Bài này tôi viết sau khi tình cờ đọc bài viết mới đây của Người Buôn Gió. Trong bài viết ấy, NBG đề cập đến việc báo chí VN dùng từ "nhà hoạt động" để chỉ mấy người TQ có những hành động liên quan đến việc tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung và Nhật, và than thở rằng nếu người VN thực hiện những hành động tương tự như vậy ở VN thì lại bị báo chí Việt xem là "kẻ phản động".
Tôi viết để tranh luận với anh NBG cho ra nhẽ, vì tôi cho rằng anh NBG than thở như thế là hoàn toàn không đúng. Rất có thể là anh ấy không hiểu tiếng Anh, hoặc đúng hơn là không hiểu tiếng Việt và văn hóa sử dụng ngôn ngữ ở VN. Các bạn cứ xem ở dưới đây sẽ rõ.
"Nhà hoạt động" là từ được nhiều người xem là tương đương trong tiếng Việt của từ "activist" trong tiếng Anh. Nhưng thật ra, theo tôi thì đấy là do người ta dịch từ-đối- từ (word-for-word) như thế thôi, chứ cụm từ "nhà hoạt động" không phải lúc nào cũng có thể là từ tương đương của từ "activist" trong tiếng Anh được. Nó có thể là một từ khác, và từ ấy hoàn toàn có thể là "kẻ phản động"
Muốn biết tại sao lại như vậy thì trước hết cần phải giải thích từ "activist" theo nghĩa gốc trong tiếng Anh của nó cái đã. Thử tìm định nghĩa của từ activist trong một cuốn từ điển phổ biến, ví dụ như trong cuốn Macmillan Dictionary (phiên bản trên mạng), tôi có được định nghĩa sau:
someone who takes part in activities that are intended to achieve political or social change, especiallysomeone who is a member of an organization.
Tạm dịch: "người có tham gia các hoạt động nhằm mục đích đem lại sự thay đổi chính trị hoặc xã hội, đặc biệt những người là thành viên của một tổ chức."
Với định nghĩa như vậy thì tại sao tôi lại cho rằng không thể dịch từ này là "nhà hoạt động" được nhỉ? Lời giải thích sẽ có ngay dưới đây thôi.
Quả đúng là từ "activist" có cùng gốc với các từ act (hành động), action (hành động, hoạt động), active (tích cực, thiên về hành động), hoặc activities (hoạt động). Nhưng đâu có phải hành động/ hoạt động nào cũng là hành động/ hoạt động cơ chứ? Còn phải xem hành động/ hoạt động ấy là cái loại hoạt động gì, rồi mới có thể quyết định cách dịch chứ, đúng không các bạn, đặc biệt là những người đã từng được hưởng một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa giống như tôi ấy?
Sẽ có người - hoặc chưa được học hành dưới mái trường XHCN, hoặc đã có vinh dự ấy rồi nhưng lại mất cảnh giác - bảo rằng, activist là activist, dịch ra tiếng Việt vẫn là nhà hoạt động, còn họ hoạt động cái gì thì lại là chuyện khác, đâu có liên quan gì đến ngôn ngữ nhỉ? Nói như thế, tức là bạn đã quên rằng nền giáo dục của ta, báo chí của ta, văn học của ta, và nói chung là toàn xã hội của ta, luôn phải quan tâm đến tính Đảng, tính giai cấp, tính quần chúng, tính nhân dân, tính dân tộc, và các tính gì nữa đấy mà tôi cũng chẳng nhớ hết dược.
Nhưng không nhớ hết cũng không sao, đã có cách để nhớ. Thực ra, chỉ cần nhớ một điều thôi: "tính Đảng" là quan trọng nhất! Mà "có tính Đảng" có nghĩa là hoàn toàn tin Đảng, theo Đảng, yêu Đảng, Đảng bao đánh là đánh, Đảng bảo im là im. Ví dụ, im không nhắc đến cuộc chiến tàn khốc năm 1979 ở các tỉnh biên giới phía Bắc của đất nước để chống lại "quân xâm lược dã man" - lời một bài hát của thời ấy - vì bây giờ kẻ thù ấy của ngày ấy nay lại đang là người thầy, người bạn, người đồng chí, người anh em 16 vàng 4 tốt dù suốt ngày đánh bắt ngư dân của ta, chiếm biển đảo của ta. Thì, Đảng bảo thế mà lại.
Nhưng, sốt ruột quá đi, tóm lại là tại sao "activist" không phải lúc nào cũng có thể dịch là "nhà hoạt động" nhỉ? Hượm đã, các cứ bình tĩnh để cho tôi chứng minh chứ. Bây giờ bạn thử gõ vào google search để tìm các cụm từ có chứa từ "activist" theo cú pháp như sau nhé: "*.* activist" (đọc là: mở ngoặc kép - sao chấm sao - khoảng cách - activist - đóng ngoặc kép).
Rồi chưa? Vậy bạn thấy những gì?
Bạn sẽ thấy từ activist trong tiếng Anh được dùng rất rộng rãi trong rất nhiều cụm từ ghép để chỉ rất nhiều loại hoạt động khác nhau. Này nhé, "earth activist" là những người hoạt động vì trái đất, tức là hoạt động môi trường. Cái này có lẽ có thể dịch là "nhà hoạt động môi trường" được đấy. Một từ đồng nghĩa với từ này là "environmental activist".
Những loại activist thường gặp khác là "women's rights activist", có thể dịch là "nhà hoạt động nữ quyền", rồi lại có "gay rights activist" là những người hoạt động vì quyền lợi cùa những người đồng tính nam. Tuy nhiên, cụm từ này hơi khó dịch đây vì nếu dịch từng chữ thì sẽ dịch ra thành "nhà hoạt động quyền đồng tính nam", khó hiểu quá phải không? Nhưng thôi,dù sao thì trong những trường hợp này cụm từ "nhà hoạt động" có lẽ cũng tạm chấp nhận được.
Rồi lại có "democracy activist", "human rights activist" mà báo chí hải ngoại hay dịch là "nhà hoạt động dân chủ" hoặc "nhà hoạt động nhân quyền". Hừ hừ, chỗ này thì hơi khó quyết định đây. Vì dân chủ, hay nhân quyền, thì cần phải hỏi rõ là dân chủ hay nhân quyền theo định nghĩa của ai chứ? Chẳng hạn như về vấn đề nhân quyền, bọn "thế lực thù địch" ở nước ngoài hay nói VN vi phạm nhân quyền, tất nhiên theo định nghĩa của chúng.
Thế nhưng nhà nước ta thì lại luôn khẳng định là VN rất tôn trọng nhân quyền. Nhưng "nhân quyền" theo định nghĩa của VN thì có những yếu tố đặc thù chứ không thể nào giống định nghĩa của phương Tây được. Vì khác với chúng, VN ta có sự lãnh đạo vô cùng sáng suốt của Đảng kính yêu, nên mấy cái gọi là tự do, dân chủ này đều phải khác.
Cũng vậy đối với "dân chủ", là cái mà bọn tư bản cứ tưởng rằng chúng hơn ta, cho đến khi PCT nước Nguyễn Thị Doan phải bảo vào mặt rằng chúng ta (tức là VN) dân chủ gấp vạn lần xã hội phương Tây (chắc có cả Mỹ ở trong đó nữa chứ nhỉ) rồi mới kinh ngạc và không dám hó hé gì nữa.
Nói một cách ngắn gọn, ở VN thì dân chủ và nhân quyền đã rất cao, cao đến thừa mứa, đến chán ói ra, nên chẳng ai quan tâm đến nữa. Cho nên rõ ràng là ở chế độ ta chẳng có ai buồn đi hoạt động để đòi tự do, dân chủ, nhân quyền gì cả. Nếu có, thì chắc chỉ có bọn phản động, muốn chống chính sách của nhà nước mà thôi.
Nhưng NBG không nhắc đến những người đòi tự do, dân chủ, nhân quyền, mà là chủ quyền của đất nước cơ mà? Ôi trời, NBG ơi là NBG, chủ quyền thì cũng rứa, ở VN mà đòi chủ quyền và chống TQ thì không hề giống mấy người TQ hoạt động đòi chủ quyền mấy hòn đảo mà nhà nước họ đang giành với Nhật được đâu. Mấy người ấy họ hoạt động đòi chủ quyền biển đảo ở những hòn đảo mà thực ra nước họ không có chủ quyền, nhưng họ có tính Đảng vì Đảng của họ có chủ trương và tạo điều kiện cho họ làm thế.
Còn ở nước mình, dân mình thì đòi biểu tình chống TQ xâm lược và đòi giành lại biển đảo của mình. Nhưng điều ấy lại làm sứt mẻ tinh thần đoàn kết giữa hai dân tộc, đi ngược lại với chủ trương của Đảng ta (không phải Đảng nó; nó ở đây là TQ đấy ạ, và nó chẳng sợ sứt mẻ tình hữu nghị gì ráo). Thế mà anh NBG lại đòi báo chí mình gọi những người ấy một cách tử tế sang trọng là "nhà hoạt động" làm sao có thể được cơ chứ?
Tóm lại là, NBG ạ, "activist" có phải là nhà hoạt động hay không thì phải xét đến tính Đảng, hiểu rõ chưa? Nếu không có tính Đảng, thậm chí lại còn có ý góp ý, phê bình Đảng, thì gọi là "kẻ phản động" là đúng quá rồi, còn oan ức nỗi gì nữa chứ?
Tôi viết để tranh luận với anh NBG cho ra nhẽ, vì tôi cho rằng anh NBG than thở như thế là hoàn toàn không đúng. Rất có thể là anh ấy không hiểu tiếng Anh, hoặc đúng hơn là không hiểu tiếng Việt và văn hóa sử dụng ngôn ngữ ở VN. Các bạn cứ xem ở dưới đây sẽ rõ.
"Nhà hoạt động" là từ được nhiều người xem là tương đương trong tiếng Việt của từ "activist" trong tiếng Anh. Nhưng thật ra, theo tôi thì đấy là do người ta dịch từ-đối- từ (word-for-word) như thế thôi, chứ cụm từ "nhà hoạt động" không phải lúc nào cũng có thể là từ tương đương của từ "activist" trong tiếng Anh được. Nó có thể là một từ khác, và từ ấy hoàn toàn có thể là "kẻ phản động"
Muốn biết tại sao lại như vậy thì trước hết cần phải giải thích từ "activist" theo nghĩa gốc trong tiếng Anh của nó cái đã. Thử tìm định nghĩa của từ activist trong một cuốn từ điển phổ biến, ví dụ như trong cuốn Macmillan Dictionary (phiên bản trên mạng), tôi có được định nghĩa sau:
someone who takes part in activities that are intended to achieve political or social change, especiallysomeone who is a member of an organization.
Tạm dịch: "người có tham gia các hoạt động nhằm mục đích đem lại sự thay đổi chính trị hoặc xã hội, đặc biệt những người là thành viên của một tổ chức."
Với định nghĩa như vậy thì tại sao tôi lại cho rằng không thể dịch từ này là "nhà hoạt động" được nhỉ? Lời giải thích sẽ có ngay dưới đây thôi.
Quả đúng là từ "activist" có cùng gốc với các từ act (hành động), action (hành động, hoạt động), active (tích cực, thiên về hành động), hoặc activities (hoạt động). Nhưng đâu có phải hành động/ hoạt động nào cũng là hành động/ hoạt động cơ chứ? Còn phải xem hành động/ hoạt động ấy là cái loại hoạt động gì, rồi mới có thể quyết định cách dịch chứ, đúng không các bạn, đặc biệt là những người đã từng được hưởng một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa giống như tôi ấy?
Sẽ có người - hoặc chưa được học hành dưới mái trường XHCN, hoặc đã có vinh dự ấy rồi nhưng lại mất cảnh giác - bảo rằng, activist là activist, dịch ra tiếng Việt vẫn là nhà hoạt động, còn họ hoạt động cái gì thì lại là chuyện khác, đâu có liên quan gì đến ngôn ngữ nhỉ? Nói như thế, tức là bạn đã quên rằng nền giáo dục của ta, báo chí của ta, văn học của ta, và nói chung là toàn xã hội của ta, luôn phải quan tâm đến tính Đảng, tính giai cấp, tính quần chúng, tính nhân dân, tính dân tộc, và các tính gì nữa đấy mà tôi cũng chẳng nhớ hết dược.
Nhưng không nhớ hết cũng không sao, đã có cách để nhớ. Thực ra, chỉ cần nhớ một điều thôi: "tính Đảng" là quan trọng nhất! Mà "có tính Đảng" có nghĩa là hoàn toàn tin Đảng, theo Đảng, yêu Đảng, Đảng bao đánh là đánh, Đảng bảo im là im. Ví dụ, im không nhắc đến cuộc chiến tàn khốc năm 1979 ở các tỉnh biên giới phía Bắc của đất nước để chống lại "quân xâm lược dã man" - lời một bài hát của thời ấy - vì bây giờ kẻ thù ấy của ngày ấy nay lại đang là người thầy, người bạn, người đồng chí, người anh em 16 vàng 4 tốt dù suốt ngày đánh bắt ngư dân của ta, chiếm biển đảo của ta. Thì, Đảng bảo thế mà lại.
Nhưng, sốt ruột quá đi, tóm lại là tại sao "activist" không phải lúc nào cũng có thể dịch là "nhà hoạt động" nhỉ? Hượm đã, các cứ bình tĩnh để cho tôi chứng minh chứ. Bây giờ bạn thử gõ vào google search để tìm các cụm từ có chứa từ "activist" theo cú pháp như sau nhé: "*.* activist" (đọc là: mở ngoặc kép - sao chấm sao - khoảng cách - activist - đóng ngoặc kép).
Rồi chưa? Vậy bạn thấy những gì?
Bạn sẽ thấy từ activist trong tiếng Anh được dùng rất rộng rãi trong rất nhiều cụm từ ghép để chỉ rất nhiều loại hoạt động khác nhau. Này nhé, "earth activist" là những người hoạt động vì trái đất, tức là hoạt động môi trường. Cái này có lẽ có thể dịch là "nhà hoạt động môi trường" được đấy. Một từ đồng nghĩa với từ này là "environmental activist".
Những loại activist thường gặp khác là "women's rights activist", có thể dịch là "nhà hoạt động nữ quyền", rồi lại có "gay rights activist" là những người hoạt động vì quyền lợi cùa những người đồng tính nam. Tuy nhiên, cụm từ này hơi khó dịch đây vì nếu dịch từng chữ thì sẽ dịch ra thành "nhà hoạt động quyền đồng tính nam", khó hiểu quá phải không? Nhưng thôi,dù sao thì trong những trường hợp này cụm từ "nhà hoạt động" có lẽ cũng tạm chấp nhận được.
Rồi lại có "democracy activist", "human rights activist" mà báo chí hải ngoại hay dịch là "nhà hoạt động dân chủ" hoặc "nhà hoạt động nhân quyền". Hừ hừ, chỗ này thì hơi khó quyết định đây. Vì dân chủ, hay nhân quyền, thì cần phải hỏi rõ là dân chủ hay nhân quyền theo định nghĩa của ai chứ? Chẳng hạn như về vấn đề nhân quyền, bọn "thế lực thù địch" ở nước ngoài hay nói VN vi phạm nhân quyền, tất nhiên theo định nghĩa của chúng.
Thế nhưng nhà nước ta thì lại luôn khẳng định là VN rất tôn trọng nhân quyền. Nhưng "nhân quyền" theo định nghĩa của VN thì có những yếu tố đặc thù chứ không thể nào giống định nghĩa của phương Tây được. Vì khác với chúng, VN ta có sự lãnh đạo vô cùng sáng suốt của Đảng kính yêu, nên mấy cái gọi là tự do, dân chủ này đều phải khác.
Cũng vậy đối với "dân chủ", là cái mà bọn tư bản cứ tưởng rằng chúng hơn ta, cho đến khi PCT nước Nguyễn Thị Doan phải bảo vào mặt rằng chúng ta (tức là VN) dân chủ gấp vạn lần xã hội phương Tây (chắc có cả Mỹ ở trong đó nữa chứ nhỉ) rồi mới kinh ngạc và không dám hó hé gì nữa.
Nói một cách ngắn gọn, ở VN thì dân chủ và nhân quyền đã rất cao, cao đến thừa mứa, đến chán ói ra, nên chẳng ai quan tâm đến nữa. Cho nên rõ ràng là ở chế độ ta chẳng có ai buồn đi hoạt động để đòi tự do, dân chủ, nhân quyền gì cả. Nếu có, thì chắc chỉ có bọn phản động, muốn chống chính sách của nhà nước mà thôi.
Nhưng NBG không nhắc đến những người đòi tự do, dân chủ, nhân quyền, mà là chủ quyền của đất nước cơ mà? Ôi trời, NBG ơi là NBG, chủ quyền thì cũng rứa, ở VN mà đòi chủ quyền và chống TQ thì không hề giống mấy người TQ hoạt động đòi chủ quyền mấy hòn đảo mà nhà nước họ đang giành với Nhật được đâu. Mấy người ấy họ hoạt động đòi chủ quyền biển đảo ở những hòn đảo mà thực ra nước họ không có chủ quyền, nhưng họ có tính Đảng vì Đảng của họ có chủ trương và tạo điều kiện cho họ làm thế.
Còn ở nước mình, dân mình thì đòi biểu tình chống TQ xâm lược và đòi giành lại biển đảo của mình. Nhưng điều ấy lại làm sứt mẻ tinh thần đoàn kết giữa hai dân tộc, đi ngược lại với chủ trương của Đảng ta (không phải Đảng nó; nó ở đây là TQ đấy ạ, và nó chẳng sợ sứt mẻ tình hữu nghị gì ráo). Thế mà anh NBG lại đòi báo chí mình gọi những người ấy một cách tử tế sang trọng là "nhà hoạt động" làm sao có thể được cơ chứ?
Tóm lại là, NBG ạ, "activist" có phải là nhà hoạt động hay không thì phải xét đến tính Đảng, hiểu rõ chưa? Nếu không có tính Đảng, thậm chí lại còn có ý góp ý, phê bình Đảng, thì gọi là "kẻ phản động" là đúng quá rồi, còn oan ức nỗi gì nữa chứ?
Cũng cần phải bổ sung thêm định nghĩa về tính đảng theo cách hiểu của một người dân. Đó là tính độc tài, toàn trị của những người, chiếm thiểu số, theo trường phái hoang tưởng cộng sản đang cai trị đất nước theo kiểu tư bản thân hữu. Họ sẵn sàng dung bạo lực và mọi thủ đoạn lưu manh để đàn áp những người dân bày tỏ lòng yêu nước của mình, chống Trung quốc xâm lăng biển đảo của Việt Nam.
Trả lờiXóaHình như bà chủ blog này bị...tẩu hỏa nhập ma về chữ nghĩa
Trả lờiXóa"activist" rồi ! Chữ này không hề là phản động,bà ơi là bà !
Nếu không có TÍNH ĐẢNG thì là PHẢN ĐỘNG.
XóaBất cứ thứ chi mà không có tính đảng đều là vứt đi , ddeeuf là phản đọng tuốt, hiểu chửa !
Chậm hiểu!!!
XóaBạn nặc danh 06:56 đi học 1 khóa đọc đi nhé!
Trả lờiXóaĐề nghị chị chủ cho link cái đoạn dân chủ của ta gấp vạn lần tư bản của GSTS chủ tịch nước đến bài gốc luôn cho nó hùng hồn tí.
thực tế đi bạn ơi...mấy thứ bạn đưa ra có ăn nhặp gì với XH giờ k...làm ơn nhìn lại thực tế XH đi bạn...đừng trưng mớ văn bản kia vì có ai làm k...
XóaThêm một ví dụ về cách sử dụng ngôn ngữ đầy “ đảng tính”: tên mình mà cũng phải dấu, không dám xưng ra.
Trả lờiXóaCâu “The most notable current disputes involve Japan and South Korea, China and Japan, and China and a host of southeast Asian countries, most vocally the Philippines and Vietnam.” trên báo The Washington Post được Thông tấn xã VN dịch là:
“Những tranh chấp nổi bật nhất hiện nay có thể kể đến là tranh chấp giữa Nhật Bản với Hàn Quốc, Trung Quốc với Nhật Bản, và Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á.”
Tú Gàn
viết dài dòng không thuyết phục !
Trả lờiXóa