Đã khá lâu rồi tôi không viết blog. Vì nhiều lý do, nhưng lý do chính là bởi vì tôi thấy hình như mình đã nói đủ. Có nói nữa thì cũng thế mà thôi, nước đổ lá môn ...
Nhưng rồi hôm nay thì tôi lại phải nói, vì không thể không nói. Phải nói, mặc dù tôi đã nói và viết về điều này không ít hơn 3 lần (quá tam ba bận), và tất nhiên là không chỉ tôi nói, mà cả nước đều nói. Vâng, lần gần đây nhất là lần mà người ta quyết định đốn hạ mấy ngàn cây cổ thụ ở Hà Nội, cả nước đã xôn xao, và cuối cùng, việc tàn sát cây xanh đã phải tạm dừng lại. Lúc ấy, ở SG người ta cũng đốn cây, nhưng mà đốn in ít thôi, không như ở Hà Nội. Tưởng rằng họ đã thấy phản ứng của dân quanh việc chặt cây ở Hà Nội mà dừng lại. Nhưng không, chẳng hiểu sao mà quay qua quay lại, lại thấy họ quyết định chặt cây.
Vâng, tất nhiên tôi biết, lý do người ta đưa ra là cần phải chặt cây để phát triển. Nhưng phải chăng sự phát triển luôn luôn phải đi ngược với sự bảo tồn các giá trị lâu dài, bền vững, như cảnh quan đô thị, môi trường sống, và các di tích lịch sử của hàng trăm năm trước? Những cái cây, ví dụ như cây đa Tân Trào mà người ta hay nhắc đến, chẳng phải là những di tích sống, những chứng nhân của lịch sử, những người giữ linh hồn của một vùng đất đó sao? N ếu nói rằng việc đốn cây, đập bỏ di tích là việc chẳng đặng đừng phải làm để phát triển, vậy những quốc gia phát triển ở Châu Âu và những nơi khác trên thế giới sẽ chỉ có bê tông, cốt thép và cây xanh chừng vài năm tuổi thôi sao?
Không, hoàn toàn không phải thế. Tôi đã đi nhiều nơi, đã đến những thành phố trên thế giới, cả ở thế giới thứ nhất như London , Washington DC, Salzburg, Paris, Melbourne, Sydney, Canberra, Osaka, đến những nước kém phát triển hơn như Bangalore (Ấn Độ), Colombo (Sri Lanka), Bandung (Indo), Kuala Lumpur, và cả Chiangmai (Thái Lan), rồi Siam Riep (Campuchia) nữa, và điều đầu tiên đập vào mắt tôi, cũng là điều cuối cùng tôi còn lưu giữ trong đầu về những nơi chốn ấy, chính là những cây cổ thụ xum xuê, lá xanh um vươn tới tận trời cao, thân to xù xì, dáng hình cổ quái, đẹp mê hồn.
Ở các nước ấy, mỗi khi chính quyền thành phố có kế hoạch xây dựng, phát triển, là người ta phải cân nhắc rất kỹ mọi phương án, làm cách nào đó để tránh tổn hại đến môi trường, bảo vệ được các cây cổ thụ đến mức cao nhất, xem đó là ưu tiên hàng đầu. Nếu có bao giờ không còn cách nào khác mà phải buộc đốn hạ cây xanh (ví dụ, để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, hay bảo vệ an ninh quốc gia), thì họ cũng phải có những phương án bù đắp những thiệt hại do việc mất cây xanh, chẳng hạn kế hoạch trồng lại cây, kế hoạch mở rộng mảng xanh ở những nơi lân cận vv.
Mà những phương án ấy còn phải được trình công khai và phải được người dân chấp thuận - bởi, ở các nước dân chủ vừa vừa ấy (còn lâu mới dân chủ được bằng VN) thì ý dân là ý trời; Đảng cầm quyền nào mà trong thời gian cầm quyền làm trái ý dân thì nhiệm kỳ sau chắc chắn sẽ được dân cho về vườn - thì mới được phép triển khai. Chứ không phải vì đã là chính quyền, là tha hồ toàn quyền quyết định, bất chấp môi trường, bất chấp di sản, bất chấp ý dân ..., ta thấy cần làm, và muốn làm theo cách như thế này, thế này, thì ta cứ thế ta làm thôi, dân chúng kêu ca gì cũng bỏ ngoài tai, mà kêu ca nhiều thì coi chừng đấy, đã có sẵn các cái mũ "quấy rối", "phá hoại". "phản động", "bị bọn xấu xúi giục" gì gì đấy, không khéo thì những cái mũ ấy sẽ tự động được ai đó úp chụp lên đầu, thì ... thôi rồi Lượm ơi!
Tôi đang bi quan, nên nói quá, có lẽ thế. Vì quan điểm bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ các di sản văn hóa, lịch sử, đặc biệt là những di sản sống như những cây cổ thụ có tuổi hàng trăm năm mà chúng ta đều phải gọi bằng "cụ", đã chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, đâu chỉ có ở nước ngoài.
Tinh thần bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cây cổ thụ, nó cũng tồn tại ở ngay VN đó thôi. Thì đó, ví dụ như ở Trà Vinh, một tỉnh vùng sâu vùng xa chỉ có khoảng 1 triệu dân, trong có đến 30% là người Khmer (nguồn: http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/25287302-tra-vinh-quan-tam-dao-tao-su-dung-nguon-nhan-luc-nguoi-dan-toc-khmer.html), người ta cũng đưa việc bảo vệ cây xanh lên hàng đầu, quy hoạch phát triển có quan trọng gì thì không biết nhưng cứ phải tránh cây xanh ra, "không được đụng đến cây xanh" (như một thời khẩu hiệu của ta là "không được đụng đến VN" vậy). Đây, các bạn có thể đọc ở đây này: http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20150323/noi-cay-xanh-song-binh-yen/724049.html.
Một tỉnh nghèo ở vùng sâu vùng xa mà nghĩ được như vậy, thì rõ ràng chặt cây đâu có phải là truyền thống của người Việt, mà cũng chẳng phải là tư duy chung của các quan chức trong chế độ XHCN ưu việt. Vậy tại sao TP HCM và Hà Nội, hai thành phố lớn nhất, phát triển nhất của cả nước, thì tư duy của các lãnh đạo lại khác như vậy? Chẳng lẽ đối với họ, phát triển và môi trường phải như nước với lửa, có cái này thì không có cái kia hay sao?
Mà có phải là dân chúng, trí thức không lên tiếng? Đây, nếu ai quên thì xin đọc lại: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/thoi-su-suy-nghi/20150322/giu-tung-cay-xanh/723743.html
Đấy chỉ là một trong rất nhiều bài viết vào khoảng thời gian này năm ngoái. Lắng xuống một chút, rồi bây giờ họ lại làm.
Chán quá, chẳng muốn nói thêm gì nữa. Nhưng đây là thành phố của chung mọi người dân SG, và của cả nước nữa. À mà lại còn mang tên TP HCM nữa chứ. Chẳng phải Hồ chủ tịch là người đưa ra phong trào trồng cây đó sao, năm nào đầu năm ở TP HCM cũng có tổ chức trồng cây, các lãnh đạo VN đi đến đâu cũng trồng cây ở đó để lưu niệm. Vậy sao họ lại quyết định chặt cây? Thật sự là tôi không hiểu nổi!!!
Mấy ngày qua dân SG cũng có nhiều người biểu tình ôn hòa phản đối chật cây. Sáng nay, thấy có lời kêu gọi ký tên để đề nghị chính quyền thành phố dừng chặt cây. Tôi cũng đã ký. Nhưng không hiểu rồi sẽ ra sao đây. Họ vẫn cứ nhất quyết chặt cây chứ?
Hu hu, thế này thì làm sao mà chơi với thế giới được ạ? Ai thèm đến du lịch, nghỉ ngơi, làm việc với một nơi trơ trụi, không có cây xanh, môi trường bị hủy hoại như thế này chứ?
Nhưng hình như tôi đang nói vào không trung thì phải.
Gió có nghe thấy tôi nói gì không?
Nhưng rồi hôm nay thì tôi lại phải nói, vì không thể không nói. Phải nói, mặc dù tôi đã nói và viết về điều này không ít hơn 3 lần (quá tam ba bận), và tất nhiên là không chỉ tôi nói, mà cả nước đều nói. Vâng, lần gần đây nhất là lần mà người ta quyết định đốn hạ mấy ngàn cây cổ thụ ở Hà Nội, cả nước đã xôn xao, và cuối cùng, việc tàn sát cây xanh đã phải tạm dừng lại. Lúc ấy, ở SG người ta cũng đốn cây, nhưng mà đốn in ít thôi, không như ở Hà Nội. Tưởng rằng họ đã thấy phản ứng của dân quanh việc chặt cây ở Hà Nội mà dừng lại. Nhưng không, chẳng hiểu sao mà quay qua quay lại, lại thấy họ quyết định chặt cây.
Vâng, tất nhiên tôi biết, lý do người ta đưa ra là cần phải chặt cây để phát triển. Nhưng phải chăng sự phát triển luôn luôn phải đi ngược với sự bảo tồn các giá trị lâu dài, bền vững, như cảnh quan đô thị, môi trường sống, và các di tích lịch sử của hàng trăm năm trước? Những cái cây, ví dụ như cây đa Tân Trào mà người ta hay nhắc đến, chẳng phải là những di tích sống, những chứng nhân của lịch sử, những người giữ linh hồn của một vùng đất đó sao? N ếu nói rằng việc đốn cây, đập bỏ di tích là việc chẳng đặng đừng phải làm để phát triển, vậy những quốc gia phát triển ở Châu Âu và những nơi khác trên thế giới sẽ chỉ có bê tông, cốt thép và cây xanh chừng vài năm tuổi thôi sao?
Không, hoàn toàn không phải thế. Tôi đã đi nhiều nơi, đã đến những thành phố trên thế giới, cả ở thế giới thứ nhất như London , Washington DC, Salzburg, Paris, Melbourne, Sydney, Canberra, Osaka, đến những nước kém phát triển hơn như Bangalore (Ấn Độ), Colombo (Sri Lanka), Bandung (Indo), Kuala Lumpur, và cả Chiangmai (Thái Lan), rồi Siam Riep (Campuchia) nữa, và điều đầu tiên đập vào mắt tôi, cũng là điều cuối cùng tôi còn lưu giữ trong đầu về những nơi chốn ấy, chính là những cây cổ thụ xum xuê, lá xanh um vươn tới tận trời cao, thân to xù xì, dáng hình cổ quái, đẹp mê hồn.
Ở các nước ấy, mỗi khi chính quyền thành phố có kế hoạch xây dựng, phát triển, là người ta phải cân nhắc rất kỹ mọi phương án, làm cách nào đó để tránh tổn hại đến môi trường, bảo vệ được các cây cổ thụ đến mức cao nhất, xem đó là ưu tiên hàng đầu. Nếu có bao giờ không còn cách nào khác mà phải buộc đốn hạ cây xanh (ví dụ, để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, hay bảo vệ an ninh quốc gia), thì họ cũng phải có những phương án bù đắp những thiệt hại do việc mất cây xanh, chẳng hạn kế hoạch trồng lại cây, kế hoạch mở rộng mảng xanh ở những nơi lân cận vv.
Mà những phương án ấy còn phải được trình công khai và phải được người dân chấp thuận - bởi, ở các nước dân chủ vừa vừa ấy (còn lâu mới dân chủ được bằng VN) thì ý dân là ý trời; Đảng cầm quyền nào mà trong thời gian cầm quyền làm trái ý dân thì nhiệm kỳ sau chắc chắn sẽ được dân cho về vườn - thì mới được phép triển khai. Chứ không phải vì đã là chính quyền, là tha hồ toàn quyền quyết định, bất chấp môi trường, bất chấp di sản, bất chấp ý dân ..., ta thấy cần làm, và muốn làm theo cách như thế này, thế này, thì ta cứ thế ta làm thôi, dân chúng kêu ca gì cũng bỏ ngoài tai, mà kêu ca nhiều thì coi chừng đấy, đã có sẵn các cái mũ "quấy rối", "phá hoại". "phản động", "bị bọn xấu xúi giục" gì gì đấy, không khéo thì những cái mũ ấy sẽ tự động được ai đó úp chụp lên đầu, thì ... thôi rồi Lượm ơi!
Tôi đang bi quan, nên nói quá, có lẽ thế. Vì quan điểm bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ các di sản văn hóa, lịch sử, đặc biệt là những di sản sống như những cây cổ thụ có tuổi hàng trăm năm mà chúng ta đều phải gọi bằng "cụ", đã chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, đâu chỉ có ở nước ngoài.
Tinh thần bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cây cổ thụ, nó cũng tồn tại ở ngay VN đó thôi. Thì đó, ví dụ như ở Trà Vinh, một tỉnh vùng sâu vùng xa chỉ có khoảng 1 triệu dân, trong có đến 30% là người Khmer (nguồn: http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/25287302-tra-vinh-quan-tam-dao-tao-su-dung-nguon-nhan-luc-nguoi-dan-toc-khmer.html), người ta cũng đưa việc bảo vệ cây xanh lên hàng đầu, quy hoạch phát triển có quan trọng gì thì không biết nhưng cứ phải tránh cây xanh ra, "không được đụng đến cây xanh" (như một thời khẩu hiệu của ta là "không được đụng đến VN" vậy). Đây, các bạn có thể đọc ở đây này: http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20150323/noi-cay-xanh-song-binh-yen/724049.html.
Một tỉnh nghèo ở vùng sâu vùng xa mà nghĩ được như vậy, thì rõ ràng chặt cây đâu có phải là truyền thống của người Việt, mà cũng chẳng phải là tư duy chung của các quan chức trong chế độ XHCN ưu việt. Vậy tại sao TP HCM và Hà Nội, hai thành phố lớn nhất, phát triển nhất của cả nước, thì tư duy của các lãnh đạo lại khác như vậy? Chẳng lẽ đối với họ, phát triển và môi trường phải như nước với lửa, có cái này thì không có cái kia hay sao?
Mà có phải là dân chúng, trí thức không lên tiếng? Đây, nếu ai quên thì xin đọc lại: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/thoi-su-suy-nghi/20150322/giu-tung-cay-xanh/723743.html
Đấy chỉ là một trong rất nhiều bài viết vào khoảng thời gian này năm ngoái. Lắng xuống một chút, rồi bây giờ họ lại làm.
Chán quá, chẳng muốn nói thêm gì nữa. Nhưng đây là thành phố của chung mọi người dân SG, và của cả nước nữa. À mà lại còn mang tên TP HCM nữa chứ. Chẳng phải Hồ chủ tịch là người đưa ra phong trào trồng cây đó sao, năm nào đầu năm ở TP HCM cũng có tổ chức trồng cây, các lãnh đạo VN đi đến đâu cũng trồng cây ở đó để lưu niệm. Vậy sao họ lại quyết định chặt cây? Thật sự là tôi không hiểu nổi!!!
Mấy ngày qua dân SG cũng có nhiều người biểu tình ôn hòa phản đối chật cây. Sáng nay, thấy có lời kêu gọi ký tên để đề nghị chính quyền thành phố dừng chặt cây. Tôi cũng đã ký. Nhưng không hiểu rồi sẽ ra sao đây. Họ vẫn cứ nhất quyết chặt cây chứ?
Hu hu, thế này thì làm sao mà chơi với thế giới được ạ? Ai thèm đến du lịch, nghỉ ngơi, làm việc với một nơi trơ trụi, không có cây xanh, môi trường bị hủy hoại như thế này chứ?
Nhưng hình như tôi đang nói vào không trung thì phải.
Gió có nghe thấy tôi nói gì không?