Lâu nay tôi cứ ngỡ tôi hiểu rõ nghĩa của từ nhân dân. Thì từ này ai mà chả hiểu, nhân là người mà dân tức không phải là quan.
Nay đọc được bài viết của TS Nguyễn Văn Quang trên báo QĐND mới giật mình vỡ lẽ ra rằng từ nhân dân tưởng là đơn giản mà hóa ra phức tạp ra phết. Ai không tin thì hỏi ông xã tôi xem (học tập bác Ba Phi ấy mà!).
Còn nếu không muốn hỏi ông xã tôi, thì cứ tìm đọc kỹ bài của TS Quang trên báo QĐND cũng được. Nhưng tôi phải báo trước là bài ấy sâu sắc lắm, khó đọc lắm đấy nhé.
Là một người làm nghề đi dạy học, lại luôn tự hào là công dân tốt, nên tôi đã bỏ công ra đọc đi đọc lại bài viết này xem chính mình có nhầm lẫn gì không. Hóa ra là có, các bạn ạ.
Nhầm lẫn lớn nhất của tôi là ở chỗ này: Vì lâu nay hiểu nghĩa của từ nhân dân một cách đơn giản nên tôi cứ đinh ninh mình là nhân dân, nói nôm na là người dân. Tức không phải là quan. Nói cách khác, tôi là người được (Đảng) lãnh đạo, không phải là giai cấp đi lãnh đạo người khác.
Nhưng sau khi nghiền ngẫm bài viết rất sâu sắc của TS Quang – một vị đại tá quân đội – thì tôi mới biết là vấn đề không đơn giản thế, mà phức tạp hơn rất nhiều. Nên mới có cái câu hỏi mà tôi đưa lên làm tựa của entry này, là như thế.
Phức tạp như thế nào? Này nhé, trước hết là câu này, trích từ bài viết (đoạn số 2):
Nhân dân là chủ thể của mọi quyền lực Nhà nước và là người thực hiện cuối cùng các quyết sách chính trị do chính mình định ra.
Chiếu theo nghĩa của câu này thì rõ ràng tôi không phải là nhân dân. Vì tôi không phải là chủ thể của mọi quyền lực Nhà nước, cũng chưa bao giờ nghĩ rằng mình đã từng định ra bất kỳ quyết sách chính trị nào cả, mặc dù có lẽ cũng đang (phải) thực hiện nhiều quyết sách chính trị do người khác định ra.
Nhưng nếu không là dân, thì tôi là ai? Chẳng lẽ là … quan? Gì chứ quan hay là giới lãnh đạo thì tôi biết chắc chắn không phải là tôi. Thử đọc thêm một chút nữa để hiểu rõ hơn.
Đoạn 3 của bài viết là đoạn nêu rõ nhất định nghĩa nhân dân của tác giả bài viết. Có 3 câu viết liên tiếp cạnh nhau, khẳng định rất rõ ràng bản chất sâu sắc nhất của từ nhân dân. Xin xét từng câu.
Nhân dân không chỉ được hiểu một cách phổ thông, đơn thuần là khối người đông đảo làm nền tảng cho một nước trong một thời gian lịch sử nhất định.
Theo câu này, thì hình như theo nghĩa rộng, nghĩa phổ thông, có thể xem tôi là nhân dân vì tôi là một trong khối người đông đảo làm nền tảng cho nước VN trong giai đoạn lịch sử hiện nay. May quá, vậy là lâu nay tôi cũng hiểu đúng. Nhưng tất nhiên đây chỉ mới là một cách hiểu, cách thô thiển, tầm thường, phổ thông, đơn giản nhất.
Nhân dân còn với nghĩa là một tầng lớp, một giai cấp đại diện cho một quốc gia, dân tộc trong một Nhà nước nhất định.
Câu trên đây cho thấy một nghĩa khác, nghĩa không phổ thông, nghĩa đặc thù, sâu sắc của từ nhân dân (chắc cái nghĩa nhân dân này chỉ có ở mấy nước XHCN ưu việt mới có). Theo nghĩa này thì nhân dân chỉ là một tầng lớp, một giai cấp đại diện cho cả quốc gia VN, dân tộc VN trong Nhà nước VN hiện nay.
Nếu hiểu theo nghĩa này, thì hẳn tôi không thể là nhân dân, vì (chắc là) tôi không có tư cách gì để có thể đại diện cho cả quốc gia, cả dân tộc VN trong Nhà nước XHCN hiện nay.
Thực ra thì tác giả cũng không nói rõ tầng lớp nào, giai cấp nào mới là đại diện trong số các giai cấp hiện có ở VN như giai cấp công - nông , giai cấp tiểu tư sản, giai cấp vô sản, giai cấp lãnh đạo, nên biết đâu cái giai cấp mà tôi đang ở trong (hình như là giai cấp tiểu tư sản) cũng có thể là nhân dân thì sao nhỉ? Nhưng chỉ chọn một giai cấp, một tầng lớp để đại diện cho cả quốc gia, dân tộc VN hiện nay trong NN xã hội chủ nghĩa, thì tôi e rằng tiểu tư sản chắc là không xứng đáng. Chắc là giai cấp khác, không có giai cấp của tôi.
Nhân dân là chủ thể quyền lực của một chế độ xã hội nhất định. Nhân dân luôn mang tính cộng đồng dân tộc, song cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc.
Câu này nhắc lại ý “chủ thể quyền lực” mà tôi đã nêu hồi nãy, và nhấn mạnh nó thuộc về “một chế độ xã hội nhất định”. Trong xã hội VN XHCN hiện nay thì tôi – và rất nhiều người khác quanh tôi – không phải là chủ thể quyền lực. Thì đó, ngay cả việc biểu lộ tình cảm yêu nước cũng phải chờ định hướng của NN, chứ không có định hướng thì lớ ngớ là rơi vào bẫy của bọn thế lực thù địch ngay.
Không chỉ là chủ thế quyền lực. Theo câu này thì nhân dân vừa có tính cộng đồng dân tộc (cái này thì tôi có), nhưng lại cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc (cái này thì còn tùy cái giai cấp đó là giai cấp nào đã, xin xem lại phần trên).
Tóm lại, câu này có 3 ý (chủ thể quyền lực, tính dân tộc, tính giai cấp), có một ý tôi đạt (tính dân tộc), một ý không đạt (chủ thể quyền lực), còn ý thứ ba thì có lẽ không đạt. Như vậy là 50-50. Vẫn chưa ngã ngũ, phải đọc thêm nữa.
Ở đoạn 4, mọi việc dường như có rõ ràng, cụ thể hơn, ít lý luận trừu tượng như 3 câu ở đoạn 3 mới nêu. Chúng ta thử đọc ở dưới đây. Cũng có mấy ý, xin phân tích từng ý.
Rõ ràng, nhân dân là những người lao động, nông dân, công nhân, trí thức, binh sĩ, nhân sĩ, tiểu thương yêu nước đã bị thực dân, phong kiến bóc lột, áp bức tù đày, tước đoạt đi mọi quyền sống cơ bản của con người, quyền tự do phát triển của một dân tộc.
Cái phần rõ ràng này thực ra chẳng rõ ràng gì hết. Tôi tự xét thấy mình thuộc vế đầu tiên của câu này, tức những người lao động, …, trí thức (ừ thì cũng có đi học, có bằng cấp, làm giảng viên, nên tôi tạm nhận mình là trí thức) yêu nước. Nhưng tôi lại không may, chẳng bị thực dân, phong kiến bóc lột áp bức tù đày gì cả. Vậy tôi có thể được xem là nhân dân không nhỉ? Gay quá.
Nhân dân ở đây còn là “toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo”… nhưng dứt khoát không thể là những kẻ đã áp bức, bóc lột, bám gót thực dân hay quan lại phong kiến, phản động Việt gian và tước đi các quyền cơ bản đó của đồng bào, dân tộc.
Đến câu này thì hình như có chút ánh sáng le lói. Tôi chắc chắn phải là một phần của toàn dân, không phân biệt … tôn giáo (gia đình tôi gốc đạo Công giáo), và, ơn trên phù hộ, tôi không phải là kẻ đã áp bức, bóc lột, bám gót thực dân quan lại phong kiến hay phản động Việt gian gì hết. Vậy có lẽ tôi cũng là nhân dân? Đỡ quá, có thế chứ, lâu nay tôi vẫn tin mình là nhân dân mà.
Nhưng bài viết chưa hết, mà vẫn còn một đoạn nữa, hơi khó hiểu, và … hơi có giọng đe dọa, làm tôi cũng hơi run run, chẳng biết nếu mình tự nhận là nhân dân thì có đúng không, hay là tôi đang nhầm lẫn, hoặc thậm chí lợi dụng từ “nhân dân”. Đây này:
[N]hân dân Việt Nam […] có quyền đòi hỏi không một nước nào, một thế lực nào, một cá nhân nào được can thiệp vào quyền tự quyết lập hiến của nhân dân Việt Nam; càng không được cả gan nhận mình là “nhân dân” để phá hoại công cuộc xây dựng, kiến thiết và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.
Chao ơi, tôi đau đầu quá. Chẳng hiểu có phải tôi đang cả gan nhận mình là nhân dân để phá hoại công cuộc xây dựng, kiến thiết và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân VN không? Chả là vì lâu lâu tôi cũng hay có chút thắc mắc về tình hình biển đảo của VN ấy mà, mặc dù ngoan lắm, cứ toàn phải đợi Đảng và nhà nước định hướng rồi mới dám biểu lộ.
Có ai bảo giúp cho tôi biết xem tôi có phải là nhân dân không nhé? Cái này có lẽ phải nhờ đến TS Quang thôi.
Blog này là hậu thân của BlogAnhVu đã bị tôi xóa do một số vấn đề kỹ thuật. Như tên gọi của blog, Just for myself, nó chỉ là nhật ký cá nhân, dù ở dạng mở, nhằm ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của chính tôi về những vấn đề xung quanh mình. Vì là nhật ký mở, tôi cũng chia sẻ đến những người đồng cảm, nhưng không chịu trách nhiệm nếu ai đó lấy bài đi và sử dụng ở nơi khác với những mục đích riêng. Nếu có comment, xin sử dụng ngôn từ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng những quan điểm khác biệt.
Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bọn quan chức cộng sản viết ngu như lợn, chấp làm gì chị!
Trả lờiXóaBác đích thị là nhân dân nếu thời bao cấp bác nhận tem phiếu loại N, còn gọi "nhân dân", tức là chẳng có gì trong đó để mà mua cả. Còn mấy cái định nghĩa chết tiệt kia thì quẳng cho chó cũng không gặm.
Trả lờiXóaKhông biết Doãn Quang Khải sáng tác bài hát có nhầm không nhỉ http://www.youtube.com/watch?v=513-ZokG8e8
Trả lờiXóaỚ ớ! Ú ớ.
Trả lờiXóaCũng giống như chủ blog AnhVu,chúng tôi cũng chẳng biết mình có phải là nhân dân không...Đã không phải chim,không phải chuột thì ắt là dơi thôi.
Trả lờiXóaĐọc mấy câu trích dẫn từ bài viết của "TS" Quang tui cũng muốn nhứt cái đầu, nếu đọc hết chắc điên quá. Thôi đành làm "phó thường dân" vậy.
Trả lờiXóaĐại tá Quang này phản động quá, định nghĩa nhân dân như thế thì nhân dân = nhà nước, chính quyền còn gì, mà Đảng ta có bao giờ nói thế đâu. Cố tình vu cáo Đảng ta đây mà.Đề nghị đem đại tá Quang ra tòa xét xử vì tội phản động.
Trả lờiXóaKẻ dốt thì thích nói chữ, vậy thôi! "Théc méc" làm gì cho mệt.
Trả lờiXóaKính gởi cô Phương Anh, (Đoạn 4)
Trả lờiXóa(Đoạn 4) :Rõ ràng đây là căn bệnh “háo danh” của 1 bộ phận trí thức trẻ Việt Nam hiện nay. Chỉ 1 sự kiện nhỏ, thường liên quan đến yếu tố nước ngoài, người trong nước chưa có điều kiện kiểm chứng, thế là tung hô lên, cường điệu quá mức….Là 1 giảng viên dạy tiếng Anh, và là 1 trưởng khoa tiếng Anh đáng lẽ thầy Vũ cần trau dồi trình độ chuyên môn chính của mình là tiếng Anh hơn là chạy theo việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Dĩ nhiên, việc ứng dụng CNTT là rất cần thiết, nhưng trên cương vị là 1 trưởng khoa tiếng Anh, thiết nghĩ thầy Vũ nên biết rèn luyện trình độ chuyên môn của mình trước khi chuyên tâm đi sâu vào công cụ hỗ trợ giảng dạy tiếng Anh là CNTT.
Đây không phải là lần đầu tiên căn bệnh “háo danh” này xuất hiện. Trước đây, người ta thấy biểu hiện của nó khá nhiều: từ việc bỏ tiền ra để được đưa tên của mình vào trong Từ Điển WHO IS WHO; rồi đến bỏ tiền ra để có được chức danh “Viện Sĩ Viện Hàn Lâm” (thực chất là những viện hàn lâm tư nhân); đến chuyện học Thạc Sĩ, Tiến Sĩ ở những cơ sở đào tạo “dỏm” của nước ngoài v.v.. và v.v… Nay thì bắt đầu háo danh qua “top 50 thế giới”.
Hy vọng đây lại là 1 bài học nữa về sự háo danh cho các trí thức trẻ Việt Nam, giúp các trí thức trẻ Việt Nam tỉnh táo, suy xét và nhận thức đúng thật sự trình độ và năng lực của mình đang nằm ở đâu.
Nguyễn Thanh Hướng Dương,
c.thang97@yahoo.com
c.thang97@gmail.com
( đoạn 3) Như vậy là đã rõ ràng !, đây là năm đầu tiên (2011), các năm tiếp theo sau sẽ có tiếp các khóa tập huấn GV khác kéo dài liên tục trong 10 năm. Và dĩ nhiên để tuyển chọn, Microsoft phải kiểm tra các GV thông qua 1 chương trình ứng dụng CNTT trong giáo dục, có thế thôi ! Người được chọn cũng chưa hẳn là "top 50 xuất sắc nhất thế giới" như bài báo đã đặt tiêu đề và ngợi ca quá đáng !. Có độc giả trên trang Anh Ba Sàm còn thắc mắc gay gắt là nếu thật sự "vinh danh" như bài báo đã nói, ít nhất phải có bằng vinh danh, và buỗi lễ vinh danh hoành tráng ra trò. (Nhưng bài báo Tuổi Trẻ không hề cung cấp bằng vinh danh và 1 buổi lễ nào cả !).
Trả lờiXóaLàn sóng phản đối bài báo "Thầy Vũ: top 50 thế giới" trên trang mạng diễn đàn Anh Ba Sàm nói trên và dư luận sẽ còn tiếp tục nếu như chúng ta không được hiểu rõ thực chất của nội dung vấn đề và 1 bộ phận trí thức trẻ VN vẫn còn mắc căn bệnh háo danh.
Thế mới biết, nhiều khi chỉ vì tiêu đề rất kêu "Thầy Vũ:top 50 thế giới" và nội dung khiển cưỡng đã vô tình làm sai lệch thực chất của "danh hiệu" mà TS Vũ đã có được và cũng làm cho độc giả vô cùng khó chịu khi phải nhai những "hạt sạn" như thế !. Còn thực chất những lời khen tặng của Microsoft qua email mà thầy Vũ nhận được thì chúng ta có thể bắt gặp vô số trong các cuộc trao đổi và tổ chức lớp học mang tính học thuật giữa các công ty và đối tác quốc tế với nhau. Chưa hết, vì quá bức xúc trước việc cường điệu quá mức của bài báo, nhiều độc giả là đồng nghiệp, thầy cô, và là sinh viên của thầy Nguyễn Ngọc Vũ tại Đại học Sư phạm TP.HCM thông qua trang diễn đàn Anh Ba Sàm còn phản ánh một thực tế khác nữa là năng lực trình độ rất hạn chế của thầy Nguyễn Ngọc Vũ. Là trưởng khoa tiếng Anh trường Đại học Sư phạm TP.HCM, nhưng thầy Vũ chỉ có bằng Tiến Sĩ Ngôn ngữ học so sánh (tiếng Việt), khả năng phát âm tiếng Anh còn chưa chuẩn xác (nếu không muốn nói là ….tệ). Cô Phương Anh có thể vào link này xem các Video clip để kiểm tra trình độ phát âm tiếng Anh của TS Nguyễn Ngọc Vũ:
http://www.youtube.com/user/tesolnet?blend=4&ob=5#p/u/11/1QzE4xy6XvA
( Đoạn 2) Nội dung bài báo khá dài, kể rằng năm 2004, khi tốt nghiệp Đại học, TS Vũ mới bắt đầu mon men vào chương trình vi tính (“làm quen với con chuột và máy vi tính”), điều này khá khiển cưỡng vì trong chương trình phổ thông và Đại học đều đã có dạy tin học căn bản. Chưa hết, khi kể về quá trình dự thi cho Microsoft, bài báo cũng miêu tả khá ngô nghê, ban đầu TS Vũ nhận được 1 email từ Microsoft yêu cầu dự thi về CNTT phục vụ giảng dạy, thế là trong 3 ngày liền TS Vũ thiết kế chương trình phim phục vụ dạy học, và khi gởi đi qua email, TS Vũ cũng không kịp kiểm tra lại nội dung phim (!). Sau 1 thời gian, TS Vũ nhận được email thông báo là TS Vũ trở thành 1 trong 50 GV xuất sắc nhất thế giới (top 50) (?) trong tổng số 500 GV dự thi toàn cầu. Sau đó bài báo kể lể dài dòng quá trình TS Vũ thiết kế các chương trình CNTT phục vụ dạy học v.v...
Trả lờiXóaNội dung bài báo là như thế, nhưng với tiêu đề "Thầy Vũ: top 50 thế giới" đã làm độc giả hiểu nhầm. Tiêu đề của bài báo thật sự mang yếu tố “câu khách” rõ ràng. Nhiều độc giả là chuyên gia trong ngành CNTT đã có nhiều ý kiến phản hồi trên trang mạng Anh Ba Sàm và đã phân tích rõ: Thầy Vũ chỉ ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy tiếng Anh với các phần mềm đã có sẳn, thầy Vũ chỉ thiết kế trên cơ sở đã có sẳn mà thôi. Còn việc "vinh danh top 50 thế giới" thì theo 1 chuyên viên CNTT phản hồi trên trang Anh Ba Sàm đã cung cấp 1 bản tin Microsoft rất cụ thể, theo bản tin Microsoft này thì đây chỉ là Chương trình “Microsoft Partners in Learning," là 1 dự án kéo dài 10 năm được công ty Microsoft đầu tư 500 triệu USD để hỗ trợ giáo dục trên toàn thế giới. Mục tiêu của chương trình là giúp cho hơn 8 triệu giáo viên trên hơn 114 quốc gia sử dụng CNTT một cách hiệu quả và sáng tạo trong giảng dạy để tăng cường hiệu quả học tập của học sinh". Và vào năm 2011 này có 50 giáo viên đến từ 37 quốc gia đã được mời tham dự chương trình Partners in Learning Institute (Chương trình đối tác giáo dục) đầu tiên của công ty Microsoft. Đây là chương trình tập huấn nhằm phổ biến các hoạt động giảng dạy và học tập sáng tạo trên toàn thế giới. Chương trình giúp cho những giáo viên được lựa chọn truyền đạt lại cho những giáo viên khác các phương pháp giảng dạy hiệu quả sử dụng CNTT trong lớp học và giúp học sinh tiếp thu những kĩ năng quan trọng của thế kỉ 21 như kĩ năng tư duy phản biện, kĩ năng sử dụng CNTT và kỹ năng cộng tác.Cô Phương Anh có thể đọc trong bản tin chính thức của Microsoft theo đường link: http://mspil.net.vn/Default.aspx?mod=news&atv=news&idtype=1&idnews=43
Kính gởi cô Phương Anh, (Đoạn 1)
Trả lờiXóaEm viết comment cho cô hơi bị dài mà Blog của cô lại hạn chế số từ, nên em đành phải cắt ra làm 4 đoạn (đoạn 1 đến đoạn 4), mong cô thông cảm cho em nhé:
Em thường xuyên đọc các bài của cô trên Blog Anh Vũ của cô, những bài viết nhẹ nhàng nhưng khá sâu sắc.
Vì cô cũng là 1 giảng viên tiếng Anh, em xin mời cô Phương Anh đọc những ý kiến của em về 1 giảng viên tiếng Anh, tên là Nguyễn Ngọc Vũ, ở Đại học Sư phạm TPHCM; Hơn 1 tuần nay cái tên Nguyễn Ngọc Vũ đang nổi đình nổi đám về thói háo danh trắng trợn, sau khi bài báo Tuổi Trẻ (ngày 23-10-2011) về “Thầy Vũ: top 50 thế giới” được tung ra.
Dư luận đang rất bức xúc và phản đối khá mạnh mẽ về thói háo danh kệch cởm này. Mời cô là 1 giảng viên cùng ngành (tiếng Anh) đọc những ý kiến của em ở dưới đây và xin cô cho ý kiến chia sẻ. Cảm ơn cô rất nhiều (học trò cũ của cô, Nguyễn Thanh Hướng Dương)
Báo Tuổi Trẻ TP.HCM ngày 23-10-2011 trong mục Giáo Dục có bài báo "Thầy Vũ: top 50 thế giới" (http://tuoitre.vn/Giao-duc/461727/Thay-Vu-%E2%80%9Ctop-50-the-gioi%E2%80%9D.html) nói về TS Nguyễn Ngọc Vũ, trưởng khoa tiếng Anh trường Đại học Sư phạm TPHCM được Microsoft vinh danh là 1 trong 50 giáo viên xuất sắc nhất thế giới trong việc sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy. Bài báo này ngay lập tức gây 1 làn sóng phản hồi mạnh mẽ trong dư luận của ĐHSP.TPHCM, đặc biệt trên trang mạng diễn đàn (trang “Anh Ba Sàm”) từ ngày 23-10-2011 đến 30-10-2011 đã có trên 400 comment phản hồi với bài báo này. 95% các phản hồi đều phản đối nội dung bài báo. Các độc giả cho rằng nội dung bài báo khá cường điệu và ngô nghê, cho thấy tính háo danh nặng nề hiện nay trong 1 bộ phận trí thức trẻ Việt Nam.
Bác PA ơi, em xin copy bài này về nhà em treo nha. Cám ơn Bác!
Trả lờiXóaChấp làm quái gì cái anh tiểu tá điên chữ này.Cần chửi nhau bảo anh ta liên hệ đến số ĐT 01226459888!
Trả lờiXóaThật khó hiểu với cái "còm" 04 phần này. Lều báo giật sét kiểu gì là do cái lều ấy chứ. Thông qua cái lều báo ấy rồi đi nhận xét, đánh giá người khác liệu có hồ đồ quá không?
Trả lờiXóaDân Việt Nam còn hạnh phúc thứ hai thế giới, tại sao lại không có ông giáo top 50 thế giới nhỉ?
Đúng là bài báo viết hơi quá. Báo chí nó là vậy. Nhưng thực ra thì mọi người ở ĐHSP đều thừa biết người viết 4 còm xoi mói kia, (sau đó còn gửi thư nặc danh mà quên rằng đính kèm file word là cách tố cáo chính mình) chính là TS. Ngô Thị Thanh Vân ở khoa tiếng Anh ĐHSP. Bây giờ nghỉ hưu rồi làm ở ĐH Tôn Đức Thắng. Cô Vân giỏi nhưng tính đố kị thì không tưởng tượng nổi.
Xóa