Hôm nay 23 Tết rồi. Cái Tết nghỉ hưu đầu tiên của tôi, và cũng là năm đầu tiên con gái ăn Tết xa nhà. Không hiểu mọi người thế nào, còn tôi, Tết đến bao giờ tôi cũng thấy buồn buồn, nhơ nhớ vu vơ.... Nhớ một quá khứ hoa mộng đã qua và không bao giờ trở lại - "thanh xuân bất tái lai". Nhớ những người thân không còn trên cõi đời này. Rồi lại nghĩ đến những người không nhà cửa, không người thân, ngày Tết vẫn lang thang không nơi nương tựa, không chốn để trở về...
Thơ thẩn, tôi đi tìm những bài hát về mùa xuân của ngày xưa, và tìm được bài hát của Trầm Tử Thiêng qua giọng hát của Khánh Ly trong một băng thu âm từ trước năm 1975 mà ai đó - hẳn là một kẻ hoài cổ giống tôi - đã tốt bụng đưa lên. Bài cũ trước năm 1975, vậy mà tôi mới được nghe lần đầu. Và thật lạ, nhạc xuân nhưng giọng điệu của nó không tươi vui thánh thót, hoặc nhí nhảnh như nhiều bài nhạc xuân ngày nay (kiểu Tết, tết, tết tết đến rồi ...), mà lại trầm trầm, buồn buồn, giống tâm trạng của tôi.
Phải chăng đó là tâm trạng chung của nhiều trí thức sống ở miền Nam VN trước năm 1975, những người luôn nặng trĩu một ước mơ về một đất nước hòa bình, một dân tộc hạnh phúc, một đất nước phát triển, và cảm thấy buồn vì giấc mơ của mình cứ mãi chỉ là một giấc mơ? Tôi không hiểu, và có lẽ sẽ không bao giờ hiểu được. Chỉ biết, rõ ràng có một sự khác biệt về giá trị và về văn hóa giữa miền Bắc XHCN với miền Nam tự do, và giữa người VN miền Nam cũng như hải ngoại với người VN XHCN. Chắc chắn đây là kết quả của giáo dục, của tuyên truyền, của nền báo chí bị kiểm soát ...
Nhưng thôi, tôi đã đi quá xa rồi. Xin mời các bạn nghe bài hát ma quái này của Trầm Tử Thiêng về mùa xuân, một mùa xuân lẫn lộn vui buồn với những yêu đương vội vã của tuổi thanh xuân trong một cuộc chiến tranh khốc liệt ... "hát suy tôn ơn người dưới mộ/đã vui tay môi cười xong nợ".
Đau quá, VN ơi!
-------------
https://www.youtube.com/watch?v=1Ds-bJ3ZoOE
Bài Xuân này xin hát quanh năm
Bài Xuân này xin hát quanh năm
Đời vì nhau cho mãi còn đẹp
Tình vì nhau cho xuân còn hồng
Mùa Xuân nào bưng bã chân không
Cuộc tình đau với vạn ngày tròn
thành tuổi trời như mãi long đong
Hát say mê reo mời Xuân về
áo đua bay theo mùa hội hè
Tìm gặp đây lao xao tâm sự
chuyện thời xưa thời loạn ly
Hát suy tôn ơn người dưới mộ
đã vui tay môi cười xong nợ
đời mùa Xuân tìm mùa Xuân
Bài Xuân này xin hát quanh năm
hòng ru mờ giây phút thương tâm
Từ mùa Xuân tan trong lửa đạn
ngồi chờ tin anh em ngộ nạn
Vì đau buồn Xuân bỏ đi nhanh
Mặc đời đau kiếp người lận đạn
được mấy giờ vui cũng mong manh
Hát thương ru bên sầu xanh mộ
Hát đưa nhau khỏi đời mơ hồ
Rồi lửa mãi xuân xanh vô tận
Ngày bình yên, mặt trời lên
Hát ru hơ môi nàng góa phụ
cấy cơn mơ tháng ngày sa mù
Một thời xuân ! tình còn xuân !
Bài Xuân này xin hát quanh năm
Bài Xuân này xin hát quanh năm
Buộc đời nhau chia nhau mộng đẹp
tình là bao anh em chật hẹp
Gọi nhau về yêu nốt trăm năm
từ một đêm anh chị phải lòng
rực lửa tình qua phút vui chung
Ngửa đôi tay xin người quên sầu
Hát say mê như tình ban đầu
Vạn mùa xuân yêu thương không hẹn
mà còn xanh tình còn xanh
Hát đưa em theo về với người
Tuổi em xuân trong lòng lửa gọi
Đời thật Xuân ! tình thật Xuân !
Thơ thẩn, tôi đi tìm những bài hát về mùa xuân của ngày xưa, và tìm được bài hát của Trầm Tử Thiêng qua giọng hát của Khánh Ly trong một băng thu âm từ trước năm 1975 mà ai đó - hẳn là một kẻ hoài cổ giống tôi - đã tốt bụng đưa lên. Bài cũ trước năm 1975, vậy mà tôi mới được nghe lần đầu. Và thật lạ, nhạc xuân nhưng giọng điệu của nó không tươi vui thánh thót, hoặc nhí nhảnh như nhiều bài nhạc xuân ngày nay (kiểu Tết, tết, tết tết đến rồi ...), mà lại trầm trầm, buồn buồn, giống tâm trạng của tôi.
Phải chăng đó là tâm trạng chung của nhiều trí thức sống ở miền Nam VN trước năm 1975, những người luôn nặng trĩu một ước mơ về một đất nước hòa bình, một dân tộc hạnh phúc, một đất nước phát triển, và cảm thấy buồn vì giấc mơ của mình cứ mãi chỉ là một giấc mơ? Tôi không hiểu, và có lẽ sẽ không bao giờ hiểu được. Chỉ biết, rõ ràng có một sự khác biệt về giá trị và về văn hóa giữa miền Bắc XHCN với miền Nam tự do, và giữa người VN miền Nam cũng như hải ngoại với người VN XHCN. Chắc chắn đây là kết quả của giáo dục, của tuyên truyền, của nền báo chí bị kiểm soát ...
Nhưng thôi, tôi đã đi quá xa rồi. Xin mời các bạn nghe bài hát ma quái này của Trầm Tử Thiêng về mùa xuân, một mùa xuân lẫn lộn vui buồn với những yêu đương vội vã của tuổi thanh xuân trong một cuộc chiến tranh khốc liệt ... "hát suy tôn ơn người dưới mộ/đã vui tay môi cười xong nợ".
Đau quá, VN ơi!
-------------
https://www.youtube.com/watch?v=1Ds-bJ3ZoOE
Bài Xuân này xin hát quanh năm
Bài Xuân này xin hát quanh năm
Đời vì nhau cho mãi còn đẹp
Tình vì nhau cho xuân còn hồng
Mùa Xuân nào bưng bã chân không
Cuộc tình đau với vạn ngày tròn
thành tuổi trời như mãi long đong
Hát say mê reo mời Xuân về
áo đua bay theo mùa hội hè
Tìm gặp đây lao xao tâm sự
chuyện thời xưa thời loạn ly
Hát suy tôn ơn người dưới mộ
đã vui tay môi cười xong nợ
đời mùa Xuân tìm mùa Xuân
Bài Xuân này xin hát quanh năm
hòng ru mờ giây phút thương tâm
Từ mùa Xuân tan trong lửa đạn
ngồi chờ tin anh em ngộ nạn
Vì đau buồn Xuân bỏ đi nhanh
Mặc đời đau kiếp người lận đạn
được mấy giờ vui cũng mong manh
Hát thương ru bên sầu xanh mộ
Hát đưa nhau khỏi đời mơ hồ
Rồi lửa mãi xuân xanh vô tận
Ngày bình yên, mặt trời lên
Hát ru hơ môi nàng góa phụ
cấy cơn mơ tháng ngày sa mù
Một thời xuân ! tình còn xuân !
Bài Xuân này xin hát quanh năm
Bài Xuân này xin hát quanh năm
Buộc đời nhau chia nhau mộng đẹp
tình là bao anh em chật hẹp
Gọi nhau về yêu nốt trăm năm
từ một đêm anh chị phải lòng
rực lửa tình qua phút vui chung
Ngửa đôi tay xin người quên sầu
Hát say mê như tình ban đầu
Vạn mùa xuân yêu thương không hẹn
mà còn xanh tình còn xanh
Hát đưa em theo về với người
Tuổi em xuân trong lòng lửa gọi
Đời thật Xuân ! tình thật Xuân !
Xin chia sẻ tâm trạng với nữ sĩ Phương Anh... Mình chỉ có một phần nhỏ giống như thế, ít ra cũng vài năm hòa bình thực sự (1954-60) hoặc là bền ngoài hào bình, chinế trnah ngầm chuẩn bị bên trong (mình còn nhỏ chưa biết được)... Nhưng hoài cổ thì chắc chắn, thà rằng bây giờ vẫn thời chiến (!)
Trả lờiXóa