Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Marx đã viết gì về tự do báo chí?

Bài này được bắt đầu viết từ ngày 3/5, nhưng do sự kiện giàn khoan nên tôi đã tạm gác lại để theo dõi tình hình Biển Đông. Giờ tình hình Biển Đông đã chuyển sang giai đoạn "trường kỳ kháng chiến" nên mới quay lại viết nốt. Chỉ là thông tin khách quan và một câu hỏi, mong mọi người góp phần giải đáp.
------------
Ngày 3/5 hàng năm là Ngày tự do báo chí. Đó là một ngày được UNESCO thừa nhận và hầu hết thế giới công nhận. Thậm chí, còn có một giải thưởng quốc tế của UNESCO về tự do báo chí gắn liền với ngày này, có thể đọc ở đây: http://www.unesco.org/new/en/communication-and-information/freedom-of-expression/press-freedom/unesco-world-press-freedom-prize/.

Một ngày quan trọng như vậy, nhưng hầu như truyền thông của VN không hề nhắc đến dù chỉ một dòng. Sao thế? Phải chăng chủ nghĩa Mác đả phá tự do báo chí, nên các nước cộng sản như VN không công nhận ngày này (và cũng không công nhận quyền này, như có thể thấy qua hiện trạng tại VN: không có báo chí tư nhân; nhiều bloggers bị đi tù do phạm phải những điều luật hạn chế, cấm đoán quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận được quy định rõ ràng trong các điều luật, ví dụ như điều 258 ...).

Trước nay tôi vẫn đinh ninh tự do báo chí là điều cấm kỵ từ lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản, nên rất bất ngờ khi đọc được một mẩu tin nói về quan niệm của Marx về tự do báo chí. Có thật là Marx ủng hộ tự do báo chí hay không nhỉ? Tôi bỏ công ra đi tìm, và trong thời đại Internet với google search ngày nay, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì cửa sẽ mở  ra ....

Đây, trên trang tư liệu về Karl Marx tại trường ĐH Quốc gia Úc: http://marxists.anu.edu.au/archive/marx/works/1842/free-press/ch05.htm. Bài viết của Marx (bằng tiếng Đức) từ năm 1842, tức là cách đây đã 172 năm rồi.

Xin dịch vài đoạn đáng lưu ý:

The censorship law, therefore, is not a law, it is a police measure; but it is a bad police measure, for it does not achieve what it intends, and it does not intend what it achieves.

Luật kiểm duyệt, vì thế, không phải là luật, mà là một biện pháp của công an; tuy nhiên nó là một biện pháp tồi, bởi nó không đạt được điều nó muốn, mà chỉ đạt được những điều nó không muốn.

If the censorship law wants to prevent freedom as something objectionable, the result is precisely the opposite. In a country of censorship, every forbidden piece of printed matter, i.e., printed without being censored, is an event. It is considered a martyr, and there is no martyr without a halo and without believers. It is regarded as an exception, and if freedom can never cease to be of value to mankind, so much the more valuable is an exception to the general lack of freedom. Every mystery has its attraction. Where public opinion is a mystery to itself, it is won over from the outset by every piece of writing that formally breaks through the mystical barriers. The censorship makes every forbidden work, whether good or bad, into an extraordinary document, whereas freedom of the press deprives every written work of an externally imposing effect. 

Nếu luật kiểm duyệt mong muốn cản trở tự do vì xem đó là điều đáng lên án, thì kết quả lại hoàn toàn trái ngược. Trong một quốc gia có kiểm duyệt, bất kỳ ấn phẩm bị cấm nào được in ra - tức thoát khỏi sự kiểm duyệt - đều trở thành một sự kiện. Nó được xem là một kẻ tử đạo, và tất nhiên không có kẻ tử đạo nào mà lại không có hào quang và tín đồ. Nó được xem là một ngoại lệ, và nếu như tự do chẳng bao giờ hết giá trị đối với nhân loại, thì sự ngoại lệ ấy lại càng được đánh giá cao trong hoàn cảnh thiếu tự do nói chung. Mỗi điều bí mật đều có sự hấp dẫn của nó. Nơi nào mà công luận là một bí mật đối với chính nó, thì nơi đó mỗi bài viết thoát ra được khỏi những rào cản bí mật sẽ là một thành công ngay từ đầu. Sự kiểm duyệt làm cho mỗi bài viết bị cấm, dù chất lượng tốt hay không tốt, đều trở thành một tài liệu độc đáo, trong khi tự do báo chí sẽ giúp mọi bài viết thoát khỏi những ràng buộc từ bên ngoài.
---
Còn đoạn này nữa, mới thực sự là "giật gân" này. Mác viết đây sao? Nghe cứ như lời trong Kinh thánh, cho thấy Mác xem "tự do báo chí" là thiêng liêng đến mức nào:

The free press is the ubiquitous vigilant eye of a people's soul, the embodiment of a people's faith in itself, the eloquent link that connects the individual with the state and the world, the embodied culture that transforms material struggles into intellectual struggles and idealises their crude material form. It is a people's frank confession to itself, and the redeeming power of confession is well known. It is the spiritual mirror in which a people can see itself, and self-examination is the first condition of wisdom. It is the spirit of the state, which can be delivered into every cottage, cheaper than coal gas. It is all-sided, ubiquitous, omniscient. It is the ideal world which always wells up out of the real world and flows back into it with ever greater spiritual riches and renews its soul. 

Báo chí tự do là con mắt có mặt ở khắp nơi để giám sát linh hồn của mỗi dân tộc, là hiện thân của niềm tin  vào chính mình của dân tộc ấy, là mối liên kết mạnh mẽ kết nối mỗi cá nhân với nhà nước và với thế giới, là hiện thân của một nền văn hóa có khả năng biến đổi cuộc đấu tranh vật chất thành cuộc đấu tranh trí tuệ và lý tưởng hóa hình thức vật chất của nó. Đó là lời thú tội thẳng thắn của một dân tộc với chính mình, và ai cũng biết sức mạnh cứu rỗi của việc thú tội là như thế nào rồi. Đó cũng là tấm gương tinh thần trong đó một dân tộc có thể nhìn thấy chính mình, và việc tự xem xét chính mình điều kiện đầu tiên của sự khôn ngoan. Đó là linh hồn của nhà nước, có thể được đưa vào dưới mỗi mái nhà, và rẻ hơn so với khí than. Nó toàn diện, có mặt ở mọi nơi, và toàn trí. Nó là thế giới lý tưởng luôn tuôn trào từ thế giới thực và chảy trở lại vào trong thế giới đó với những của cải thiêng liêng to lớn hơn nữa làm đổi mới tâm hồn của thế giới này.
------------
Vâng, như thế đấy. Rõ ràng Karl Marx ủng hộ tự do báo chí và chống lại việc kiểm duyệt báo chí như ở VN hiện nay hoặc các nước cộng sản ở Đông Âu trước đây. Nhưng vậy là sao? Chẳng  lẽ những người cộng sản miệng thì nói kiên định với chủ nghĩa Mác, nhưng tay lại làm ngược lại?

Hay là họ chưa bao giờ thực sự đọc Mác, mà chỉ đọc qua những người khác như Lenin, Stalin, Mao? Nhưng mấy ông này cũng luôn tự xưng mình là học trò của Mác kia mà. Hay ... họ chỉ lợi dụng cái tên của Mác thôi, còn bụng thì chẳng bao giờ nghĩ giống Mác cả?

Còn nếu không, thì chẳng lẽ cái archive của ĐH Quốc gia Úc lại ... đưa vào đấy những tài liệu giả mạo ư? Không có lẽ thế. Mà nếu giả mạo, thì các học giả nghiên cứu về Mác trên khắp thế giới, trong đó có VN, phải lên tiếng chứ nhỉ?

Có ai trả lời được cho tôi không? Hay câu hỏi này lại được đưa vào danh sách những câu hỏi lớn không lời đáp của tôi?

2 nhận xét:

  1. Đã có ai dịch ra tiếng Việt đâu mà đọc. Các giáo sư mác lê không có thói quen dùng ngoại ngữ!
    Marx chưa bao giờ cầm quyền, nên không biết nếu cầm quyền ông có tôn trọng tự do báo chí không? Có thể lúc viết bài này, ông chỉ trích việc kiểm duyệt và ca ngợi tự do báo chí, nhưng tự do báo chí không phải là mục đích, mà chỉ là phương tiện để ông và các đồng chí phổ biến / tuyên truyền chủ nghĩa cs. Như các phong trào đòi tự do, dân chủ do các đồng chí của ông “ giật dây” ở miền Nam trước 75.

    Trả lờiXóa

Đây là blog cá nhân, mong các bạn chỉ đưa những nhận xét ôn hoà, không cực đoan, không kích động hận thù, và tôn trọng sự khác biệt, để không gây rắc rối, bất lợi cho chủ blog.