Hôm nay là ngày Valentine, ngày Lễ Tình Nhân, một truyền thống du nhập từ phương Tây mà giờ đã trở thành phổ biến ở VN. Thì, thời đại toàn cầu hóa và thế giới phẳng mà lại.
Nhưng những ngày này cũng gợi nhớ đến một sự kiện lịch sử đau buồn mà tiếc thay giờ đây thế hệ con cái của tôi không mấy ai biết. Năm ấy, cách đây 35 năm, khi tôi chỉ vừa 19, chiến tranh chỉ vừa chấm dứt được vài năm, thì "tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới".
"Chưa yên vui cho trọn ngày
Áo lính lại khoác vào ngay
Chưa xây xong bao lâu đài
Súng thép đã ấm bàn tay
Tiếng kêu núi sông giục bước ngay ..."
Đó là những lời hát mà thế hệ của tôi ai cũng thuộc. Lệnh tổng động viên. Bạn bè tôi, nhiều người đã đậu đại học nhưng cũng trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, nhận lệnh nhập ngũ để có người không về. Có người về nhưng không lành lặn. Có người may mắn trở về nguyên vẹn, được trở lại trường và trở thành sinh viên của tôi, với tư cách một cựu chiến binh. Những ký ức mà thế hệ của tôi không ai quên được.
Gần đến ngày 17/2, bạn bè tôi đã đưa lên facebook nhiều thông tin về cuộc chiến đã qua 35 năm nay giữa VN và Trung Quốc, giờ đã lại trở thành bạn vàng, anh em, đồng chí. Tôi bất ngờ khi thấy những bài viết rất xúc động về cuộc chiến vừa được đưa lên vài giờ thì đã bị vội vàng lột xuống. Càng bất ngờ hơn khi biết ngôi trường mang tên Hoàng Thị Hồng Chiêm, liệt sĩ trong cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược năm 1979, mấy năm nay đã bị đổi lại để trở thành tên cũ, trường Bình Ngọc (hình như thế?). Tại sao người ta lại làm như vậy, quả tình tôi không thể nào hiểu được. Mặc dù tôi biết, chính quyền có những điều khó nói. Nhưng lẽ nào bạn vàng của chúng ta lại can thiệp vào những việc chi tiết đến như thế ư?
Lẩn thẩn, tôi làm thơ. Một bài thơ buồn, làm vào ngày Lễ Tình Nhân, một ngày lẽ ra phải vui. Bài thơ cho ngày mười bảy tháng hai, ngày mở đầu cuộc chiến khốc liệt mà dù ai có cố tình quên đi thì vẫn cứ nóng bỏng trong ký ức mọi người.
---------------
Đất nước tôi, năm hai ngàn không trăm mười bốn
Nhưng những ngày này cũng gợi nhớ đến một sự kiện lịch sử đau buồn mà tiếc thay giờ đây thế hệ con cái của tôi không mấy ai biết. Năm ấy, cách đây 35 năm, khi tôi chỉ vừa 19, chiến tranh chỉ vừa chấm dứt được vài năm, thì "tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới".
"Chưa yên vui cho trọn ngày
Áo lính lại khoác vào ngay
Chưa xây xong bao lâu đài
Súng thép đã ấm bàn tay
Tiếng kêu núi sông giục bước ngay ..."
Đó là những lời hát mà thế hệ của tôi ai cũng thuộc. Lệnh tổng động viên. Bạn bè tôi, nhiều người đã đậu đại học nhưng cũng trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, nhận lệnh nhập ngũ để có người không về. Có người về nhưng không lành lặn. Có người may mắn trở về nguyên vẹn, được trở lại trường và trở thành sinh viên của tôi, với tư cách một cựu chiến binh. Những ký ức mà thế hệ của tôi không ai quên được.
Gần đến ngày 17/2, bạn bè tôi đã đưa lên facebook nhiều thông tin về cuộc chiến đã qua 35 năm nay giữa VN và Trung Quốc, giờ đã lại trở thành bạn vàng, anh em, đồng chí. Tôi bất ngờ khi thấy những bài viết rất xúc động về cuộc chiến vừa được đưa lên vài giờ thì đã bị vội vàng lột xuống. Càng bất ngờ hơn khi biết ngôi trường mang tên Hoàng Thị Hồng Chiêm, liệt sĩ trong cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược năm 1979, mấy năm nay đã bị đổi lại để trở thành tên cũ, trường Bình Ngọc (hình như thế?). Tại sao người ta lại làm như vậy, quả tình tôi không thể nào hiểu được. Mặc dù tôi biết, chính quyền có những điều khó nói. Nhưng lẽ nào bạn vàng của chúng ta lại can thiệp vào những việc chi tiết đến như thế ư?
Lẩn thẩn, tôi làm thơ. Một bài thơ buồn, làm vào ngày Lễ Tình Nhân, một ngày lẽ ra phải vui. Bài thơ cho ngày mười bảy tháng hai, ngày mở đầu cuộc chiến khốc liệt mà dù ai có cố tình quên đi thì vẫn cứ nóng bỏng trong ký ức mọi người.
---------------
Đất nước tôi, năm hai ngàn không trăm mười bốn
Đất nước lạ lùng
Đất nước của những vị anh hùng
Không tiếc thân mình, anh dũng chống ngoại xâm
Để được chính quyền chối bỏ
Đất nước có màu hoa gạo đỏ
Đỏ lạ lùng, như máu rỏ từ tim
Đất nước của bạt ngàn hoa sim
Phủ tím trời phía bắc
Nơi kẻ xâm lăng không còn là giặc
Mà đã hóa bạn vàng
Đất nước hiên ngang
Hai phen bon ngựa đá
Giang sơn vững vàng muôn thuở
Giờ đến nỗi này ư?
Đất nước của Hòn Vọng Phu
Của những Triệu, Trưng, của Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Lợi
Của Hoàng Thị Hồng Chiêm, của Lê Đình Chinh
(Những cái tên giờ có người không muốn nghe nhắc lại)
Đất nước ấy ở đâu?
Đất nước của những nỗi đau
Chưa kịp thốt ra đã bị ai bịt miệng
Để chỉ còn những lời uất nghẹn
Đất nước có đỉnh Pò Hèn
Giờ hỏi ra, mấy ai còn biết.
Đất nước bị đô hộ ngàn năm mà kẻ thù không thể diệt
Đất nước ấy đâu rồi?
Đất nước của tôi
Giờ nhìn quanh, sao quá nhiều Ích Tắc?
Mình là một người lính trong hàng vạn người lính , đã trực tiếp tham gia chiến đấu chống quân Trung quốc ngay từ những ngày đầu.Nhiều đồng đội của mình đã nằm lại nơi miền biên ải. Ngày đó đất nước cực kỳ khó khăn , nhưng vượt lên trên đó là tình thần ngoan cường quả cảm của những người con đất .Có đôi lời gửi những đồng đội đã ngã xuống vì tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc.
Trả lờiXóa" Nơi các anh nằm"
Thăm thẳm đồi chiều màu hoa sim tím.
Hết bình minh rồi hoàng hôn sắc lịm.
Tuổi thanh xuân anh gửi lại cho đời.
Mấy mươi rồi năm rồi bom đạn xa khơi.
Các anh hát gì giữa tím màu yên lặng.
Bản tình ca đêm hành quân thức trắng.
Khúc hát yêu thương anh gửi lại quê nhà .
Dấu chân mòn bên giếng nước gốc đa.
Anh để lại trong lòng người tất cả.
Nụ cười hai mươi nhựa tràn sắc lá.
Hoa tím nơi nào nỗi nhớ mênh mang.
Mùa xuân lại về mang sợi nắng lang thang.
Sưởi ấm đại ngàn nơi anh nằm lại.
Sưởi ấm tuổi 20 thuộc về anh mãi mãi.
Hoa tím nguyên màu như chốn bình yên.
Giờ đây Ích Tắc đang lãnh đạo. Cấm nói nhiều, bọn nhân dân bây giờ toàn "suy thoái đạo đức " hết cả rồi.
XóaBài thơ hay quá, nhưng “ nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào” ( mượn lời N Du).
Trả lờiXóaRiêng câu cuối “……, sao thấy toàn Ích Tắc?” chỉ phù hợp với những người “ nối bước Ích Tắc” ( mà chắc gì họ đã đọc). Còn với mọi người khác, xin có ý kiến nhỏ: (1), thay chữ “toàn” bằng “ nhiều/ lắm” ( “một bộ phận không nhỏ” theo cách nói của một số người.(2). đọc câu cuối là “Giờ trong tay Ích Tắc!”
Tú Đoàn.
Thực ra cuộc chiến tranh biên giới phía bắc mãi cuối năm 1989 mới coi là kết thúc.Mà ác liệt nhất là các trận đánh diễn ra vào ngày 12/7/1984 tại điểm cao 1509 thuộc huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang bây giờ.Lính bộ binh ta chiến đấu ngoan cường giành giật với quân Trung Quốc từng ụ đất góc chiến hào.Những ai đã từng chiến đấu ở Vị Xuyên mới thấy được khó khăn thiếu thốn của người lính lúc bấy giờ.Trong khi đó chỉ cách mặt trận 20km phía sau là cuộc sống phồn hoa đô thị. Khi đó ở trên chốt những người lính nửa tháng trời không tắm khổ nhất là mùa này quần áo lúc nào cũng ẩm ướt bệnh hắc lào ghẻ lở đầy mình.Nhân dịp 30 năm trở lại chiến trường xưa Võ Thu Thủy có viết một bài thơ nói về những ngày ác liệt đó.
Trả lờiXóa''....Vẫn biết rằng nơi đâu có chiến tranh.
Là nơi đó đầu rơi máu chảy.
Nhưng tôi vẫn không tin vào điều đó.
Nếu không còn các anh ,những nhân chứng sống anh hùng.
Chỉ một ngày mà máu đỏ thành sông.
Mười hai tháng bảy tiếng xung phong ,chìm trong tầm pháo địch
Mấy trăm nụ cười mới tươi nói hôm qua! Mà nay vụt tắt.
Khói đạn xới tung mảnh đất Vị Xuyên.
Khói lửa mịt mù Yên Ngựa Không Tên,
Cao điểm đất 300 ,685,khu E Sân Bóng.
Cối 60 băm nát chiến hào.
Súng địch nặng rồi ,bạn ở nơi nao?
Miệng Đắng ngắt mà mắt trào máu đỏ.
Tìm đồng đội thân vùi trong đá cỏ ,
Mà ruột gan còn vắt tréo trên cây.
Bao đau thương uất hận tràn đầy.
Yêu sự sống chẳng sọ gì phải chết.
Vì Tổ Quốc bừng lên khí tiết.
Hy sinh rồi vẫn ôm chặt đất biên cương...."
(Hiện nay vẫn còn nhiều đồng đội tôi còn nằm lại trên một ngọn đồi hay lòng khe nào đó mà chưa tìm thấy)Thắp một nén hương cho các anh.
Cũng vào năm này, ngày 30/04/1979 tôi tình nguyện lên đường nhập ngũ vì là đoàn viên - Tôi có chiều cao và khỏe mạnh, cộng thêm vì những lẽ gì đó mà được tuyển chọn vào Công an nhân dân vũ trang. Tôi không được trực tiếp cầm súng đánh giặc mà làm những công việc khác nhưng cũng là để phục vụ Tổ quốc này.
Trả lờiXóaGiờ đây, đất nước, Tổ quốc nghe sao mơ hồ khi chính những cựu chiến binh, mẹ liệt sĩ, bà mẹ VN anh hùng âm thầm vỡ mộng về một lý tưởng phù phiếm bị người ta nhân danh chỉ để thu vén đặc quyền đặc lợi.
Do đó chúng ta sẽ không ngạc nhiên về lòng dân, cũng không ngạc nhiên về bè bạn anh em. Hãy chỉ ngạc nhiên về những kẻ mặt dày làm đúng những điều mà xưa nay lý luận phương tây và phương đông cùng thống nhất hội tụ : kẻ có quyền mà vô đạo thì đất nước tan hoang !
Cám ơn chị Phương Anh đã công bố bài thơ,cho tôi hiểu thêm về tấm lòng một người Việt nam yêu nước.Chị cho phép tôi post theo comment này bài thơ, tấm lòng tôi viết từ năm cũ, mãi đến giờ cũng thật sự không thể hiểu vì lẽ gì mà giới chóp bu lại hành động như vậy, họ nghĩ gì về truyền thống tổ tiên mình ? Chị đã nói thay cho nhiều người rồi, Họ muốn nhân dân quay mặt với họ thì đâu có khó gì,chúc chị khỏe.
Trả lờiXóaNgày quốc hận đau thương
Không thể ví ngày này là ngày vinh quang dân tộc
Đây là một ngày quốc hận, đau thương,
Đây là ngày máu đỏ nhuốm biên cương
Ngày bạn tôi ra đi không trở lại.
Máu đã đổ rồi, ai thành , ai bại ?
Chỉ những hờn căm, chỉ những mất còn.
Dẫu có thêm vào trang sử một dấu son
Cũng đã đổi bằng bao nhiêu trai trẻ.
Xương đồng đội còn phơi ngoài chiến địa
Nước mắt mẹ già chưa ráo tận hôm nay
Hải đảo, biên cương còn nằm trong tay giặc
Sao có thể quên đau đớn, hận uất này ?
Ta yêu hòa bình, ta không thích chiến trận
Ta muốn có bạn bè, ta muốn có anh em
Ta không muốn máu đổ thêm nhiều nữa
Nhưng kẻ cựu thù thì không thể nào quên.
Ai đục bỏ những tượng đài nơi biên giới
Ai bắt nhân dân không được mở mồm
Ai đã mượn mười sáu chữ vàng giả dối
Để giữ độc quyền một góc đế vương ?
17-2 là một ngày lịch sử đau thương
Xin đừng quên, xin đừng vô cảm
Người ngả xuống đã vì người đang sống
Một nén hương thơm sao cấm cản hỡi người ?*
Lũ sói bên kia đang múa gươm rồi
Chẳng nhẽ chúng ta ươn hèn, bạc nhược?
Không ! dân tộc này không quen khuất phục,
Chúng bay đừng quên bài học của tổ tiên...
Một nén hương lòng tưởng nhớ những anh em
Đã ngã xuống nơi biên cương tổ quốc
Chấp nhận hy sinh vì tình yêu đất nước
Không toan tính thiệt hơn, không lý thuyết hão huyền.
Tôi nợ các anh những ngày tháng hòa bình
Không dám sống , chỉ cuộn mình trong vỏ ốc,
Có nỗi sợ mơ hồ không dễ gì xóa được
Có cái hèn len lõi ở khắp nơi.
Xuân Lộc
Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc tháng 2 năm 1979 là cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc ta .Nó cũng như bao cuộc chiến tranh của dân tộc Việt Nam không chịu khất phục trước kẻ thù.Tướng Dương Đắc Trí của Trung Quốc từng huênh hoang tuyên bố sáng ăn cơm ở Lạng Sơn chiều tối ăn cơm ở Hà Nội .Nhưng chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt cảm tử của quân và dân 6 tỉnh biên giới phía bắc mà chủ yếu là bộ đội địa phương ,công an vũ trang và dân quân .Với tương quan lực lượng một chọi 20 thậm chí có nơi đến 30 như ở pháo đài Đồng Đăng.Khi không đạt được kế hoạch và mục tiêu đề ra ,Với lại lúc này ta đã điều các quân đoàn chủ lực từ Cam Pu Chia về án ngữ ở các hướng chủ yếu và chuẩn bị tổng phản công thì Trung Quốc tuyên bố rút quân. Người ta thường bảo khép lại quá khứ hướng đến tương lai .Song sự thật vẫn là sự thật hãy trả lại lịch sử cho cuộc chiến tranh này .Như thế oan hồn của những người lính đã hy sinh trong cuộc chiên tranh này mới được thanh thản.(Cảm ơn Phương Anh đã cho chúng tôi biết sự thật về cuộc chiến tranh này)
Trả lờiXóaNếu nhà nước CSVN kiên quyết không cho kỷ niệm ngày chiến tranh biên giới phía bắc chống Tàu cộng xâm lược (17/9/79- 17/9/14) Thì các tướng lảnh của QĐ CSVN nghĩ gì ? Các vị nắm giử QĐ để làm gì ? Các vị chiến đấu và chết cho ai?
Trả lờiXóaKính tặng các đồng đội sư đoàn 313 đã từng chốt giữ điểm cao 1509 bình độ 600 cao điểm 772.
Trả lờiXóaAnh còn nhớ những ngày trên chốt.
Cả tháng trời không một phút ngủ yên.
Tóc rối bời râu cứ mọc dài thêm.
Không tắm gội mắt thâm quầng thiếu ngủ.
Gác trời biên cương trong lòng ấp ủ.
Đuổi giặc xong rồi trở lại giảng đường xưa.
Lãng tử xin sửa một chữ nha:
Trả lờiXóa1/ Hôm nay là ngày Valentine, ngày Lễ Tình Nhân, một truyền thống du nhập từ phương Tây mà giờ đã trở nên vô cùng phổ biến ở VN...
LÃNG TỬ xin đọc là: hôm nay là ngày Valentine, ngày Lễ Tình Nhân, một truyền thống du nhập từ phương Tây mà giờ đã trở nên kHÁ phổ biến ở VN...
2/
"Đất nước của tôi
Giờ nhìn quanh, sao thấy toàn Ích Tắc? "
bớt một chút` > Giờ nhìn quanh sao thấy nhiều Ích Tắc".
Càng bất ngờ hơn khi biết ngôi trường mang tên Hoàng Thị Hồng Chiêm, liệt sĩ trong cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược năm 1979, mấy năm nay đã bị đổi lại để trở thành tên cũ, trường Bình Ngọc (hình như thế?)
Trả lờiXóa...
Điều này là sự thật, không phải là hình như đâu ạh !
Năm 1984, trường tên là Hoàng Thị Hồng Chiêm, đến khoảng 2008 đổi tên thành Bình Ngọc.
đây: http://www.vietask.com/web/Danh-ba.asp?module=31&cid=14&subid=364&nid=204484&B%C3%8CNH%20NG%E1%BB%8CC%20-%20TR%C6%AF%E1%BB%9CNG%20THCS%20B%C3%8CNH%20NG%E1%BB%8CC
đây:
"Đỗ Thông - tỉnh Quảng Ninh
www.quangninh.gov.vn/files/VBPQ/37509/QĐ%20190.doc
QUYẾT ĐỊNH. Về việc phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình Trường trung học cơ sở Bình Ngọc, xã Bình Ngọc, thành phố Móng Cái. UỶ BAN ..."
Dowload https://www.google.com.vn/search?q=tr%C6%B0%E1%BB%9Dng+THCS+b%C3%ACnh+Ng%E1%BB%8Dc&oq=tr%C6%B0%E1%BB%9Dng+THCS+b%C3%ACnh+Ng%E1%BB%8Dc&aqs=chrome..69i57.9477j0j4&sourceid=chrome&ie=UTF-8#q=tr%C6%B0%E1%BB%9Dng+trung+h%E1%BB%8Dc+c%C6%A1+s%E1%BB%9F+b%C3%ACnh+Ng%E1%BB%8Dc
xuống sẽ thấy ạh !
Người ta đã rất hân hoan tổ chức khiêu vũ kìa chị P.Anh ạ. Thôi, thì cũng cố mà nghĩ rằng đấy cũng là một kiểu kỷ niệm để...không quên lịch sử.
Trả lờiXóaCùng tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh!
Trả lờiXóaniềng răng
Xem hình tháy các mợ và các cậu dân nhập cư vào Hà Nội giống như những con chó nhảy bàn độc múa may quay cuồng động cỡn thấy tởm qúa và nôn thốc nôn tháo.
Trả lờiXóaNhá quê răng đen mã tấu biốn đời cũng không rửa đuợc cái răng đen mã tấu.
Vừa biết tin bolog Giang Nam lãng tử đóng hôm qua, buồn nẫu!
Trả lờiXóaChị P.Anh ơi. Mục phản hồi ở blog của chị giờ cũng chấp nhận quảng cáo nữa ư?
Trả lờiXóaĐã xóa. Cám ơn anh. Là do không đọc kỹ nên mới chấp nhận (cứ tưởng chỉ có lời chúc ...).
XóaCố Quận : Bài này posted lên ngày 14/2, còn 4 ngày nữa là tròn 1 tháng tuổi....vẫn đứng trên cùng !!!
Trả lờiXóaChị P.Anh hình như có "giải trình" một lần rồi, lúc này tung tẩy bên "Phây" là chủ yếu...thành ra blog hơi bị bỏ bê...
XóaPhải thông cảm thôi, người ơi...
LĐVN bây giờ rặt một lũ ngu dốt, tham lam, bán nước!
Trả lờiXóa