Hôm nay tìm thấy bài này có liên quan đến lý thuyết của Sternberg, đặc biệt là phần nói về Thông minh/trí tuệ thực tiễn (practical intelligence) nên tiếp tục đưa về đây để làm tư liệu, và ghi lại vài suy nghĩ của mình về vấn đề này.
Link: http://www.udel.edu/educ/gottfredson/reprints/2003dissecting.pdf
--
Các phát biểu của Sternberg (2000) về thông minh thực tiễn:
1. ‘‘Practical intelligence is what most people call common sense. It is the ability to adapt to, shape, and select everyday environments’’ (p. xi).
2. ‘‘Adaptation, shaping, and selection [of environments] are functions of intelligent thought as it operates in context. It is through adaptation, shaping, and selection that the components of intelligence as employed at various levels of experience become actualized in the real world. This is the definition of practical intelligence used by Sternberg and his colleagues’’ (p. 97).
3. ‘‘Practical ability involves implementing ideas; it is the ability involved when intelligence is applied to real world contexts’’ (p. 31).
4. Referring in particular to the measurement of practical intelligence by the STAT, Sternberg et al. (pp. 97–98) state that its ‘‘practical questions address the ability to solve real-world, everyday problems.’’
Nếu nói theo lý thuyết thông tin (information theory) và theo phương pháp nghiên cứu khoa học thì có thể xem academic intelligence (thông minh hàn lâm) là để đi lấy data và information có sẵn để về phân loại, sắp xếp, rút ra kết luận; thông minh sáng tạo là để tự tạo ra data và information của riêng mình và từ đó đưa ra kết luận; còn thông minh thực tiễn thì để bối cảnh hóa các data và information, cũng như các solution đó khiến cho chúng trở thành hữu dụng trong hoàn cảnh của nhà nghiên cứu! (biến thông tin thành tri thức!)
Cũng theo Sternberg thì thông minh thực tiễn dựa chủ yếu trên tacit knowledge, tức kiến thức ngầm, tiềm ẩn. Loại kiến thức này thường do tự nghiệm ra, và là kiến thức về quy trình (procedural knowledge) ví dụ như biết nói cái gì với ai, vào lúc nào, để đạt được mục tiêu của mình.
"Promotions are, in fact, a particularly good example of the importance of tacit knowledge to practical intelligence. The people who get promoted within an organization are usually the ones who have figured out how the system they are in really works, regardless of what anyone may say about how it is supposed to work... In many fields, what matters even more than the work you do is the reputation you build for that work, and reputation is not always tantamount to the quality of the work." (làm sao đưa cái này thành block quote nhỉ?)
"Thăng chức là một ví dụ rất rõ cho thấy sự quan trọng của kiến thức ngầm/tiềm ẩn trong thông minh thực tiễn. Những người được thăng chức trong cơ quan thường là những người biết hệ thống hoạt động ra sao, bất kể người ta có thể nói gì về cách hoạt động của hệ thống ấy... Trong nhiều lãnh vực, điều quan trọng không phải là cái anh làm cho bằng cái danh tiếng mà anh xây dựng được, dù cái danh tiếng đó không phải lúc nào cũng tương xứng với chất lượng công việc của anh." (PA dịch - dịch thoát chứ không dịch sát)
--
Đại khái thế. Thông minh thực tiễn - nghe cũng hay hay đấy. Nhưng các nhà tâm lý khác, mà Gottfredson, tác giả tài liệu đang giới thiệu ở đây là một, cũng đã tấn công Sternberg tơi tả vì lý thuyết của ông thiếu chứng cứ (có, nhưng bị xem là chưa đủ). Nhưng lập luận thì có vẻ có lý, ít ra là trong trường hợp của mình. Mẹ mình chẳng hạn, bà ít học, nhưng thông minh thực tiễn có vẻ rất cao, vì ra quyết định rất đúng đắn. Còn mình thì, mặc dù cũng tự hào là thông minh (IQ chắc là kha khá), học nhiều biết rộng (!), nhưng chưa chắc là những quyết định cho cuộc đời đã tốt hơn bà.
Sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về cái thuyết này; thật ra nó rất giống trong giảng dạy ngoại ngữ có thuyết về BICS and CALP (?) thì phải?
Blog này là hậu thân của BlogAnhVu đã bị tôi xóa do một số vấn đề kỹ thuật. Như tên gọi của blog, Just for myself, nó chỉ là nhật ký cá nhân, dù ở dạng mở, nhằm ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của chính tôi về những vấn đề xung quanh mình. Vì là nhật ký mở, tôi cũng chia sẻ đến những người đồng cảm, nhưng không chịu trách nhiệm nếu ai đó lấy bài đi và sử dụng ở nơi khác với những mục đích riêng. Nếu có comment, xin sử dụng ngôn từ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng những quan điểm khác biệt.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đây là blog cá nhân, mong các bạn chỉ đưa những nhận xét ôn hoà, không cực đoan, không kích động hận thù, và tôn trọng sự khác biệt, để không gây rắc rối, bất lợi cho chủ blog.