“Ông Mỹ” (Mr American) trong cái tựa ấy là ông bạn già của tôi, vị giáo sư Sử học người Mỹ mà tôi đã quen đến nay là 20 năm rồi. Tên của ông là David Berman, hiện đang là giảng viên Khoa Giáo dục trường ĐH Pittsburgh, một người chuyên nghiên cứu về lịch sử giáo dục, có mối quan tâm đặc biệt đến những ngôi trường phổ thông tồn tại và hoạt động trong thời chiến.
Lần đầu tiên tôi gặp ông là vào năm 1992, khi VN mới bắt đầu thời kỳ mở cửa; khi những người Mỹ đầu tiên mới quay trở lại VN sau gần 20 năm vắng bóng trên dải đất hình chữ S nhiều tang thương này. Lúc ấy, ông đến trong đoàn giáo sư Mỹ, đa số là những nhà sử học, được một tổ chức có tên là Hòa giải Đông Dương (Indochina Reconcilliation, một tổ chức phi chính phủ) đến để tìm hiểu lại mảnh đất vừa quen vừa lạ này, và tìm cách chấp nhận nhau, hòa giải với nhau. Những nỗ lực thật cảm động, nhưng đó là chuyện khác, mà tôi hứa chắc chắn sẽ viết trong những entry khác. Phải tìm thời gian để viết thôi, vì cũng như ông Berman nói, “I am not getting any younger”, mà những ký ức này cần phải được ghi lại, ký ức của một thời mà ai đã trải qua sẽ không bao giờ quên được, cũng không thể cho phép mình quên.
Quay lại chuyện ông bạn già của tôi. Quen ông 20 năm rồi,nhưng mãi đến giờ tôi mới bắt đầu cảm thấy mình thực sự hiểu ông. Một "người Mỹ trầm lặng", và vô cùng dễ thương, ngây thơ, có lẽ cũng là một loại “Nga ngố”(nhưng đây là “Mỹ ngố”). Nhưng bên trong sự trầm lặng đó là rất nhiều ký ức vàhiểu biết về VN, từ cái nhìn của một người vừa là ngoài cuộc mà vừa là trong cuộc, những hiểu biết thật sâu sắc, và cũng thật nhân bản.
Tôi dài dòng quá, và có lẽ hơi rối rắm. Mà chắc là phải thế thôi, vì viết về ông thì phải như thế. Chầm chậm, từng mảng từng mảng màu sắc hình ảnh cứ lộ ra dần dần. Thì sự quen biết giữa tôi và ông kéo dài đến 20 năm còn gì. Làm sao có thể kể nhanh được?
Nhưng thôi, hôm nay hãy viết như thế. Tôi phải đi ăn cơm với ông bạn già 20 năm của tôi, ông Mỹ ấy, vì mai ông lại về Mỹ rồi. Rồi thì tôi sẽ viết tiếp để kể một câu chuyện dài về ông Mỹ bạn tôi, một người rất yêu VN, một người bạn đích thực của VN, và của giáo dục VN.
Lần đầu tiên tôi gặp ông là vào năm 1992, khi VN mới bắt đầu thời kỳ mở cửa; khi những người Mỹ đầu tiên mới quay trở lại VN sau gần 20 năm vắng bóng trên dải đất hình chữ S nhiều tang thương này. Lúc ấy, ông đến trong đoàn giáo sư Mỹ, đa số là những nhà sử học, được một tổ chức có tên là Hòa giải Đông Dương (Indochina Reconcilliation, một tổ chức phi chính phủ) đến để tìm hiểu lại mảnh đất vừa quen vừa lạ này, và tìm cách chấp nhận nhau, hòa giải với nhau. Những nỗ lực thật cảm động, nhưng đó là chuyện khác, mà tôi hứa chắc chắn sẽ viết trong những entry khác. Phải tìm thời gian để viết thôi, vì cũng như ông Berman nói, “I am not getting any younger”, mà những ký ức này cần phải được ghi lại, ký ức của một thời mà ai đã trải qua sẽ không bao giờ quên được, cũng không thể cho phép mình quên.
Quay lại chuyện ông bạn già của tôi. Quen ông 20 năm rồi,nhưng mãi đến giờ tôi mới bắt đầu cảm thấy mình thực sự hiểu ông. Một "người Mỹ trầm lặng", và vô cùng dễ thương, ngây thơ, có lẽ cũng là một loại “Nga ngố”(nhưng đây là “Mỹ ngố”). Nhưng bên trong sự trầm lặng đó là rất nhiều ký ức vàhiểu biết về VN, từ cái nhìn của một người vừa là ngoài cuộc mà vừa là trong cuộc, những hiểu biết thật sâu sắc, và cũng thật nhân bản.
Tôi dài dòng quá, và có lẽ hơi rối rắm. Mà chắc là phải thế thôi, vì viết về ông thì phải như thế. Chầm chậm, từng mảng từng mảng màu sắc hình ảnh cứ lộ ra dần dần. Thì sự quen biết giữa tôi và ông kéo dài đến 20 năm còn gì. Làm sao có thể kể nhanh được?
Nhưng thôi, hôm nay hãy viết như thế. Tôi phải đi ăn cơm với ông bạn già 20 năm của tôi, ông Mỹ ấy, vì mai ông lại về Mỹ rồi. Rồi thì tôi sẽ viết tiếp để kể một câu chuyện dài về ông Mỹ bạn tôi, một người rất yêu VN, một người bạn đích thực của VN, và của giáo dục VN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đây là blog cá nhân, mong các bạn chỉ đưa những nhận xét ôn hoà, không cực đoan, không kích động hận thù, và tôn trọng sự khác biệt, để không gây rắc rối, bất lợi cho chủ blog.