm ấy, biết bao điều đã thay đổi, nhưng hình như chương trình văn học của trung học phổ thông vẫn không có mấy thay đổi. Vẫn là Tố Hữu, Hồ chủ tịch, rồi thơ Chế Lan Viên với những bài thơ/tập thơ quen thuộc: Chú bé loắt choắt/cái xắc xinh xinh; Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnh/Nội thương đất Việt cảnh lầm than; và chắc chắn không thể không có bài thơ "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" mà đến giờ tôi vẫn thấy quả là một bài thơ xuất sắc.
Trong thời gian dài bẵng đi mấy mươi năm ấy, biết bao điều đã thay đổi, nhưng hình như chương trình văn học của trung học phổ thông vẫn không có mấy thay đổi. Vẫn là Tố Hữu, Hồ chủ tịch, rồi thơ Chế Lan Viên với những bài thơ/tập thơ quen thuộc: Chú bé loắt choắt/cái xắc xinh xinh; Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnh/Nội thương đất Việt cảnh lầm than; và chắc chắn không thể không có bài thơ "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" mà đến giờ tôi vẫn thấy quả là một bài thơ xuất sắc.
Chỉ có cảm xúc về bài thơ của CLV là khác. Câu thơ tuyệt vời ấy nếu ai vào lúc này đọc lên bỗng có vẻ gì đó mỉa mai. Cách đây từ mấy năm, khi Trung Quốc bắt đầu gây hấn ở Biển Đông, cắt cáp tàu dầu khí của ta, cấm ngư dân ta đánh cá, rồi bắt bớ, đánh đập ngư dân, đòi tiền chuộc ... nhưng nhà nước ta vẫn cố tình nhẫn nhịn (vì đại cục?), tôi đã nghe một phiên bản mới của câu thơ ấy: "Tổ quốc bao giờ NHỤC thế này chăng?" Nghe đau lắm, nhưng ... không phải là không đúng!
Lại có một phiên bản khác do bạn tôi "sáng chế" ra khi nghe tin người VN ăn cắp ở Mã Lai và bị trói tay, đeo bảng ghi rõ là "đồ ăn cắp", rồi bị cảnh sát áp tải ra giữa chợ cho mọi người xem, bị mọi người xúm vào đánh, chửi và cho ăn bạt tai xối xả. Vâng, bạn tôi bảo: Tổ quốc bao giờ ĐẸP MẶT thế này chăng!
Lại có một phiên bản khác do bạn tôi "sáng chế" ra khi nghe tin người VN ăn cắp ở Mã Lai và bị trói tay, đeo bảng ghi rõ là "đồ ăn cắp", rồi bị cảnh sát áp tải ra giữa chợ cho mọi người xem, bị mọi người xúm vào đánh, chửi và cho ăn bạt tai xối xả. Vâng, bạn tôi bảo: Tổ quốc bao giờ ĐẸP MẶT thế này chăng!
Nhưng hôm nay tôi đọc được mấy cái tin làm tôi chú ý. Trước hết là tuyên bố mạnh mẽ của Indonesia về vấn đề Biển Đông. Họ bảo, sẽ điều quân ủng hộ VN vì không thể để cho TQ muốn làm gì thì làm như thế. Vậy là vụ đụng độ ở Biển Đông đến nay đã kéo dài gần 2 tháng, cả thế giới thì sôi sục, không chỉ Nhật, Philippines, Mỹ, mà
giờ đây đến cả Indo cũng đứng hẳn về phía bênh vực VN.
Chỉ riêng VN thì lâu nay vẫn chẳng làm gì ngoài việc dùng lời để lên án TQ trên các phương tiện truyền thông của ... VN (well, cũng có ở nước ngoài nữa, nhưng ít lắm), dọa kiện TQ ra tòa án quốc tế "vào một thời điểm thích hợp" (nhưng không ai có thể đoán được đến khi nào mới thích hợp); hai bên vẫn gọi nhau là đồng chí, dù hai người đồng chí này hiện đang là kẻ thù của nhau. "Đồng chí thù, đồng chí bạn", có ai đó đã nói mỉa mai như thế. Quân đội VN thì từ lâu đã tuyên bố dứt khoát phải kiên trì với đường lối hòa bình, cho dù kẻ thù có khiêu khích đến cỡ nào đi nữa.
Còn Quốc hội? Mới đây có đại biểu Trương Trọng Nghĩa tha thiết đề nghị QH ra nghị quyết về Biển Đông được dư luận ủng hộ lắm, mà nghe nói là những đại biểu khác trong QH cũng rất ủng hộ, vậy ít ra QH cũng sẽ ra nghị quyết chứ? Ồ không, QH đã tuyên bố rồi: Sẽ không ra nghị quyết, vì nhiều lý do, chắc vậy, nhưng một trong những lý do ấy là ... à thì ... quy trình ra nghị quyết ở QH rắc rối, phức tạp và mất thời gian lắm lắm ....
Ồ, thì ra là vậy sao? Ra nghị quyết ở QH Việt Nam khó khăn đến thế cơ à? Kể cả trong những trường hợp khẩn cấp, nước sôi lửa bỏng, đất nước bị xâm phạm như lúc này á?
Chỉ riêng VN thì lâu nay vẫn chẳng làm gì ngoài việc dùng lời để lên án TQ trên các phương tiện truyền thông của ... VN (well, cũng có ở nước ngoài nữa, nhưng ít lắm), dọa kiện TQ ra tòa án quốc tế "vào một thời điểm thích hợp" (nhưng không ai có thể đoán được đến khi nào mới thích hợp); hai bên vẫn gọi nhau là đồng chí, dù hai người đồng chí này hiện đang là kẻ thù của nhau. "Đồng chí thù, đồng chí bạn", có ai đó đã nói mỉa mai như thế. Quân đội VN thì từ lâu đã tuyên bố dứt khoát phải kiên trì với đường lối hòa bình, cho dù kẻ thù có khiêu khích đến cỡ nào đi nữa.
Còn Quốc hội? Mới đây có đại biểu Trương Trọng Nghĩa tha thiết đề nghị QH ra nghị quyết về Biển Đông được dư luận ủng hộ lắm, mà nghe nói là những đại biểu khác trong QH cũng rất ủng hộ, vậy ít ra QH cũng sẽ ra nghị quyết chứ? Ồ không, QH đã tuyên bố rồi: Sẽ không ra nghị quyết, vì nhiều lý do, chắc vậy, nhưng một trong những lý do ấy là ... à thì ... quy trình ra nghị quyết ở QH rắc rối, phức tạp và mất thời gian lắm lắm ....
Ồ, thì ra là vậy sao? Ra nghị quyết ở QH Việt Nam khó khăn đến thế cơ à? Kể cả trong những trường hợp khẩn cấp, nước sôi lửa bỏng, đất nước bị xâm phạm như lúc này á?
Lạ quá, đúng không?
Bỗng dưng câu thơ nổi tiếng của CLV lại bật ra trong đầu tôi, lần này là phiên bản mới khác nữa:
Tổ quốc bao giờ "lạ" thế này chăng?!
"Just for yourself" có câu này hơi lạ tý:
Trả lờiXóaNếu có comment, xin sử dụng dùng ngôn từ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng những quan điểm khác biệt.[ sử dụng / dùng: Hán -Việt tương đồng. Thế này thì bao giờ mới thoát Trung" đuợc ! Hư hư...
Tổ quốc bao giờ "lạ" thế này chăng?!
Trả lờiXóaTựa đề là xuất sắc nhất.
CT Sang đã làm thay quốc hội, thay luôn cả tW Đảng nữa, thật đỡ tốn kém!
Buôn chuyện một tý: nữ sĩ Phan Thị Vàng Anh con gái rượu của họ Chế từng có lần nói chuyện với văn hữu ở một HỘi nghị nhà văn "đừng nhắc đến ba tôi nữa...", cô ấy đã biết mắc cỡ.
Không ra nghị quyết đã là “lạ” / chẳng giống ai. Nhưng cách giải thích còn “ lạ” hơn.
Trả lờiXóaÔng Nguyễn Hạnh Phúc ,Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: Thông cáo chính là tuyên bố. Tôi nghĩ rằng có thể coi đó như là tuyên bố của Quốc hội.
Ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng Quốc hội chưa ra nghị quyết riêng về Biển Đông vì tình hình chưa 'đặc biệt nghiêm trọng'.
"Còn trong trường hợp Quốc hội ra một nghị quyết riêng thì đó phải là vấn đề đặc biệt, mà Việt Nam và Trung Quốc thì không phải là đang trong tình trạng chiến tranh toàn diện."
Chị PA làm tôi nhớ lại câu thơ trong bài " Người đi tìm hình của nước
Trả lờiXóa-Đất nước đẹp vô cùng nên Bác phải ra đi
mà tôi vẫn hay đùa:
- Đất nước đẹp vô cùng, sao Bác lại ra đi ?
Tôi nghĩ cũng nên thông cảm cho những nhà thơ như CLV, khi cuối đời cũng còn vớt vát được chút liêm sĩ thông qua các bản thảo.
Đọc bài này mới biết chị P.A. với tôi cũng có điều tương hợp. Tôi trước đây cũng là dân "ban cua" (đám bạn hồi xưa chọ ghẹo dân ban C - ban văn chương sinh ngữ).
Trả lờiXóaThêm một điều tương hợp nữa, cách đây mấy năm tôi có viết một bài - tạm gọi là thơ - có nhắc tới câu thơ của CLV mà chị đã dẫn, với lời nhại: "Tổ quốc bao giờ nhục thế này chăng". Có lẽ không thú vị bằng "đẹp mặt" của chị hoặc "lạ" của anh GNLT , tuy nhiên cũng có thể gượng gạo nhận vơ là...tương hợp.
Mấy ngày nay, đọc tin tức Hongkong nóng bỏng mà cứ nghe lòng nguội lạnh chán chường sao sao khó tả...lật lại mấy bài cũ trên blog của chị để giải khuây, trúng bài này, may sao...lại thấy chút vui vui.
Cám ơn chủ blog nhiều.